Đề và đáp án thi học sinh giỏi tháng 4 Tiếng việt Lớp 5

doc3 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 542 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án thi học sinh giỏi tháng 4 Tiếng việt Lớp 5, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	ĐỀ THI KHẢO SÁT HS GIỎI LỚP 5- THÁNG 4	 
	Môn Tiếng Việt - Thời gian 90 phút ( không tính thời gian giao đề )
Câu I: ( 2 điểm )
	Tìm 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Câu II: (3 điểm )
	Em hiểu nội dung từng tập hợp từ cố định dưới đây như thế nào?
 a, Học một biết mười.
	 b, Học đi đôi với hành.
	Đặt câu với mỗi tập hợp từ trên.
Câu III: ( 2 điểm )
	Xác định các bộ phận trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ của mỗi câu trong đoạn văn sau:
	“ Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc. Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo nhiệt, ồn ã của thành phố thủ đô. ”
	( Tô Ngọc Hiến ).
Câu IV: ( 3 điểm )
	Trong bài Tre Việt Nam của nhà thơ Nguyễn Duy ( Tiếng Việt 5, tập một ), có đoạn:
	 “ Bão bùng thân bọc lấy thân
	 Tay ôm, tay níu tre gần nhau thêm.
	 Thương nhau tre chẳng ở riêng
	 Luỹ thành từ đó mà nên hỡi người.”
	Trong đoạn thơ trên, tác giả đã sử dụng cách nói gì để ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của tre: sự đùm bọc, đoàn kết? Cách nói này hay ở chỗ nào?
Câu V: ( 2 điểm )
	“ Làng quê tôi đã khuất hẳn, nhưng tôi vẫn đăm đắm nhìn theo. Tôi đã đi nhiều nơi, đóng quân nhiều chỗ phong cảnh đẹp hơn đây nhiều, nhân dân coi tôi như người làng và cũng có những người yêu tôi tha thiết, nhưng sao sức quyến rũ, nhớ thương vẫn không mãnh liệt, day dứt bằng mảnh đất cọc cằn này.”
	(Tình quê hương – Nguyễn Khải – Tiếng Việt 5, tập một ).
	Đọc đoạn văn, em hiểu và có những xúc cảm gì với quê hương làng xóm?
Câu VI: ( 8 điểm )
	“ Chiều kéo lên một mảng trời màu biển:
	Mây trắng giăng – bao con sóng vỗ bờ.
	Diều no gió – những cánh buồm hiển hiện.
	Biển trên trời! Em bé bỗng reo to.”
	Em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 20 – 25 dòng ) tả cảnh trời chiều theo ý đoạn thơ trên.
	 Đỏp ỏn: 
Câu I: ( 2 điểm)
	Học sinh tìm đúng 5 thành ngữ, tục ngữ nói về đạo đức và lối sống lành mạnh, tốt đẹp của con người Việt Nam.
Ví dụ: * Đói cho sạch, rách cho thơm.
* Lá lành đùm lá rách.
* Thương người như thể thương thân.
* Uống nước nhớ nguồn. 
* Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
Tìm đúng 5 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu: Được 2 điểm.
- Tìm đúng 4 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu: Được 1,5 điểm.
- Tìm đúng 3 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu: Được 1,25 điểm.
- Tìm đúng 2 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu: Được 1,0 điểm.
Tìm đúng 1 thành ngữ, tục ngữ theo yêu cầu: Được 0,5 điểm.
Câu II:(3 Điểm )
 a, Hiểu đúng nội dung một tập hợp từ : Được 1 điểm.
 b, Đặt đúng một câu theo yêu cầu : Được 0,5 điểm.
Cụ thể: a, Học một biết mười: Thông minh, sáng tạo, không những có khả năng học tập, tiếp thu đầy đủ mà còn có thể tự mình phát triển, mở rộng những điều đã học. ( 1 điểm ).
