Đềthi tuyển sinh đại học năm 2013 môn: ngữ văn; khối: c

pdf5 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1064 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đềthi tuyển sinh đại học năm 2013 môn: ngữ văn; khối: c, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Họ và tên thí sinh: .............................................; Số báo danh: ................................. 
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
 
 ĐỀ CHÍNH THỨC 
 
ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 
Môn: NGỮ VĂN; Khối: C 
Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề 
 
 
I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
Câu 1 (2,0 điểm) 
Trong truyện ngắn Hai đứa trẻ của Thạch Lam, ấn tượng của nhân vật Liên về Hà Nội 
có những nét nổi bật nào? Hình ảnh Hà Nội có ý nghĩa gì đối với đời sống tâm hồn Liên? 
 Câu 2 (3,0 điểm) 
 Nhìn lại vốn văn hoá dân tộc, nhà nghiên cứu Trần Đình Hượu có nêu một nhận xét 
về lối sống của người Việt Nam truyền thống là: 
 Không ca tụng trí tuệ mà ca tụng sự khôn khéo. Khôn khéo là ăn đi trước, lội nước 
theo sau, biết thủ thế, giữ mình, gỡ được tình thế khó khăn. 
(Theo Ngữ văn 12, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013, tr.160-161) 
 Từ nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống trên, anh/chị hãy bày tỏ 
quan điểm sống của chính mình (bài viết khoảng 600 từ). 
II. PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu 3.a hoặc câu 3.b) 
 Câu 3.a. Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
 Về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng, có ý kiến cho rằng: 
người lính ở đây có dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước. Ý kiến khác thì nhấn mạnh: hình 
tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời kháng chiến chống Pháp. 
 Từ cảm nhận của mình về hình tượng này, anh/chị hãy bình luận những ý kiến trên. 
 Câu 3.b. Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 
Có ý kiến cho rằng: sự nhẫn nhục của nhân vật Từ (Đời thừa - Nam Cao) không 
đáng trách, chỉ đáng thương; còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền 
ngoài xa - Nguyễn Minh Châu) thì vừa đáng thương vừa đáng trách. 
 Từ cảm nhận của mình về hai nhân vật này, anh/chị hãy bình luận ý kiến trên. 
 
---------- Hết ---------- 
 
Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. 
 1
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM 
 ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2013 
 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: NGỮ VĂN; Khối: C 
 (Đáp án - Thang điểm có 04 trang) 
 
Câu Ý Nội dung Điểm
 1 Những nét nổi bật trong ấn tượng của Liên về Hà Nội; ý nghĩa của hình ảnh 
Hà Nội với đời sống tâm hồn Liên 
2,0 
 
1. Những nét nổi bật trong ấn tượng của Liên về Hà Nội 
 - Hà Nội là nơi Liên từng được vui chơi, được hưởng những thức quà ngon lạ. 
- Hà Nội là nơi tràn ngập âm thanh, ánh sáng. 
0,5 
0,5 
2. Ý nghĩa của hình ảnh Hà Nội với đời sống tâm hồn Liên 
 
 - Khơi dậy nỗi nhớ tiếc về một quá khứ tươi đẹp đã mất và niềm mơ tưởng về một 
tương lai tươi sáng nhưng xa vời. 
- Nuôi dưỡng khát vọng mơ hồ mà khắc khoải của Liên: được thoát ra khỏi hiện 
tại tăm tối, buồn tẻ, nghèo khổ của phố huyện. 
0,5 
 
0,5 
2 Nhận thức về những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống truyền thống; bày 
tỏ quan điểm sống của chính mình 
3,0 
a. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) 
 
 
 
 
 
- Trí tuệ là khả năng nhận thức, suy xét bằng bộ óc; khôn khéo là khôn ngoan, 
khéo léo, linh hoạt trong ứng xử. 
- Ý kiến đã nêu được một nét đáng lưu ý về lối sống của người Việt Nam truyền 
thống là ít đề cao trí tuệ mà chỉ đề cao sự khôn khéo, một dạng trí khôn của đời 
sống; đồng thời chỉ ra một số biểu hiện của lối sống khôn khéo đó. 
 
 
0,5 
 
b. Nhận thức về các mặt tích cực và tiêu cực ... (1,5 điểm) 
- Về mặt tích cực (0,5 điểm) 
+ Tạo ra lối ứng xử linh hoạt trong đời sống hàng ngày giúp con người có thể an 
thân, hưởng lợi, giữ mình thoát hiểm. 
+ Khiến cho mỗi cá nhân có lối sống thiết thực, tuỳ cơ ứng biến để tồn tại trong cộng 
đồng. 
 
