Đề và đáp án kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8,9 - Năm học 2009-2010

doc8 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 375 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án kiểm tra học kì I Sinh học Lớp 8,9 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sinh học 8
Đề ra:(đề lẻ)
Câu 1: 
 Cử động hô hấp là gì? Hãy giải thích các hoạt động và lượng khí trao đổi trong 1 cử động hô hấp bình thường.
Câu 2: 
 Em hãy cho biết ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn? Hãy phân tích để chứng minh điều đó?
Câu 3:
 Tại sao trong đường dẩn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn đeo khẩu trang chống bụi?
 Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
(Đề lẻ)
Câu 1(3 điểm)
1. Cử động hô hấp: là tập hợp của 1 lần hít vào và 1 lần thở ra trong hoạt động hô hấp của cơ thể.
2. Hoạt động và lượng khí trao đổi trong 1 cử động hô hấp
a, Khi hít vào: cơ liên sườn co làm cho xương ức và xương sườn chuyển động lên trên và ra 2 bên làm thể tích lồng ngực rộng ra 2 bên. Cơ hoành co làm cho lồng ngực nở rộng thêm về phía dưới.
- Lượng khí hít vào là: 500ml.
b, Khi thở ra: cơ liên sườn ngoài và cơ hoành dãn làm lồng ngực thu nhỏ trở về vị trí cũ.
- Ngoài ra còn có sự tham gia của 1 số cơ khác trong trường hợp thở gắng sức.
- Dung tích phổi khi hít vào và thở ra bình thường cũng như gắng sức phụ thuộc vào tầm vóc, giới tính, tình trạng sức khoẻ, sự luyện tập.
-Lượng khí được đẩy ra khoảng 500ml.
Câu 2:(3 điểm)
 * Biến đổi lí học mạnh vì:
- Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít.
- Thành dạ dày có 4 lớp lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
- Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
-> Nhờ cấu tạo trên mà cơ dạ dày có khả năng co rút tạo lực rất khỏe để nhào trộn, làm nhỏ và mềm thức ăn hơn.
*Biến đổi hóa học yếu 
Tuyến vị tiết dịch vị têu hóa thức ă. Nhưng lượng enzim trong dạ dày không lớn và có tác dụng yếu. Enzim tiêu hóa tiêu hóaduy nhất của dịch vị là enzim pepsin được sự hỗ trợ của axit clohidric (HCl) chỉ có tác dụng phân cắt Pr chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3- 10 aa.
Câu 3(4 điểm)
 - Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả nưng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và lao động dọn vệ sinh.
 - Hút thuốc lá... 
Sinh học 8
Đề ra:(đề chẳn)
Câu 1: 
 Những đặc điểm cấu tạo nào của ruột non giúp nó đãm nhiệm tốt vai trò hấp thu chất dinh dưỡng?
Câu 2: 
 Tại sao khi lao động vệ sinh hay đi đường vẫn đeo khẩu trang chống bụi mặc dù trong đường dẩn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi? 
Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?
Câu 3:
 Em hãy cho biết ở dạ dày, biến đổi hóa học hay biến đổi lí học mạnh hơn? Hãy phân tích để chứng minh điều đó?
(Đề chẳn)
Câu1:(3 điểm)
- Sự hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu diễn ra ở ruột non.
- Cấu tạo ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ.
- Niêm mạc ruột có nhiều nếp gấp với các lông ruột và lông cực nhỏ có tác dụng tăng diện tích tiếp xúc (tới 500 m2).
- Hệ mao mạch máu và mạch bạch huyết phân bố dày đặc tới từng lông ruột.
- Ruột dài 2,8 – 3 m; S bề mặt từ 400-500 m2.
Câu 2:(3 điểm)
 * Biến đổi lí học mạnh vì:
- Dạ dày hình túi, dung tích 3 lít.
- Thành dạ dày có 4 lớp lớp màng ngoài, lớp cơ, lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc.
- Lớp cơ rất dày, khoẻ gồm 3 lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng và cơ chéo.
- Lớp niêm mạc với nhiều tuyến tiết dịch vị.
-> Nhờ cấu tạo trên mà cơ dạ dày có khả năng co rút tạo lực rất khỏe để nhào trộn, làm nhỏ và mềm thức ăn hơn.
*Biến đổi hóa học yếu 
