Đề và đáp án kiểm tra giữa học kì II Đọc hiểu Lớp 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án kiểm tra giữa học kì II Đọc hiểu Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II Họ và tên :.................................... Môn : Đọc hiểu Lớp .. Lớp : 4 " I. Đọc thầm bài văn sau : Hương làng Làng tôi là một làng nghèo nên chẳng có nhà nào thừa đất để trồng hoa mà ngắm. Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Đó là những mùi thơm chân chất, mộc mạc. Chiều chiều, hoa thiên lí cứ thoảng nhẹ đâu đây, thoáng bay đến, rồi thoáng cái lại đi. Tháng ba, tháng tư hoa cau thơm lạ lùng. Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn. Ngày mùa, mùi thơm từ đồng thơm vào, thơm trên đường làng, thơm ngoài sân đình, sân kho, thơm trên các ngõ. Đó là hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. Tôi cứ muốn căng lồng ngực ra mà hít thở đến no nê, giống như hương thơm từ nồi cơm gạo mới mẹ bắc ra và gọi cả nhà ngồi vào quanh mâm. Mùa xuân, ngắt một cành lá chanh, lá bưởi, một lá xương sông, lá lốt, một nhánh hương nhu, bạc hà, hai tay đượm mùi thơm mãi không thôi. Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hương giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé ! Theo BĂNG SƠN II. Dựa vào nội dung bài khoanh tròn chữ cái đặt trước ý trả lời đúng nhất : Câu 1: Bài văn trên tả gì? A. Hình dáng của cây và hoa. B. Màu sắc của cây và hoa. C. Hương thơm của cây và hoa. Câu 2:Những loài hoa nào được nhắc đến trong bài ? A. Hoa thiên lí, hoa cau, hoa ngâu, hoa bưởi, hoa sen. B. Hoa thiên lí, hoa cau, hoa ngâu, hoa cúc, hoa sen. C. Hoa thiên lí, hoa ngâu, hoa bưởi, hoa sen. Câu 3: Hoa thiên lí thoảng hương thơm vào thời gian nào trong ngày ? A. Buổi sáng. B. Buổi trưa. C. Buổi chiều. Câu 4: Ngày mùa có những mùi hương gì ? A. Hương cốm, hương lúa, hương rơm rạ. B. Hương chanh, hương lúa, hương rơm rạ. C. Hương mạ non, hương rơm rạ, hương lúa. Câu 5: Tập hợp nào dưới đây toàn từ láy ? A. chân chất, mộc mạc, ngày mùa, lạ lùng, rậm rạp, tháng tám . B. chân chất, mộc mạc, lạ lùng, rậm rạp, nồng nàn, no nê. C. chân chất, mộc mạc, chiều chiều, cả nhà , rậm rạp, no nê. Câu 6: Câu “ Tháng tám, tháng chín, hoa ngâu như những viên trứng cua tí tẹo ẩn sau tầng lá xanh rậm rạp thơm nồng nàn.” dùng để làm gì ? A. Tả hoa ngâu. B. Giới thiệu hoa ngâu. C. Nêu tình cảm của tác giả. Câu 7: Vị ngữ trong câu “ Tuy vậy, đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê.” là : A. những làn hương quen thuộc của đất quê. B. đi trong làng, tôi luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. C. luôn thấy những làn hương quen thuộc của đất quê. Câu 8:Trong các từ sau từ cùng nghĩa với từ “Dũng cảm” là: A. Hiền lành B. Gan dạ C. Chăm chỉ Câu 9: Viết lại câu khiến trong đoạn văn sau: Nước hoa ư ? Nước hoa chỉ là một thứ hương giả tạo, làm sao bằng được mùi rơm rạ trong nắng, mùi hoa bưởi trong sương, mùi hoa ngâu trong chiều, mùi hoa sen trong gió Hương làng ơi, cứ thơm mãi nhé! Câu 10 : Đặt một câu kể theo mẫu : Ai là gì? Nói về một cây hoa. ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM ( Phần đọc thầm ) Câu Đáp án Điểm 1 C 0.5 2 A 0.5 3 C 0.5 4 A 0.5 5 B 0.5 6 A 0.5 7 C 0.5 8 B 0.5 9 Viết dúng câu 0.5 10 Đặt được câu đúng 0.5
File đính kèm:
- doc hieu.doc