Đề và đáp án thi học sinh giỏi Toán Lớp 4 - Trường Tiểu học Quảng Thái
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề và đáp án thi học sinh giỏi Toán Lớp 4 - Trường Tiểu học Quảng Thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường Tiểu học quảng thái Đề thi học sinh giỏi - lớp 4: Bài 1: Cho 4 chữ số: 1;3;5;7 a) Hãy lập tất cả các số có 4 chữ số khác nhau từ các chữ số đã cho. b) Tính tổng các số vừa lập một cách nhanh nhất. Bài 2: Không cần tính, hãy so sánh các biểu thức sau: A = 2003 x 2005 và B = 2001 x 2007 Bài 3: Tìm chữ số tận cùng của các biểu thức sau: a) 1 – 2 + 3 – 4 + 5 – 6 + ...... – 98 + 99 b) 15 + 15 x 2 + 15 x 3 + 60 + 75 +90 Bài 4: Tìm chữ số tận cùng của các biểu thức sau: a) 7 x 17 x 27 x 37 x........ x 97 b) 41 x 42 x 43 x ........x 49 – 14 x 24 x 34 x 44 x 54 Bài 5: Mai, Hà và Hồng góp bánh liên hoan.Mai góp 3kg bánh. Hà góp 5kg bánh cùng loại. Hồng không góp bánh mà đưa cho 2 bạn 24 000 đồng. Hỏi Mai, Hà mỗi bạn được nhận lại bao nhiêu tiền? ( Mức góp như nhau ). Bài 6: Hình chữ nhật ABCD được tạo thành từ 5 hình chữ nhật cùng kích thước. Hình dạng như trong hình vẽ. Tính chu vi của hình chữ nhật ABCD nếu biết diện tích của nó là 6750 cm2. A B C D Đáp án đề thi học sinh giỏi lớp 4: Bài 1: (3đ)a) Các số có 4 chữ số khác nhau được lập từ các chữ số: 1; 3;5;7 là: 1357; 1375 ; 1537 ; 1573 ; 1735 ; 1753. 3157 ; 3175 ; 3517 ; 3571 ; 3715 ; 3751. 5137 ; 5173 ; 5317 ; 5371 ; 5713 ; 5731. 7135 ; 7153 ; 7513 ; 7531 ; 7315 ; 7351. Vậy có 24 số như vậy. b) Ta thấy các chữ số: 1; 3; 5; 7 đều được xuất hiện 6 lần ở hàng nghìn, 6 lần ở hàng trăm, 6 lần ở hàng chục và 6 lần ở hàng đơn vị. Do đó tổng 24 số vừa lập là: 1 x 100 x 6 + 3 x 100 x6 +7 x 100 x 6 +1 x 100 x 6 +3 x 100 x 6 + 5 x 100 x 6 + 7 x 100 x 6 +1 x 10 x 6 + 3 x 10 x 6 +5 x 10 x 6 +7 x 10 x6 + 1 x 1 x 6 + 3 x 1 x 6 +5 x 1 x 6 + 7 x 1 x 6 = (1+ 3 + 5 + 7) x 100 x 6 +(1+3+5+7) x 100 x 6 +(1+3+5+7) x 10 x 6 +(1+3+5+7) x 1 x6 = [(1+3+5+7) x 6] x (1000 + 100 + 10 + 1) = 96 x 111 = 106656 Bài 2: (2đ) Không cần tính hãy so sánh: Ta có : A = 2003 x 2005 và B = 2001 x 2007 = (2001 + 2) x 2005 = 2001 x (2005 + 2) = 2001 x 2005 + 2 x 2005 = 2001 x 2005 + 2 x 2001 Ta thấy 2 biểu thức A và B đều có chung tích 2001 x 2005 nhưng 2 x 2005 > 2 x 2001 Hay A>B Bài 3: (3đ) Tính nhanh: 1-2+3-4+5-6+......- 98+99 = (1+3+5+7+....+99) – (2+4+6+8+....+98) (*) Vì dãy: 1;2;3;.....99 có 99 số hạng.Bắt đầu bằng số lẻ và kết thúc cũng là số lẻ nên có (99+1):2 =50(số lẻ) và có: 99-50 = 49 (số chẵn) Do vậy (*) = (99+1) x 50:2 – (98+2) x 49:2 = 100 x 50:2 – 100 x 49:2 = 50 x 50 – 50 x 49 = 50 x (50 - 49) = 50 x 1 = 50 15 + 15 x 2 +15 x 3 +60 +75 +90 = 15 x 1 + 15 x 2 +15 x 3 + 15 x 4 + 15 x 5 + 15 x 6 = 15 x(1+2+3+4+5+6) = 15 x 21 = 315 Bài 4: (3đ) Tìm chữ số tận cùng của các biểu thức sau: 7 x 17 x 27 x 37 x.......x 97 Ta thấy dãy trên có 10 thừa số.Mà cứ 4 thừa số tạo thành 1 nhóm có tích tận cùng là chữ số 