Đề và đáp án luyện tập môn Tiếng việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Tam Hiệp

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 289 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án luyện tập môn Tiếng việt Lớp 4 - Trường Tiểu học Tam Hiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường tiểu học tam hiệp
Tiếng Việt: Luyện đề.
Đề 1:
Câu1: Thêm trạng ngữ chỉ thời gian thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu kể trong truyện Tấm Cám.
a) . mẹ Cám đưa cho Tấm và Cám mỗi người một cái giỏ, bảo ra đồng hớt tép, hễ ai đầy giỏ thì được thưởng một cái yếm đào.
b)..Tấm lại bớt một bát cơm, giấu đi đem cho Bống.
c) ..... mẹ Cám lấy một đấu gạo trộn lẫn với một đấu thóc, bắt Tấm ngồi nhặt.
d) . Vua đi qua, thấy quán nước sạch sẽ ghé vào ngồi nghỉ.
Câu 2: a) Điền từ ngữ thích hợp trong các từ ngữ sau vào chỗ trống: kết quả tốt, ,kết quả xấu, không phân biệt kết quả tốt hay xấu.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt đầu bằng từ vì, do biểu thị ý nghĩa ..
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt đầu bằng từ nhờ biểu thị ý nghĩa nguyên nhân dẫn tới...
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt đầu bằng từ tại biểu thị ý nghĩa nguyên nhân dẫn tới...
b) ở mỗi loại trạng ngữ chỉ nguyên nhân nói trên, em hãy nêu một ví dụ minh hoạ.
Câu3: Nghĩ về Bác Hồ kính yêu, trong bài Việt Nam có Bác, nhà thơ Lê Anh Xuân đã viết:
Bác là non nước trời mây,
Việt Nam có Bác mỗi ngày đẹp hơn.
Còn cao hơn đỉnh Trường Sơn,
Nghìn năm chung đúc tâm hồn ông cha.
Điệu lục bát, khúc dân ca,
Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam.
Em hiểu cách nói có ý so sánh của cau thơ cuối ( Việt Nam có Bác, Bác là Việt Nam) trong đoạn thơ trên như thế nào?
Câu 4: Tả một con gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi với dáng vẻ một người mẹ chăm làm, luôn bận bịu vì con ( Có thể dùng phép nhân hoá cho mẹ con nhà gà trò chuyện với nhau trong khi kiếm mồi).
Đáp án: ( đề 1)
Câu 1: Muốn điền được trạng ngữ thích hợp, em phải nắm được diễn biến ,nội dung của truyện Tấm Cám, nắm được các chặng quan trọngtrong cuộc đời nhân vật Tấm. Cụ thể ở từng chỗ trống, có thẻ chon một trong các trạng ngữ chỉ thời gian sau đây:
a)	- Một ngày kia, 
	- Một hôm, ..
	- Có một lần, 
b)	- Cứ sau mỗi bữa ăn, 
	- Sau mỗi bữa ăn, 
	- Sau khi ăn, .
c)	- Một hôm,
	- Có một lần, .
	- Hôm đó, 
d)	- Bỗng một hôm, 
	- Ngày kia, 
-
Câu 2: a) 
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt đầu bằng từ vì, do biểu thị ý nghĩa không phân biệt kết quả tốt hay xấu .
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt đầu bằng từ nhờ biểu thị ý nghĩa nguyên nhân dẫn tới kết quả tốt.
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bắt đầu bằng từ tại biểu thị ý nghĩa nguyên nhân dẫn tới kết quả xấu.
	b) VD:
- Nhờ bác lao công, sân trường lúc nào cũng sạch sẽ.
- Tại bạn Văn mà lớp không được khen.
