Đôi nét về ngày phụ nữ Việt Nam ( 20 / 10 )

doc29 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 1271 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Đôi nét về ngày phụ nữ Việt Nam ( 20 / 10 ), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 ĐÔI NÉT VỀ NGÀY PHỤ NỮ VIỆT NAM ( 20 / 10 )
1./ Bài viết về: Công - Dung - Ngôn - HạnhNgày xưa địa bàn hoạt động của người phụ nữ rất hẹp, chỉ thu gọn trong gia đình; còn ở ngoài xã hội; quốc gia thì được quan niệm, đó là "việc của đàn ông". Vì cả đời người phụ nữ là lo cho gia đình, nhờ đó, gia đình được quản lý chặc chẻ, tăng thêm sức mạnh đáng kể để trở thành một tế bào của xã hội . Bốn chữ vàng của đạo lý Tứ Đức : Công, Dung , Ngôn, Hạnh, cũng chỉ nên yêu cầu một cách khiêm tốn trong giới hạn cụ thể ấy.Ngày xưa , " Công Dung Ngôn - Hạnh" là một mô hình văn hoá của Nho giáo và là một trong những chuẩn mực của người phụ nữ trong gia đình - thời mà thế giới quan của người phụ nữ chỉ gói gọn trong gia đình. Tuy trong phạm vi hạn hẹp ấy, người phụ nữ như người nữ tướng xông pha trên trận mạc của mình để giữ vững nề nếp gia phong của một gia đình và tăng thêm sức mạnh cho tướng công - là người chồng của mình, ngoài xã hội." Công", luôn bị đặt dưới cái nhìn phán xét của công luận, người phụ nữ phải biết quán xuyến mọi việc bao quát tất cả mọi mặt lợi ích gia đình, từ việc bếp núc thêu thùa, đến việc quản lý gia nhân, tay hòm chìa khoá đến cách ứng xử thế nào với người trên , kẻ dưới, phù hợp với tư cách và đạo hạnh của người phụ nữ. Đó là công việc chuẩn bị chu đáo của xã hội dành cho chữ Công trong bản lĩnh của người phụ nữ.Việc bếp núc chế biến các món ăn, nay gọi là văn hoá ẩm thực, ngày xưa đó cũng có gọi một chữ Công. Để nắm vững bếp ăn và dinh dưỡng của gia đình, người phụ nữ phải nắm vững tình hình ngôi chợ quê nơi thường đi mua sắm. Mùa nào thức ăn ấy để từ đó chế biến đúng cách những món ăn vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng. Một trong những hạnh phúc lớn nhất của người phụ nữ chủ gia đình là nấp sau màn để được nghe khen " Nấu ăn ngon" về những món ăn mà mình đã nấu. Nấu ăn ngon là một cách "lưu danh thiên cổ" của người phụ nữ. Đối với họ, bếp ăn là một hoạ thất, chẳng thế mà người ta nói: " ăn bằng mắt trước khi ăn bằng miệng", dụng cụ nấu ăn được xem là " hoạ cụ" và đồ gia vị được gọi là "đồ màu". Đấy là "cái dụng" của chữ Công trong nghệ thuật sống hạnh phúc của gia đình . Người phụ nữ ngày nay, chữ " Công" được họ đẩy lên một bậc cao hơn, họ không chỉ người phụ nữ đảm đương tốt việc nhà mà còn thể hiện chữ "Công" rất tài tình ngoài xã hội. Họ không còn giới hạn môi trường hoạt động bởi những tố chất sẵn có trong con người luôn thúc đẩy họ hướng đến cái cao đẹp, cái hiện đại theo sự tiến hoá không ngừng của cuộc sống, của nhân loại. Giờ đây họ là những phụ nữ của thời đại mới " giỏi việc nước đảm việc nhà".Chữ " Dung", tạo hoá đã tạo ra người phụ nữ để gắn tên họ cho nhan sắc, đó chính là phái đẹp. Vẻ đẹp không chỉ toát lên từ nét đẹp hình thể mà tâm hồn và sự duyên dáng, chín chắn của người phụ nữ đã thổi hồn vào cái "Dung" ấy . Văn hoá luôn nhắc nhở người phụ nữ rằng mình thuộc về phái đẹp, và xem ý thức " tự hát" ấy như là một biểu hiện của lòng tự trọng.Chứ " Dung" ngăn ngừa phụ nữ xa rời thói ỷ lại vào cái vẻ thiếu nhan sắc của mình để quen với nếp sống buông tuồng, điều mà người phụ nữ xưa đã được giáo dục phải biết che dấu sự già nua của mình một cách tế nhị, không để cho hoàn cảnh "Sinh, lão, bệnh, tử" bày ra trước mặt mọi người . " Dung" không chỉ mang nghĩa sắc đẹp, nó còn được xem  là vẻ hình thức bên ngoài thể hiện qua sự khéo léo trong trang phục.Người ta thường nói rằng: "Quen sợ dạ, lạ sợ áo quần" . Vì thế người phụ nữ Việt Nam xưa để lòng kính trọng khách, luôn vắt sẳn chiếc áo dàỉ ở cửa, dù trong lúc làm lụng. Để choàng lên vai đón tiếp khách cho kịp.Lời nói vốn là công cụ giao lưu bằng ngôn từ giữa một người với mọi người xung quanh. Vì thế chữ " Ngôn"  là cả một nghệ thuật sống. Quả là thiếu sót nghiêm trọng nếu người phụ nữ có tất cả " Công, Dung, Hạnh" mà xao lãng chữ " Ngôn".Lời nói của người phụ nữ không cầu kỳ hoa mỹ mà phải rõ nghĩa và xuất phát từ sự chân thành. Lời nói không chỉ đơn thuần là sự rung của thanh quản khi ta phát âm đánh vần một từ ngữ nào đó, mà nó phải xuất phát từ sâu thẳm trong tâm hồn từ những rung động, những cảm xúc tận đấy lòng thốt lên bằng từ ngữ, lời nói.Còn lại là những nhung gấm của lời nói cốt sao cho thuận tai người nghe: " Lời nói không mất tiền mua, liệu lời mà nói cho vừa lòng nhau".Nhưng nghệ thuật của chữ " Ngôn" cũng yêu cầu mặt thứ hai của nó. Chữ Ngôn, khi thì ấm áp như khí dương, có khi lại hà khắc như khí âm để đạt đến chân lý. Tuy nhiên, người phụ nữ cũng cần phải biết sử dụng chữ " Ngôn" một cách mềm dẻo, hợp tình, hợp lý và đúng lúc, đúng nơi, không phải lúc nào cũng buộc người ta phải chịu lép một bề, mà đôi khi còn phải tả lung hữu đột như một mũi giáo." Hạnh" là phần đức thứ tư trong đạo đức Tứ đức, là phần hướng thiện của một tính cách; là sự phân biệt thiện, ác ở con người . Hạnh không chỉ phép lịch sự trong lời ăn tiếng nói, cách ứng xử hay cách ăn mặc nơi người phụ nữ , mà còn mầm mống từ trong ý thức đạo đức con người. Nó chỉ là phép tu dưỡng đạo đức của một đời người.Xem lại bốn điều Công- Dung - Ngôn- Hạnh ở người phụ nữ xưa, người ta dễ nhận thấy mọi yếu tố đều chứa những mặt tích cực vẫn còn có tác dụng đến ngày nay. Một nàng dâu có đủ Công- Dung- Ngôn- Hạnh được đánh giá cao, được nể phục và luôn giữ vững được lòng tin của mọi người vào bản lĩnh của mình giữa dòng xoáy của quan niệm người phụ nữ trong gia đình thời nay.Mặt khác , Công- Dung - Ngôn- Hạnh ngày nay bản thân nó là những khái niệm mở, nghĩa là có thể thay đổi cho phù hợp với hoàn cảnh. Còn nếu hiểu là " lòng chung thuỷ " thì lại là viên ngọc sáng trong tính cách muôn đời của người phụ nữ Việt Nam ; đặc biệt là trong hoàn cảnh lịch sử Việt Nam qua các cuộc chiến tranh. Không thể khước bỏ một mô hình văn hoá khi chưa có một mô hình mới để thây thế mà không làm đảo lộn nền móng của xã hội ./
2./ Những bài thơ về Mẹ chào mừng ngày 20/10!  Mẹ Biết Không Con Rất Sợ Mùa XuânMẹ biết không con rất sợ mùa xuân Khoác tấm áo thời gian lên tuổi trẻ Mai nở vàng bao lần con trách khẽ Cánh én nào về lặng lẽ héo lòng con Mùa xuân đẹp làm khuyết mãnh trăng non Con lại sợ chẳng tròn câu hiếu thảo Khi sức khoẻ mẹ mùa xuân đã cướp ráo Bỏ lại là... phiền muộn với nỗi đau Mùa xuân vô tình, hời hợt biết bao Trút lên vai những nhọc nhằn mẹ gánh Chợ đời xa nên thân cò mõi cánh Chỉ mong sao con lành mạnh hơn người Nhưng mẹ ơi, con chẳng thể vui cười Khi mùa xuân lại về trên tóc mẹ Dẫu thế gian cho rằng xuân tươi trẻ Còn với con xuân bạc trắng như vôi Mẹ biết không con sợ phận mồ côi Phía chân đồi rồi hoàng hôn sẽ lặn Mùa xuân nhẩn tâm đem mẹ làm quà tặng Cho cát bụi mây trời, cho hoang vắng thời gian Con sợ lắm, sợ mùa xuân sẽ mang Nhiều muộn màng con chưa lần đền đáp Chữ "hiếu ân" nặng tình sâu lắng nghĩa Tới bao giờ mới trả hết hở xuân?
