Đề và đáp án kiểm tra học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2011-2012

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 273 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án kiểm tra học kì I Các môn Lớp 4 - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề kiểm tra cuối HKI - Lớp 4a
Năm học: 2011 – 2012.
==============
Môn thi: Toán (Thời gian)
I.Phần trắc nghiệm: 4đ ( mỗi câu: 0,5đ )
 1/ Kết quả của phép nhân 520 x 100 là: (0,5đ )
 A. 5200 B. 52000 C. 520 D. 520000.
 2/ Kết quả của phép chia 8000 : 100 là:(0,5đ )
 A. 800 B. 8000 C. 80 D. 8
 3/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:(0,5đ )
 400kg = ..... tạ
 4/ Kết quả của phép nhân 72 x 11 là: (0,5đ )
 A. 792 B. 174 C. 795 D. 744
 5/ Kết quả của phép chia 9246 : 46 là (0,5đ )
 A. 201 B. 208 C.233 D. 1108
 6/ Viết số thích hợp vào chỗ chấm:(0,5đ )
 6m2 8dm2 = ..........................dm2
 7/ Các số sau: 342; 860; 450; 1745; 5600; 5205.Viết vào chỗ chấm số nào chia hết cho 2 và chia hết cho 5: ....................................................................................(0,5đ ).
 8/ Các số sau: 345; 252; 1234; 306; 7011. Viết vào chỗ chấm số nào chia hết cho 3 và chia hết cho 9:...............................................................................................(0,5đ )
II. Phần tự luận: (6 đ)
 1/ Tính giá trị của biểu thức: (1 đ)
 46857 + 3444 : 28 =
 2/ a- Tìm x: (1 đ)
 840 : x = 18
 b-Tìm x:(1 đ)
 x X 34 = 714
 4/ Bài toán: (3 đ)
 Người ta xếp 187250 cái áo vào các hộp ,mỗi hộp 15 áo .Hỏi có thể xếp được vào nhiều nhất bao nhiêu hộp và còn thừa mấy cái áo ?
Đáp án: Toán
II. Phần trắc nghiệm:(4đ)
C1. B; C2. C; C3. 4 tạ; C4. A; C5. A; C6. 608dm2; C7. 860; 450; 5600; 5205.
 C8. 252; 306; 1745.
 II. Phần tự luận: (6đ)
 1/ 46857+3444 : 28 = 46857+123=46890.(1đ)
 2/ Tìm x: (2đ- mỗi câu: 1đ)
 a/840 : x = 18
 x = 840 : 18
 x =30
 b/ x X 34 = 714
 x = 714 : 34
 x = 21
 3/Bài toán: (3đ)
 Tóm tắt : Xếp 187250 cái áo
 Mỗi hộp : 15 cái áo
 Cần mấy hộp ?
 Còn dư mấy cái ?
Giải:
Số hộp cần có để xếp 187250 cái áo là: (0,5đ)
187250 : 15 = 12483 (hộp) ( 1,5đ)
 Số áo còn thừa là : 5 (cái áo) (0,5đ)
 Đáp số: 12483 cái hộp ; 5 cái áo (0,5đ)
Đề thi cuối HKI – Lớp 4a.
Năm học: 2011 – 2012
Môn thi: Khoa học. ( Thời gian)
I. Phần trắc nghiệm: (4 đ)
 1/ Muốn tự bảo vệ mình theo em trước hết phải biết .. Hãy điền thêm đủ ý cho câu.( 0,5đ)
2/ Nước có những tính chất gì? Hãy điền thêm đủ ý cho câu.( 0,5đ)
 Nước là một chất lỏng trong suốt..................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
3/ Thế nào là nước bị ô nhiễm?.( 0,5đ)
Có màu,có chất bẩn,có mùi hôi,có vi sinh vật gây bệnh.
Có màu trong suốt,nước dùng được.
Có mùi vị thơm ,dùng được.
Có chứa các chất hoà tan.
4/Hiện tượng nước bay hơi thành hơi nước, rồi từ hơi nước ngưng tụ thành nước xảy ra lặp đi lặp lại tạo ra vòng gì? Khoanh tròn ý đúng nhất trong câu.( 0,5đ)
Vòng liên hoàn của nước trong tự nhiên.
Vòng liên kết của nước trong tự nhiên.
Vòng lặp lại của nước trong tự nhiên.
Vòng tuần hoàn của nước trong tự nhiên.
5/ Em hãy kể một số cách làm nước sạch tại gia đình em hoặc địa phương em đang ở?.( 0,5đ)
Hai cách: Lọc, đun sôi
Ba cách : Lọc,khử rùng,đun sôi.
