Đọc hiểu và dạy học "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ theo chương trình THCS mới

doc23 trang | Chia sẻ: frankloveabc | Lượt xem: 4753 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đọc hiểu và dạy học "Truyền kỳ mạn lục" của Nguyễn Dữ theo chương trình THCS mới, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
“ Truyền kỳ mạn lục” là tác phẩm mở đầu mẫu mực của sáng tác truyền kì trong văn học trung đại Việt Nam “ thiên cổ tuỳ bút”, áng văn hay của bậc đại gia Nguyễn Dữ đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán
( VHTĐVN tập 1- PGSTS Nguyễn Đăng Na).

































Lời cảm ơn!
 Ba năm qua điều mà tôi cảm thấy vô cùng vinh dự là được học tập tại lớp Ngữ Văn Nam Trực hệ từ xa do giáo viên Trường ĐHSP Hà Nội về giảng dạy. Được sự truyền đạt, sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa, tôi đã cố gắng bổ sung và nâng cao chuyên môn ngày một vững chắc .
 Ngày hôm nay bài tập tố nghiệp được hoàn thành ngoài sự lỗ lực của riêng tôi, còn có sự giúp đỡ, hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong trường, trong khoa mà trực tiếp là PGS - TS Đỗ Hải Phong, bên cạnh đó tôi còn có sự động viên giúp đỡ của gia đình, nhà trường nơi công tác, bạn bè và những người thân.
Tôi xin chân thành cám ơn sự giúp đỡ nhiệt tình và tình cảm tốt đẹp mà các thầy cô, gia đình bạn bè đã dành cho tôi. 
 Nam Trực, ngày 05 tháng10 năm 2008
Học viên
























Mục lục
A-Phần mở đầu
1- Lí do chọn đề tài
2-Lịch sử vấn đề
3-Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4-Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
5- phương pháp nghiên cứu
6- Cấu trúc bài tập tốt nghiệp
B-Chương I: Cơ sở lí thuyết
1- Cơ sở lí thuyết thể loại 
2- Cơ sở lí thuyết phương pháp
Chương II: Định hướng đọc hiểu
1-Thân thế sự nghiệp, phong cách sáng tác
2- Tác phẩm 
3- Truyện ngắn
Chương III: Định huớng dạy học
1- Thiết kế bài giảng
2-Kiểm tra
C-Kết luận






















Phần mở đầu

1- Lí do chọn đề tài
 “Truyền kỳ mạn lục” là tác phẩm mở đầu mẫu mực của sáng tác truyền kỳ trong VHTĐ Việt Nam “ Thiên cổ kì bút” “ áng văn hay của bậc đại gia” Nguyễn Dữ đánh dấu sự phát triển vượt bậc của văn xuôi tự sự chữ Hán, vượt qua giai đoạn ghi chép tôn giáo, lịch sử văn học dân gian, vượt qua giai đoạn sáng tác để trở thành một sáng tác văn học. Nguyễn Dữ viết “ Truyền kì mạn lục” để kí thác tâm sự của mình, để bày tỏ với hiện thực xã hội đương thời.Qua đấy ta thấy Nguyễn Dữ là người đương thời mẫn thế, có tinh thần dân tộc và tư tưởng thân dân sâu sắc. Không những vậy “ Truyền kì mạn lục” có giá trị nhân văn chung rất cao không chỉ là phản ánh xã hội đương thời mà còn tập trung phản ánh số phận, khát vọng của người phụ nữ - Người phụ nữ là chủ đề lớn trung tâm của tác phẩm. Truyện Người con gái Nam Xương là một trong những truyện ngẵn tiêu biểu cho chủ đề đó. Chính vì vậy nó được đưa vào chương trình Ngữ Văn THCS - Ngữ Văn Lớp 9 tập I, tác phẩm văn học mở đầu cho văn học trung đại lớp 9. Do đó qua thực tế giảng dạy và nghiên cứu cho nên tôi đã lựa chọn đề tài này, vấn đề đọc hiểu và dạy học “ Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ qua truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương”, Ngữ Văn lớp 9 tập I - NXBGD. Tuy nhiên qua thực tế giảng dạy thông qua quá trình đọc hiểu và dạy học tác phẩm này trong chương trình THCS , chúng tôi thấy quá trình tiếp nhận của các em học sinh còn chưa tốt. Chúng tôi có cuộc khảo sát nhỏ ở lớp 9A Trường THCS Trực Đạo - Huyện Trực Ninh-Tỉnh Nam Định, sau khi học xong bài “ Chuyện nguời con gái Nam xương” chúng tôi đưa ra 3 câu hỏi để kiểm tra thì kết quả thu được là 35% hiểu thấu đáo và 65% chưa hiểu thấu đáo.Vì vậy để bổ sung và khắc sâu hơn cho học sinh chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu, sưu tầm tài liệu để bổ sung nâng cao cho quá trình giảng dạy của mình về tác phẩm này. 
 Mặt khác chúng tôi đi vào tìm hiểu dạy học tác phẩm này còn bởi ở sự yêu thích cá nhân.