3./ Nguyễn Trung KiênMẹCả cuộc đời mẹ vất vả vì conTừ thuở ấu thơ cho đến giờ khôn lớnKhi bước chân con không còn chập chữngGánh nước mỗi ngày mẹ như thấy nặng hơn.Chẳng có gì so được tình thương Của mẹ dành cho con như đất dành cho cây sự sốngDẫu biển kia có sâu có rộngSánh chi bằng ở mẹ tấm lòng tiên.Dòng sữa ngọt ngào theo tháng năm con lớn lênMẹ chăm chút cho con từng miếng ăn giấc ngủNhững lúc ngu ngơ con đâu có hiểuMẹ đã vì con mà thành túng thiếuChiếc áo vai sờn đạm bạc bữa cơm rau.Con chưa bao giờ thức trọn một đêm thâuNhững sáng mùa đông con chưa một lần dậy sớmĐể nhìn thấy ngoài trời từng cơn gió lớn Quẩy quang gánh hàng nặng lầm lũi mẹ đi.Mỗi lần con lên tỉnh dự thiLà đêm đó mẹ ở nhà thao thứcDẫu trong cuộc sống nhiều lúc con làm mẹ buồn lòng đôi chútCon biết rằng mẹ vẫn thương conCó tình thương nào có thể so sánh hơnVà suốt đời như tình thương của mẹNên dẫu trên đời này còn bao lời hay hơn thếCon cũng chỉ một lời thầm gọi: Mẹ ơi!Nguyên ĐỗMàu Xanh Quê MẹAnh vẫn nhớ những màu xanh quê Mẹ Màu lúa xanh, màu mạ, cỏ non xanh Màu lá cây xanh đẫm kín cây cành Màu lá trúc, lá tre xanh lối xóm Anh vẫn nhớ... từ thời tóc để chỏm Những màu xanh, xanh biếc với xanh lơ Xanh um um, xanh nhờn nhợt, lu mờ Xanh ngan ngát, xanh màu xanh lá chuối Anh vẫn nhớ... những màu xanh cam, bưởi Xanh thanh yên, xanh chanh sẻ, măng cầu Những màu xanh mươn mướt tựa trầu cau Những màu xanh của muôn ngàn hy vọng Anh vẫn nhớ... những màu xanh nhựa sống Mọc trên cây, trên thửa ruộng đầu mùa Trên dòng sông, trên biển cả, sóng đua Thương biết mấy màu xanh nơi đất TổJames CarlosMẸTặng những người mẹ tuyệt vời nhất thế gian Mẹ là giấc mộng đời con Tuyệt vời từ mẫu nét son đậm màu Mẹ là thước ngọc gởi trao Lời hay ý đẹp khắc vào tim yêu Mẹ là mơ ước thật nhiều Tương lai rạng rỡ như điều mẹ mơ Mẹ là tha thướt vần thơ Mượt mà dáng vẻ ban sơ mẹ hiền Mẹ là nỗi nhớ triền miên Khi xa rời mẹ lòng liền xót xa Mẹ là tiếng hát lời ca Ru con giấc ngủ trăng ngà bên song Mẹ là nắng ấm mùa đông Soi xuyên băng giá ấm tình đậm sâu Mẹ là những giọt mưa ngâu Gội đi sạch sẽ âu sầu của con Mẹ là năm tháng hao mòn Tóc đen đã bạc gót son đã trầy Mẹ là mơ ước đắp xây Dìu con trẻ bước đường đầy chông chênh Mẹ là giấc ngủ kề bên Tiếng đưa kẽo kẹt vượt trên tháng ngày Mẹ là tình nghĩa không phai Núi cao biển rộng không tày mẹ yêu Mẹ là tấm áo dệt thêu Cho con đấp ấm quạnh hiu khi buồn Mẹ là suối ngọc trào tuôn Xuôi về con nhỏ nghìn muôn năm rồi Mẹ là năm tháng nổi trôi Cho con cặp bến lên ngôi huy hoàng Mẹ là tất cả cao sang Mẹ là tiếng nói con mang suốt đời .
