Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Tiếng việt Khối 5

doc7 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 435 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án thi chọn học sinh giỏi Tiếng việt Khối 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Để thi học sinh giỏi môn tiếng việt lớp 5 
năm học 2005 – 2006
Thời gian: 90 phút
I. Từ ngữ - ngữ pháp:	(8 điểm)
Câu 1: Xếp các từ sau vào hai nhóm (từ ghép và từ láy):	(4điểm)
lòng khòng, cong queo, buôn bán, ấm áp, đi đứng, bồng bế, vung vẩy, khẳng khiu, ọp ẹp, lừng lẫy, phơi phới, tia nắng, mặt đất, tĩnh mịch, nho nhỏ, giúp đỡ.
Câu 2: Xác định bổ ngữ, định ngữ trong các câu sau: 	(2 điểm)
a. Các con gà trong xóm đều cất tiếng gáy.
b. Những bông hồng trong vườn đều toả hương ngào ngạt.
Câu 3: Chỉ ra trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu sau:	(2 điểm)
a. Buổi chiều, nắng vừa nhạt, sương đã buông nhanh xuống mặt biển.
b. Giữa đầm sen, trên nền lá xanh mượt, bông sen trắng, sen vàng khẽ đu đưa xao động.
II. Cảm thụ văn học, tập làm văn: (10 điểm)
1. Cảm thụ văn học: 	(2 điểm)
“Em chạy nhảy tung tăng
Múa hát quanh ông trăng
Em nhảy trăng cùng nhảy
Mái nhà ướt ánh vàng”
(Trích: Trông trăng – Trần Đăng Khoa)
Em hiểu cái hay của hai câu thơ cuối như thế nào?
2. Tập làm văn: 	(8 điểm)
Viết bài văn ngắn ( khoảng 25 dòng) tả một cảnh đẹp ở quê hương mà em cảm thấy yêu thích và gắn bó.
Hướng dẫn chấm môn: Tiếng Việt 
năm học 2005 – 2006
I. Từ ngữ và ngữ pháp:	(8 điểm)
Câu 1: Xếp đúng các từ vào hai loại nhóm (từ ghép và từ láy):	(4 điểm)
(Xếp đúng mỗi từ cho 0.25 điểm)
+ Từ ghép: buôn bán, đi đứng, bồng bế, vung vẩy, mặt đất, tia nắng, tĩnh mịch, giúp đỡ.
+ Từ láy: lòng khòng, cong queo, ấm áp, khẳng khiu, ọp ẹp, lừng lẫy, phơi phới, nho nhỏ.
Câu 2: (2 điểm)
a. (1 điểm)
- Chỉ đúng 2 định ngữ: các, trong xóm : 	(0.5 điểm)
(Chỉ đúng 1 định ngữ cho 0.25 điểm)
- Chỉ đúng 1 bổ ngữ: đều cất tiếng: 	(0.5 điểm)
b. (1 điểm)
- Chỉ đúng 2 định ngữ: những, trong vườn:	(0.5 điểm)
	(Chỉ đúng 1 định ngữ cho 0.25 điểm)
- Chỉ đúng 2 bổ ngữ: đều, hương ngào ngạt:	(0.5 điểm)
(Chỉ đúng 1 bổ ngữ cho 0.25 điểm)
Câu 3: (2 điểm)
a. (1 điểm)
- Chỉ đúng 2 trạng ngữ: buổi chiều, nắng vừa nhạt:	(0.5 điểm)
	(Chỉ đúng 1 trạng ngữ cho 0.25 điểm)
Chủ ngữ: sương	(0.25 điểm)
Vị ngữ: buông nhanh xuống mặt biển	(0.25 điểm)	(Nêu đúng chủ ngữ hoặc vị ngữ cho 0.25 điểm)
b. (1 điểm)
- Chỉ đúng 2 trạng ngữ: giữa đầm sen, trên nền lá xanh mượt:	(0.4 điểm)
- Chỉ đúng 2 chủ ngữ : bông sen trắng; sen vàng	(0.4 điểm)
Vị ngữ: khẽ đu đưa xao động	(0.2 điểm)
(chỉ đúng 1 trạng ngữ, chủ ngữ hoặc vị ngữ cho 0.2 điểm)
II. Cảm thụ văn học và tập làm văn:	(10 điểm)
1. Cảm thụ văn học: 	(2 điểm)
- Chúng ta hiểu cái hay của hai câu thơ cuối ở cả hai mặt: nội dung và nghệ thuật (0.5đ).