2- Lịch sử vấn đề
 “Truyền kì mạn lục” là tác phẩm được sáng tác ở thế kỷ 16, viết bằng chữ Hán, là tác phẩm quý trong kho tàng văn học Việt Nam, hiện nay vấn đề tìm hiểu các tác phẩm văn học viết bằng chữ Hán không được bạn trẻ quan tâm đặc biệt khi xã hội phát triển có nhiều yếu tố hấp dẫn, cuốn hút nên tác phẩm viết bằng chữ Hán ít người biết đến, đặc biệt khi hiểu các nghĩa chữ Hán có nhiều hạn chế( không có tài liệu, khó tìm tài liệu…), những tài liệu của những người đi trước đã có, nhưng tôi thấy chưa đủ về toàn bộ tập truyền kì trên. Nay chúng tôi làm bài tập này muốn góp thêm tiếng nói vào quá trình dạy học và đọc hiểu tác phẩm này.
 
 3- Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 
 Đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là vấn đề đọc hiểu và dạy học truyện “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ theo chương trình THCS mới.
Phạm vi nghiên cứu là toàn bộ tri thức liên quan đến thân thế sự nghiệp phong cách sáng tác của Nguyễn Dữ đặc biệt là truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” trong chương trình THCS.
Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” chúng tôi lấy từ SGK ngữ văn lớp 9 tập I trang 43-NXBGD, bên cạnh đó chúng tôi còn tham khảo thêm truyện Nguyễn Dữ trong các cuốn (Phần tài liệu tham khảo).

4-Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 
- Mục đích nghiên cứu của chúng tôi là làm sáng tỏ vấn đề đọc hiểu và dạy học “ Truyền kỳ mạn lục” của Nguyễn Dữ theo chương trình THCS mới.
- Để thực hiện mục đích trên chung tôi đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể sau:
+ Xác định cơ sở lý thuyết cho vấn đề 
+ Định hướng dạy học văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” 
+ Định hướng đọc hiểu văn bản “ Chuyện người con gái Nam Xương” 

5- Phương pháp nghiên cứu 
Phương pháp tiếp cận chủ yếu của chúng tôi là tiếp cận hệ thống và tổng hợp tri thức liên ngành ngữ văn. Trong quá trình làm bài tập này chúng tôi còn những phương pháp cụ thể như sau: phân tích, tổng hợp, phân loại, so sánh, đối chiếu,thống kê…

6- Cấu trúc bài tập Ngữ Văn này gồm 
Ngoài phần mở đầu, kết luận bài tập này chia làm 3 chương

Chương I : Cơ sở lý thuyết
Chương II : Định hướng đọc hiểu
Chương III : Định hướng dạy học
Chương I
Cơ sở lý thuyết

