Đề và đáp án ôn tập thi tốt nghiệp- 2009 (tiếp)

doc5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án ôn tập thi tốt nghiệp- 2009 (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ VÀ ĐÁP ÁN ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP- 2009(tiếp)

Đề 3

Câu 1(2 điểm): Trước khi trở thành nhà văn, Lỗ Tấn đã học qua những nghề nào? Vì mục đích gì ông chuyển sang hoạt động văn nghệ? Nêu tên ba tác phẩm của Lỗ Tấn.
Câu 2(3 điểm): Tình thương là hạnh phúc của con người.
Câu 3( 5 điểm): Phân tích điểm giống và khác nhau của hai nhân vật Việt và Chiến trong tác phẩm Những đứa con trong gia đình của Nguyên Thi.
 

Đáp án

Câu 1: Lỗ Tấn tên thật là Chu Thụ Nhân, một nhà văn suất xắc của văn học Trung Quốc. Trước khi trở thành nhà văn ông từng học ngành hàng hải, khai thác khoáng sản… với mong ước làm giàu cho đất nước, sau đó ông chuyển sang học y bởi những người nghèo như bố ông và bao người khác có bệnh mà không có tiền chữa bệnh. Nhưng một lần xem phim những người Trung Quốc nô nức đi xem người Nhật chém một người Trung Quốc vì làm gián điệp cho Nga, Lỗ Tấn nhận ra căn bệnh tinh thần của người Trung Quốc: u mê, mê muội… và ông thấy rằng việc chữa bệnh ở thể xác không quan trọng bằng chữa bệnh tinh thần. Từ đó ông chuyển sang viết văn. Một số tác phẩm tiêu biểu của ông: AQ chính truyện, Thuốc, Chuyện cũ viết lại…
Câu 2: 
- Giải thích: 
 + Tình thương: tình cảm thương yêu chia sẻ và đùm bọc một cách thắm thiết.
 + Hạnh phúc: trạng thái sung sướngvì cảm thấy hoàn toàn đạt được ý nguyện.
" Hạnh phúc chỉ tìm thấy trong tình yêu thương và khi ta biết yêu thương.
- Những biểu hiện của tình thương:
 + Tình yêu quê hương, đất nước.
 + Tình thương gia đình.
 + Tình thương người như thể thương thân.
- Những hành động thể hiện tình thương:
 + Phải biết hy sinh, biết đấu tranh để bảo vệ quê hương, đất nước.
 + Biết chia sẻ, cảm thông giúp đỡ mọi người.
 + Biết đỡ đần công việc gia đình.
- Ý nghĩa của tình thương trong cuộc sống:
 + Có tình thương cuộc sống sẽ ấm áp hơn, con người sống với nhau nhân ái hơn.
 + Tình thương làm con người Người hơn.
- Bài học rút ra cho bản thân.
Câu 3:
Mở bài: Những đứa con trong gia đình là truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Thi được in trong tập Truyện và kí xuất bản năm 1978. Tác phẩm đạt nhiều thành công và nổi bật nhất là nghệ thuật xây dựng nhân vật với những cá tính độc đáo tiêu biểu cho người dân Nam bộ. Trong rất nhiều những con người đầy cá tính của gia đình cách mạng ấy có hai chị em: Việt và Chiến.
Thân bài:
 - Giống nhau:
 * Cơ sở: 
 + Họ là hai chị em trong gia đình.
 + Họ sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyên thống cách mạng.
 + Họ có một mối thù chung.
 * Biểu hiện:
 + Giàu tình cảm và có lòng căm thù giặc.
 + Gan góc, dũng cảm.
 + Cả hai còn rất trẻ.
- Khác nhau:
 * Khác nhau ở giới tính:
 - Chiến:
 + Là gái nên Chiến có tính kiên gan, bền bỉ của người phụ nữ.
 + Đảm đang, tháo vát.
 - Việt: 
 + Hiếu động, ham thích săn bắn (đi bộ đội cũng mang ná thun theo)
 + Vô tư ( nghe chị nói chuyện rồi ngủ quên lúc nào không biết).
 * Do vị trí trong gia đình: 
 + Việt luôn tranh giành với chị, Chiến là chị nên hay nhường em ( riêng việc đi bộ đội là không nhường).
 + Chiến thương em không muốn em đi bộ đội sớm.
Kết bài: Tác phẩm khắc hoạ thành công hình ảnh thế hệ trẻ miền Nam anh dũng quật cường.