4./ Thơ vui về phái yếuXuân QuỳnhNhững người đàn ông các anh có bao nhiêu điều to lớnVượt khỏi ô cửa cỏn con, văn phòng hẹp hàng ngàyCác anh nghĩ ra tàu ngầm, tên lửa, máy bayTới thăm dò những hành tinh mới lạTài sản của các anh là những tinh cầu, là vũ trụCác anh biết mỏ dầu, mỏ bạc ở nơi đâuChính phục đại dương bằng các con tàuĐi tới tương lai trên con đường ngắn nhấtMỗi các anh là một nhà chính kháchCác anh quan tâm đến chuyện mất còn của các quốc gia.Biết bao điều quan trọng được đề raNhững hiệp ước xoay vần thế giớiChúng tôi chỉ là những người đàn bà bình thường không tên tuổiQuen với việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngàyCuộc sống ngặt nghèo phải tính sao đâyGạo, bánh, củi dầu chia thế nào cho đủĐầu óc linh tinh toàn nghĩ về chợ búaNhững quả cà, mớ tép, rau dưaĐối với Nít và Kăng, những siêu nhân nay và xưaXin thú thực: chúng tôi thờ ơ hạng nhấtChúng tôi còn phải xếp hàng mua thịtSắm cho con đôi dép tới trườngChúng tôi quan tâm đến xà phòng, đến thuốc đánh răngLo đan áo cho chồng con khỏi rét...Chúng tôi là những người đàn bà bình thường trên trái đất.Quen với công việc nhỏ nhoi bếp núc hàng ngàyChúng tôi chẳng có tàu ngầm, tên lửa, máy bayCàng không có hạt nhân nguyên tửChúng tôi chỉ có chậu có nồi có lửaCó tình yêu và có lời ruNhững con cò con vạc từ xưaVẫn lặn lội bờ sông bắt tépCuộc sống vẫn ngàn đời nối tiếpNhư trăng lên, như hoa nở mỗi ngày...Nếu ví dù không có chúng tôi đâyLiệu cuộc sống có còn là cuộc sốngAi sẽ mang lại cho các anh vui buồn hạnh phúcMở lòng đón các anh sau thất bại nhọc nhằnThử nghĩ xem thế giới chỉ đàn ôngCác anh sẽ không còn biết yêu biết ghétCác anh không đánh nhau nhưng cũng chẳng làm nên gì hếtThế giới sẽ già nua và sẽ lụi tànAi sẽ là người sinh ra những đứa conĐể tiếp tục giống nòi và dạy chúng biết yêu, biết hát.Buổi sớm mai ướm bước chân mình lên vết chân trên cátBà mẹ đã cho ra đời những Phù Đổng Thiên VươngDẫu là nguyên thủ quốc gia hay là những anh hùngLà bác học...hay là ai đi nữaVẫn là con của một người phụ nữMột người đàn bà bình thường, không ai biết tuổi tênAnh thân yêu, người vĩ đại của emAnh là mặt trời, em chỉ là hạt muốiMột chút mặn giữa đại dương vời vợiLoài rong rêu chưa ai biết bao giờEm chỉ là ngọn cỏ dưới chân quaLà hạt bụi vô tình trên áoNhưng nếu sáng nay em chẳng đong được gạoChắc chắn buổi chiều anh không có cơm ăn.Vài đoạn thơ vui nhân dịp ngày xuânĐùa một chút xin các anh đừng giậnThú thực là chúng tôi cũng không sống đượcNếu không có các anh, thế giới chỉ đàn bà.
5./ THƠ CHO VỢ YÊUNhững vòm hoa thức đến tận cùng đêmQua những mùa heo may xao xác láĐêm của chúng ta – đã không còn là phố đêm xa lạNhưng vẫn ngọt ngào, mới mẻ phải không em?Biết nói gì cùng em hôm nay…Ngày của em, của những người phụ nữAnh đã yêu em qua ba mùa thu cũHoa sữa thoảng về bao khoảnh khắc yêu thương Anh đã cùng em qua biết mấy nẻo đườngTrao những nụ hôn dưới vòm cây phủ sương mờ bóng láTrong vòng tay anh là mái tóc em xấp xõaNụ cười xinh cùng đôi mắt dịu dàng Rồi tháng năm chắc chắn sẽ qua điTrong ngôi nhà của chúng ta, có tình yêu ở lạiXin cảm ơn em, cả bây giờ và mãi mãiĐã nguyện cùng anh đi suốt những mùa sau.
