Đề văn học nghị luận xã hội

doc9 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 4551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề văn học nghị luận xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Thị Hồng Lương
 Đề văn nghị luận xã hội
Đề 1: 
Trong Đại cáo bình Ngô, Nguyễn Trãi miêu tả tội ác tày trời của giặc Minh đối với nhân dân ta đến mức ‘Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ/ Nheo nhóc thay kẻ goá bụa khốn cùng”, khiến cho “trời đất” Cũng không thể “dung tha”. Nhưng khi quân ta đại thắng chẳng những không giết hại mà còn tha chết cho giặc, hơn thế, lại “cấp cho năm trăm chiếc thuyền”, “phát cho vài nghìn cỗ ngựa” để chúng về nước.
 Từ việc cảm nhận tư tưởng cao đẹp đó, anh (chị) hãy nêu suy nghĩ của mình về lòng khoan dung trong cuộc sống của mỗi người.
 Gợi ý làm bài
Đây là dạng đề nghị luận bàn về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
 Dàn ý:
A- Mở bài:
- Một trong những phẩm chất đã trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta là tinh thần nhân ái, bao dung.
- Truyền thống tốt đẹp ấy thể hiện khá đậm nét trong văn học, nhất là những tác giả và tác phẩm lớn.
- Đến với Đại cáo bình Ngô của Nguyễn Trãi, chẳng những ta được sống lại những trang sử hào hùng của dân tộc mà còn được cảm nhận sâu sắc về lòng khoan dung trong cuộc sống.
B- Thân bài:
I- Cảm nhận tư tưởng cao đẹp trong Đại cáo bình Ngô :
- ĐCBN vừa là áng hùng văncủa muôn đời, vừa là bản tuyên ngôn nhân quyền, đấu tranh bảo vệ quyền sống con người.
- ĐCBN tái hiện những năm đau thương trong lịch sử dân tộc, khi quân cuồng Minh thừa cơ gây hoạ cho nhân dân ta làm tàn hại đến cả côn trùng cây cỏ... Nhưng ĐCBN cũng là những trang văn đẹp nhất vềlòng khoan dung, nhân ái khi nói về việc ta đã mở đường hiếu sinh, tha chết cho quân giặc bạo tàn...
 - Tư tưởng đó chính là đạo lí làm người cao cả, là truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
II- Suy nghĩ về khoan dung trong cuộc sống:
1- Khoan dung là gì?
- Khoan dung là tha thứ, là sự rộng lượng đối với người khác, nhất là đối với người gây đau khổ cho mình.
- Là thái độ, lẽ sống cao đẹp,là phẩm chất, đức tính tốt đẹp của con người.
2- Khoan dung có những biểu hiện như thế nào?
- Khoan dung trước hết là cách ứng xử độ lượng, là biết hi sinh nhường nhịn đối với người khác...
- Cao hơn, khoan dung là tha thứ những khuyết điểm, những lỗi lầm mà người khác gây cho mình hạơc đối với xã hội.
- Khoan dung đối lập với ích kỉ, lòng đố kị, với định kiến, thành kiến...
- Trong những trường hợp nhất định, khoan dung đôi khi phải là “ thwong cho roi vọt” ( Nói như Nguyễn Đình Chiểu “bởi chưng hay ghét cũng là hay thương”)...


3- Vì sao trong cuộc sống phải khao dung:
- Vì đó là một phẩm chất cao đẹp, một cách ứng xử cao thượng cần được thực hiện và ca ngợi.
- Vì đó là con người “nhân vô thập toàn” nên cần phải được đối xử rộng lượng và nhân bản.
- Vì khi ta tha thứ cho người khác thì chẳng những người đó có thể trở nên tốt đẹp hơn mà bản thân ta cũng được thanh thản, Xã hội cũng vì thế mà tốt đẹp hơn.
4- Liên hệ mở rộng:
- Khoan dung là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
+ Ca dao : “ Thương người như thể thương thân”...
+ Nguyễn Du thương những người lính Trung Quốc vô tội bị đẩy vào chốn binh đao (Quỉ môn quan).
+ Hồ Chí Minh: “ nâng niu tất cả chỉ quyên mình”...
Trong xã hội ngày nay, khoan dung phải được chú trọng, vì sao?
+ Xu thế hội nhập đặt ra nhiều thách thức..
+ Cuộc sống hiện tại với nhịp sống nhanh, con người dễ bị cuốn vào công việc mà vô tình quên đi những điều tốt đẹp.
+ Hiện tượng vô cảm thiếu trách nhiệm trong xã hội đang xảy ra phổ biến.
- Khoan dung không có nghĩa là dung túng, bao che cho những việc làm sai trái.
- Thể hiện lòng khoan dung đôi khi ta cũng phải tha thứ cho chính mình.
C- Kết bài:
Liên hệ bản thân và tuổi trẻ hiện nay cần làm gì để bồi đắp và nâng cao lòng khoan dung:
+ Không ngừng học tập để nâng cao trình độ vănhoá,tri thức. Có tri thức, có văn hoá sẽ có cơ hội để sống nhân ái hơn.
+ Thực hành lẽ sống khoan dung ngay từ những việc nhỏ với những người thân xung quanh mình.
+ Dấn thân vào các hoạt động của cộng đồng, nâng cao trách nhiệm xã hội...