1- Cơ sở lý thuyết thể loại
 Người đọc(người học) khi tiếp xúc với bất kỳ một tác phẩm văn học nào cũng thường tự hỏi, tác phẩm ấy thuộc thể loại nào? Khi đó con người đã có ý thức về thể loại của từng tác phẩm cụ thể, xác định như vậy để vấn đề đọc hiểu hay hay dạy học một tác phẩm đạt cao hơn. Người đọc, người nghe phải chú ý đến các yếu tố của từng thể loại cụ thể loại như đề tài,chủ đề, nhân vật kết cấu và hình thức lời văn, để có cách cảm thụ riêng hay gợi ra tâm thế cho người đọc khi cảm thụ tác phẩm ấy. Thể loại văn học ra đời gắn liền với biến động của lịch sử văn hoá phức tạp của mỗi dân tộc và thời đại. Thể loại văn học mới ra đời để đáp ứng nhu câù thưởng thức sáng tạo nghệ thuật của con người.Vận dụng truyện cổ dân gian ra đời phục vụ nhu cầu nhận thức và sinh hoạt văn hoá cộng đồng vì vậy có thể loại không ngừng phát triển,có thể loại suy tàn và mất đi VD: Cáo, Phú, Hịch. Hiện nay không được dùng trong sáng tác mới, hay sử thi Hy Lạp chỉ còn trong sự thưởng thức của nhân loại nhưng lối tư duy của nó đã “Một đi không trở lại” tự sự, kịch xuất hiện sớm ở Châu âu, ở Trung Quốc thơ phát triển mạnh ở đời Đường, kịch phát triển mạnh ở đời Nguyên.. ở Việt Nam thời kỳ văn học trung đại, văn học viết chịu ảnh hưởng trực tiếp của hệ thống thể loại văn học cảiTung Hoa, đồng thời cũng hình thành các thể loại văn học như, khúc ngâm, hát nói. Đến đầu TK XX trở đi dần xuất hiện thể loại văn học hiện đại như thể loại tiểu thuyết... Thể loại văn học luôn mang tính lịch sử , tính dân tộc tính thời đại và không ngừng vận động phát triển trước nhu cầu sáng tạo và thưởng thức văn học ở Việt Nam như thời kỳ trung đại có xu hướng đối lập văn học chữ Hán với chữ Nôm, VHGD với văn học viết. 
 Thể loại văn học giúp người đọc hình dung ra diện mạo của trong tác phẩm “thể loại thể hiện một giới hạn tiếp xúc với đời sống một cách tiếp cận, một góc nhìn, một trường quan sát, một quan niệm đối với đời sống, đồng thời cũng là một sáng tác...”, kịch thể hiện xung đột gay gắt, bộc lộ cảm xúc tư tưởng, kể những câu chuyện người ta nhớ tới. Số lượng các thể loại dùng làm phương tiện sáng tác ra tác phẩm văn học thì hữu hạn mà đối tuợng phản ánh và tâm hồn người nghệ sĩ là vô hạn, Do đó con người luôn tìm ra những loại hình mới và xây dung theo cách mới của các thể loại cũ trong nghệ thuật. Vì vậy khi hình thành loại văn học mới cần xem là cuộc cách tân trong nghệ thuật ví dụ thơ tự do và thơ luật, tiểu thuyết chương hồi và tiểu thuyết hiện đại. Theo Bêlinxki, người chia tác phẩm ra làm các loại: tác phẩm tự sự, tác phẩm trữ tình, kịch, còn ở Việt nam chia sự sự phân chia thể loại được xem là “kiểu dạng” của văn học và được xác định bởi lời văn( thơ khác văn xuôi, kịch thơ khác kịch nói) thể văn( Hai chữ, ba chữ, năm chữ), dung lượng ( Truyện ngắn, tiểu thuyết, truyện vừa, trường ca, thơ) ngoài ra còn có sự phân chia văn học ở nội dung , thể loại , lịch sử, thế sự đời tư .
 Vì vậy tự sự là 1 thể loại văn học bao gồm (từ thần thoại, anh hùng ca,cổ tích, ngụ ngôn, truyện thơ, truyền kì, tiểu thuyết chương hồi,truyện ngắn, truyện vừa... ) ....114
 Nội dung của tự sự là một quá trình các sự kiện biến đổi của đời sống xã hội kể về việc làm, hoạt động bên ngoài tới bản chất đời sống và con người, mặt khác tự sự còn kể những câu chuyện và hành động hư cấu điều này làm cho tác phẩm tự sự khác báo chí lịch sử không phải do tư liệu mà do con người và hành động ấy có thật trong lịch sử tuy nhiên nó vẫn có khoảng cách với lịch sử.
 Xét về mặt ý nghĩa tự sự là một sự giải thích, lý giải có ý thức hệ với đời sống ví dụ truyền thuyết Thánh Gióng, Sơn Tinh-Thuỷ Tinh, Mị Châu-Trọng Thuỷ ,Truyện Kiều ta thấy điều đó hay đọc kinh cựu ước thấy lịch sử của người Do Thái, đọc Ênênit của ViêcGin thấy tư tưởng kiên nhẫn trong chế độ Nguyên Thuỷ La Mã cổ đại.Không có tự sự nào không nhằm giải thích sự việc hay đề cao tư tưởng có khuynh hướng xã hội, lịch sử nào đó.
 Phương thức tự sự mang phong cách thời đại lịch sử mà nó thuộc vào, ví dụ thần thoại khác cổ tích, tự sự trong cổ tích khác truyền kỳ trung đại, tiểu thuyết truyện ngắn, truyện vừa khác thời trung đại.