6./ Mẹ Ơi, Đời MẹMẹ ơi, đời mẹ khổ nhiều Trách đời, mẹ giận bao nhiêu cho cùng Mà lòng yêu sống lạ lùng Mẹ không phút nản thương chồng, nuôi con. "Đắng cay ngậm quả bồ hòn, Ngậm lâu hoá ngọt!" Mẹ còn đùa vui! Sinh con mẹ đã sinh đời Sinh ra sự sống, mẹ ngồi chán sao? Quanh năm có nghỉ ngày nào! Sớm khuya làm lụng người hao mặt gầy. Rét đông đi cấy đi cày Nóng hè bãi cát, đường lầy đội khoai. Bấu chân khỏi ngã dốc nhoài Những chiều gánh nước gặp trời đổ mưa. Giận thầy, mẹ chẳng nói thưa, Vỉa câu chua chát lời thơ truyện Kiều. Cắn răng bỏ quá trăm điều Thuỷ chung vẫn một lòng yêu đời này. Mẹ là tạo hoá tháng ngày Làm ra ngày tháng sâu dày đời con. st::::Huy Cận:::
7./ Bài Viết Về Mẹ Trời cuối năm rồi gió bấc thổi từng cơn con lại muốn viết những dòng về mẹ như câu chuyện tình con chưa được kể Vẫn ôm trong lòng thao thức với thời gian bảy lượt xuân về con xa mẹ bảy năm mái tóc mẹ nỗi u hoài nhuộm bạc Từ tháng Giêng ngày buồn qua tháng Chạp có ngày nào mẹ không nhớ thương con có những đau thương những nỗi u buồn nước mắt mẹ chảy dài theo năm tháng Thuở truân chuyên nhiều hơn thời sung sướng suốt cuộc đời mấy lúc mẹ thảnh thơi con lớn không rồi mẹ vẫn khổ mẹ ơi bảy tám đưá con như đàn chim bạt gió Mấy cuộc biển dâu trút lên đời bão tố mẹ oằn mình chở hết nỗi khổ đau ngày quê hương tang tóc ấy thảm sầu (*) trên thân mẹ máu loang hòa nước mắt cơ nghiệp tan hoang mưa vùi sóng dập mẹ dắt đàn con đi tìm lại cuộc đời Hai mươi năm lòng mẹ không nguôi trông về quê xa mẹ buồn đau quặn thương những đứa con ngày mưa tháng nắng núm ruột nào khi cắt không đau Mấy thuở hàn vi hoạn nạn cơ cầu mẹ nuôi chúng con rỡ ràng không lớn bây giờ chúng con mỗi người một chốn mẹ hoài hoài khóc nhớ khóc thương Ngoài bảy mươi chưa hết nỗi đoạn trường đau thương chất lên tuổi già sức yếu mẹ lại sống những tháng ngày túng thiếu lại nhớ thương trông ngóng từng ngày Mẹ chắt chiu dành dụm trong tay từng đồng bạc để nuôi con cải tạo con ngồi trong bốn bức tường trâng tráo từng đêm dài tiếng mẹ vọng yêu thương Mẹ ơi, chiều nay gió bấc thổi từng cơn con muốn viết cả tấm lòng về mẹ.
8./ Mẹ Khi con còn bé bỏng như chim non Hình dáng mẹ - gầy gò Ðã trở thành - quê hương con đó! Tuy nhà nghèo Nhưng mẹ bươn chải lo cho con đầy đủ Tuy cha mất Nhưng chưa bao giờ con thấy vắng tình cha. Mẹ vừa là mẹ, vừa là cha Là ngọn gió mát lành ngày hạ Là ánh mai hồng, lung linh nồng ấm! Mẹ - con chưa lần nào lo nghĩ Chưa một lần thiếu thốn tình yêu Bởi cả đời mẹ lo toan vất vả Chuyện tiền nong, cơm áo gạo nhà. Ôi tấm lòng của mẹ quá bao la Con ngây ngất nhòa mình vào đó Ðễ mỗi ngày tiếng chân vang đầu ngõ Hiểu rằng mình cần mẹ biết bao nhiêu.
9./ LÒNG MẸGái lớn ai không phải lấy chồngCan gì mà khóc, nín đi không!Nín đi! mặc áo ra chào họRõ quí con tôi! Các chị trông!Ương ương dở dở quá đi thôi!Cô có còn thương đến chúng tôiThì đứng lên nào! lau nước mắtMình cô làm bận mấy mươi người.Này áo đồng lầm, quần lĩnh tíaNày gương này lược này hoa taiMuốn gì tôi sắm cho cô đủNào đã thua ai đã kém ai?Ruộng tôi cày cấy, dâu tôi háiNuôi dạy em cô tôi đảm đươngNhà cửa tôi coi, nợ tôi giảTôi còn mạnh chán, khiến cô thương!Đưa con ra đến cửa buồng thôiMẹ phải xa con, khổ mấy mươi!Con ạ! đêm nay mình mẹ khócĐêm đêm mình mẹ lại đưa thoi.