Đề 2:
Anh (chị) hãy rút ra quan niệm sống của bản thân qua bài “Vội vàng” của Xuân Diệu.

 Gợi ý làm bài
I- yêu cầu về kĩ năng:
- Biết làm bài nghị luận xã hội bàn về vấn đề rút ra từ tác phẩm văn học.
- Biết vận dụng các thao tác lập luận để viết bài.
- Bố cục mạch lạc, lập luận chặt chẽ.
- Diễn đạt lưu loát, cảm xúc.
II- Dàn ý:
A- Mở bài:
Dẫn dắt và nêu vấn đề:Qua bài thơ Vội vàng, Xuân Diệu muốn gửi gắm tới mọi người thông điệp có ý nghĩa tiến bộ: 
- Hãy biết nâng niu, quí trọng vẻ đẹp giản dị đời thường của cuộc sống xung quanh ta.
- Biết trân trọng từng khoảnh khắc thời gian để sống hết mình, sống khẩn trương, mãnh liệt để tận hưởng và cống hiến tuổi thanh xuân cho cuộc đời.
B- Thân bài:
- Con người phải biết trân trọng vẻ đẹp cuộc sống quanh mình:
+ Vẻ đẹp cuộc sống trần thế quanh ta là nơi gắn bó hằng ngày, nơi gần gũi nhất với tâm hồn chúng ta. Nơi ấy có người thân, gia đình,làng xóm quê hương...
+ Vì vậy, mỗi chúng ta cần khám phá và trân trọng vẻ đẹp giản dị quanh mình, biết yêu thiên nhiên,loài vật, con người... để không bao giờ ta đánh mất giá trị đích thực của cuộc sống (Liên hệ với nhân vật Nhĩ- Bến quê)
- Mỗi người phải biết sống khẩn trương, mãnh liệt, tận hưởng, cống hiến trong từng khoảnh khắc thời gian hiện tại.
+ Thời gian là kẻ thù của con người. Thời gian theo quan niệm của Xuân Diệu : trôi chảy vĩnh viễn, không bao giờ trở lại. Tuổi trẻ của con người cũng chỉ có một lần rồi tàn phai.
+ Vì vậy, mỗi người phải biết quí trọng thời gian, biết tận dụng thời gian để sống và làm việc, biết sống có ý nghĩa cho mình, cho gia đình và xã hội. Tránh lãng phí thời gian vào những việc vô bổ, ăn chơi, đắm mình trong những trò vô nghĩa, sa vào những tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, rượu chè...
+ Muốn làm được điều đó, mỗi người phải xác định cho mình mục đích lí tưởng và hành động đúng đắn.
+ Có sống hết mình, sống có ích, biết quí trọng thời gian, con người mới tránh khỏi hối hận, tiếc nuối về những quãng đời đã qua.
3- Kết luận:
- Trong cuộc sống hiện đại, xô bồ ngày nay, tầng lớp thanh niên càng cần xác định mục đích lí tưởng sống cho đúng đắn.
- Liên hệ bản thân.

 Đề 3:
 Trong tác phẩm “Cố hương”, Lỗ tấn có viết: “... kì thực trên dời này làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường đó thôi”. Từ quan niệm đó của nhà văn, em hãy nêu suy nghĩ của mình về con đường mình phải lựa chọn.

