Đề và đáp án kiểm tra cuối học kì I Toán, Tiếng việt Khối 4 - Năm học 2009-2010

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án kiểm tra cuối học kì I Toán, Tiếng việt Khối 4 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đề kiểm tra cuối kì I 
 Môn: Tiếng Việt - Khối 4
 Năm học 2009 – 2010 
A.Kiểm tra đọc: 
 I. Đọc thành tiếng: (5 điểm)
 - Gv chuẩn bị phiếu bốc thăm ghi tên các bài tập đọc đã học ( khoảng 80 từ) cho từng học sinh bốc thăm và đọc thành tiếng.
 II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)
 Bầu trời ngoài cửa sổ
 Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc. ở đấy, Hà thấy bao nhiêu điều lạ . Một đàn vàng anh, vàng như dát vàng lên lông, lên cánh, mà con trống bao giờ cũng to hơn, óng ánh sắc lông hơn chợt bay đến rồi chợt bay đi. Nhưng có lúc đàn vàng anh ấy đậu lên ngọn chót vót những cây bạch đàn chanh cao nhất giữa bầu trời ngoài cửa sổ. Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. Rồi từ trên chót vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót . Tiếng hót mang theo hương thơm lá bạch đàn chanh từ bầu trời bay vào cửa sổ. Đàn chim chớp cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà. Chốc sau,đàn chim chao cánh bay đi, nhưng tiếng hót như đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.
	Trích Nguyễn Quỳnh.
Đánh dấu X vào ô trống trước ý trả lời đúng cho mỗi câu hỏi dưới đây:
1. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà có đặc điểm gì?
 a, Đầy ánh sáng.
 b, Đầy màu sắc
 c, Đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
2. Từ “búp vàng” trong câu: “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “búp vàng”. chỉ gì?
 a, Chim vàng anh.
 b, Ngọn bạch đàn.
 c, ánh nắng trời.
3. Vì sao nói: “Đàn chim đã bay đi nhưng tiếng hót vẫn còn đọng mãi giữa bầu trời ngoài cửa sổ.”?
 a, Vì tiếng hót ngân nga mãi trong không gian.
 b, Vì tiếng hót cứ âm vang mãi trong tâm trí của bé Hà.
 c, Vì tiếng hót còn lưu luyến mãi với cửa sổ của bé Hà.
4. Câu hỏi: “Sao chú chim vàng anh này đẹp thế ?” dùng để thể hiện điều gì?
 a, Thái độ khen ngợi.
 b, Sự khẳng định.
 c, Yêu cầu, mong muốn.
5. Trong các dòng dưới đây dòng nào có hai tính từ?
 a, óng ánh, bầu trời.
 b, rực rỡ, cao.
 c, hót, bay.
6. Trong câu: “Những ngọn bạch đàn chanh cao vút ấy bỗng chốc đâm những “ búp vàng” ’’. bộ phận nào là vị ngữ?
 a, bỗng chốc đâm những “búp vàng”
 b, đâm những “búp vàng”
	c, cao vút ấy.
7. Câu nào dưới đây có hình ảnh so sánh? ( Gạch dưới những hình ảnh so sánh ấy).
 a. Bầu trời ngoài cửa sổ của bé Hà thường đầy ánh sáng, đầy màu sắc.
 b, Rồi từ trên chat vót cao, vàng anh trống cất tiếng hót.
 c. Tiếng hót chim như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.
8. Câu: “Đàn chim chip cánh vàng khoe sắc với nắng rực rỡ, và tiếng chim lại như những chuỗi vàng lọc nắng bay đến với Hà.” có mấy động tù?
 a, Hai động từ ( là các từ:. 
 b, Ba động từ ( là các từ: )
 c. Bốn động từ ( là các từ: ..)
B. Kiểm tra viết: 
I. Chính tả: Nghe viết (5 đ) 
 Cánh diều tuổi thơ. 
 Tuổi thơ của tôi được nâng lên từ những cánh diều.
 Chiều chiều, trên bãi thả, đam trẻ mục đồng chúng tôi hò hét nhau thả diều thi. Cách diều mềm mại như cánh bướm. Chúng tôi vui sướng đến phát dại nhìn lên bầu trời. Tiếng sáo diề vi vu trầm bổng. Sáo đơn, rồi sáo kép, sáo bè,như gọi thấp xuống những vì sao sớm.
II. Tập làm văn: (5 đ)