Về mặt cấu trúc tự sự gồm các yếu tố sau:
 Hệ thống cốt truyện gồm các sự kiện diễn ra liên tiếp làm ra các hành động, các nhân vật có quan hệ với nhau, có tình huống có bối cảnh...Khác tự sự truyền thống, mọi sự việc được kể ra đều là sự thật của thời trước có yếu tố hoang đường: dẫm lên vết chân chân lạ mà có thai, đẻ bọc trứng nở ra được trăm nghìn con.
 Lời kể câu chữ dùng để trần thuật lại làm cho câu chuyện hiện ra trong tâm lí người đọc.Một câu chuyện không có lời kể và không phụ thuộc vào lời kể thì không có một giá trị ý nghĩa năng động nào. Lời kể ảnh hưởng sâu sắc tới nội dung kể mà còn ảnh hưởng đến tâm lí người tiếp nhận ví dụ: Truyện Kiều Nguyễn Du và Kim Vân Kiều truyện Thanh Tâm tài nhân cùng nội dung những nhân vật khác lời kể khác dẫn đến giá trị truyện khác ở mỗi dân tộc và thế giới 
 Ngoài ra còn có hành vi tự sự, hành động của người tự sự, người trần thuật, có thể kể xuôi kể ngược, kể nhanh chậm, kể theo ngôi thứ nhất như truyện Dế mèn phưu lưu kí –Tô Hoài hay kể những gì anh ta nghe thấy quan sát được không đi vào phân tích, hay mổ xẻ nội tâm nhân vật như “Tướng về hưu” của Nguyễn Huy Thiệp.
 Vậy tác phẩm “ Truyền kì mạn lục ” chúng tôi đang nghiên cứu dưới đây tác phẩm tự sự thuộc thể loại truyện ngắn tự sự .
 Truyện ngắn là hình thức ngắn của tự sự. Nó gần với tiểu thuyết hơn cả bởi hình thức tự sự là tái hiện cuộc sống đương thời.Nội dung của truyện ngắn rất khác nhau: đời tư, thế sự, sử thi nhưng cái độc đáo là truyện ngắn có thể kể về cả một cuộc đời hay một đoạn đời, một sự kiện, Trong cuộc sống nhân vật ở cái nhìn tự sự với cuộc đời. Truyện ngắn trung đại cũng là truyện ngắn nhưng gần với truyện vừa (134…..) 
 Truyện vừa là thể loại văn xuôi tự sự cỡ trung bình. Các chuyện vừ như: Đất nước đứng lên, Bên kia biên giới, Vùng mỏ….. Sự trần thuật của truyện vừa trầm tĩnh, ít xoáy sâu các tình thể bi thảm tính kịch gay gắt.Câu văn giản dị gọn gàng sáng rõ, ít trang sức. Đối tượng tái hiện của truyện vừa là các sự kiện các cuộc đời đặc sắc khác thường hoặc các hiện tượng đời sống nổi bật. Truyện vừa ít miêu tả quá trình vận động của tính cách với đặc trưng đó truyện vừa có vị trí đắc lực trong việc tái hiện tấm gương anh hùng các sự kiện lớn có ý nghĩa lớn trong lịch sử. 
 “Truyền kỳ mạn lục” được Nguyễn Dữ viết ở TK XVI nằm trong giai đoạn văn học trung đại Việt Nam “Một giai đoạn có sự phong phú về mặt đề tài và thể loại văn học biểu hiện những xu thế của xã hội Đại Việt đặc biệt từ thế kỷ XVI đến nửa thế kỷ XVIII ”, văn học trung đại có những đặc điểm nộ dung nổi bật sau:
 Lấy văn học dân gian cho sự phát triển của văn học viết. Xuốt ngàn năm bắc thuộc phong kiến Trung Hoa luôn tìm cách Hán hoá người Việt và xoá đi tất cả những gì gọi là truyền thống văn hoá Việt Nam nhưng người Việt vẫn tồn tại và giành lại độc lập điều gì làm lên sức mạnh đó? Vũ Quỳnh (1452-1516) đã viết “ Quế Dương tuy ở lĩnh ngoại, nhưng núi linh kì đất đai linh, những người hào kiệt thường vẫn có, từ thời xuân-thu chiến quốc đến nay nước dung chưa lâu lắm, mẹ nước Nam còn giản được, chưa có sử sách để ghi chép nên việc cũ lại mai một đi nhiều, may nhờ dân truyền khẩu mà không mất”,( Lĩnh Nam chính qoái liệt truyện), nhờ truyện đang lưu truyền trong dân gian về các vị thành Hoàng về bà Trưng , Trương Hống-Trương Hát mà Lế Tế Xuyên viết lên việt điện linh tập ( gồm 27 thiên truyện), các truyền thuyết cổ tích dân gian, giúp Trần Thế Phát hoàn thành tập “Lĩnh Nam chính quái tập truyện” (22 truyện) … VHDG không chỉ giữu vai trò quan trọng với văn xuôi tự sự mà còn đối với cả thơ ca, nhờ thi pháp dân gian, gieo vần ngắt nhịp mà sinh ra thơ song thất lục bát và thơ lục bát. Chính vì vậy văn học trung đại đã có những đoá hoa thơ rực rỡ, Chinh phụ ngâm ngúc, Cung oán ngâm khúc, Đoạn trường tân thanh, Lục Vân Tiên, hay truyện dân gian: Người con gái Nam Xương, mô típ người lấy vợ kì dị ( Tiên,ma, linh vật, xuống thuỷ phú lên thiên tào đã giúp Nguyễn Dữ viết lên một kiệt tác được mệnh danh “ thiên cổ kì bút” là truyền kì mạn lục.
 Văn học trung đại tiếp thu có chọn lọc và sáng tạo tinh hoa từ nền văn học Trung Hoa, ấn Độ và các nước lân cận. Khi văn học Trung Quốc phát triển đầy đủ và rực rỡ thì văn học trung đại Việt Nam mới chính thức ra đời. Sự tiếp thu đầu tiên là ta chọn chữ Hán đọc theo âm Hán Việt làm công cụ sáng tác văn học không phụ thuộc vào lối phát âm của người Trung Hoa. Người Việt dùng chữ Hán theo cách riêng của mình, trên cơ sở chữ Hán và và bộ chữ Hán Việt chúng ta đã tạo ra văn tự dân tộc dùng để ghi âm tiếng Việt, đó là chữ Nôm, nhưng chữ Nôm khó và không thể dùng viết văn xuôi nên người Việt vẫn dùng chữ Nôm và chữ Hán.