10./ Trước biểnKhi con về thăm lại mái nhà xưaThấy bóng mẹ dật dờ nơi bãi biểnTuổi bé thơ đợi cánh buồm cha màu tímCon vẫn dắt mẹ tìm dõi mắt xa xôi …Con đã về . Đừng khóc nữa mẹ ơi !Nước mắt mẹ làm lòng con mặn đắngBiển rủ sóng,tóc mẹ giờ bạc trắngMái tranh nghèo lay lắt khói chiều lên .Con ăn học nhiều nên lú lẫn thành quênKhông nhớ nổi một nỗi buồn của mẹCặp đầy ắp những công trình bản vẽChỗ mẹ nằm vẫn nắng giọt mưa sa .Bao năm trời bay nhảy tận miền xaMê bia bọt con bỏ trôi vị nồng của biểnLời thương mẹ cũng nhạt nhòa tan biếnTrong những ánh đèn nhấp nháy đỏ xanh …Chợt giận mình sao quá đỗi vô tâmCon quỳ khóc trước muôn trùng sóng vỗCha không còn . Mà mẹ thì không nhớHỏi biển trời dung thứ được con không ?(Tập thơ Hoa Sứ Trắng – NXB Đà Nẵng 1997)

11./ MẸ ƠICon thả hồn mênh mang trong tưởng nhớThuở êm đềm, đầm ấm những ngày thơCó tình thương chan chứa đến vô bờCó tình mẹ chở che con ngày tháng...Con còn nhớ, những trưa hè nắng hạnMẹ dắt con, bước vững bước tới trườngMồ hôi này, sao ấm áp tình thươngDẫu gian lao, vẫn cùng con tiến bước...Mẹ luôn sống vì tương lai phía trướcCon thành tài, mẹ vui sướng xiết baoĐôi mắt nâu, bỗng ứa lệ tuông tràoKhi hay tin ... con công thành danh toại...Con còn nhớ, nhớ mùa thu năm ấyLá vàng rơi, xa mãi với hồn câyCon òa lên, khóc giữa chốn thu nàyKhi mẹ đã, xa con, xa mãi mãi...Con tự hỏi, thời gian không quay lạiĐể cho con được cùng mẹ tới trườngĐể được lau giọt nước mắt yêu thươngTrên đôi mắt đã phai mờ, ngấn lệ....Để cho con thêm một lần, có mẹCất cao lời, vang hai tiếng, MẸ ƠI.....

12./ HUYỀN THOẠI MẸ"Các anh không về mình mẹ lặng yên "Câu thơ cũ ngày xưa ai đã viết Các anh đã mãi ra đi biền biệt Bỏ mẹ già , bỏ lại mái nhà tranh ...Ôi công ơn mẹ dưỡng dục sinh thành Tần tảo sớm khuya , cấy cày mưa nắng Đất ruộng cằn khô , trồng ngô , trồng sắn Đôi vai trần - gồng gánh nghĩa nước non ...Tháng ngày trôi qua mẹ đợi mỏi mòn Cứ chiều tà ra ngoài hiên trông ngóng Dẫu biết chăng chỉ là niềm vô vọngMẹ vẫn chờ , vẫn đợi , vẫn nhớ thương ...Tóc mẹ giờ đã bạc trắng hơi sương Tay khô khốc , bao đường gân xanh ngắt Lưng mẹ còng , chân run run mờ mắt Lòng tái tê trong những đợt gió chiều ...Mẹ đừng buồn ơi hỡi mẹ kính yêu Tuy các anh không bao giờ trở lại Nhưng linh hồn sẽ vẫn còn sống mãiVới quê hương , với mái lá tranh nghèo ...Thế hệ tụi con cố gắng noi theo Tấm gương sáng của cha anh ngày trước Huyền thoại mẹ nhạt phai sao cho được Cũng trường tồn như sông núi Việt Nam ...

13./ TÌNH MẸ BAO LAẦu ơ tiếng mẹ ru hờiNgọt ngào , say đắm một thời ngày xưa...Thân cò tần tảo sớm trưaMặc bao gió táp mưa lùa xác thânĐắng cay khổ cực muôn phầnThương con mẹ chẳng một lần thở thanGánh gồng ngày tháng gian nan Chăm con bằng những muôn vàn yêu thươngDãi dầm một nắng hai sươngChỉ mong rộng mở nẻo đường của conThân già ngày một héo honDa nhăn tóc bạc vì con cả đờiMẹ hời , mẹ hỡi, mẹ ơiƠn sâu nghĩa nặng con thời khắc ghi...