1. Vậy 10 thừa số tạo thành số nhóm như vậy là: 10:4 = 2(nhóm) dư 2 thừa số. Vậy 7 x 17 x 27 x 37 x.....x 97 = (...1) x (...1) x (...7 x ...7) = (...1) x (...9) = ...9 Vậy chữ số tận cùng của dãy là 9 41 x 42 x 43 x ...x 49 – 14 x 24 x 34 x 44 x 54 Ta thấy dãy tích: 41 x 42 x 43 x...x 49 là tích của các thừa số liên tiếp có chữ số tận cùng từ 1 đến 9. Trong đó có chứa 1 thừa số có tận cùng là 5 nhân với các số chẵn cho tích tận cùng là 0. Ta lại có : 14 x 24 x 34 x 44 x 54 = (14 x 24) x (34 x 44) x 54 = (...6) x (...6) x 54 = ...6 x 54 = ...4 Vậy dãy: 41 x 42 x 43 x ... x 49 – 14 x 24 x 34 x 44 x 54 = ...0 – ...4 = ...6 Vậy chữ số tận cùng là 6. Bài 5: (5đ) Bài giải: Vì 3 bạn chung nhau góp bánh để liên hoan nên mỗi bạn phải đóng như sau.Do đó, Hồng góp 24000 đồng chính là mức trung bình cộng số tiền mà mỗi bạn phải đóng. Tổng số tiền họ dùng để mua bánh là: 24 000 x 3 = 72 000(đồng) Ta thấy: 72 000 đồng ứng với 3 + 5 = 8 (kg bánh).Vậy giá tiền 1kg bánh là: 72 000:8 = 9 000(đồng) Mai đã bỏ ra số tiền mua bánh là: 9 000 x 3 = 27 000(đồng) Mai được lấy lại số tiền là: 27 000 – 24 000 = 3 000(đồng) Hà được lấy lại số tiền là: 24 000 – 3 000 = 21 000(đồng) Đáp số: Mai lấy: 3 000 đồng Hà lấy: 21 000 đồng. Bài 6:(4đ) Nhìn vào hình vẽ ta thấy 2 lần chiều dài của hình chữ nhật nhỏ bằng 3 lần chiều rộng của nó. Do đó, nếu coi chiều dài hình chữ nhật nhỏ là 3 phần thì chiều rộng của nó sẽ có 2 phần như thế.Ta có hình vẽ: A B C D Do đó, chiều dài hình chữ nhật ABCD sẽ có 6 phần và chiều rộng của nó sẽ có 5 phần như thế. Diện tích hình chữ nhật ABCD được chia thành các ô vuông nhỏ là: 6 x 5 = 30(ô vuông) 30 ô vuông ứng với 6750 cm2. Vậy 1 ô vuông có diện tích là: 6750:30 = 255(cm2) Ta thấy: 255 = 15 x 15 Vậy cạnh hình vuông nhỏ hay giá trị 1 phần là 15 cm. Chiều dài hình chữ nhật ABCD là: 15 x 6 = 90(cm) Chiều rộng của hình chữ nhật là: 15 x 5 = 75 (cm) Chu vi của hình chữ nhật ABCD là: (90 + 75) x 2 = 330(cm) Đáp số: 330 cm Giáo viên: Lê Văn Huy. Đề thi học sinh giỏi lớp 4 môn Tiếng Việt: Câu 1: (2đ) Chia các từ sau thành 2 nhóm: Từ ghép và từ láy. Bình minh, lung linh, ba ba, thoang thoảng, sáng sớm, rộn rã, lao xao, đu đủ, máy bay, con cua, ki cóp. Câu 2:(2đ) Xác địng bộ phận chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ trong câu sau: Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi! Con chim sâu bằng sự nhanh nhẹn của mình đã bắt được mồi ẩn sau chiếc lá. Câu 3:(4đ) Chuyển các câu sau đây thành câu không dùng dấu chấm hỏi, sao cho nội dung mục đích của câu không thay đổi? Em ở nhà nấu cơm giúp chị được chứ? Bạn Hương Giang trường mình được giải ba “Tiến hát hoa phượng đỏ” đúng không? Chơi đá cầu mà cậu bảo không thú vị à? Kiện tướng cờ vua Nguyễn Ngọc Trường Sơn giỏi nhỉ? Câu 3:(4đ) Cho đoạn văn sau : Đó là một buổi chiều mùa hạ có mây trắng xô đuổi nhau trên cao.Nền trời cao vời vợi.Con chim sơn ca cất tiếng hát tự do, tha thiết đến nỗi khiến người ta phải ao