 Một cách : đun sôi
6/ Thế nào là bảo vệ nguồn nước? Hãy điền thêm đủ ý cho câu.( 0,5đ)
 Để bảo vệ nguồn nước ...............................................................................
.
...........................................................................................................................
7/ Nước đã lọc sạch hay nước máy, vì sao chúng ta cần phải đun sôi trước khi uống?Khoanh tròn ý đúng nhất trong câu.( 0,5đ)
 Để diệt các vi khuẩn
 Loại bỏ các chất độc trong nước
 Cả hai ý trên
8/ Không khí có những tính chất gì? Hãy điền thêm đủ ý cho câu.( 0,5đ)
 Trong suốt, không màu, không mùi, không vị, ...............................................
...........................................................................................................................
II. Phần tự luận: (6đ)
Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng gì đến sức khoẻ con người? (3đ)
Tại sao chúng ta cần phải tiết kiệm nước?(3đ)
==================
Đáp án: Môn khoa học
 I. Phần trắc nghiệm: (4đ)
C1. Biét bơi, và phải tuân thủ các qui định của bể bơi; khu vực bơi.
C2. Không có hình dạng nhất định, không màu,không mùi vị .
C3. A.
C4. D.
C5. B
C6. Chúng ta không xả phân,nước thải bừa bãi,phân hoá học,thuốc trừ sâuvv xuống sông,ao ,hồ,cũng như nước thải nhà máy công nghiệp trước khi thải phải qua xử lý .
C7. C.
C8. Không có hình dạng nhất định. Không khí có thể bị nén lại hoặc giãn ra.
II Phần tự luận: (6đ)
C1/ Nguồn nước bị ô nhiễm là nơi các loại vi sinh vật sinh sống, phát triển và lan truyền các loại bệnh dịch như, tả, lị, thương hàn, tiêu chảy, bại liệt, viêm gan, mắt hột,có tới 80% các bệnh là do sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
C2/ Phải tốn nhiều công sức, tiền của mới có nước sạch để dùng. Vì vậy, không được lãng phí nước.
 - Tiết kiệm nước là để dành tiền cho mình và cũng là để có nước cho nhiều người khác được dùng.
 Môn : Sử (Thời gian.)
II. Phần trắc nghiệm:(4đ – mỗi câu 0,5đ)
1/ Ai đã dẹp loạn 12 sứ quân? (0,5đ)
Ngô Quyền.
Hai Bà Trưng.
Đinh Bộ Lĩnh.
Lý Thường Kiệt.
2/ Nhà Lý dời đô ra Thăng Long vào năm nào? (0,5đ)
 A.1010.
 B. 1009
 C. 1016
 D. 1026.
3/ Ai đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất
( năm 981) (0,5đ)
Đinh Bộ Lĩnh.
Trần Hưng Đạo.
Lý Thường Kiệt.
Lê Hoàn.
4/ Ai đã lãnh đạo cuộc kháng chiến chống quân Nam Hán vào năm 938? 
.(0,5đ)
Trần Hưng Đạo.
Ngô Quyền.
Đinh Bộ Lĩnh.
Lý Thường Kiệt.
5/ Nhà Trần được thành lập vào năm nào? (0,5đ)
Đầu năm1216.
Cuối năm 1226.
Đầu năm 1226.
Đầu năm 1206.
.6/ Vì sao Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long? Hãy điền thêm đủ ý cho câu. (0,5đ)
 Vì vùng đất ở trung tâm đất nước 
.
7/ Nhà Trần coi trọng việc đắp đê để làm gì? Hãy điền thêm đủ ý cho câu.(0,5đ)
 Phòng chống lũ lụt, ..........................................................................................
...........................................................................................................................
8/ Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên do ai chỉ huy?(0,5đ)
 A - Lê Hoàn
B -Lý Thường Kiệt.
C- Ngô Quyền.
D-Trần Hưng Đạo.
II. Phần tự luận: (6 điểm)
1/ Nhà Trần đã đối phó với giặc Mông-Nguyên như thế nào? ( 4 đ) 
2/ Nguyên nhân nào mà Hồ Quý Ly không chống lại quân nhà Minh? (2đ)
 Đáp án: Môn Lịch sử.
I. Phần trắc nghiệm:( 4đ)
C1. (C); C2. (A); C3. (D); C4. (B); C5. (C); 
C6. phát triển nông nghiệp, đến việc phòng thủ đất nước.
C7. góp phần giúp nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân được ấm no.
C8. C.