15./ Đồng Đức Bốn
TRỞ VỀ VỚI MẸ TA THÔI 
1. Cả đời ra bể vào ngòi Mẹ như cây lá giữa trời gió rung Cả đời buộc bụng thắt lưng Mẹ như tằm nhả bỗng dưng tơ vàng Đường đời còn rộng thênh thang Mà tóc mẹ đã bạc sang trắng trời Mẹ đau vẫn giữ tiếng cười Mẹ vui vẫn để một đời nhớ thương Bát cơm và nắng chan sương Đói no con mẹ xẻ nhường cho nhau Mẹ ra bới gió chân cầu Tìm câu hát đã từ lâu dập vùi. 2. Chẳng ai biết đến mẹ tôi Bạc phơ mái tóc bên trời hoa mơ Còng lưng gánh chịu gió mưa Nát chân tìm cái chửa chưa có gì Cần lòng bán cái vàng đi Để mua những cái nhiều khi không vàng. 3. Mẹ mua lông vịt chè chai Trời trưa mưa nắng đôi vai lại gầy Xóm quê còn lắm bùn lầy Phố phường còn ít bóng cây che đường Lời rào chim giữa gió sương Con nghe cách mấy thôi đường còn đau. 4. Giữa khi cát bụi đầy trời Sao mẹ lại bỏ kiếp người lầm than Con vừa vượt núi băng ngàn Về nhà chỉ kịp đội tang ra đồng Trời hôm ấy chửa hết giông Đất hôm ấy chẳng còn bông lúa vàng Đưa mẹ lần cuối qua làng Ba hồn bảy vía con mang vào mồ Mẹ nằm như lúc còn thơ Mà con trước mẹ già nua thế này. 5. Trở về với mẹ ta thôi Giữa bao la một khoảng trời đắng cay Mẹ không còn nữa để gầy Gió không còn nữa để say tóc buồn Người không còn dại để khôn Nhớ thương rồi cũng vùi chôn đất mềm Tôi còn nhớ hay đã quên Áo nâu mẹ vẫn bạc bên nắng chờ Nhuộm tôi hồng những câu thơ Tháng năm tạc giữa vết nhơ của trời Trở về với mẹ ta thôi Lỡ mai chết lại mồ côi dưới mồ.
Thanh Hải
CHO MẸ
 
Những bữa chiều không còn như ngày xưaMẹ ngồi đóLạnh tàn tro lửaNhững câu chuyện hồn nhiên ngày xưaBây giờ không còn râm ran nữaGió chiều đôngGiật xác xơ bụi mía sau hè …Ngoài vườn mùa này chín rộ mùa meTrái rơi rụng không người buồn háiMẹ xách giỏ nhặt nhành từng tráiBập bùng nỗi nhớ đầy sânĐêm miền đồng gió rét bâng khuângMẹ chong đènRưng rưng mái rạBằng “Tổ quốc” ghi công anh sáng lạDi ảnh của ba mờ quáChiến tranh lâu rồiMẹ vẫn còn đau đáu niềm đauHương đêm tỏa ngạt ngàoNgoài trờiCôn trùng ca buồn bãTôi trở về mái rạMẹ sững sờ …Nỗi nhớ bình yên !...
 Ý Nhi
KÍNH GỬI MẸ
 
Con đã đi rất xa rồiNgoảnh nhìn lại vẫn gặp ánh đèn thành phố Sau cánh rừng, sau cù lao, biển cảMột ánh đèn sáng đến nơi conVà lòng con yêu mến, xót thương hơnKhi con nghĩ đến cuộc đời của mẹKhi con nhớ đến căn nhà nhỏ béMẹ một mình đang dõi theo con Giữa bao nhiêu mưa nắng đời tbườngĐã có lúc lòng con hờ hữngThấy hạnh phúc của riêng mình quá lớnNgỡ chỉ mình đau đớn xót xa thôi Giữa bao nhiêu năm tháng ngược xuôiĐã có lúc lòng con đơn bạcQuên có những điều tưởng không sao quên đượcNhư người no quên cơn đói của chính mình Sao đêm nay se thắt cả lòng conKhi con gặp ánh đèn thành phốNơi mẹ sống, mẹ vui buồn, sướng khổChỉ một mình tóc cứ bạc thêm ra Sao đêm nay khi đã đi xaLòng con bỗng bồn chồn quay trở lạiBên đời mẹ nhọc nhằn dầu dãiNỗi mất còn thăm thẳm trong tim Đời mẹ như bến vắng bên sôngNơi đón nhận những con thuyền tránh gióNhư cây tự quên mình trong quảQuả chín rồi ai dễ nhớ ơn câyNhư trời xanh nhẫn nại sau mâyCon đường nhỏ dẫn về bao tổ ấm Con muốn có lời gì đằm thắmRu tuổi già của mẹ tháng năm nay Đà Nẵng - Hà Nội, 11-1978.
