Dự thảo đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở môn ngữ văn
Bạn đang xem nội dung tài liệu Dự thảo đề thi tốt nghiệp trung học cơ sở môn ngữ văn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Đức Hoà Dự thảo đề thi tốt nghiệp THCS Môn Ngữ văn Năm học: 2003-2004 - Thời gian: 120 phút I/ Phần trắc nghiệm: (12 câu X 0,25 điểm = 3 điểm) Đọc kỹ hai khổ thơ và trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng nhất: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ... *** Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim !” (Trích trong bài thơ “Viếng lăng Bác”) 1. Đoạn thơ trên của tác giả nào ? A- Bằng Việt C- Viễn Phương B- Nguyễn Khoa Điềm D- Phan Thanh Viễn 2. Phương thức biểu đạt chính của đoạn thơ trên là gì ? A- Tự sự C- Thuyết Minh B- Miêu tả D- Biểu cảm 3. Từ “Mặt trời” trong hai câu thơ: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một Mặt trời trong lăng rất đỏ ...” Được tác giả sử dụng biện pháp chuyển nghĩa gì ? A- Từ lặp C- Hoán dụ B- Nhân hóa D- ẩn dụ 4. ý n ào thể hiện đúng nhất nội dung đoạn thơ ? A- Tình cảm của nhân dân cả nước đối với Bác B- Nỗi nhớ Bác khôn nguôi của nhân dân miền Nam C- Tình cảm sâu nặng của tác giả và nhân dân cả nước D- Thể hiện cảm xúc mãnh liệt nhất của tác giả 5. Câu thơ nào thể hiện rõ nhất tình cảm của tác giả đối với Bác ? A- Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ B- Bác nằm trong giấc ngủ bình yên C- Vẫn biết trời xanh là mãi mãi D- Mà sao nghe nhói ở trong tim ! 6. Xét về mục đích nói, câu thơ “Mà sao nghe nhói ở trong tim !” thuộc loại câu gì ? A- Trần thuật C- Nghi vấn B- Cầu khiến D- Cảm thán 7. Dấu chấm lửng “...” ở cuối khổ thơ thứ nhất có tác dụng gì ? A- Chuẩn bị cho sự xuất hiện 1 từ ngữ biểu thị nội dung bở ngỡ B- Dãn nhịp câu C- Biểu thị nhiều sự vật hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết D- Thể hiện lời nói còn dở dang, ngập ngừng ngắt quãng 8. Hai khổ thơ trên, biện pháp chuyển nghĩa nào được sử dụng nhiều nhất ? A- Điệp từ C- Nhân hóa B- Liệt kê D- ẩn dụ 9. Xét về cấu tạo ngữ pháp, câu thơ: “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên” thuộc loại câu gì ? A- Câu ghép C- Câu rút gọn B- Câu đơn D- Câu đặc biệt 10. Từ nào dưới đây không phải là tính từ ? A- Đỏ C- Ngủ B- Xanh D- Nhói 11. Cụm từ “kết tràng hoa” thuộc thành phần nào trong câu “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân ...” A- Vị ngữ C- Trạng ngữ B- Bổ ngữ D- Định ngữ 12. “Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim !” Bốn câu thơ trên ngắt nhịp đều đặn nhằm thể hiện nội dung gì ? A- Tình thương yêu và cảm xúc mãnh liệt của tác giả B- Tình cảm tha thiết của đoàn người vào lăng viếng Bác C- Tình yêu thương, nỗi nhớ thiết tha của đoàn người vào lăng viếng Bác D- Tình thiết tha nhất của nhân dân cả nước đối với Bác II/ Phần tự luận (7 điểm) Phân tích bài thơ “Viếng lăng Bác” để làm rõ tình cảm, cảm xúc mãnh liệt của tác giả và đoàn người ra thăm lăng Bác. Đáp án I/ Phần trắc nghiệm (3 điểm) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C,D D D D D D D D B C,D A A II/ Phần tự luận (7 điểm) + Yêu cầu: - Đúng thể loại nghị luận phân tích tác phẩm văn học - Phân tích nội dung tác phẩm + Nội dung: 1/ Mở bài: Nêu khái quát bài thơ, nêu vấn đề cần phân tích đó là tình cảm sâu lắng của tác giả và đoàn người ra thăm lăng Bác. 2/ Thân bài: Phân tích nội dung bài thơ để làm rõ tình cảm sâu lắng của tác giả và đoàn người ra thăm lăng Bác. a- Phân tích hình ảnh hàng tre quanh lăng Bác là biểu tượng cho cây tre Việt Nam với ý nghĩa ẩn dụ nói về con người Việt Nam b- Phân tích hình ảnh “Mặt trời trong lăng rất đỏ” hình ảnh ẩn dụ đặc sắc nhất để ca ngợi công đức của Bác c- Phân tích tình cảm, cảm xúc sâu nặng của tác giả thông qua các yếu tố nghệ thuật (thể thơ, nhịp điệu, ngôn ngữ, hình ảnh) của bài thơ. 3/ Kết bài: Niềm xúc động sâu sắc của tác giả đồng thời nêu cảm xúc của em qua bài thơ. Thang điểm 1/ Mở bài: 1 điểm 2/ Thân bài: - ý a: 1,5 điểm - ý b: 2 điểm - ý c: 2 điểm 3/ Kết bài: 0,5 điểm
File đính kèm:
- De thi TN 5.doc