Câu 3: Gợi ý HS: Cách nói có ý so sánh của câu thơ cuối: "Việt Nam là Bác, Bác là Việt Nam" trong đoạn thơ cho thấy: Bác Hồ là vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam. Những truyền thống đẹp đẽ và cao quí của cha ông ta hàng nghìn năm đã chung đúc nên tam hồn Bác. Đất nước Việt Nam thân yêu gắn liền với hình ảnh Bác Hồ cĩ đại và hình ảnh Bác Hồ chính là hình ảnh tiêu biểu cho đất nước Việt Nam.
Câu 4: 
1. Xác định yêu cầu: Tả một con gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi với dáng vẻ một người mẹ chăm làm, luôn bận bịu vì con.
( Chú ý: Khi miêu tả, em có thể nhân hoá cho mẹ con nhà gà trò chuyện với nhau).
2. Tìm ý lập dàn bài:
a) Mở bài: Giới thiệu đàn gà đi kiếm mồi (VD: Đó là đàn gà của ai? Gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi vào lúc nào? ở đâu? ).
b) Thân bài:
- Tả hình dáng (gà mẹ và một vài chú gà con):
+ Gà mẹ trông thế nào? ( Cao to hay thấp bé, bănngf chừng nào, giống vật gì, màu lông ra sao; đầu; mình; chân; đuôi, có nét gì nổi bật đáng nói.).
+ Đàn gà con trông ra sao? ( Tả hình dáng chung của các chú gà và một vài đặc điểm nổiv bật của vài chú gà con.)
- Tả một vài hoạt động, "tính nết" ( Gà mẹ "chăm làm, luôn bận bịu vì con"): Dáng dấp đi lại kiếm mồi như thế nào? ( tất bật, vội vã hay thong thả, chậm rãi,). Động tác kiếm mồi của gà mẹ có gì đặc biệt ( về chân, cổ, đầu, mỏ, )? Khi kiếm được mòi gà mẹ làm gì? ( gọi con thế nào, cho con ăn ra sao, ngó nghiêng để canh chừng, bảo vệ con thế nào,) Cảnh đàn gà con được mẹ cho ăn có những nét gì đáng chú ý? ( Ngoan ngoãn, từ tốn hay tranh nhau, xô đẩy, kêu chí choé,)
(Chú ý: Em có thể nhân hoá cho mẹ con nhà gà trò chuyện với nhau trong khi đi kiếm mồi.)
c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về hình ảnh gà mái dẫn dàn con đi kiếm mồi; hoặc bộc lộ tình cảm gắn bó của em đối với đàn gà đã miêu tả.
a) Mở bài: Giới thiệu đàn gà đi kiếm mồi (VD: Đó là đàn gà của ai? Gà mái dẫn đàn con đi kiếm mồi vào lúc nào? ở đâu? ).
b) Thân bài:
- Tả hình dáng (gà mẹ và một vài chú gà con):
+ Gà mẹ trông thế nào? ( Cao to hay thấp bé, bănngf chừng nào, giống vật gì, màu lông ra sao; đầu; mình; chân; đuôi, có nét gì nổi bật đáng nói.).
+ Đàn gà con trông ra sao? ( Tả hình dáng chung của các chú gà và một vài đặc điểm nổiv bật của vài chú gà con.)
- Tả một vài hoạt động, "tính nết" ( Gà mẹ "chăm làm, luôn bận bịu vì con"): Dáng dấp đi lại kiếm mồi như thế nào? ( tất bật, vội vã hay thong thả, chậm rãi,). Động tác kiếm mồi của gà mẹ có gì đặc biệt ( về chân, cổ, đầu, mỏ, )? Khi kiếm được mòi gà mẹ làm gì? ( gọi con thế nào, cho con ăn ra sao, ngó nghiêng để canh chừng, bảo vệ con thế nào,) Cảnh đàn gà con được mẹ cho ăn có những nét gì đáng chú ý? ( Ngoan ngoãn, từ tốn hay tranh nhau, xô đẩy, kêu chí choé,)
(Chú ý: Em có thể nhân hoá cho mẹ con nhà gà trò chuyện với nhau trong khi đi kiếm mồi.)
c) Kết bài: Cảm nghĩ của em về hình ảnh gà mái dẫn dàn con đi kiếm mồi; hoặc bộc lộ tình cảm gắn bó của em đối với đàn gà đã miêu tả.

File đính kèm:

  • docLuyen de.doc