 Vương Trọng
KHÓC GIỮA CHIÊM BAO 
Đã có lần con khóc giữa chiêm baoKhi hình mẹ hiện về năm khốn khóĐồng sau lụt đường đê sụt lở,Mẹ gánh gồng xộc xệch hoàng hôn. 
Anh em con chịu đói suốt ngày tròn,Trong chạng vạng ngồi co ro bậu cửa.Có gì nấu đâu mà nhóm lửaNgô hay khoai còn ở phía mẹ về. 
Chiêm bao tan nước mắt dầm dề,Con gọi mẹ một mình trong đêm vắng.Dù biết lời con chẳng thể nào vang vọng,Tới vuông đất mẹ nằm lưng núi quê hương.
Con lang thang vất vưởng giữa đời thường,Đâu cũng sống không đâu thành quê được.Còn quê mẹ cuối chân trời tít tắp,Con ít về từ ngày mẹ ra đi.
Đêm tha hương con tìm lại những gìVới đời thực chẳng bao giờ gặp nữa.Mong hình mẹ lại hiện về giấc ngủDù thêm lần con khóc giữa chiêm bao.
 Đỗ Trung Quân
MẸXin tặng cho những ai được diễm phúc còn có Mẹ Con sẽ không đợi một ngày kia khi mẹ mất đi mới giật mình khóc lóc Những dòng sông trôi đi có trở lại bao giờ? Con hốt hoảng trước thời gian khắc nghiệt Chạy điên cuồng qua tuổi mẹ già nua mỗi ngày qua con lại thấy bơ vơ ai níu nổi thời gian? ai níu nổi? Con mỗi ngày một lớn lên Mẹ mỗi ngày thêm già cỗi Cuộc hành trình thầm lặng phía hoàng hôn. Con sẽ không đợi một ngày kia có người cài cho con lên áo một bông hồng mới thảng thốt nhận ra mình mất mẹ mỗi ngày đi qua đang cài cho con một bông hồng hoa đẹp đấy - cớ sao lòng hoảng sợ? Ta ra đi mười năm xa vòng tay của mẹ Sống tự do như một cánh chim bằng Ta làm thơ cho đời và biết bao người con gái Có bao giờ thơ cho mẹ ta không? Những bài thơ chất ngập tâm hồn đau khổ - chia lìa - buồn vui - hạnh phúc Có những bàn chân đã giẫm xuống trái tim ta độc ác mà vẫn cứ đêm về thao thức làm thơ ta quên mất thềm xưa dáng mẹ ngồi chờ giọt nước mắt già nua không ứa nổi ta mê mải trên bàn chân rong ruổi mắt mẹ già thầm lặng dõi sau lưng Khi gai đời đâm ứa máu bàn chân mấy kẻ đi qua mấy người dừng lại? Sao mẹ già ở cách xa đến vậy trái tim âu lo đã giục giã đi tìm ta vẫn vô tình ta vẫn thản nhiên? Hôm nay... anh đã bao lần dừng lại trên phố quen ngã nón đứng chào xe tang qua phố ai mất mẹ? sao lòng anh hoảng sợ tiếng khóc kia bao lâu nữa của mình? Bài thơ này xin thắp một bình minh trên đời mẹ bao năm rồi tăm tối bài thơ như một nụ hồng Con cài sẵn cho tháng ngày sẽ tới !
- 1986 –
 Hoàng Cầm
NƯỚC SÔNG THƯƠNG
 
Em vắt quả cam vàng đầu ngọn sông ThươngMắt tròn cối xayChẳng bao giờ ngủ trước sao maiNgày Chị bảo Em quênTranh tố nữ long hồ gián nhấmmất chân đimá đội tổ tò vòCuốn chiếu xa rồiThơ thẩn vách chiêm baoNgày Chị bảo Em quênCon bạc má lại về cành chanhthương Em hay giận Em chả biếtNgày Chị bảo Em quênTắm sông Thương không mátLên ngọn Kỳ Cùng vục nước rửa chânKhông mátVề đuôi mắt xưa nước suối Cam LồKhông mátNgày Chị bảo Em quênEm tơ tưởng sao bắt Em đừng nhớTha cho EmTha Em"S

File đính kèm:

  • docDOI NET VE NGAY PHU NU VIET NAM THO TANG ME.doc