ước giá mà mình có một đôi cánh.Trải khắp cánh đồng là nắng chiều vàng dịu và thơm hơi đất, là gió đưa thoang thoảng hương lúa ngậm đồng và hương sen. (Theo Đỗ Chu) Em có cảm nhận gì về vẽ đẹp của buổi chiều trên quê hương trong đoạn văn trên? Câu 4: (6đ) Em với bạn em đã có rất nhiều kỉ niệm trong ngôi trường Tiểu học thân yêu.Giờ đây bạn đã phải chuyển đi cùng Bố mẹ.Em hãy viết 1 bức thư kể về sự thay đổi của mình và ngôi trường mà 2 bạn đã cùng học tập. Lưu ý:Trình bày và chữ viết 2 điểm Giáo viên: Viên Thị Thúy Đề thi học sinh giỏi lớp 5 môn T.Việt Câu 1:(3đ) Tìm 5 từ ghép, 5 từ láy nói về tính cách của con người.Đặt 1 câu hỏi với 1 từ láy, 1 câu ghép với từ vừa tìm được; Chậm chạp, đỏng đảnh, nhanh nhẹn..... Hiền hậu, độc ác, cứng rắn...... Câu 2: (3đ) Tìm 5 thành ngữ trong đó có chứa các cặp từ trái nghĩa giải thích nghĩa của 1 trong 5 thành ngữ đó. Câu 3: (2đ) Chỉ ra động từ, tính từ, danh từ trong đoạn văn sau: Mưa đã ngớt.Trời rạng dần.Mấy con chim chào mào từ gốc cây nào đó bay ra hót râm ran. Câu 4: (4đ) “Lúc ấy Cả công trường say ngủ cạnh dòng sông Những tháp khoan nhô lên trời ngẫm nghĩ Những xe ủi, xe ben Sánh vai nhau nằm nghỉ Chỉ còn tiếng đàn ngân nga Với một dòng trăng lấp loáng sông Đà” (Trích Tiếng đàn Ba- la-lai-ca trên sông Đà- T.Việt lớp 5 tập 1) Nêu cảm nhận của em về vẻ đẹp của công trường, của dòng sông Đà vào đêm trăng. Câu 5: (6đ) Viết bài văn ngắn (25 – 30 dòng) tả 1 nhân vật trong câu chuyện đã học làm em yêu thích nhất. Lưu ý:Trình bày và chữ viết 2 điểm Giáo viên: Lê Thị Hường. Đề thi học sinh giỏi lớp 3 Môn Tiếng Việt Câu 1: (2đ) Tìm những từ ngữ viết sai chính tả trong đoạn văn sau rồi viết lại cho đúng: “Chú Trường vừa chồng trọt giỏi vừa chăn nuôi cừ. Vườn nhà chú cây nào cây ấy xai chĩu quả. Dưới ao cá chôi, ca chắm, cá chép từng đàn. Cạnh ao, truồng lợn, truồng gà trông rất ngăn nắp”. Câu 2: (2đ) Viết lại cho đúng chính tả các từ ngữ đã viết sai: rể rải, rõng rạc, giéo giắt, rai rẳng, dì dầm, dúc dích, dao thừa, nương dẫy, dung dinh, dục dã, reo cấy, rể dàng, dụng dời, ròn rã. Câu 3: (4đ) Gạch 1 gạch dưới bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai Gạch 2 gạch dưới bộ phận : Là gì? trong các câu dưới đây. Đàn chim đang tung cánh trên cao là chim nhạn Bác Hồ là vị Cha già của dân tộc Việt nam Lao động là vinh quang Học tập là bổn phận của mọi trẻ em. Câu 4: (4đ) “Đồng làng vương chút heo may Mầm cây tỉnh giấc, vườn đầy tiếng chim Hạt mưa mãi miết trốn tìm Cây đào trước cửa lim dim mắt cười”. Trong đoạn thơ trên những sự vật nào được nhân cách hóa? Tác giả đã nhân cách hóa sự vật ấy bằng những cách nào? Em thích hình ảnh nào? Vì sao? Câu 5: (6đ) Em hãy viết 1 đoạn văn ngắn miêu tả về bầu trời buổi sớm hoặc 1 vườn cây. Đáp án: Đề thi học sinh giỏi lớp 3 Môn Tiếng Việt. Câu 1: (2đ) Những từ ngữ sai sửa lại: trường Trường chồng trồng sai chĩu sai trĩu chôi trôi chắm trắm truồng chuồng Câu 2: (2đ) Viết đúng chính tả: dể