Đọc truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực trong gia đình? Trách nhiệm của mỗi người để giữ gia đình hạnh phúc

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1190 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đọc truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực trong gia đình? Trách nhiệm của mỗi người để giữ gia đình hạnh phúc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề: Đọc truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa anh (chị) có suy nghĩ gì về vấn đề bạo lực trong gia đình? Trách nhiệm của mỗi người để giữ gia đình hạnh phúc?

Dàn ý:

1. Mở bài: 
Nguyễn Minh Châu là một nhà văn mở đường tinh anh và tài năng trong sự nghiệp đổi mới văn học. Các tác phẩm của ông ngoài giá trị nghệ thuật còn có giá trị về cuộc sống. Chiếc thuyền ngoài xa là một ví dụ tiêu biểu. Người nghệ sĩ nhiếp ảnh vừa phát hiện vẻ đẹp của cuộc sống đồng thời vừa phát hiện ra hiện thực cuộc sống: bạo lực trong gia đình. 
2. Thân bài: 
- Bạo lực gia đình là:
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau…
- Cảnh bạo lực trong gia đình người đàn bà làng chài.
Ngay khi tâm hồn bay bổng trong những cảm xúc thẩm mĩ dang tận hưởng khoảnh khắc thì Phùng đã vô cùng ngạc nhiên : Bước ra từ con thuyền bay bổng trong sương mờ phủ ấy là người đàn ông hùng hổ mặt đỏ gay gắt rút trong người ra môt chiếc thắt lưng quật tới tấp vào người đàn bà, còn người đàn bà thì cam chụi nhẫn nhục không một tiếng kêu không chống cự . Đó hành hung đánh đập, phi nhân tính rùng rợn: Lão đàn ông lập tức trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay gắt, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính nguỵ ngày xưa… chẳng nói chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng nghiến ken két … Còn đứa con khi bênh mẹ thì bị bố nó đánh hai cái tát mạnh đến mức ngã dúi xuống cát. Và lúc này người mẹ cảm thấy vừa đau đớn vừa xấu hổ, nhục nhã.... Cảnh đó khiến Phùng kinh ngạc đến sững sờ. Anh cứ đứng há mồm ra để nhìn, và chết lặng không tin vào những gì đang diễn ra trước mắt.
- Suy nghĩ về vấn đề bạo lực gia đình:
 *Nguyên nhân: 
 + Ở Việt Nam, bạo lực gia đình không phải là mới, chế độ phụ hệ, tư tưởng trọng nam, khinh nữ đã kéo theo sự bất bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trước đây những người phụ nữ bị hành hạ chủ yếu là sống phụ thuộc vào chồng. Khi chuyển sang kinh tế thị trường, vai trò của phụ nữ cũng thay đổi, song thực tế đã ghi nhận rất nhiều trường hợp phụ nữ kiếm được nhiều tiền hơn lại bị chồng đánh. Theo nghiên cứu của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam thì những trường hợp này chiếm 72% trong số những vụ xung đột gia đình. Bà Nguyễn Hồng Vân, Trưởng ban Gia đình của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam cho rằng, nguyên nhân tình trạng này là các ông chồng cảm thấy địa vị trụ cột gia đình của họ bị đe dọa. 
+ Trong Chiếc thuyền ngoài xa như lời giãi bày gan ruột của người mẹ đáng thương ta mới thấy bà có một tấm lòng hi sinh vô bờ … đám đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống khi phong ba, để cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con nhà nào cũng trên dưới chục đứa… Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ không thể sống cho mình…. Còn gã đàn ông kia cũng không hẳn hoàn toàn xấu. Vì đâu mà lão trở lên vũ phu tàn độc như vậy ? Khi xưa, theo lời vợ lão thì đó là một anh con trai cục tính nhưng hiền lành lắm, không bao giờ đánh đập.. . Vẫn theo lời vợ lão thì là do lão khổ quá vì làm ăn nuôi con. Rồi đói, khi ông trời làm biển động suốt hàng tháng, cả nhà vợ chồng con cái toàn ăn cây xương rồng luộc chấm muối… . Trước sau thì hắn vẫn là người lao động lương thiện, hơn nữa lại là lao động chính, kiếm sống bằng mồ hôi nước mắt của mình để nuôi mười mấy miệng ăn. Lão đánh vợ để giải toả những bức bối. Ta hãy để ý khi đánh vợ lão cũng đau đớn Cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ đau đớn. Lão cũng không phải là kẻ hiếu chiến, không phải là kẻ chỉ thích gây gổ đánh đấm người khác, bằng cớ là ngay Phùng cũng khẳng định lão đánh tôi hoàn toàn vì mục đích tự vệ.
 * Tác hại: 
 + Cuộc sống gia đình không êm ấm. Người phụ nữ phải chịu những tổn thương nghiêm trọng cả về thể xác lẫn tinh thần.
 + Ảnh hưởng đến sự hình thành tính cách những đứa con: Thằng Phác đứa trẻ ham hiểu biết, sớm lam lũ lao động, hồn nhiên và rất thương mẹ… bên cạnh những phẩm chất ấy trong nó cũng ẩn chứa một tính côn đồ nguy hiểm : sẵn sàng cầm dao đâm bố để cứu mẹ. Nó sớm đã có ý thức báo thù bằng cách lấy bạo lực để ngăn cản bạo lực.
 * Biên pháp:
- Phải có luật phòng chống bạo lực trong gia đình.
- Mỗi người chồng, người vợ, nhận ra những thiếu sót trong cuộc sống của chính mình để thông cảm, sửa chữa và khắc phục.
- Trách nhiệm của bản thân:
 + Sống và làm việc theo pháp luật, sống có ý thức, trách nhiệm với bản thân gia đình, xã hội.
 + Biết cảm thông và chia sẻ những khó khăn vất vả trong cuộc sống với những người ở bên mình.
 + Tuyên truyền vận động mọi người chống bạo lực gia đình.
3. Kết bài: 
-Từ câu chuyện một bức ảnh nghệ thuật và sự thật cuộc đời đằng sau bức ảnh, truyện ngắn mang đến bài học về cách nhìn nhận cuộc sống và con người: một cách nhìn đa diện, nhiều chiều, phát hiện ra bản chất thật đằng sau vẻ bề ngoài của hiện tượng.
- Câu chuyện được chưng cất từ hiện thực cuộc sống nên mang giá trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc: bạo lực gia đình là tệ nạn xã hội cần lên án và loại bỏ.

File đính kèm:

  • docSuy nghi ve bao luc gia dinh qua Chiec thuyen ngoai xa .doc