Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Tiếng việt Lớp 4

doc4 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 570 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án thi học sinh giỏi môn Tiếng việt Lớp 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Điểm
Họ và tên :.............................................. ĐỀ BÀI
 Lớp : 4 ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI LỚP 4 
 MÔN: TIẾNG VIỆT
I. Phần trắc nghiệm ( 10 điểm ):
A. Đánh dấu x vào ô đúng nhất:
Câu 1: Tài cao đức trọng là:
A. Người tài giỏi, đạo đức, được kính trọng.
B. Người chăm chỉ, siêng năng, được mọi người yêu mến.
C. Người có chí, học giỏi được mọi người kính nể.
D. Học giỏi, có lòng thương người.
Câu 2: Tìm thành ngữ trái nghĩa với thành ngữ “Khoẻ như voi”
A. Nhanh như Sóc 
B. Chậm như Rùa
C. Yếu như Sên
D. Mạnh khoẻ như Trâu
Câu 3: Câu tục ngữ “Đèn nhà ai nấy rạng” nói về điều gì? 
A. Nhà ai có đèn thì nhà người ấy sáng.
B. Đèn của nhà ai thì nhà người ấy sử dụng.
C. Chỉ nghĩ đến mình, không nghĩ đến người khác.
Câu 4: Ghi dấu x vào ô trống trước câu có hai dấu chấm được sử dụng đúng dưới đây:
A. Cô-rét-ti cười, đáp lại với thái độ: nhã nhặn
B. Cô-rét-ti cười, đáp lại: “Mình không cố ý đâu”.
C. Cảnh vật xung quanh tôi đang có sự thay đổi lớn vì: tôi được đi học.
Câu 5: Đọc kĩ đoạn văn sau rồi đánh dấu X vào ô trống:
“Những cây chè ở đây to hai người ôm, cao bằng nóc nhà, xoè nở lùm xùm như đĩa xôi”
Những danh từ là:
A. Cây chè, đây, người, người, nhà, xôi
B. Cây chè, cao, xoè, đĩa xôi.
C. Cây chè, người, nóc nhà, đĩa xôi.
Câu 6: Từ trái nghĩa với từ “Quyết chí” là:
A. Kiên trì, nao núng, nhụt chí.
B. Bền gan, nản lòng, nản chí.
C. Nản chí, nản lòng, thoái chí, nhụt chí.
Câu 7: Đọc kĩ đoạn văn sau rồi đánh dấu nhân (X) vào ô trống:
“ Trước mặt Minh, đầm sen rộng mênh mông. Những bông sen trắng, sen hồng khẽ đu đưa nổi bật trên nền lá xanh mượt”.
Những tính từ là:
A. Trước mặt, đầm sen, rộng, mênh mông, trắng, hồng.
B. Rộng, mênh mông, trắng, hồng, khẽ, nổi bật, xanh mượt, mênh mông.
C. Những, bông sen, đu đưa, nổi bật, xanh mượt, mêng mông.
Câu 8: Điền cho hoàn chỉnh những câu tục ngữ, thành ngữ sau:
Nói gần nói .........., chẳng qua nói ......
Thua thầy một vạn không bằng thua ......... một li
Câu 9: Điền chủ ngữ thích hợp vào chỗ trống để hoàn chỉnh các câu dưới đây:
..... chấm bài cho chúng em thật kĩ, sửa từng lỗi nhỏ.
Từ sáng sớm, ................ đã dậy cho lợn, gà ăn và thổi cơm, đun nước.
Sau khi ăn cơm xong, .............. quây quần sum họp trong căn nhà ấm cúng.
Câu 10: Đánh dấu X vào ô trống sau các từ ghép:
£ A. xa lạ £ C. xa xa
£ B. xa xôi £ D. xa vắng
II. Phần tự luận: ( 9điểm )
Trong bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ (Tiếng Việt 4, tập 2), nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm có viết: (3điểm )
Lưng núi thì to mà lưng mẹ nhỏ
Em ngủ cho ngoan em đừng làm mẹ mỏi
Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi.
Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng.
Hãy nêu những suy nghĩ của em về hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ trên.
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Viết một baì văn ngắn ( khoảng 20 dòng ) tả một cây có bóng mát ở sân trường ( hoặc nơi em ở ) mà em cảm thấy gần gũi và gắn bó. ( 7 điểm )
.......	
Trình bày sạch sẽ, đẹp được cộng thêm 1 điểm.
 ĐÁP ÁN ĐỀ HỌC SINH GIỎI :
 Môn Tiếng Việt - Lớp 4 .
 A .Phần trắc nghiệm: ( 10 điểm ). Đánh dấu đúng mỗi câu được 1 điểm
Câu
1
2
3
4
5
6
7
10
Đáp án đúng
A
C
C
B
C
C
B
A& D
Câu 8 : (1đ ) a. xa ; thật Câu 9 : (1đ) a. cô
 b. bạn b. bác nông dân 
 c. sạch ; thơm c. gia đình em 
B.. Phần tự luận: ( 10 đ) 
1. Nếu học sinh nêu được hình ảnh “mặt trời” được diễn tả trong hai câu cuối của đoạn thơ với hai ý nghĩa khác nhau, chẳng hạn như:
-Ở câu “Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi”, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta nghĩ đến nguồn ánh sáng ấm áp giúp cho cây bắp lớn lên. Vì vậy có thể nói đó là “mặt trời” của bắp.
-Ở câu “Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng”, hình ảnh “mặt trời” gợi cho ta liên tưởng đến em bé (người con) đang nằm trên lưng mẹ. Em bé là niềm hi vọng lớn lao và đẹp đẽ của người mẹ. Vì vậy có thể nói em là “mặt trời của mẹ”.
-Nếu học sinh nêu có ý tương tự như trên thì đạt điểm ( 3điểm ).
2
a. Đảm bảo các yêu cầu sau được ( 6 điểm ).
-Viết được bài văn ngắn ( khoảng 20 dòng ) tả một cây bóng mát vơi đủ ba phần mở bài, thân bài, kết bài theo yêu cầu đã học.
-Viết đúng ngữ pháp, dùng từ đúng, không mắc lỗi chính tả.
-Chữ viết rõ ràng, trình bày sạch sẽ.
b.Thang điểm: Tuỳ theo mức độ sai sót về ý, về diễn đạt và chữ viết, có thể cho các mức điểm: 6; 5,5; 5; 4,5; 4; 3,5; 3; 2,5; 2; 1,5; 1; 0,5.
c. Trình bày sạch sẽ, chữ viết đẹp được tính thêm 1 điểm.

File đính kèm:

  • docDe va dap an HSG Tieng Viet lop 4.doc