Đề và đáp án kiểm tra học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2009-2010

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 352 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án kiểm tra học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học T
Lớp:
Họ và tên:
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
 Môn: Toán Lớp 4
GT
GK
Điểm
Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian phát đề)
I. Phần trắc nghiệm:
 Bài 1: Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng.
a) Hai đường thẳng song song là hai đường thẳng như thé nào?
 A. Không bao giờ cắt nhau B. Cắt nhau tại một điểm C. Cắt nhau tại hai điểm
 b). Số mười sáu triệu mười sáu nghìn sáu trăm đượ viếtlà:
 A. 16 166 000 B. 16 160 600 C. 16 016 600
 c) Số lớn nhất trong các số sau: 782 450; 782540; 728450 là số:
 A. 782 450 B. 782 540 C. 728 450 
 d) 18 000 kg = .tấn
 A. 1800 B. 180 C. 18
 e) Kết quả của phép nhân 217 x 11 là:
 A. 434 B. 2387 C. 3917
 g) Kết quả của phép chia 8750: 35 là:
 A. 25 B.250 C. 205
Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống sau:
10 dm2 = 1002 	
4200 dm2 = 420 m2 
 Bài 3: Điền số thích hợp vào ô trống sao cho:
 a) 94□ chia hết cho 2
 b) 3□6 chia hết cho 9
 c) 75□ chia hết cho 3
 d) 57□ chia hết cho cả 2 và 5
II. Phần tự luận:(4 điểm)
 Bài 1: Một độ công nhân lắp đường, ngày đầu lắp được 200m, ngày thứ hai lắp được bằng ngày đầu , ngày thứ ba lắp được150m . Hỏi trung bình mỗi ngày đội đó lắp được bao nhiêu mét đường?
Bài 2: Tính bằng cách thuận tiện nhất
 214 x 53 + 214 x 47 =...................................
 ĐÁP ÁN
I. Phần trắc nghiệm:(6 điểm) 
 Đúng mỗi ý ghi :0,5 điểm
II. Phần tự luận:(4 điểm)
 Bài 1: (3 điểm)
 Ngày thứ hai lắp được là: (0,25)
 200 : 2 = 100 (m) (0,5)
 Cả ba ngày lắp được là: (0,25)
 200 + 100 + 150 = 450 (m) (0,5)
 Trung bình mỗi ngày lắp được là: (0,25)
 450 : 3 = 150 (m) (1)
 Đáp số: 150 m (0,25)
 Bài 2:(1 điểm)
 214 x 53 + 214 x 47 = 214 x (53 + 47) (0,5)
 = 214 x 100 (0,25)
 = 21 400 (0,25)
Trường Tiểu học 
Lớp:
Họ và tên:
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Môn: Tiếng Việt Lớp 4
GT
GK
Điểm
Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian phát đề)
 I. Đọc hiểu:(5 điểm)
 Đọc thầm bài “Ông Trạng thả diều”(TV4- tập 1, trang 104 ) và làm các bài tập sau bằng cách khoanh tròn chữ cái đặt trước ý đúng.
 Câu 1: Những chi tiết nói lên tư chất thông minh của Nguyễn Hiền?
 a. Tối tối mượn sách của bạn về nhà học.
b. Mới sáu tuổi đã có thể thuộc hai mươi trang sách trong một ngày.
Trong lúc chăn trâu, vẫn đứng ngoài lớp nghe giảng nhờ.
 Câu 2: Nguyễn Hiền ham học và chịu khó học như thế nào?
 a. Lúc còn bế đã biết làm lấy diều để chơi.
 b. Bài thi luôn vượt xa các học trò của thầy.
 c. Không có bút viết thì lấy ngón tay,mảnh gạch vỡ để viết.
 Câu 3: Vì sao chú bé Nguyễn Hiền được gọi là “Ông Trạng thả diều”?
 a. Vì khi đỗ Trạng nguyên, Nguyễn Hiền vẫn là một chú bé ham thích chơi diều.