Đề 4
Câu 1(2 điểm): Nêu các tầng ý nghĩa của truyện ngắn Thuốc(Lỗ Tấn).
Câu 2(3 điểm): Trong bài thơ Một khúc ca xuân (12 – 1977), Tố Hữu có viết:
Nếu là con chim, chiếc lá
Thì con chim phải hót, chiếc lá phải xanh
Lẽ nào vay mà không có trả
Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
 Anh (chị) phát biểu ý kiến của mình về đoạn thơ trên.
Câu 3(5 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về đoạn thơ sau:
 Tây Tiến đoàn binh không mọc móc
 Quân xanh màu lá giữ oai hùm
 Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
 Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
 Rải rác biên cương mồ viễn xứ
 Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
 Áo bào thay chiếu anh về đất
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành
 (Tây Tiến – Quang Dũng)


Đáp án

Câu 1: 
- Nhà văn vạch trần sự u mê, lạc hậu của người dân Trung Quốc khi tin rằng ăn bánh bao tẩm máu người tù chết chém sẽ chữa khỏi bệnh lao.
- Nhà văn cũng đề cập tới một vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu xa: phải tìm một thứ thuốc khác chứ không thể dùng thuốc cũ.
- Nhà văn cũng khẳng định để cứu Trung Quốc phải có phương thuốc chữa khỏi bệnh mê muội của quấn chúng và bệnh xa rời quần chúng của những người cách mạng.
Câu 2:
 1.Đặt vấn đề:
 -Trong sự phát triển của xã hội hiện nay hưởng thụ và cống hiến là hai quan niệm sống, hai thái độ xử thế được mọi người quan tâm.
 - Là học sinh ngồi trên ghế nhà trường ta cần xác định một cách đúng đắn vấn đề này để có hướng sống phù hợp và có ích.
 2.Giải quyết vấn đề:
 - Giải thích:
 + Nếu là: cách nói giả định.
 + Con chim, chiếc lá: Những sinh linh bé nhỏ nhưng khi hiện diện trên cõi đời phải có ý nghĩa, phải có trách nhiệm: phải hót, phải xanh.
 + Con người sống ở trên đời hưởng thụ những thành quả của xã hội: vay, cần biết trả: đóng góp sức mình vào sự phát triển của xã hội, cần có trách nhiệm không chỉ với mình mà với cả cuộc đời. Không chỉ biết hưởng thụ mà phải biết cống hiến: sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình.
 "Đây là một quan niệm sống đúng đắn, xác đáng.
 - Lý giải:
 + Là một thành viên sống trong cộng đồng mỗi con người đều đang thừa hưởng những thành quả lao động và chiến đấu của những thế hệ trước (những con đê dài ngăn nước, những tiến bộ của khoa học kĩ thuật, cuộc sống thanh bình...)
 + Phải biết cống hiến sức lực của mình cho người, cho đời. Sống nhân ái, không bon chen, không tiêu cực làm xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
 - Bình luận:
 + Phê phán những ai chỉ biết mình, sống ích kỉ, vụ lợi thiếu trách nhiệm với cuộc đời. Họ sẽ gây cản trở cho sự phát triển của xã hội.
 + Ca ngợi những con người biết sống vì mọi người.
 + Là học sinh chúng ta phải có ý thức tu dưỡng, rèn luyện để biết sống là cho.
 3. Kết thúc vấn đề:
 - Bốn câu thơ là lời khuyên thấm thía và bổ ích với tất cả mọi người.
 - Phải biết sống có cống hiến để xã hội ngày càng tốt đẹp hơn.
Câu 3:
1.Mở bài (Giới thiệu tác giả, tác phẩm và đoạn trích).
- Quang Dũng là một nghệ sĩ nhiều tài năng: làm thơ, vẽ tranh, sáng tác nhạc. Nhưng độc giả biết đến ông nhiều nhất là một nhà thơ với cái tôi hào hoa, thanh lịch, giàu chất lãng mạn.
- Quang Dũng đã gửi trọn tuổi trẻ của mình cho đời lính trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Vì thế khi đọc Tây Tiến - một tác phẩm nổi tiếng của ông - người lính hiện lên thật chân thực nhưng cũng thật lãng mạn, hào hoa và hào hùng. Đặc biệt trong đoạn thơ sau:
 Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
 ...............
 Sông Mã gầm lên khúc độc hành
2. Thân bài: 
- Hình ảnh người lính hiện lên mang vẻ đẹp vừa hiện thực vừa lãng mạn:
 * Hiện thực:
 + Hoàn cảnh chiến đấu gian khổ, thiếu thốn, bệnh sốt rét hành hạ để lại những di chứng: không mọc tóc, da xanh màu lá.
 + Những mất mát đau thương: rải rác biên cương mồ viễn xứ
 * Lãng mạn: Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm (khác với cái chất phác, hồn nhiên trong thơ Chính Hữu)
- Vẻ đẹp của một tráng chí, nghị lực: Quang cảnh chiến trường, biên cương mang một vẻ thảm đạm, u buồn nhưng không phải tô đậm cái gian khổ mất mát. Điều người cựu chiến binh Tây Tiến ấy muốn nói là ý chí con người không bị huỷ hoại bởi những tổn thất kia: Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh - sẵn sàng hy sinh cái đời xanh của mình vì cái xanh tươi mãi mãi của quê hương yêu dấu (Liên hệ: Chúng tôi đi chẳng tiếc đời mình – Thanh Thảo).
- Sự hy sinh cũng là sự bất tử: Áo bào thay chiếu anh vè đất – Sông Mã gầm lên khúc độc hành 
3. Kết bài:
 Đoạn thơ tái hiện vẻ đẹp của người lính Tây Tiến mang đậm chất bi hùng, bi tráng và vẻ lãng mạn, hào hoa.

 





File đính kèm:

  • docDe va dap an on tap thi tot nghiep2009tiep.doc