II. Phần tự luận: (6đ)
C1/ Nhà Trần đã đối phó với giặc Mông là : Thấy quân địch mạnh quân ta yếu vua tôi nhà Trần,tổ chức Hội Nghị Diên Hồng lấy ý kiến các vị bô lão ,chủ động rút khỏi kinh thành Thăng Long ,lừa địch vào thành không thấy quân ta địch điên cuồng phá phách ,hung hãng cướp phá ,quân địch chỉ biết mệt mỏi và đói khát.Đến khi cạn lương thực chúng rút lui thì bị quân ta đánh úp ,dùng kế cắm cọc ở lòng sông Bặch Đằng mà tiêu diệt chúng. C2/ Nguyên nhân mà Hồ Quý Ly không chống nổi quân Minh là không đoàn kết được toàn dân để tiến hành kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội nên đã thất bại.
 Môn thi: Địa lí ( Thời gian)
I Phần trắc nghiệm: (4 đ – mỗi câu 0,5 đ)
1/ Một số dân tộc ở Hoàng Liên Sơn là: ( Em chọn câu đúng nhất) (0,5 đ)
 A. Thái,Dao,Mông.....
 B. Mông ,Kinh,Tày........
 C. PaKô,PaHi,Kinh.....
 D. Kinh,Thái,Tày........
2/ Nghề thủ công người dân Hoàng Liên Sơn là : ( Em chọn câu đúng nhất)? (0,5 đ)
Dệt,Thêu,Đan,...
Thêu ,Đan, Rèn ,Đúc,Dệt ......
Rèn,Đúc,Đan......
 Ý A và B đúng.
3/ Tây nguyên gồm những Cao nguyên nào?. ( Em hãy chọn ý đúng nhất)(0,5 đ)
KonTum, Đắk LăK, Di Linh..
Đà Lạt, Buôn Mê Thuột
Kon Tum,Đắk LăK, Lâm Viên ,Di Linh.
 Ý đúng A và B
4/ Đồng bằng Bắc Bộ do những sông nào bồi đắp? (0,5 đ)
Sông Hồng và sông Đà.
Sông Đáy và sông Thái Bình.
Sông Hồng và sông Thái Bình.
Sông Cửu Long và sông Thái Bình.
5/ Kể những lễ hội nổi tiếng của người dân đồng bằng Bắc Bộ.Hãy điền thêm đủ ý cho câu.(0,5 đ)
 Hội Gióng, .......................................................................................................
6/ Kể tên một số nghề thủ công của người dân đồng bằng Bắc Bộ.(0,5 đ)
Nghề gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn,...
Gốm sứ Bát Tràng, chiếu cói Kim Sơn, chạm bạc Đông Sâm,...
Lụa Vạn Phúc, gốm sứ Bát Trảng, chạm bạc Đồng Sâm, chiếu cói Kim Sơn,...
Nghề chạm bạc Đồng Sâm, lụa Vạn Phúc,...
7/ Thế nào là chợ Phiên của người dân đồng bằng Bắc bộ? Hãy điền thêm đủ ý cho câu.(0,5 đ)
 Chợ Phiên là..................................................................................................
.
8/ Hà Nội giáp những tỉnh nào? Hãy điền thêm đủ ý cho câu.( 0,5 đ)
 Hung Yên,Thái Nguyên, Vĩnh Phúc ,...........................................................
...........................................................................................................................
II. Phần tự luận: ( 6 đ )
1/ Hà Nội có bao nhiêu phố phường, em hãy kể vài phố phường mà em biết? (2 đ)
2/ Tại sao Hà Nội là trung tâm chính trị, văn hóa, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.(4 đ)
 Đáp án: môn Địa lí
I Phần trắc nghiệm: ( 4đ)
C1. A; C2. B; C3. C; C4. C; C5. Hội Lim, hội chùa Hương,...; C6. C; C7: Chợ phiên là gần nhau thường không trùng nhau,thu hút nhiều người dân đến chợ mua và bán hàng hoá sản xuất tại địa phương; 
C8. Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Thái Nguyên,Vĩnh Phúc.
II. Phần tự luận: (6đ)
1/ Hà Nội có 36 phố phường .Đó là : Hàng Đào,Hàng Đường ,Hàng Mã,Hàng Muối v.v..
2/ Vì Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
 Quốc Tử Giám ở Hà nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
 Hà Nội còn có các nhà máy làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Nhiều trung tâm thương mại, giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,
 Môn :Tiếng Việt cuối kì I ( Thời gian  phút)
 A-Phần đọc:
 I - Đọc thành tiếng: Giáo viên tự chọn một số bài tập đọc từ tuần 8 đến tuần 17 (5 điểm)
 II- Đọc hiểu ( 5 điểm) Đọc bài “ Kéo co “ và trả lời các câu hỏi dưới đây:
 Kéo co
 Kéo co là trò một chơi thể hiện tinh thần thượng võ của dân ta .Tục kéo co mỗi vùng một khác ,nhưng bao giờ cũng là cuộc đấu tài đấu sức giữa hai bên .