 Văn xôi tự sự không còn còn con đường nào khác là biến đổi nội dung và cách diễn đạt.
 Truyền kì Việt Nam chủ yếu dựa vào truyện dân gian Việt Nam đã tạo nên những câu chuyện mới mang hơi thở thời đại, truyền kì Việt Nam mang đậm chất hiện thực, của những khát vọng vươn lên và cũng mangđậm chất bi kịch của con người, của thời đại. Ký Việt Nam cũng vậy, chúng gắn với quê hương làng xóm đất nước, đân tộc mang nặng cái tôi trũ tình tiểu thuyết chủ yếu viết về đề tài lịch sử, những điều đang xảy ra.
 Người Việt còn tiếp thu hệ tư tưởng phật giáo, các loại hình văn học phật pháp, hay cái đẹp của nền văn hiến các nước Lào, Cam Pu Chia , Thái Lan Văn học trung đại do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt đã gắn bó máu thịt với vận mệnh đất nước, với số phận con người Việt từ khi mới ra đời. Từng bước đi của lịch sử dân tộc trong niềm vui nỗi buồn giọt nước mắt hoặc nụ cười của những số phận con người Việt Nam đều được các tác gia trung đại phản ánh trong cuộc sáng tác của mình. Khi kẻ thù đền xâm lược toàn dân đứng lên cầm vũ khí, từ em bé nên 3 như Thánh Gióng đến phụ nữ như Hai Bà Trưng, tới hào khí thời Trần rồi bản “Thiên cổ hùng văn”, “Bình Ngô đại cáo”, văn học Tây Sơn có Hoàng Lê nhất thống chí đến nông dân Nam Bộ đứng lên đánh Pháp, đã tạc vào văn chương “ Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc”. Không chỉ vậy truyền kì mạn lục của Nguyễn Dữ những số phận được phản ánh đa dạng mảnh đời nhỏ bé như Nhị Khanh, oan uất như Vũ Thị Thiết, bị đồn đuổi đến cái chết thảm thương Đào Hàn Than. Ông trăn trở đi tìm hạnh phúc cho con người bằng cách đưa Từ Thức lên cõi tiên, đưa một số nhân vật khác tới địa phủ, Thiên Tào, thuỷ cung. Ông thông cảm và có phần thể tất cho những cuộc tình vượt khỏi khuôn khổ như Liễu, Đào Hồng với Hà nhân, đào Hàn Than với sư bác Vô Kỉ..có thể nói Nguyễn Dữ là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong văn học Việt Nam. Những số phận của các nhân vật phụ nữ có tính chất bi kịch của Nguyễn Dữ ở thế kỉ XVI như một ngòi nổ làm bùng lên một trào lưu viết về tình yêu lứa đôi, hạnh phúc gia đình…ở thế kỉ XVIII nửa đầu thế kỉ XIX trong một số tác phẩm của Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Hồ Xuân Hương…đặc biệt hơn trong tác phẩm thơ “Đoạn trường thanhh”-VHTĐ Việt Nam là đứa con đẻ sinh ra từ lòng mẹ dân tộc, gắn bó với vận mệnh đất nước phản ánh những niềm hạnh phúc lớn lao cùng nỗi đau tột cùng của tổ quốc và gắn với từng số phận con người Việt Nam (35…).
 Văn học trung đại chịu sự sáng tác của thủ pháp sáng tác trung đại như sử dụng thi liệu, văn liệu, điển tích, điển cố, trong sáng tác ngoài ra còn có sử dụng lối viết ước lệ tượng trung là cách gọt đi những cái xù xì thô nhảm của đời thường thanh lọc cái trần tục phản ánh tư tưởng tình cảm và hiện thực. Như hình ảnh: “ Tùng, Trúc, Cúc, Mai” , “ Ngư, Tiều, Canh, Mục”, “Long, Li, Quy, Phượng”, biểu tượng cho tứ quý, hay các quy tắc nghiêm ngặt buộc người cầm bút phải tuân thủ, chiếu, cáo, biểu, hịch , văn bia, sử kí, thơ Đường.Nếu là đề tài vay mượn thì các tác giả đã biến đổi cách viết cho phù hợp với việc phản ánh hiện thực của đất nước. Sau này các tác giả lại phản ánh cuộc sống riêng tư: Tình yêu cuộc sống, hạnh phúc gia đình, được đặt ra cho con người trần tục như trong “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ “ Người con gái Nam xương”, Nghiệp oan trái Đào Thị, Cây gạo… Thời kỳ này quy mô sáng tác cũng được mở rộng tạo điều kiện cho nhiều tác phẩm mới ra đời: Thơ Trung Hoa, chữ Hán, thơ Đường bằng chữ Nôm, thể lục bát, song thất lục bát…. dung lượng trong tác phẩm cũng khác, từ câu chuyện đơn giản đến phức tạp, từ truyện ngắn đến tiểu thuyết chương hồi, như vậy thơ ca và văn xuôi tự sự tiến dần đến bến bờ của văn học cận hiện đại. Đầu thế kỷ XX văn học trung đại hoàn thành sứ mệnh lịch sử.của mình nhường bước cho văn học hiện đại và để lại cho dân tộc một kho tàng quý giá về những bài học xây dựng và phát triển.
 Tập “Truyền kì mạn lục” của Nguyễn Dữ cũng đã kế thừa và phát huy các đặc đặc điểm của văn học thời kỳ trung đại đương thời ông còn có phần sáng tạo trong tập truyền kì của mình. Điều đó thể hiện rõ trong phần tác phẩm “Truyền kì mạn lục”.