 
0,5 
 
 
 
 
- Về mặt tiêu cực (1,0 điểm) 
+ Mặt tiêu cực của việc không đề cao trí tuệ: ít coi trọng những nỗ lực khám phá, 
chinh phục, sáng chế nhằm hướng tới những đỉnh cao trong sản xuất, khoa học, 
nghệ thuật; chưa thực sự tôn trọng thành quả của trí tuệ, tri thức và sáng tạo; dẫn 
đến sự trì trệ, kém phát triển về mọi mặt của đời sống xã hội. 
 
0,5 
 2
Câu Ý Nội dung Điểm
+ Mặt tiêu cực của lối sống khôn khéo: chỉ biết thu lợi, cầu an cho mình, đẩy khó 
khăn, thiệt thòi cho người; ngại va chạm, ngại đối mặt với thách thức; con người 
có nguy cơ trở nên thiển cận, nhu nhược, ích kỉ. 
0,5 
 
c. Bày tỏ quan điểm sống (1,0 điểm) 
 - Trên cơ sở nhận thức những mặt tích cực và tiêu cực của lối sống truyền thống, 
thí sinh tự đề ra quan điểm sống cho bản thân và phương hướng hành động để 
thực hiện quan điểm sống ấy. 
- Thí sinh được tự do bày tỏ quan điểm sống của mình, nhưng cần phải có thái độ 
chân thành, nghiêm túc, cầu tiến. 
 
 
 
1,0 
 
3.a Cảm nhận về hình tượng người lính trong bài thơ Tây Tiến và bình luận 
những ý kiến ... 
5,0 
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) 
 + Quang Dũng một nghệ sĩ đa tài, nhưng trước hết là một thi sĩ mang hồn thơ 
phóng khoáng, hồn hậu, tài hoa. 
+ Tây Tiến là bài thơ tiêu biểu cho đời thơ Quang Dũng và thơ ca chống Pháp; tác 
phẩm đã khắc họa thành công hình tượng người lính Tây Tiến. 
 
0,5 
2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) 
 + “Dáng dấp tráng sĩ thuở trước” là nói đến những nét đẹp trượng phu giàu tính ước 
lệ kiểu văn chương trung đại trong hình tượng người lính; “Mang đậm vẻ đẹp của 
người chiến sĩ thời chống Pháp” là muốn nói ở hình tượng người lính có nhiều nét 
đẹp thân thuộc chắt lọc từ đời sống chiến trường của những anh vệ quốc quân thời 
chống Pháp. 
+ Đây là hai nhận xét khái quát về hai bình diện khác nhau của hình tượng người lính 
Tây Tiến: ý kiến trước chỉ ra vẻ đẹp truyền thống, ý kiến sau chỉ ra vẻ đẹp hiện đại. 
 
 
 
 
 
0,5 
3. Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến và bình luận các ý kiến (4,0 điểm) 
3.a. Cảm nhận hình tượng người lính Tây Tiến (2,5 điểm) 
 
 
- Vẻ đẹp người lính mang dáng dấp của các tráng sĩ thuở trước (1,0 điểm) 
+ Người lính trong Tây Tiến có dáng vẻ oai phong, lẫm liệt, đầy hào khí; tinh thần 
chinh chiến kiêu dũng, xả thân; thái độ ngang tàng, ngạo nghễ, xem cái chết nhẹ 
tựa lông hồng. 
+ Hình tượng người lính đặt trong miền không gian đầy không khí bi hùng cổ xưa 
với cuộc trường chinh vào nơi lam chướng nghìn trùng, với chiến trường là miền 
viễn xứ chốn biên ải, gắn với chất liệu ngôn ngữ trang trọng, hình ảnh ước lệ, ... 
 
 
0,5 
 
 
 
0,5 
 3
Câu Ý Nội dung Điểm
- Hình tượng người lính mang đậm vẻ đẹp của người chiến sĩ thời chống 
Pháp (1,5 điểm) 
+ Người lính với tinh thần vệ quốc của thời đại chống Pháp cảm tử cho tổ quốc 
quyết sinh: không tiếc đời mình, không thoái chí sờn lòng, không bỏ cuộc; đời 
sống quân ngũ gian khổ mà vẫn trẻ trung, tinh nghịch; lăn lộn trận mạc đầy mất 
mát hi sinh mà vẫn đa cảm đa tình; dồi dào tình yêu thiên nhiên, tình quân dân và 
tình đôi lứa. 
+ Hình tượng người lính gắn chặt với một sự kiện lịch sử là cuộc hành binh Tây 
Tiến; một không gian thực là miền Tây, với những địa danh xác thực, những cảnh 
trí đậm sắc thái riêng của xứ sở vốn hiểm trở mà thơ mộng; với ngôn ngữ đậm 
chất đời thường của những người lính trẻ... 
 