Vì đó là tên các bạn đặt cho Nguyễn Hiền khi biết chú thông minh.
Vì khi còn nhỏ, Nguyễn Hiền là một chú bé ham thích chơi diều.
 Câu 4: Tục ngữ, thành ngữ nào dưới đây nói đúng ý nghĩa của câu chuyện?
 a. Tuổi trẻ tài cao.
Công thành danh toại.
Có chí thì nên.
 Câu 5: Từ nào dưới đây nói lên ý chí nghị lực của con người?
Quyết tâm, kiên nhẫn.
Quyết chí, gian khổ.
Thách thức, gian lao.
 Câu 6: Tìm danh từ riêng và động từ có trong câu sau: “Lúc còn bé, Nguyễn Hiền biết làm diều để chơi”.
 a. Danh từ riêng:
Động từ: ..
 Câu 7:Chủ ngữ có trong câu “Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách mà vẫn có thời giờ chơidiều”là:
 a. Chú
 b. Có hôm, chú
 c. Có hôm, chú thuộc hai mươi trang sách
 II. Tập làm văn:(5 điểm) Hãy tả một đồ dùng học tập mà em
 ....................................................................................................
ĐÁP ÁN
I. ĐỌC HIỂU: (5 điểm)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
Câu 5
Câu 6
Câu 7
Ý b
Ý c
Ý a
Ý b
Ý a
ĐT:làm, chơi
DTR: Nguyễn Hiền
Ý a
II. TẬP LÀM VĂN:(5 điểm)
Bài làm đạt các yêu cầu sau:
 Bài viết khoảng 12 câu trở lên, đầy đủ các phần của bài văn miêu tả đồ vật. Ý diễn đạt chặt chẽ, thể hiện rõ đặc điểm nổi bậc của đồ vật được tả. Câu văn gãy gọn ,đúng ngữ pháp, phù hợp ngữ nghĩa; dùng từ sát hợp, có hình ảnh gợi tả. Bài làm không mắc lỗi diễn đạt, chính tả.
 Tuỳ thực tế bài làm của học sinh, có thể ghi theo thang điểm: 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2.5; 2; 1,5; 1; 0,5.
Trường Tiểu học Tiên An
Lớp:
Họ và tên:
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
 Năm học: 2009-2010
 Môn: Khoa học - Lớp 4
GT
GK
Điểm
Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian phát đề)
Câu 1: Quá trình lấy thức ăn, nước uống, không khí từ môi trường xung quanhđể tạo ra chất riêng cho cơ thể và thải ra những chất cặn bã ra môi trường được gọi chung là quá trình gì?
Quá trình trao đổi chất.
Quá trình hô hấp.
Quá trình tiêu hoá.
Câu 2: Khi thực hiện quá trình hô hấp, con người và động vật sẽ lấy và thải chất khí gì?
Lấy ô-xi, thải khí các-bô-níc.
Lấy khí các-bô-níc, thải khí ô-xi.
Lấy khí ni-tơ, thải khí ô-xi.
Câu 3: Tính chất nào sau đây là tính chất của nước?
Trong suốt.
Có hình dạng nhất định.
Không mùi, không màu, không vị.
Hoà tan được một số chất.
Câu 4: Cần ăn uống như thế nào để phòng tránh bệnh béo phì?
Ăn đủ chất dinh dưỡng, đặc biệt ăn muối có bổ sung I-ốt.
Ăn uống hợp lí, rèn thói quen ăn điều độ,ăn chậm nhai kĩ. Năng rèn luyện, vận động, đi bộ và tập thể dục thể thao.
Ăn uống đầy đủ, đề phòng các bệnh truyền nhiễm,bệnh tiêu chảy và các bệnh đường ruột khác.
Câu 5: Mây được hình thành từ gì?
Không khí.