dãi,dõng dạc, dai dẳng, rúc rích, giao thừa, rung rinh, gieo cấy, gieo neo, riết róng, réo rắt, rì rầm, giòn giã, nương rẫy, giục giã, rụng rời. Câu 3: (4đ) - Đàn chim đang tung cánh bay lên cao là chim nhạn - Bác Hồ là vị Cha già của dân tộc Việt nam - Lao động là vinh quang - Học tập là bổn phận của mọi trẻ em. Câu 4: (4đ) Những sự vật được nhân hóa: mầm cây, hạt mưa, cây đào. Nhân hóa bằng những từ ngữ thể hiện tình cảm, hành động của chúng như con người. Mầm cây thì tỉnh giấc hạt mưa thì mãi miết trốn tìm cây đào – lim dim mắt cười. Câu 5: (6đ) Gợi ý: Bầu trời buổi sớm đẹp ra sao, không khí mọi vật, mọi người như thế nào? Một vườn cây: trong vườn có những loại cây gì? hình dáng của cây, củ quả thế nào, hương thơm ra sao, cảm nhận của em khi bước vào vườn cây? (Trình bày và chữ viết 2đ) Giáo viên: Lê Thị Bình Đề thi Học sinh giỏi lớp 3 môn Toán: Bài 1: Tính nhanh các tổng sau: 1 + 2 +3 + 4 +..+ 9 + 10 11 + 22 +33 +....+ 77 + 88 Bài 2: Tìm x a) x: 7 = 11305 (dư 6) b) (320:5):x = 64:2 Bài 3: Năm nay con 7 tuổi, mẹ 34 tuổi.Sau mấy năm nữa tuổi mẹ sẽ gấy 4 lần tuổi con? Bài 4: Tính diện tích hình H bằng 2 cách khác nhau? 2cm 2cm 2cm 6cm 6cm (Hình H) Bài 5: Tìm các chữ số a,b,c,d trong mỗi phép tính sau: bbb + c = caaa cba x 5 = dcd Đáp án: Đề thi Học sinh giỏi lớp 3 môn Toán: Bài 1:(4đ) a, Dãy số viết đầy đủ là: 1+2+3+4+5+6+7+8+9+10 Ta thấy 1+9 = 10 2 +8 = 10 3+7 = 10 4+6 = 10 5+5 = 10 Nên 1+2+3+4+5+6+7+8+9+10= 10x5= 55 b) Dãy số viết đầy đủ là: 11+ 22 + 33 + 44 + 55 + 66 +77 + 88 Ta thấy: 11 + 88 = 99 33 + 66 = 99 22 +77 = 99 44 + 55 = 99 Như vậy là: 11 + 22 +33 +44 +55 +66 +77 +88 = 99x4=396 Bài 2(2đ) : x = 1885 x = 79141 Bài 3:(5đ) Bài giải: Hiệu của tuổi Mẹ và tuổi con không thay đổi và bằng 34 – 7 = 27 (tuổi) Khi tuổi Mẹ gấp 4 lần tuổi con, coi tuổi con là 1 phần thì tuổi mẹ gồm 4 phần như thế ta có sơ đồ: Tuổi con ¯ ¯ 27 tuổi Tuổi Mẹ ¯ ¯ ¯ ¯ ¯ Trên sơ đồ ta thấy 3 lần tuổi con là 27 tuổi.Vởy tuổi con lúc tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con là: 27:3 = 9 (tuổi) Số năm để tuổi mẹ gấp 4 lần tuổi con là: 9 – 7 = 2 (năm) Đáp số: 2 năm Bài 4: (4đ) A 2cm M K cm B 2cm 6cm P N H I D C 6cm Hình H Chia hình H như hình bên ta có: Diện tích hình vuông AMNP bằng diện tích hình vuông KBIH, và là: 2 x 2 = 4 (cm2) Độ dài cạnh IC là: 6 – 2 = 4 (cm) Diện tích hình chữ nhật PICD là: 6 x 4 = 24 (cm2) Diện tích hình H là: 4 + 4 + 24 = 32 (cm2) Đáp số: 32 (cm2) Bài 5:(5đ) bbb + c = caaa, ta có: bbb b>8, vì nếu b = 8 thì (888 +c) không là số có 4 chữ số. + c Vậy b = 9 Mặt khác xét ở tổng thì c = 1, vì tổng của 2 số có caaa ba chữ số với số có 1 chữ số bé hơn 2000. Ta có : 999 +1 = 1000, suy ra : a = 0,b = 9, c = 1. cba x 5 = dcd * c = 1 để tích cba x 5 là số có 3 chữ số. * Tích 1 số với 5 số tận cùng là 0 hoặc 5, mà d khác 0 nên d =5 Ta có: 515 : 5 = 103, vậy a = 3, b = 0, c = 1 hay 103 x 5 = 515 d =5 Giáo viên: Mai Đức Tuấn
File đính kèm:
- De HSG Quang Thai.doc