 Tả chiếc áo em thường mặc đến lớp.
	Đáp án và biểu điểm
A. Kiểm tra đọc: 10 điểm
I. Đọc thành tiếng(5 đ)
II. Đọc thầm và làm bài tập: (5 đ)
 Đáp án: Câu 1: c (0.5 đ)	
	Câu 2: a (0.5 đ) 
	Câu 3: b (0.5 đ)
	Câu 4: a (0.5 đ)
 Câu 5: b (0.5 đ)	
 Câu 6: a (0.5đ)
 Câu 7: c (1 đ) HS không ghi đúng hình ảnh so sánh chỉ được 0.5 đ
	Câu 8 : c (1 đ) HS không ghi đúng 4 động từ chỉ được 0.5 đ
B. Kiểm tra viết: (10 đ)
 I. Chính tả: 5 điểm. (Chấm như chấm chính tả vở sạch chữ đẹp)
II. Tập làm văn: 5 đ
Đảm bảo các yêu cầu sau được 5 điểm:
Viết được bài văn miêu tả chiếc áo thường mặc đến lớp đủ các phần: Mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học; độ dài khoảng 12 câu.
Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch đẹp.
Môn : Toán
A. Phần I: Trắc nghiệm (6 đ)
Mỗi bài tập dưới đây có kèm theo các câu trả lời: A, B, C, D. Hãy khoanh tròn vào chữ cái đặt trước câu trả lơì đúng:
 1.Số : “Ba mươi năm triệu bốn trăm sáu mươi hai nghìn năm trăm ba mươi”được viết là:
 A: 350 642 530	 C: 305 426 530
 B : 35 462 530	 D : 530 462 530
 2. Kết quả của phép cộng 518 946 + 72 529 là:
 A: 581 475 C: 581 675
 B: 591 475 D: 591 675
 3. Kết quả của phép trừ 435 260 – 82 753 là:
 A: 342 507 C : 352 507
 B : 352 057 D: 350 057
 4Kết quả của phép nhân 237 x 23 là:
 A : 5451 C: 4551
 B : 5415 D : 4555
 5. Kết quả của phép chia 9776 : 47 là:
 A: 28 C : 233 (dư 25)
 B : 208 D : 1108
 6. Giá trị của biểu thức 468 : 3 + 61 x 4 là:
 A : 396 C : 400
 B : 356 D : 390 
 7. Số thích hợp để viết vào chỗ chấm của 5 m2 9 dm2 = dm2
 A: 59	 C : 509
 B : 390 D : 5009
8. Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo thuộc thế kỉ nào?
 A: 6 C: 11
 B : 9 D : 10
9. Cho hai số có tổng là 2429, hiệu là 775. Số lớn là:
 A : 1647 C : 1674
 B : 1567 D : 1576
10. Cho các số sau: 345, 123, 627 . Trung bình cộng của chúng là:
 A : 354 C: 365
 B : 367 D: 657
11. Trong các góc dưới đây góc nhọn là:
 A B	C D
A: Góc đỉnh A B: Góc đỉnh B
C: Góc đỉnh C D: Góc đỉnh D
12. Cho các số 4500 ; 3642 ; 2259 ; 6506 . các số chia hết cho 2 là:
 A : 4500; 2259 B : 4500 ; 3642 ; 6506
 C : 3642 ; 6506 D : 3642 ; 2259 ; 6506
B. Phần tự luận: ( 4 đ)
 1. Đặt tính rồi tính: (1 đ)
4369 x 208 10 625 : 25
 2. Tính bằng cách thuận tiện nhất:( 1 đ)
 a. 142 x 12 + 142 x 18
 b. 4 x 18 x 25
 3. Trong hai ngày một cửa hàng vật liệu xây dựng đã bán được 3450kg xi măng. Biết ngày thứ nhất bán được ít hơn ngày thứ hai là 150 kg xi măng. Hỏi mỗi ngày cửa hàng đó bán được bao nhiêu ki lô gam xi măng?
	Đáp án và biểu điểm
A. Trắc nghiệm (6 đ)
 Mỗi ý trả lời đúng được 0.5 đ
 1 - B	5 – B	9 - A
 2 - B	6 - C	10 - C
 3 – C	7 - C	11 - B
 4 – A	8 - D	12 - B
 B. Phần tự luận (4 đ) 
 Bài 1: Đặt tính rồi tính (1 đ)
	Đặt tính và tính đúng, mỗi ý được 0.5 đ
 Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất: (1 đ)
 a. 142 x 12 + 142 x 18
 = 142 x (12 + 18)
= 142 x 30
= 4260 ( 0.5 đ)
 b. 4 x 18 x 25 
 = 4 x 25 x 18
= 100 x 18
= 1800 (0.5 đ)
Bài 3: (2 đ)	Bài giải
 Ta có sơ đồ sau:	? kg
Số xi măng bán ngày thứ nhất : 150kg
	3450 kg
Số xi măng bán ngày thứ hai : 
 ? kg
	(0.5 đ)
 Hai lần số xi măng bán được ở ngày thứ nhất là:
	3450 - 150 = 3 300 ( kg )
	(0.5 đ)
 Số xi măng bán được ở ngày thứ nhất là:
 3 300 : 2 = 1650 (kg) 
	(0.5 đ)
	Số xi măng bán được ở ngày thư hai là:
 1650 + 150 = 1800 ( kg )
	(0.25 đ)
	Đáp số : 1650 kg ; 1800 kg (0.25 đ)

File đính kèm:

  • docDe KTCKI- K4.doc