Đề4: Tống biệt hành - Thâm Tâm

pdf2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề4: Tống biệt hành - Thâm Tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chuyên đề: Văn học lãng mạn và 
hiện thực phê phán 1930-1945 (phần thơ) 
 
Đề 4: Tống biệt hành - Thâm Tâm 
 
Trong phong trào Thơ mới của những nhà thơ sáng tác không nhiều nhưng ấn tượng để lại 
rất sâu đậm. Thâm Tâm là một trường hợp như vậy. Nét riêng trong thơ ông là giọng điệu 
trầm hùng và rắn rỏi, nói lên nỗi day dứt về thế sự và con người. 
1. Tống biệt hành là một bài thơ hay. Đề tài “Tống biệt” là một đề tài quen thuộc trong kho 
tàng thơ ca Việt Nam và thơ ca thế giới. Thâm Tâm đã chọn đề tài này và viết theo thể 
hành, một thể thơ cổ phong có trước thơ Đường luật, viết khá tự do, phóng khoáng. Ngoài 
Tống biệt hành, ông còn viết một số bài thơ khác theo thể thơ này như Can trường hành, 
Vọng nhân hành, Tạm biệt hành. 
Đề tài không mới, thể thơ cổ, nhưng tác giả lại đưa được vào đó cái không khí của thời đại 
mình đang sống, cái hoài bão của con người đương thời nên đã tạo ra nét độc đáo của bài 
thơ. 
Bài thơ diễn tả tâm trạng và suy tư của “người tiễn” sau khi tiễn “người đi” (ly khách) ra đi 
tìm “chí lớn”. “Người tiễn” và “người đi” là hai người bạn cùng chí hướng, ôm ấp chí tung 
hoành, không muốn sống tầm thường. “Ta” trong bài thơ này là người tiễn; “ly khách”, 
“người” là “người ra đi”. 
2. Đoạn đầu bài thơ (“Đưa người... mẹ già cũng đừng mong”) miêu tả nỗi lòng người đưa 
tiễn và sự quyết chí ra đi của người đi. 
Bốn câu mở đầu cho thấy nỗi lòng xao xuyến thảng thốt của “người tiễn” khi “tống biệt” 
người ra đi. Ở đây có nỗi xúc động phấp phỏng, có nỗi buồn bã lo âu (Sao có tiếng sóng ở 
trong lòng. Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong). Tại sao người đưa tiễn lại có tâm trạng 
ấy? Bởi lẽ người đưa tiễn hiểu rằng mình đang tiễn một người quyết chí ra đi mà không thể 
khuyên can, không thể níu kéo. Người ra đi quyết hiến thân cho “ chí lớn”, quyết không trở 
về với “hai bày tay không”. Cho nên “không bao giờ nói trở lại”, “ba năm mẹ già cũng 
đừng mong”. Cuộc “tống biệt” có thể thành ra cuộc vĩnh biệt. Con đường nhỏ ít người đi, 
đầy khó khăn trắc trở cuốn hút người đi rồi, đừng mong chi ngày gặp lại. Cho nên dù là 
cùng chí hướng, dù không phản đối việc ra đi, mà người tiễn vẫn không khỏi thảng thốt, tái 
tê kêu lên “Ly khách! ly khách! Con đường nhỏ”. Người tiễn gọi theo người ra đi như 
muốn níu kéo lại cái hình bóng dáng khuất dần trên con đường nhỏ. 
3. Đoạn hai cũng là đoạn cuối bài thơ (Ta biết người buồn... như hơi rượu say)... Sau khi 
“người đi” đã đi rồi, người tiễn nhớ lại người ra đi và nỗi lòng “người ra đi” hiện lên trong 
sự nhớ lại đó. 
Nếu như ở đoạn trước “người ra đi” được miêu tả có vẻ nhất quyết (“Một giã gia đình, một 
dửng dưng”) thì ở đoạn này tác giả miêu tả “người ra đi” cũng đầy day dứt: “Ta biết người 
buồn chiều hôm trước” lại “biết người buồn sáng hôm nay” nữa, chứ không phải như cái 
vẻ “dửng dưng” lúc ra đi. 
“Ta biết người buồn chiều hôm trước” vì một chị, rồi hai chị khóc hết nước mắt “khuyên 
nốt em trai dòng lệ sót”. Có gì làm duyên cớ đều được đưa ra khuyên nốt, khuyên hết. 
Dòng lệ sót là những giọt nước mắt cuối cùng. Hết chị này đến chị kia, hết giọt nước mắt 
này đến giọt nước mắt khác đã chảy đến cạn kiệt để khuyên em ở lại. Trước một tình cảm 
như thế ta hiểu người buồn lắm. Đó chính là một nỗi cảm thông. 
“Ta biết người buồn sáng hôm nay” khi “em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc”, “gói tròn 
thương tiếc” trong chiếc khăn tay đưa tặng... Như thế, hết “chiều hôm trước” đến “sáng 
hôm sau”, hết chị rồi đến em, tất cả những gì yêu thương ruột rà máu mủ đều muốn giữ lại 
người ra đi . 
Nhưng người ra đi vẫn dứt áo ra đi. “Dòng lệ sót” của chị, “đôi mắt biếc” của em, rồi mẹ 
già “nắng ngã cành dâu” cũng không thể ngăn cản được, níu kéo được sự quyết chí ra đi 
của người đi. Khi người đi đã đi rồi, người tiễn vẫn như chưa dám tin: 
Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực! 
“Người đi ?” với một dấu chấm hỏi như ngỡ ngàng: người đi thật rồi sao? Hai tiếng “ừ 
nhỉ” xen vào đây như một sự bàng hoàng đến ngẩn ngơ. “Thế là người đi thực” rồi! Người 
tiễn biết người ra đi đã đi thực rồi, đi thực với một sự gắng gượng, sự dằn lòng đến đau 
đớn: 
Mẹ thà coi như chiếc lá bay 
Chị thà coi như là hạt bụi 
Em thà coi như hơi rượu say 
“Thà coi như” lặp lại ba lần với ba người thân yêu nhất: một sự lựa chọn đau đớn, một sự 
“dứt áo” nặng trĩu lòng, chứ nào đâu phải cố làm ra vẻ “dửng dưng” như ở trên kia. 
4. Tống biệt hành là một bài thơ “tống biệt”; có kẻ ở người đi. Người ở, lòng xao xuyến tái 
tê; người đi cũng đau đớn trĩu lòng. Nhưng dù sao người đi cũng quyết chí lên đường, để 
thực hiện chí lớn của mình, chứ nhất định không đắm mình trong sự ngột ngạt, tù túng. Cái 
quyết chí “ tống biệt” ấy làm cho bài thơ thật giàu chất lãng mạn và đầy hào khí. 
Trong Thi nhân Việt Nam nhà phê bình Hoài Thanh thật tinh tế khi cho rằng: “Trong bài 
Tống biệt hành thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời 
thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc, không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây 
giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại”. Bài thơ khó hiểu vì từ ngữ 
trong thơ hàm súc, dồn nén, nhiều chỗ tĩnh lược; giữa các dòng thơ có nhiều khoảng trống 
tạo thành một vẻ đẹp bí ẩn và cổ kính rất hiếm thấy trong thơ ca hiện đại. 
Bài giảng của: Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa 
và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn 

File đính kèm:

  • pdfDe 4Tong biet hanhTham Tam.pdf