	 Đặt câu.Ví dụ: An có khả năng “học một biết mười”nên mới mười tuổi, đã biết được những điều khiến người lớn phải ngạc nhiên.	 ( 0,5 điểm ).
	 b, Học đi đôi với hành: Học được điều gì phải tập làm theo điều đó thì việc học mới có ích lợi.	 ( 1 điểm ).
	Đặt câu. Ví dụ: Thầy giáo thường khuyên “ học phải đi đôi với hành” thì mới nắm chắc kiến thức, mới biết vận dụng những điều đã học được.	 ( 0,5 điểm ).
Câu III: (2 điểm )
Xác định đúng các bộ phận trạng ngữ ( TN ), chủ ngữ ( CN ), vị ngữ ( VN ) của mỗi câu trong đoạn văn : Được 1 điểm.
Cụ thể: Câu I: Hồi còn đi học, Hải rất say mê âm nhạc.	( 1 điểm )
	TN	 CN	 VN
	 Câu II: Từ cái căn gác nhỏ của mình, Hải có thể nghe thấy tất cả các âm thanh náo
	TN	 CN	VN
nhiệt , ồn ã của thành phố thủ đô.	( 1 điểm )
Lưu ý: Sai một bộ phận trong câu: Trừ 0,5 điểm.
Câu IV:( 3 điểm )
	Học sinh hiểu được:
* Trong đoạn thơ này, tác giả đẫ sử dụng cách nói nhân hoá để nói về những phẩm chất tốt đẹp của tre: Sự đùm bọc, đoàn kết.	( 0,5 điểm ).
Nhân hoá ở đây nghĩa là gán cho tre những đặc tính của con người: Những thân tre bao bọc, che chở cho nhau; tay tre ôm níu nhau quấn quýt; họ hàng nhà tre sống quây quần, ấm cúng bên nhau.	( 1 điểm ).
* Cách nói nhân hoá làm cho cảnh vật trở nên sống động. Những cây tre như những sinh thể mang hồn người.	( 0,5 điểm ).
Cách nói này giúp tác giả thể hiện được hai tầng nghĩa: Vừa nói được những phẩm chất tốt đẹp của cây tre Việt Nam, lại vừa nói được những phẩm chất, những truyền thống tốt đẹp, cao đẹp của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.	( 1 điểm ).
Câu V: ( 2 điểm )
	Từ chỗ hiểu được tình cảm của anh bộ đội đối với quê hương rất tha thiết và sâu đậm. Học sinh nêu được những xúc cảm của mình đối với quê hương làng xóm.
	Cụ thể: * Tình cảm của anh bộ đội đối với quê hương ( được biểu hiện trong đoạn văn này )vừa tha thiết, vừa mãnh liệt, như không muốn rời xa nơi chôn rau cắt rốn của mình.	( 1 điểm ).
	 * Liên hệ bản thân: Học sinh cần nói rõ: Mỗi người đều gắn bó với nơi mình đã sinh ra, đã lớn lên, nơi mình thường có nhiều kỉ niệm. Nơi đó là xóm làng, là phường xã, nơi đó cũng là quê hương của mỗi người.	( 1 điểm ).
Câu VI: ( 8 điểm )
	Bài viết dài khoảng 20 – 25 dòng; viết đúng thể loại văn miêu tả ( kiểu bài tả cảnh ).
	Về nội dung bài viết, học sinh cần dựa vào nội dung của đoạn thơ đã cho để tìm các ý miêu tả cảnh trời chiều ( trời chiều một làng ven biển ).
	Nhơ vậy, muốn viết được bài văn, học sinh cần có khả năng nhớ lại, tái hiện lại hiện thực đã từng được thấy ( trực tiếp hoặc gián tiếp ), kết hợp với tưởng tượng.
	Cụ thể, học sinh cần nêu được một số ý cơ bản sau:
* Tả rõ được bầu trời chiều ( Trời xanh trong như màu nước biển; lớp lớp mây trắng trên trời như từng đợt sóng vỗ bờ; những cánh diều no gió đang lơ lửng, chao lượn trên bầu trời như những cánh buồm trên biển cả Khung cảnh bầu trời làm ta liên tưởng tới khung cảnh của biển cả. Trước mắt là một cảnh biển trên trời cao )	( 4 điểm ).
* Bộc lộ được tình cảmcủa mình về cảnh vật được miêu tả.	( 2 điểm ).
	Diễn đạt rõ ý, mạch lạc; dùng từ, đặt câu đúng; trình bày hợp lí.	( 2 điểm ).

File đính kèm:

  • docDe thi khao sat HSG Lop 5 Mon Tv.doc