 Gợi ý:
- Cách làm bài: có thể bày tỏ thoải mái quan điểm của mình với nội dung bài viết hướng đến lí tưởng sống, những con đường đúng đắn của mỗi người nên lựa chọn cho mình.
 Bài viết cần có luận điểm rõ ràng, lô gích, diễn đạtmạch lạc, lập luận linh hoạt.
 Cụ thể:
Cần nắm được văn bản Cố Hương, hiểu chiều sâu triết lí trong lời độc thoại nội tâm của nhân vật.
Giải thích khái niệm con đường.
Cuộc đời mỗi người đều có con đường riêng của mình. Khái niệm con đường ấy ở đây được dùng theo phương thức ẩn dụ nhằm chỉ lí tưởng sống, cách lựa chọn nghề nghiệp, cách sống...
Việclựa chọn con đường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
 + Hoàn cảnh sống.
 +Nền giáo dục.
 + Truyền thống gia đình.
 + Tác động của xã hội.
 + Trình độ ý thức, ý thức cá nhân.
Việc hình thành con đường cho mỗi người được bát đầu từ khi còn thơ dại, được nuôi dưỡng dần theo tháng năm.
( Lấy dẫn chứng từ ngay tác phẩm Cố hương, trong các tác phẩm khác, trong thực tế cuộc sống).
Phân tích việc chọn đường đúng dắn và hậu quả “lầm đường lạc lối” của sai đường.
Liên hệ bản thân về quá trình hình thành con đường cuộc đời
 Đề 4:
 “ Kính gửi thầy!... Xin thầy hãy dạy cho cháu rằng có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất, nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình” (Trích thư của tổng thống Abraham Lincoln, gửi hiệu trưởng ngôi trường nơi con trai ông theo học).
 Anh (chị ) có suy nghĩ như thế nào về câu nói trên.
 Gợi ý
Nội dung đoạn thư thể hiện quan điểm giáo dục hiện đại, đúng đắn của tổng thống Licoln:
+ Cần dạy cho đứa trẻ lớn lên vừa thông minh, khôn ngoan (có thể bán cơ bắp và trí tuệ cho người trả giá cao nhất), vừa giàu bản lĩnh có nhân cách cao đẹp (nhưng không bao giờ cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình).
+ Thể hiện sự sáng suốt và tâm huyết của Tổng thống với công tác giáo dục, cũng là tình yêu thương và cách dạy dỗ con cái đúng đắn của một người cha.
+ Từ đo rút ra bài học rèn luyện những phẩm chất cho chính bản thân mình.
H/S có thể có những ý kiến lí giải khác, quan trọng là có tính thuyết phục, thể hiện sự suy nghĩ độc lập, có tính tích cực.
































Đề 5:
 Từ bài thơ Sa hành đoản ca (Bài ca ngắn đi trên bãi cát) của Cao Bá Quát, anh (chị) suy nghĩ gì về con đường công danh của người xưa và con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay?
 Gợi ý:
Nội dung:
1- Bài ca nắn đi trên bãi cát là thái độ, cách nhìn của Cao Bá Quát về con đường danh lợi dưới triều Nguyễn. Đó là con đường danh lợi tầm thường, gập nghềnh, trác trở, chán ghét. Tác giả bất bình với những học thuật khoa cử nhà Nguyễn (bảo thủ trì trệ, không chịu cải cách, đổi mới dù nhiều trí thức VN đã đặt ra vấn đề cấp bách này).
 Tác giả đã bước đầu cảm nhận cần phải đổi mới giáo dục qua cái nhìn chán ghétlối học cũ. Có thể phân tích qua bài thơ với những hìnhảnh “bãi cát dài”, “đi một bước như lùi”, “quán rượu”, “người say”... (con đường cùng, giọng điệu gập ghềnh, trúc trắc).
2- Suy nghĩ về con đường công danh của người xưa:
- Dưới triều đại PK trước đây, con đường học- thi đỗ- làm quan là con đường vinh hoa bao nhà nho. Đãlà thân nam nhi thì phải khẳng định được vị thế của mình giữa cuộc đời, phải có công danh để thi thố lí tưởng (“ trị quốc bình thiên hạ”- DC văn học).
- Nhưng công danh với Cao Bá Quát đáng chán ghét vì ông sống dưới triều Nguyễn- triều đại phong kiến cuối cùng đang lâm vào khủng hoảng với nhiều dấu hiệu suy thoái. Thực tế vô số kẻ nhận công danh như một miếng mồi ngon béo bở cần giành lấy để mưu cầu lợi ích bần tiện của bản thân. Tác giả Sa hành đoản ca là một trí thức lớn không chịu nhắm mắt trước thực tại bi đát của cuộc đời. Ông có cái nhìn mang tầm tư tưởng lớn, muốn tìm một con đường khác cho những người tri thức.
3- Suy nghĩ về con đườn lập nghiệp của thanh niên hiện nay:
- Con đường lập nghiệp của thanh niên hiện nay rộng mở hơn, không chỉ giới hạn ở việc thi đỗ đại học ra “làm thầy” mà còn “làm thợ” thành những thợ lành nghề trong lĩnh vực khoa học công nghệ mà nước ta đang rất thiếu.
- Nếu không được đến trường, bạn vẫn có thể tự học, hoặc vừa học vừa làm, học cách lao động kiếm sống và vươn lên làm giàu “trường đời là trường họclớn nhất” (DC thực tế tự lao động, tự kiếm sống)...
- Từ Sa hành đoản ca, từ thực tế đời sống, thanh niên có thể thay đổi cách học “từ chương, giáo điều”, “nhai văn nhả chữ”, coi trọng học đi đôi với hành, phát huy sáng tạo của người học ( Liên hệ thực tế nhiều người không có bằng cấp vẫn sáng chế ra các công cụ lao động khoa học, nhiều công trình).
- Học không chỉ để mưu cầu danh lợi cho bản thân mà còn phải gắn với yêu cầu của gia đình, xã hội, quê hương, đất nước.