+ Về mặt nội dung: Hai câu thơ diễn tả sinh động cảnh vui chơi nhảy múa hồn nhiên của em bé dưới ánh trăng vàng.	(0.5 điểm)
+ Về mặt nghệ thuật: Tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ như: phép nhân hoá (trăng cũng nhảy), cách so sánh (mái nhà ướt ánh vàng)	(0.5 điểm)
- Con người và thiên nhiên (trăng) đã hoà nhập với nhau, cùng nhau vui chơi nhảy múa	(0.5 điểm) 
2. Tập làm văn: 	(8 điểm)
+ Viết đúng thể loại văn miêu tả (kiểu bài tả cảnh).
+ Yêu cầu: 
- Bố cục rõ ràng. 
- Tả rõ được vài nét nổi bật về một cảnh vật cụ thể trên quê hương mà bản thân yêu thích (cây đa, cánh đồng hoặc mái đình, dòng sông, bến nước,...).
- Bộc lộ được tình cảm của mình về cảnh vật miêu tả (có thể xem kẽ khi miêu tả hoặc nêu cụ thể thành những ý riêng).
- Diễn đạt rõ ý, dùng từ đúng, viết câu không sai ngữ pháp và chính tả: trình bày sạch sẽ (khoảng 25 dòng).
* Điểm giỏi 7-8: bài làm đạt được các yêu cầu trên ở mức tốt, mắc không quá 2 lỗi về dùng từ, đặt câu.
* Điểm khá 6: bài làm đạt được các yêu cầu trên ở mức khá, nội dung đảm bảo trọng tâm, miêu tả được một cảnh vật cụ thể và sinh động, mắc không quá 4 lỗi về dùng từ và đặt câu.
* Điểm trung bình 4-5: bài làm đạt được các yêu cầu trên ở mức trung bình. Nội dung cơ bản tả đúng trọng tâm của bài, lời văn khi tả có phần thiếu sinh động, mắc không quá 6 lỗi về dùng từ và đặt câu.
* Điểm yếu 2-3: bài làm chưa đạt các yêu cầu trên còn ở mức dưới trung bình, nội dung tả còn sơ sài thiếu trọng tâm, mắc nhiều lỗi dùng từ và đặt câu.
* Điểm 1: bài làm ở mức độ kém, nội dung bị lạc đề.
♦ Trình bày sạch sẽ:	 (1 điểm) 
♦ Chữ viết đẹp:	 	 (1 điểm)
Để thi học sinh giỏi môn toán lớp 5 
năm học 2005 – 2006
Thời gian: 90 phút
4
3
3
2
1
4
Bài 1:	(4 điểm)
Câu a: (2 điểm)	Cho biểu thức A = 	 + X x - 	
1
2
Hãy tính giá trị của biểu thức khi X = 	
Câu b: (2 điểm)	Tính nhanh giá trị biểu thức:
42,6 x 5 - 21,3 x 2 + 42,6 x 6
Bài 2: 	(4 điểm)
Câu a: 	(2 điểm)	Cho các chữ số: 3, 0, 9
Hãy lập tất cả các số có 3 chữ số khác nhau mà mỗi số lập được đều chia hết cho 3.
16
23
17
22
và
Câu b:	 (2 điểm)	Không quy đồng mẫu số hãy so sánh phân số
Bài 3: 	(5 điểm)
2
3
Có hai kho thóc. Kho A chứa 45 tấn. Kho B chứa 60. Hỏi phải chuyển bao nhiêu tấn thóc từ kho A sang kho B để số thóc kho A bằng số thóc ở kho B.
Bài 4: 	(6 điểm)
 Cho hình chữ nhật ABCD có chu vi 162m. Người ta tăng chiều dài CD mỗi bên thêm 3m để được 1 hình thang cân thì thấy diện tích tăng lên 108m2. (Hình vẽ bên)
Tính diện tích hình thang.
A
B
N
C
D
M
b) Không trực tiếp tính diện tích. Hãy so sánh diện tích tam giác BCN và diện tích tam giác BCD.