 Kéo co phải đủ ba keo .Bên nào kéo được đối phương ngã về phía mình nhiều hơn là bên ấy thắng .
 Hội làng Hữu Trấp thuộc huyện Quế Võ ,tỉnh Bắc Ninh thường tổ chức thi kéo co giữa nam và nữ .Có năm bên nam thắng ,có năm bên nữ thắng .Nhưng dù bên nào thắng thì cuộc thi cũng rất là vui .Vui ở sự ganh đua ,vui ở những tiếng hf reo khuyến khích của người xem hội .
 Làng Tích Sơn thuộc thị xã Vĩnh Yên ,tỉnh Vĩnh Phúclại có tục thi kéo co giữa trai tráng hai giáp trong làng .Số người của mỗi bên không hạn chế .Nhiều khi,có giáp thua keo đầu ,tới keo thứ hai ,đàn ông trong giáp kéo đến đông hơn ,thế là chuyển bại thành thắng .Sau cuộc thi ,dân làng nổi trống mừng bên thắng .Các cô gái làng cũng không ngớt lời ngợi khen những chàng trai thắng cuộc.
 Theo Toan Ánh
 Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh tròn vào chữ đặt trước câu trả lời đúng.
 Câu 1-Em hiểu thế nào là trò chơi kéo co? (0,5 điểm)
 Hai đội có số lượng thành viên bằng nhau.
 Hai đội nắm chung một sơi dây thừng.
 Có vạch ranh giới giữa hai đội,kéo co phải đủ ba keo.
Cả ba ý trên.
 Câu 2-Cách chơi kéo co của làng Hữu Trấp thế nào? ( 0,5 điẻm)
 A-Một đội nam,một đội nữ.
 B-Có năm nữ thắng,có năm nam thắng.
 C-Cả ý A và B.
 D- Cả hai đội đều là nam.
 Câu 3-Cách chơi kéo co làng Tích Sơn có gì đặc biệt? ( 0,5 điểm)
 A-Thành viên chơi là trai tráng trong giáp.
 B-Số người không hạn chế.
 C-Số người tiếp sức cho đội yếu từ bại trở thắng.
 D- Cả ba ý trên.
 Câu 4-Trò chơi kéo co thể hiện tinh thần gì của người Việt Nam? (1,5 điểm)
 ..
 ..
 Câu 5- Em hãy kể vài trò chơi dân gian tại địa phương nơi em ở?( 1,5 điểm)
 III Chính tả: Nghe- viết ( 5 điểm)
 Người chiến sĩ giàu nghị lực
 Trong trận chiến đấu giải phóng Sài Gòn cuối tháng 4 năm 1975,Lê Duy Ứng bị thương nặng .Anh đã quệt máu chảy từ đôi mắt bị thương vẽ một bức chân dung Bác Hồ .Tác phẩm của người thương binh hỏng mắt đã gây xúc động cho đồng bào cả nước .Từ đó đến nay,hoạ sĩ Lê Duy Ứng đã có hơn 30 triển lãm tranh ,tượng,đoạt 5 giải thưởng mĩ thuật quốc gia và quốc tế .Nhiều tác phẩm của anh đựơc đặt trân trọng trong các bảo tàng lớn của đất nước .
 Theo báo LAO ĐỘNG 
 III Tập làm văn: ( 5điểm)
 Đề bài: Em tả lại một đồ chơi mà em yêu thích nhất
 Đảm bảo các yêu cầu sau 4 điểm
Viết được bài văn miêu tả đồ vật có đủ 3 phần: Mở bài, thân bài,kết bài theo yêu cầu đã học.
 2- Viết câu đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
 3- Chữ viết rõ ràng, trình bày bài viết sạch sẽ.
( Tùy theo mức độ sai sót ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 3,5; 3; 2,5; 1,5; 1; 0,5.) GV linh động để chấm.
 Đáp án đọc hiểu:
 Câu 1 : (D) ; Câu2: (C); Câu 3(D); Câu 4:Trò chơi dân gian rất thú vị thể hiện tinh thần thượng võ của người Việt Nam. Câu 5: Trò chơi dân gian ở địa phương em là : Đá cầu, chọi gà , lò cò ,đấu vật.. ( Tuỳ mỗi trò chơi mà GV có thể xác định đúng mà cho điểm)

File đính kèm:

  • docDe KT HKI cac mon.doc