Bụi và khói.
Nhiều hạt nước nhỏ li ti hợp lại với nhau ở trên cao.
Câu 6: Cơ thể trẻ em chậm phát triển, kém thông minh, dễ bị bệnh bướu cổ là do thiếu chất nào?
Vi-ta-min a
I-ốt
Vi-ta-min D
Câu 7: Nhóm thức ăn nào sau đây chứa nhiều chất bột đường?
Gạo, ngô, bột mì, khoai.
Tôm, cua,cá,thịt.
Cà chua, đu đủ, cam, các loại rau.
Câu 8: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống trước mỗi ý sau:
 Nước chiếm phần lớn trọng lượng cơ thể người,động vật, thực vật.
 Nước chỉ cần cho động vật và thực vật sống dưới nước.
 Nước có thể thay thế được các thức ăn khác của động vật.
 Nhờ có nước mà cơ thể hấp thụ được những chất dinh dưỡng hoà tan và thải ra những chất thừa, độc hại.
Câu 9: Điền các từ cho sẵn vào ô trống cho phù hợp với sơ đồ sau:
 Các từ cần điền: Bay hơi, đông đặc, ngưng tụ, nóng chảy.
 a. Nước ở thể lỏng b.
 Hơi nước Nước ở thể rắn
 d. Nước ở thể lỏng c.
Câu 10: Nối ô ở cột A với ô ở cột B sao cho tương ứng
Cột A
Cột B
a. Nước ở thể lỏng và thể khí
d. Có hình dạng nhất định
b. Nước ở thể rắn
e. Có thể nén lại hoặc giãn ra
c. Nước ở thể khí
g. Không có hình dạng nhất định
ĐÁP ÁN
 Đúng mỗi ý ghi 0,5 điểm
Câu
Đáp án
Câu
Đáp án
1(0,5 đ)
a
6(0,5 đ)
b
2(0,5 đ)
a
7(0,5 đ)
a
3(1,5 đ)
a,c,d
8(2 đ)
Đ,S, S, Đ
4(0,5 đ)
b
9(2 đ)
Bay hơi,ngưng tụ, đông đặc,nóng chảy
5(0,5 đ)
c
10(1,5)
(a,g); (b,d); (c, e)
Trường Tiểu học Tiên An
Lớp:
Họ và tên:
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
 Năm học: 2009-2010
 Môn:Lịch sử& Địa lí Lớp 4
GT
GK
Điểm
Thời gian làm bài 40 phút (không kể thời gian phát đề)
I. Phần lịch sử: (10 điểm)
 Khoanh vào chữ cảitước câu trả lời đúng.
Câu 1: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc ta là:
Nước Văn Lang
Nước Âu Lạc 
Nước Đại Cồ Việt
Câu 2: Nguyên nhân Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa là:
Thi Sách( chồng bà Trưng Trắc)bị Tô Định giết hại.
Hai Bà Trưng nổi dậy khởi nghĩa để đền nợ nước, trả thù nhà.
Hai Bà Trưng căm thù quân xâm lược.
Câu 3: Lý Thái Tổ quyết định dời kinh đô từ Hoa Lư ra Thăng Long vào năm nào?
Năm 1005 b. Năm 1010 b. Năm 1020
Câu 4: Đinh Bộ Lĩnh có công gì?
Lập nước Âu Lạc
Dẹp loạn 12 sứ quân, thống nhất đất nước
Chỉ huy kháng chiến chống Tống
Câu 5: Cuộc khấng chiến chống Tống lần thứ hai năm 1075-1077 do ai chỉ huy?
Ngô Quyền
Lê Hoàn
Lý Thường Kiệt
Câu 6: Nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh nào?
Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Thủ Độ.
Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Quốc Toản.
Lý Chiêu Hoàng nhường ngôi cho Trần Cảnh.
Câu 7: Nối cột từ ở cột A(thời gian) với từ ở cột B(sự kiện) sao cho tương ứng.