 Đề 6:
 Hiện nay nhiều nhân tài nước ta co xu hướng ra nước ngoài lập nghiệp. Em có suy nghĩ gì về hiện tượng “Chảy máu chất xám” đó?
II- Gợi ý làm bài:
1- Về nội dung:
- Nước Việt Nam có truyền thống hiếu học, thời nào cũng có các nhân tài ở các lĩnh vực. Họ làm vẻ vang đất nước ở những cống hiến của mình.
- Hiền tài là nguyên khí của đất nước, chú trọng đào tạo nhân tài là tầm nhìn chiến lược lâu dài cho tương lai đất nước.
- Vấn đề “chảy máu chất xám” hiện nay thực sự đáng báo động…
- Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên cần được nhìn từ nhiều phía, dưới nhiều góc độ…
- “Chảy máu chất xám” ảnh hưởng đến sự phát triển chung của xã hội, đến kinh tế, văn hoá, chính trị…
- Cần lên án những người “có tài mà không có đức”, vì chạy theo mưu cầu danh lợi cá nhân mà thiếu trách nhiệm với nhân dân, với đất nước.
- Phải làm thế nào để thu hút nhân tài của đất nước- tài sản vô giá của mỗi quốc gia (đề ra giả pháp trước mắt và lâu dài)…?
2- Về phương pháp:
- Xây dựng, sắp xếp luận điểm rõ ràng hợp lí, có số liệu dẫn chứng thực tế làm cơ sở cho lập luận được vững chắc.
- Biết kết hợp tốt các phương thức biểu đạt như: tự sự, biểu cảm… để bài nghị luận sinh động, thuyết phục.
 Đề 7:
 Nhằm khơi dậy tinh thần tự hào dân tộc và ý thức trách nhiệm trong thời đại mở cửa, hội nhập của đất nước, báo Thanh niên mở diễn đàn “Nước Việt Nam ta nhỏ hay không nhỏ?”.
 Nếu được tham gia diễn đàn trên, anh (Chị) sẽ nói gì với tuổi trẻ hôm nay?
II- Gợi ý cách làm bài:
1- yêu cầu về kĩ năng:
- Biết trình bày các luận điểm trong bài văn nghị luận xã hội: giải thích, bình luận để khẳng định vấn đề. Trên cơ sở đó, rút ra bài học bổ ích đối với thanh niên nói chung và bản thân nói riêng.
- Hình thức đảm bảo yêu cầu
2- Yêu cầu về kiến thức:
a- Giải thích vấn đề:
- “Nước VN ta nhỏ hay không nhỏ?”
 “Nhỏ” ở đây không phải là nhỏ về địa lí, dân số, mà là vị thế nước ta trong thế đối sánh, trong quan hệ với quốc gia khác.
b- Bình luận một số khía cạnh của vấn đề:
*LĐ 1: So với nhiêu nước trên thế giới và ngay cả nhưng con “rồng”, con “hổ” tang khu vực, nước ta có những mặt thua kém, tụt hậu về khoa học, công nghệ, về chỉ số GDP, về tiềm lực kinh tế… Xét về mặt này, nước ta đúng là “nhỏ”.
*LĐ 2:
 Xét về phương diện lịch sử, văn hoá, dân tộc ta từng chiến thắng kẻ thù hùng mạnh nất trong lịch sử, có những truyền thống quí báu, có một quá khứ hào hùng… về phương diện này, nước ta không hề “nhỏ” (Đó là chứa kể những tiềm lực khác như trí tuệ, tài nguyên, nguồn lực con người…)…
* LĐ 3:
 Vì sao chúng ta có những tiềm lực như thế mà lại thua kém nhiều nước khác? Vì sao hiện nay, ta vẫn là một nước lạc hậu?
( Có thể đưa ra một số lí do: Vì chưa phát huy được trí tuệ, chưa phát huy được khát vọng con người Việt Nam, vì chúng ta chưa dám nhìn thẳng, nhìn thật, nhất là những nhược điểm của mình, vì những hậu quả của chiến tranh để lại…
* LĐ 4: Đề xuất các giải pháp để làm cho nước ta có vị thế về kinh tế, chính trị, văn hoá:
- Phải khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi con người, nhất là tuổi trẻ.
- Phải tăng cường giao lưu, học hỏi với các nước khác.
- Phải xây dựng chiến lược phát triển giáo dục, ddaaof tạo và chiến lược phát triển khoa học công nghệ hợp lí.
- Phải động viên tinh thần hăng say học tập, lao động, dám nghĩ, dám làm…

































File đính kèm:

  • docde van NLXH.doc