 
 
1,0 
 
 
 
0,5 
 
 
 
 
3.b. Bình luận hai ý kiến (1,5 điểm) 
- Hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau, tưởng đối lập, nhưng thực ra là 
bổ sung nhau, cùng khẳng định những đặc sắc của hình tượng người lính Tây 
Tiến: đó là sự hoà hợp giữa vẻ đẹp tráng sĩ cổ điển với vẻ đẹp chiến sĩ hiện đại để 
tạo nên một hình tượng toàn vẹn. 
- Hình tượng có được sự hoà hợp đó là do nhà thơ đã kế thừa thơ ca truyền thống, 
sử dụng bút pháp lãng mạn, đồng thời đã mang được vào thơ không khí thời đại, 
hiện thực chiến trường, đời sống trận mạc của bộ đội Tây Tiến mà tác giả vốn là 
người trong cuộc. 
1,0 
 
 
 
0,5 
3.b Cảm nhận về nhân vật Từ trong Đời thừa, nhân vật người đàn bà hàng chài 
trong Chiếc thuyền ngoài xa và bình luận ý kiến... 
5,0 
1. Vài nét về tác giả, tác phẩm (0,5 điểm) 
 - Nam Cao là nhà nhân đạo lớn, là nhà văn hiện thực xuất sắc của văn học Việt 
Nam hiện đại; Đời thừa là một trong những tác phẩm tiêu biểu của ông trước 1945. 
- Nguyễn Minh Châu là nhà văn tài năng đi tiên phong trong công cuộc đổi mới 
văn học Việt Nam sau 1975; Chiếc thuyền ngoài xa là một tác phẩm xuất sắc của 
ông thuộc giai đoạn này. 
 
 
0,5 
2. Giải thích ý kiến (0,5 điểm) 
 
 Ý kiến chỉ ra sự giống nhau của hai nhân vật: đều nhẫn nhục, đồng thời chỉ ra sự 
khác nhau: sự nhẫn nhục của Từ chỉ là một bất hạnh đáng được cảm thông, không 
có gì đáng trách, còn sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài vừa là một bất 
hạnh đáng thương vừa có những sai lầm đáng trách. 
0,5 
 4
Câu Ý Nội dung Điểm
3. Cảm nhận hai nhân vật và bình luận ý kiến (4,0 điểm) 
3.a. Cảm nhận về nhân vật Từ và người đàn bà hàng chài (3,0 điểm) 
- Về nhân vật Từ 
+ Từ là người vợ hoàn toàn yếu thế, phụ thuộc; hiền từ, nhu thuận, chăm chút chi 
li; thấu hiểu và tin tưởng phẩm chất tốt đẹp bền vững của chồng. Được khắc họa 
như một nhân vật phụ; trong không gian gia đình; thống nhất ngoại hình với tính 
cách. 
+ Sự nhẫn nhục của Từ chủ yếu là nhẫn nhịn những hành vi thiếu tự chủ trong lúc 
phẫn đời mà tìm đến rượu của người chồng luôn day dứt lương tâm. 
- Về nhân vật người đàn bà hàng chài 
+ Là người đàn bà mạnh mẽ mà chịu lệ thuộc, chấp nhận việc hành hạ tàn tệ; sắc 
sảo, hiểu lẽ đời nhưng chưa có ý thức về giá trị sống, quyền sống của mình; hiểu 
rõ bi kịch của mình và gia đình mà chỉ cam chịu, không phản ứng. Được khắc họa 
như nhân vật trung tâm; trong không gian rộng từ gia đình đến tòa án; ngoại hình 
và tính cách có nhiều tương phản. 
+ Sự nhẫn nhục của người đàn bà hàng chài là một cách chấp nhận những đầy đọa 
vô lí của người chồng quen thói bạo hành; đã thành một cách sống buông xuôi, 
thỏa hiệp; không những không thức tỉnh được chồng, trái lại, chỉ càng tiếp tay cho 
thói bạo hành gia đình. 
 
 
 
1,0 
 
 
 
0,5 
 
 
 
 
1,0 
 
 
 
 
 
 
0,5 
3.b. Bình luận về hai ý kiến (1,0 điểm) 
 
 Khẳng định sự đúng đắn của ý kiến: 
- Chỉ ra được những khác biệt thật sự trong một hiện tượng tưởng chừng hoàn 
toàn giống nhau, giúp người đọc nhận ra nét độc đáo của mỗi hình tượng. 
- Đồng thời, giúp người đọc cảm nhận được điểm gặp gỡ và nét khác biệt trong 
cách nhìn nhận và mô tả đời sống cũng như trong tư tưởng của mỗi tác giả. 
 
 
0,5 
 
 
0,5 
Lưu ý chung: Thí sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, chấp nhận cả những cách khác 
đáp án, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức. Trên đây chỉ là những ý cơ bản thí sinh 
cần đáp ứng; việc cho điểm cụ thể từng câu cần dựa vào bản hướng dẫn chấm kèm theo. 
 
- Hết - 

File đính kèm:

  • pdfDe Dap an Van Khoi C 2013.pdf