	 A	B
Thời gian
Sự kiện
a.	700 năm TCN
d.	Chiến thắng Bạch Đằng
b.	Năm 179 TCN
e.	Nước ta rơi vào tay Triệu Đà
c.	Năm 938
g.	Nước Văn Lang ra đời
Câu 8: Vì sao Lý Thái Tổ chọn vùmg đất Đại La làm kinh đô?
.
.................................................................
II. Phần địa lí:(10 điểm)
 Khoanh tròn chữ cái đặt trước câu trả lời đúng.
Câu 1: Một số dân tộc ít người sống ở Hoàng Liên Sơn là:
 a. Dao, Mông, Thái b. Ba-na, Ê-đê, Gia-rai
 c. Thái, Tày, Kinh d. Chăm, Xơ-đăng, Cơ-ho
Câu 2: Tây Nguyên có địa hình như thế nào?
Đỉnh nhọn, sườn dốc, thung lũng hẹp và sâu.
Đỉnh tròn, sườn thoải, xếp cạnh nhau như bát úp.
Gồm các cao nguyên xếp tầng cao, thấp khác nhau.
Câu 3: Đồng bằng Bắc Bộ được bồi đắp bởi phù sa của những con sông nào?
Sông Tiền và sông Hậu
Sông Hồng và sông Thái Bình
Sông Đồng Nai và sông Xê-xan
Câu 4: Trang phục truyền thống của người dân ở đồng bằng Bắc Bộ là:
Của nam là quần trắng, áo dài the, đầu đội khăn xếp đen; nữ là váy đen, áo dài tứ thân, bên trong mặc yếm đỏ, lưng thắt khăn lụa dài, đầu quấn tóc và chít khăn mỏ quạ.
 Nam đóng khố, nữ mặc váy.
 Mặc áo bà ba, cổ hoặc đầu quấn khăn rằn.
 Câu 5: Thành phố Đà Lạt nằm trên cao nguyên nào?
 a. Cao nguyên Kon Tum b. Cao nguyên Lâm Viên c. Cao nguyên Di Linh
Câu 6: Những làng nghề thủ công tryền thống ở đồng bằng Bắc Bộ là:
Đá mĩ nghệ Non Nước
Gốm Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, đệt lụa Vạn Phúc
Mộc Kim Bồng,tơ tằm Duy Xuyên
Câu 7: Nối ô ở cột A với ô ở cột B sao cho phù hợp:
 A B
a.Khí Hậu ở Hoàng Liên Sơn
d. Mát mẻ
b.Khí hậu ở Đà Lạt
e. Có hai mùa: mùa mưa và mùa khô
c. Khí hậu ở Tây Nguyên
g. Lạnh quanh năm
Câu 8: Vì sao đồng bằng Bắc Bộ trở thành vựa lúa lớn thớ hai cả nước ?
..........................................................................................................................................
ĐÁP ÁN
I. Phần lịch sử :(10 điểm)
 Đúng mỗi ý ghi 1 điểm 
 Câu hỏi	Đáp án
Câu 1
a
Câu 2
b
Câu 3
b
Câu 4
b
Câu 5
c
Câu 6
c
Câu 7
a-g; b-e; c-d
Câu 8: Vì Đại La là trung tâm của đất nước,là vùng đát rộng lại bằng phẳng,muôn vật phong phú tốt tươi,dân cư không khổ vì ngập lụt.
II. Phần địa lí:(10 điểm)
Đúng mỗi ý ghi 1 điểm 
 Câu hỏi	Đáp án
Câu 1
a
Câu 2
c
Câu 3
b
Câu 4
a
Câu 5
c
Câu 6
b
Câu 7
a-g; b-d; c-e
Câu 8: Vì có đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, người dân có kinh nghiệm sản xuất.

File đính kèm:

  • docDE KTA CUOI KI 1(1).doc