2- Cơ sở lí thuyết phương pháp
a- Phương pháp đọc hiểu 
 Đọc là sử lí văn bản để đi tới xây dựng nội dung tác phẩm, đọc văn để tiếp nhận, lĩnh hội , đọc văn để hiểu cảm nhận, có ấn tượng và định hướng, biểu tượng về tác phẩm văn.Người đọc văn làm sống lại hình tượng nghệ thuật từ văn bản tác phẩm rồi chuyển hình tượng đó vào trong đầu để trở thành biểu tượng và ấn tượng của mình.Đọc văn để biểu lộ và trình bày kết quả cảm biểu của mìnhvới người khác và với chính mình.Đọc hiểu trong giờ dạy văn đặc biệt là tác phẩm rất quan trọng. Đọc văn là phân tích văn bản, làm chủ cấu trúc văn bản, phải nhận diện văn bản , những đoạn văn miêu tả, tường thuật kể chuyện hay trữ tình, triết lí chính trị…..
 Người đọc văn hình dung ra thế giới trong tác phẩm, để nói lên tiếng nói của mình, đọc văn là theo dõi kết cấu, theo dõi mạch phát triển của tác phẩm, không chỉ vậy đọc văn là hình dung tưởng tượng về tiếp nhận nội dung thông tin ẩn chứa trong văn bản. Khi đọc để hiểu, người đọc phải huy động mọi năng lực của giác quan, khả năng phát âm, tưởng tượng, phán đoán, suy luận, nắm các biện pháp thông tin, cắt nghĩa ngôn từ diển tích, điển cố tái tạo thế giới nghệ thuật, đọc là sáng tạo..
 Có các hành động đọc hiểu sau:
- Đọc để nhận biết: Tác phẩm có bao nhiêu nhân vật, lập sơ đồ quan hệ giữa các nhân vật và sơ đồ phát triển của nhân vật chính.
- Đọc tác phẩm để biết nhân vật chính được kể từ khi nào
- Đọc tác phẩm hình dung ra nhân vật người kể chuyện, rồi miêu tả lại
- Đọc tác phẩm nhân vật văn bản thơ, hay truyện, nếu là truyện đọc để xác định thời gian lịch sử cuủa truyện , thời gian nghệ thuật nhânvật, cốt truyện, tình huống, xung đột chính, cách giải quyết, nghệ thuật trong lời kể....
 Hành động đọc bộc lộ, là chỗ dựa, , là truyền đạt nội dung tư tưởng, tình cảm thái độ chứa trong văn bản, ngữ điệu trong đọc bộc lộ là do lôgic, nội dung quy định, đọc diễn cảm, truyền cảm, biểu diễn, đọc như người dẫn truyện, kể chuyện
 Các dạng đọc hiểu:
 Đọc to,nhỏ, thầm, nhanh, chậm, đọc đúng, đọc diễn cảm. Viện sĩ Nai đi xốp đã nhấn mạnh 8 yêu cầucủa việc đọc như sạu:
Giản dị tự nhiên.
Thâm nhập vào nội dung tư tưởng nghệ thuật của tác phẩm dễ hiểu ở mọi lứa tuổi.
Truyền đạt rõ tư tưởng tác giả
Thể hiện trình độ của mình với tác phẩm đọc
Thấi độ nhiệt tình với người nghe
Phát âm rõ ràng chính xác
Truyền đạt được đặc điểm loại thể và phong cách tác phẩm
Kĩ năng sử dụng đúng giọng của mình.
 Đọc từng phần hay đọc cả bài, đọc trước khi tìm hiểu bài để có ấn tượng chung.Đọc trong quá trình phân tích, đọc sau khi phân tích, đọc bộc lộ, đọc bộc lộ, đọc diễn cảm, đọc nghệ thuật.
 Như vậy đọc hiểu cũng là một năng lực tổng hợp trong năng lực văn chương, đồng thời cũng thể hiện năng khiếu của con người.
b- Phương pháp dạy học
Phương pháp dạy văn ở THCS hiểu đơn giản đó là các biện pháp cách tổ chức hướng dẫn giảng dạy của giáo viên và các hình thức các kiểu hoạt động học tập tương ứng của học sinh nhằm thưởng thức khám phá tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.Hệ thống phương pháp dạy học văn hiện đại được các nhà khoa học chuyên ngành tổng kết gồm: Phương pháp đọc sáng tao,phương pháp gợi tìm,phuơng pháp nghiên cứu, phuơng pháp tái hiện.