Hướng dẫn chấm môn: toán 
năm học 2005 – 2006
Bài 1: 	Câu a	(2 điểm)
2
3
1
2
4
3
1
4
1
4
2
3
4
3
1
2
Với X = thì A = ( + X + - ) = + x - (0.25đ) 
 (Có thể không ghi)
A
=
4
3
+
1 x 2
2 x 3
-
1
4
(0.5đ)
A
=
4
3
+
2
 6
-
1
4
 3
12
4
 12
-
16
12
+
=
A
(0.5đ)
A
=
16 + 4 - 3
 12
=
17
12
(0.5đ)
A
=
 5
 12
 1
(0.25đ)
Câu b: 	(2 điểm)
42,6 x 5 - 21,3 x 2 + 42,6 x 6
= 	42,6 x 5 - 42,6 + 42,6 x 6 	 (0.5 đ)
= 	42,6 x 5 - 42,6 x 1 + 42,6 x 6 	 (0.25đ)
= 	42,6 x (5 - 1 + 6)	 (0.5 đ)
= 	42,6 x 10	 (0.5 đ)
= 	426	 (0.25đ)
Bài 2: 	Câu a (2 điểm)
Ta thấy 3 + 0 + 9 = 12. Vậy tất cả các số có 3 chữ số lập được từ 3 chữ số trên đều chia hết cho 3.	 (0.5đ)
	Chữ số 0 không thể đứng ở hàng trăm. Có 2 cách chọn chữ số hàng trăm. Cứ mỗi cách chọn chữ cố hàng trăm có 2 cách chọn chữ số hàng chục. Cứ mỗi cách chọn chữ số hàng chục có 1 cách chọn chữ số hàng đơn vị.	 (0.5đ)
	Số các số lập được là:	 (0.25đ)
2 x 2 x 1 = 4 (số) 	 (0.25đ)
 Các số lập được từ 3 chữ số trên mà mỗi số đều chia hết cho 3 là:	 (0.25đ)
306; 360; 903; 390	 (0.25đ)
Câu b: 	(2 điểm)
Hoặc
16
23
16
22
<
17
22
16
22
>
16
23
17
 22
<
(1đ)
16
23
17
23
<
Ta thấy: 
mà
(0.5đ)
17
22
17
23
>
Mà: 
16
23
17
22
<
Nên
(0.5đ)
Nên:
Bài 3: 	(5 điểm)
	Tổng số thóc của kho A và kho B là:
	45	+	60	= 	105 (tấn)	 	 (0.5đ)
	Khi chuyển từ kho A sang kho B một số tấn thóc thì tổng số thóc của hai kho vẫn không đổi.	 (1đ)
	Ta có sơ đồ số thóc của 2 kho sau khi chuyển là:
(1đ)
105 tấn
Kho A: 
Kho B:
	Tổng số phần bằng nhau là: 	3 + 2 = 5 (phần)	 (0.5đ)
(1đ)
	Số thóc của kho A sau khi chuyển sang kho B là:
	105 : 5	 x 2 = 42 (tấn)
(0.75đ)
	Số thóc phải chuyển từ kho A sang kho B là:
	45 - 	 42	= 3 (tấn)	
	Đáp số:	3 (tấn)	 (0.25đ)
Bài 4: 	(6điểm)
a) Ta thấy S5AMC = S5BDN
Vì chúng có chiều cao bằng nhau đều là chiều rộng hình chữ nhật. Đáy bằng nhau và bằng 3m.	 (0.5đ)
Diện tích tam giác AMC (hay BDN) là:
	108	: 2	 =	 54(m2) 	 (0.5đ)
Chiều cao AC của tam giác AMC cũng chính là chiều rộng của hình chữ nhật. Chiều rộng của hình chữ nhật ABCD là:	 	 (0.25đ)
	54 x 2 : 3 = 36 (m)	 (0.5đ)
	Nữa chu vi hình chữ nhật là:
	162 : 2 = 81 (m)	 (0.5đ)
	Chiều dài hình chữ nhật là:
	81 - 36 = 45 (m)	 (0.5đ)
	Đáy bé hình thang ABNM cũng chính là chiều dài hình chữ nhật 	 (0.25đ)
	Đáy lớn hình thang ABNM là:
	45 + 3 + 3 = 51 (m)	 (0.5đ)
(51 + 45) x 36
2
=
1728 (m2)
	Diện tích hình thang là:	 (0.25đ)
(0.75đ)
Ta thấy tam giác BCD và tam giác BDN có chung đường cao BD (0.25đ) 
Tỉ số giữa đáy CD và đáy DN là: 
45 : 3 = 15 (lần)	 	 (0.75đ)
Vậy S5BCD gấp 15 lần S5BDN	 (0.5đ)
♦ Trình bày sạch sẽ:	 (0.5đ)
♦ Chữ viết đẹp:	 (0.5đ)

File đính kèm:

  • docde thi hoc sinh gioi lop 5(6).doc