Dự kiến đề kiểm tra văn – 7

doc3 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự kiến đề kiểm tra văn – 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DỰ KIẾN ĐỀ KIỂM TRA VĂN – 7 	06-07	

I.Câu hỏi trắc nghiệm khách quan : ( 5 điểm )
1/Điền tên tác phẩm ứng với nội dung :
A.Khẳng định một tình bạn đậm đà, thắm thiết . . . . . .( BĐCN )
B.Thể hiện sự giao hòa trọn vẹn giữa con người và thiên nhiên bắt nguồn từ nhân cách thanh cao (CSC). .
C.Trân trọng vẻ đẹp, phẩm chất trong trắng son sắc của người phụ nữ xưa . . . . .( Bánh trôi nước )
D.Khẳng định chủ quyền về lãnh thổ đất nước và nêu cao ý chí quyết tâm bảo vệ chủ quyền ( SNNN)
2/.Một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt có đặc điểm hiệp vần như thế nào ?
A.Tiếng cuối câu 1, 2, 4 (X)	C.Tiếng cuối câu 3, 4
B. Tiếng cuối câu 2, 3 	D.Cả A, B 
3/.Điền đúng (Đ) hoặc sai (S) vào các nhận định sau :
A.Hai bài thơ QĐN và BĐCN đều được viết bằng thể thơ thất ngôn bát cú . . . (Đ)
B.Hai bài thơ đều có cách nói giản dị, hóm hỉnh . . . (S)
C.Hai bài thơ đều kết thúc bởi cụm từ “Ta với ta” nhưng nội dung thể hiện khác nhau . . . (Đ)
D.Hai bài thơ đều thể hiện tình cảm bạn bè tri kỉ . . . (S)
4/.Hình ảnh nào sau đây không được nói tới trong đoạn trích Bài ca Côn Sơn ?
A.Bóng trăng 	(X)	C.Rừng thông 
B.Suối chảy 	D.Bóng trúc 
5/.Sắp xếp bố cục và ý chính tương ứng trong bài thơ Qua Đèo Ngang ?
A.Hai câu đề 	1.Nỗi buồn cô quạnh, thầm kín 	A 4
B.Hai câu thực 	2.Tâm trạng buồn đau khi nhớ nước thương nhà	B 3
C.Hai câu luận 	3.Cảnh heo hút, thấp thoáng có sự sống con người 	C 2
D.Hai câu kết 	4.Cảnh hoang vu buồn vắng lúc chiều tà 	D 1
6/.Bài ca dao “Công cha như núi ngất trời . . . . “ là lời của ai ? Nói với ai ?
	A.Lời của con cái nói với cha mẹ 	C.Lời của người mẹ nói với con 
	B.Lời của ông bà nói với cháu 	D.Lời của người cha nói với con 
7/.Nhận xét về 4 bài ca dao châm biếm, em đồng ý với ý kiến nào dưới đây ?
A.Nghệ thuật tả thực có cả trong 4 bài 	C.Tất cả đều sử dụng biện pháp phóng đại 
B.Cả 4 bài đều có hình ảnh ẩn dụ tượng trưng 	D.Cả 4 bài đều có nội dung và nghệ thuật châm biếm
8/.Câu văn nào không trực tiếp bày tỏ thái độ của người cha đối với En-Ri-Cô ?
A.Thật đáng xấu hổ và nhục nhã cho kẻ nào chà đạp lên tình yêu thương đó (X)
B.Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố vậy ! 
C.Bố không thể nén được cơn tức giận đối với con .
D.Bố sẽ không thể vui lòng đáp lại cái hôn của con được 
9/.Thông điệp nào được gửi gắm qua văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê “ ?
A.Hãy hành động vì trẻ em 	C.Hãy để trẻ em được sống trong một mái ấm gia đình (X)
B.Hãy tôn trọng những ý thích trẻ em 	D.Hãy tạo điều kiện để trẻ em phát triển những tài năng
10/.Văn bản “Cổng trường mở ra ; Cuộc chia tay của những con búp bê “ là kiểu văn bản :
A.Tự sự 	B.Miêu tả 	C.Nghị luận 	D.Nhật dụng (X)
11/.Văn bản Cổng trường mở ra viết về nội dung gì ?
A.Miêu tả quang cảnh ngày khai trường 
B.Bàn về vai trò của nhà trường trong việc giáo dục thế hệ trẻ 
C.Kể về tâm trạng của một chú bé trong ngày đầu tiên đến trường 
D.Tái hiện lại tâm tư tình cảm của người mẹ trong đêm trước ngày khai trường vào lớp một của con (X)