b.1 Phương pháp đọc sáng tạo
 Là phương pháp tiếp cận tác phẩm nghệ thuật ngôn từ một cách sáng tạo chủ yếu bằng sự cảm thụ trực tiếp tác phẩm. Phương pháp đọc sáng tạo giúp các em chủ động đọc, thưởng thức văn bản ngôn từcủa tác phẩm văn chương tri giác, quan sát, cảm thụ thế giới…Đọc sáng tạo phải chú ý đến từ, câu, nhịp điệu âm hưởng phải kích thích sự tưởng tượng và gây xúc động tình cảm của người đọc và người nghe. 
Đọc sáng tạo có nhiều hình thức đọc, như đọc diến cảm, đọc phân vai.
+ Đọc diễn cảm là một biện pháp dùng phổ biến có hiệu quả nhất trong dạy học tác phẩm văn chương, đọc diễn cảm có thể là của giáo viên học sinh. Đọc diễn cảm có thể kết hợp với đọc bình, nêu câu hỏi của giáo viên kết hợp đọc và bình giảng, phân tích của học sinh.
+ Đọc phân vai: Là biện pháp gây hứng thú thể nghiệm của học sinh trong học tập tìm hiểu tác phẩm tự sự nhất là tác phẩm có số lượng nhân vật vừa phải tư tưởng nhà văn, tính cách nhân vật chủ yếu được thể hiện qua đối thoại. 
Để dụng phương pháp này giáo viên phải hướng dẫn học sinh chu đáo và để học sinh tập đọc kỹ ở nhà. Trong cách đọc này giáo viên là người dẫn chuyện vừa là “ Nhắc vai” để học sinh phân vai một cáh diễn cảm.