Tuyến vị tiết dịch vị têu hóa thức ă. Nhưng lượng enzim trong dạ dày không lớn và có tác dụng yếu. Enzim tiêu hóa tiêu hóaduy nhất của dịch vị là enzim pepsin được sự hỗ trợ của axit clohidric (HCl) chỉ có tác dụng phân cắt Pr chuỗi dài thành các chuỗi ngắn gồm 3- 10 aa.
Câu 3(4 điểm)
 - Mật độ bụi khói trên đường phố nhiều khi quá lớn, vượt quá khả nưng làm sạch của đường dẫn khí của hệ hô hấp, bởi vậy nên đeo khẩu trang chống bụi khi đi đường và lao động dọn vệ sinh.
 - Hút thuốc lá... 
Sinh học 9
Đề ra(đề lẻ)
Câu 1: (3 điểm)
 Giải thích mối quan hệ sau:
Gen mARN Prôtein Tính trạng
Câu 2: (2 điểm)
 Thế nào là thường biến? So sánh thường biến và đột biến.
Câu 3: (5 điểm)
 Trong 1 đoạn phân tử ADN, hiệu số giữa nucleotit loại A với 1 loại nucleotit khác bằng 10% tổng số nucleotit của đoạn ADN. Cho biết số nucleotit loại T bằng 900.
a, Tính thành phần phần trăm và số lượng nucleotit từng loại của đoạn ADN trên.
b, Tính chiều dài của đoạn ADN.
Sinh học 9
Đề ra(đề chẳn)
Câu 1: (5 điểm)
 Trong 1 đoạn phân tử ADN, hiệu số giữa nucleotit loại T với 1 loại nucleotit khác bằng 10% tổng số nucleotit của đoạn ADN. Cho biết số nucleotit loại A bằng 900.
 a, Tính thành phần phần trăm và số lượng nucleotit từng loại của đoạn ADN trên.
 b, Tính chiều dài của đoạn ADN.
Câu 2: (2 điểm)
 Thế nào là đột biến gen? So sánh thường biến và đột biến.
Câu 3: (3 điểm)
 Giải thích mối quan hệ sau:
Gen mARN Prôtein Tính trạng
(đề lẻ)
Câu 1: (3 điểm)
*Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Mối liên hệ:
+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.
+ Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
- Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng:
+ Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.
Câu 2: (3 điểm) 
- Thường biến là những biến đổi kiểu hình của cùng một kiểu gen, phát sinh trong đời sống cá thể dưới ảnh hưởng trực tiếp của môi trường.
Phân biệt thường biến và đột biến
Thường biến
Đột biến
+ Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
+ Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật.
+ Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được.
+ Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật.
Câu 3: (4 điểm) 
a,
- %A- %G = 10% (1)
- %A+ %G = 50% (2)
Từ (1) và (2) -> A=T= 30%=900 (nucleotit)
 -> G=X= 20%=600 (nucleotit)
b, L = N/2 x 3,4 (A0)
 = 5100 (A0)
(đề chẳn)
Câu 1:(4 điểm) 
a,
- %T- %G = 10% (1)
- %T+ %G = 50% (2)
Từ (1) và (2) -> A=T= 30%=900 (nucleotit)
 -> G=X= 20%=600 (nucleotit)
b, L = N/2 x 3,4 (A0)
 = 5100 (A0) 
Câu 2: (3 điểm) 
 - Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Các dạng đột biến gen: mất, thêm, thay thế, đảo vị trí một hoặc một số cặp nuclêôtit.
- Phân biệt thường biến và đột biến
Thường biến
Đột biến
+ Là những biến đổi kiểu hình, không biến đổi kiểu gen nên không di truyền được.
+ Phát sinh đồng loạt theo cùng 1 hướng tương ứng với điều kiện môi trường, có ý nghĩa thích nghi nên có lợi cho bản thân sinh vật.
+ Là những biến đổi trong vật chất di truyền (NST, ADN) nên di truyền được.
+ Xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, cá biệt, thường có hại cho bản thân sinh vật.
Câu 3: (3 điểm)
*Mối quan hệ giữa gen và tính trạng
- Mối liên hệ:
+ Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN.
+ mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi aa cấu tạo nên prôtêin.
+ Prôtêin biểu hiện thành tính trạng cơ thể.
- Bản chất mối liên hệ gen " tính trạng:
+ Trình tự các nuclêôtit trong ADN (gen) quy định trình tự các nuclêôtit trong mARN qua đó quy định trình tự các aa cấu tạo prôtêin. Prôtêin tham gia cấu tạo, hoạt động sinh lí của tế bào và biểu hiện thành tính trạng.

File đính kèm:

  • docDe kiem tra hoc ki IMon sinh hoc 89 nam hoc 20092010.doc
Đề thi liên quan