12/.Ghép đúng chủ đề ca dao và hình thức nghệ thuật được sử dụng ?
	A.Ca dao tình cảm gia đình 	1.Gợi nhiều hơn tả
	B.Ca dao về tình yêu quê hương đất nước 	2.Gợi nhiều hơn tả
	C.Ca dao than thân 	3.Biện pháp ẩn dụ, sự vật nhỏ bé đáng thương 
	D.Ca dao châm biếm 	4.Nghệ thuật phóng đại, nói ngược 
13/.Cụm từ “Cù lao chín chữ “ trong bài ca dao về tình cảm gia đình có ý nghĩa gì ?
	A.Cụ thể hóa công ơn cha mẹ 	C.Tăng thêm âm điệu tôn kính, nhắn nhủ tâm tình .
	B.Thể hiện tình cảm biết ơn của con cái 	D.Cả 3 ý trên (X)
14/.Vì sao người nông dân xưa thường mượn hình ảnh con cò để diễn tả cuộc đời, thân phận mình ?
A.Gần gũi với đồng ruộng 	C.Gần gũi với người nông dân
B.Giống phẩm chất, cuộc đời của người nông dân : chịu khó, lặn lội 	D.Cả B, C (X)
15/.Sắp đúng tên tác giả, năm sinh – mất, tác phẩm :
A.Trần Nhân Tông 	1/ 701 – 762	5/ Tĩnh dạ tứ
B.Hạ Tri Chương 	2/ 1258 - 1308	6/ Thiên trường vãn vọng
C.Nguyễn Trãi 	3/ 659 - 744	7/ Côn Sơn ca 
D.Lí Bạch 	4/ 1380 - 1442	8/ Hồi hương ngẫu thư 
16/.Điền tên tác phẩm tương ứng với giá trị nội dung cho sẵn :
A.Bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của đất nước . . . .(SNNN )
B.Thể hiện một tâm hồn gắn bó máu thịt với quê hương thôn dã . . . .(TTVV)
C.Thể hiện một tình bạn đậm đà, thắm thiết . . . .(BĐCN)
D.Thể hiện sự giao hòa trọn vẹn giữa con người với thiên nhiên . . . (CSC )
17/.Điểm nhìn của tác giả đối với toàn cảnh núi Lư là :
	A.Trên đỉnh núi Hương Lô 	C.Ngay dưới chân núi Hương Lô
	B.Đứng nhìn từ xa (X) 	D.Trên con thuyền xuôi dòng sông 
18/.Thể thơ của bài “Tĩnh dạ tứ “ là :
	A. Thất ngôn tứ tuyệt 	C. Thất ngôn bát cú Đường luật 
	B.Ngũ ngôn tứ tuyệt 	(X)	D. Ngũ ngôn bát cú 
19/.Tâm trạng của tác giả trong bài thơ “ Hồi hương ngẫu thư “ là :
A.Vui mừng, háo hức khi trở về quê 	C.Buồn thương trước cảnh quê hương nhiều thay đổi
B.Ngậm ngùi, hụt hẫng khi trở thành khách lạ giữa quê hương (X)
D.Đau đớn , luyến tiếc khi phải rời xa chốn kinh thành .	
20/.Bài thơ trên được tác giả viết trong hoàn cảnh nào ?
	A.Xa quê đã lâu 	C.Sống ở ngay quê nhà 
	B.Mới rời quê ra đi 	D.Xa quê rất lâu nay mới trở về (X)
















II.Câu hỏi tự luận : (5 điểm ) 

1/ Ca dao dân ca là gì ? Nêu nội dung chính qua các bài ca dao đã học . Cho ví dụ minh họa ?
2/ Ca dao dân ca là gì ? Nêu nghệ thuật đặc sắc qua các bài ca dao đã học ? 
3/ Theo em, vì sao gọi Cuộc chia tay của những con búp bê là văn bản nhật dụng ?
4/ Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy ? Việc chọn ngôi kể có tác dụng gì ?
5/ Kết thúc truyện, Thủy có cách giải quyết như thế nào ? Chi tiết đó gợi lên trong em những suy nghĩ và tình cảm gì ? 
6/ So sánh cụm từ “ta với ta “ trong bài Qua Đèo Ngang và bài Bạn đến chơi nhà để thấy được sự khác nhau trong cách sử dụng của hai nhà thơ ?
7/ Chép thuộc lòng bản phiên âm bài thơ Thiên Trường vãn vọng của Trần Nhân Tông . Qua bài thơ em hiểu gì về tâm hồn , tính cách nhà thơ ?
8/ Chép thuộc lòng bản phiên âm bài thơ Vọng Lư Sơn bộc bố của Lí Bạch . Nêu giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ ?	

File đính kèm:

  • docDu kien bo de Ngu van7 HKI.doc