b.2 Phương pháp gợi tìm
 Giúp cho học sinh có phuơng hướng tự tìm tòi học tập và nghiên cứu, nó được định hướng chủ yếu bằng phương pháp đàm thoại nâng cảm thụ của học sinh về tác phẩm kích thích trí tuệ của học sinh trong tiếp nhận tác phẩm, rèn luyện kỹ năng phân tích, khám phá nhận xét từng mặt, từng bộ phận tác phẩm. Cách này giúp học sinh phương hướng cách thức để tự tìm tòi thưởng thức tiếp nhận tác phẩm, xây dựng hệ thống câu hỏi, là biện pháp chủ yếu nhất của phương pháp gợi tìm, câu hỏi là một hệ thống lôgic tập chung vào đặc sắc nghệ thuật, về tư tưởng đạo đức, thẩm mĩ của tác phẩm câu hỏi gợi tìm phải có tác dụng định hướng, kích thích để trí tuệ học sinh có thể tự phân tích, đào sâu kiến thức tác phẩm.

b.3 Phương pháp tái hiện
 Là một hệ thống biện pháp hình thức giảng dạy của giáo viên nhằm giúp học sinh nỗ lực trí tuệ tập trung chú ý và năng lực tư duy, để chủ động lĩnh hội tri thức dường như có sẵn, một cáh chọn lọc, có phê phán có hệ thống cụ thể giảng thuật là một trong những phương pháp truyền thống. Giáo viên thường sử dụng kết hợp với giảng bình trong tác phẩm tự sự. Trong phương pháp tái hiện thì giảng thuật là biện pháp giúp các em nắm được những kiến thức ngoài tác phẩm để học sinh phát huy tránh áp đặt và sử dụng có chừng mực phải ngắn gọn có cảm xúc và phải được sử dụng đúng mức.
 
b.4 Phương pháp nghiên cứu 
 Là phương pháp gúp học sinh tìm ra đối tượng khảo sát ít nhiều mới mẻ mà trước đó chưa biết. Nó phát triển kỹ năng tự phân tích tác phẩm tự đánh giá về nội dung và nghệ thuật của học sinh, học sinh xác định được tiêu chuẩn đánh giá một tác phẩm, từng bước hoàn thiện khiếu thẩm mĩ cá nhân.Câu hỏi bài tập này phải mang tính chất nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong các giờ thông thường hoặc hội nghị văn học, tổng kết các bài làm của học sinh.Biện pháp cụ thể : Giáo viên nêu vấn đề cho cả lớp, từng nhóm từng cá nhân nhận vấn đề mình thích để giải quyết , có thể giáo viên đưa vấn đề rồi học sinh là người phản bịên.Trong phương pháp này giáo viên có thể hướng các em tự phân tích một số phần, một số tình tiết

File đính kèm:

  • docDe tai Van.doc
Đề thi liên quan