Ðề thi tuyển sinh cao đẳng khối c, d năm 2009 môn thi: ngữ văn (khối c, d)

pdf4 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðề thi tuyển sinh cao đẳng khối c, d năm 2009 môn thi: ngữ văn (khối c, d), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÐỀ THI TUYỂN SINH CAO ĐẲNG KHỐI C, D NĂM 2009 
Môn thi: NGỮ VĂN (khối C, D) 
(Thời gian làm bài: 180 phút) 
 
PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (5,0 điểm) 
 
Câu I (2,0 điểm) 
 Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 
 
Câu II (3,0 điểm) 
 Hãy viết một bài văn ngắn (không quá 600 từ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến sau: 
 Một ngày so với một đời người là quá ngắn ngủi, nhưng một đời người lại là do mỗi ngày tạo 
nên. 
(Theo sách Nguyên lý của thành công, NXB Văn hóa thông tin, 2009, tr.91) 
 
PHẦN RIÊNG (5,0 điểm) 
 
Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (câu III.a hoặc III.b) 
 
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
 Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh. 
 
Câu III.b Theo chương trình Nâng cao (5,0 điểm) 
Anh/ chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện ngắn Chữ người tử tù của 
Nguyễn Tuân. 
 
------------------------- 
 
BÀI GIẢI GỢI Ý 
 
Câu I (2,0 điểm) 
 Nêu hoàn cảnh ra đời và giải thích ý nghĩa nhan đề truyện ngắn Vợ nhặt của Kim Lân. 
Hoàn cảnh ra đời : 
Truyeän ngaén “Vôï nhaët” coù tieàn thaân laø tieåu thuyeát “Xoùm nguï cö”. Taùc phaåm ñöôïc vieát ngay sau khi 
Caùch maïng thaùng Taùm thaønh coâng nhöng coøn dang dôû vaø maát baûn thaûo. Sau khi hoaø bình laäp laïi (1954), 
Kim Laân döïa vaøo coát truyeän cuõ vaø vieát truyeän ngaén naày. 
Ý nghĩa tựa đề : 
Töïa ñeà “Vôï nhaët “ coù raát nhieàu yù nghóa. Ñoù laø moät töïa ñeà ñoäc ñaùo, taïo söï chuù yù, toø moø, loâi cuoán 
ñoái vôùi ngöôøi ñoïc, goùp phaàn mang laïi yù vò saâu xa cho chuû ñeà cuûa truyeän. Xöa nay, ngöôøi ta nhaët ñoà vaät, 
haøng hoùa,ï chôù khoâng ai noùi laø nhaët vôï. Theá maø anh Traøng töï nhieân “nhaët” ñöôïc vôï thì quaû laø chuyeän baát 
ngôø, lí thuù. 
Với tựa đề nầy, Kim Laân coøn noùi leân moäït caùch chua chaùt, cay ñaéng veà thaân phaän bi thaûm cuûa ngöôøi 
noâng daân lao ñoäng trong nhöõng naêm boán möôi khi bò thöïc daân Phaùp, phaùt xít Nhaät boùc loät, aùp böùc thaäm 
teä… ñeán noãi thaân phaän con ngöôøi gioáng nhö laø moät thöù ñoà vaät nhoû beù đến nỗi vôï maø ngöôøi ta coù theå nhaët 
moät caùch deã daøng nhö nhaët moät ñoà vaät bò ai ñoù ñaùnh rôi. 
 
Câu II (3 điểm) - Nghị luận xã hội 
- Xác định đề: Đề yêu cầu trình bày một triết lí nhân sinh về thời gian của đời người, qua đó 
thấy được giá trị của mỗi khoảnh khắc cuộc sống. Ý kiến được rút ra từ sách Nguyên lý của thành 
công, nhan đề sách có thể gợi ý nhiều điều. Có thể tham khảo một số ý sau đây: 
1. Giải thích ý kiến: một đời người thường được tính bằng năm, được quy ra thành thời gian 
tháng, ngày. Vậy ngày là một đơn vị nhỏ của đời người, đơn vị ấy xếp kế tiếp nhau, tạo nên dòng 
thời gian của một đời người. 
2. Suy nghĩ về ý kiến: 
+ Đời người vừa ngắn (mỗi ngày) vừa không ngắn (chuỗi ngày). Sự thành công của con 
người nhiều khi phụ thuộc rất nhiều về cách anh ta quan niệm về thời gian. 
+ Mỗi ngày qua đi rất nhanh, tức đời người đang qua đi trong mỗi khoảnh khắc. Con người 
cần biết tận dụng mỗi khoảnh khắc đó để cuộc đời trôi qua không hoài phí. 
3. Rút ra bài học: Nguyên lí của sự thành công chính là biết quý trọng thời gian, biến mỗi 
ngày ngắn ngủi thành giá trị của cả đời người. 
 
Câu III.a Theo chương trình Chuẩn (5,0 điểm) 
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp tâm hồn người phụ nữ trong bài thơ Sóng của Xuân 
Quỳnh. 
Gợi ý 
- Giới thiệu Xuân Quỳnh và bài thơ Sóng : Xuaân Quyønh laø moät trong soá nhöõng nhaø thô tieâu biểu 
nhaát cuûa theá heä caùc nhaø thô treû thôøi kì choáng Myõ. Thô Xuaân Quyønh laø tieáng loøng cuûa moät taâm hoàn phuï nöõ 
nhieàu traéc aån, vöøa hoàn nhieân, töôi taén, vöøa chaân thaønh, ñaèm thaém vaø luoân da dieát trong khaùt voïng veà haïnh 
phuùc ñôøi thöôøng. Soùng ñöôïc saùng taùc ngaøy 29-12-1967 trong chuyeán ñi thöïc teá ôû vuøng bieån Dieâm Ñieàn 
(Thaùi Bình), laø moät baøi thô ñaëc saéc veà tình yeâu, raát tieâu bieåu cho phong caùch thô Xuaân Quyønh. Baøi thô in 
trong taäp Hoa doïc chieán haøo (1968). 
- Nội dung chính: Toàn bộ bài thơ đã thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của người khao khát yêu thương: 
+ Tâm hồn đầy những trạng thái phức tạp, bí ẩn khi Dữ dội và dịu êm - Ồn ào và lặng lẽ 
nhưng cũng biết khao khát vươn lên thể hiện cái lớn lao của tình yêu khi: Sông không hiểu nổi mình - Sóng 
tìm ra tận bể. 
+ Khát vọng tình yêu ấy cũng là khát vọng muôn đời của nhân loại mà mãnh liệt nhất là của 
tuổi trẻ. Cũng như sóng, nó mãi mãi trường tồn, vĩnh hằng với thời gian: Ôi con sóng ngày xưa - Và ngày sau 
vẫn thế - Nỗi khát vọng tình yêu - Bồi hồi trong ngực trẻ . 
+ Tâm hồn chân thành, tha thiết trong tình yêu : Tröôùc muoân truøng soùng beå - hình aûnh thô deã 
mang lại nhöõng suy nghó sieâu hình, trieát lyù veà thaân phậ ân leû loi, nhoû beù cuûa con ngöôøi tröôùc vuõ truï bao la, veà 
söï höõu haïn cuûa ñôøi ngöôøi so vôùi söï voâ haïn cuûa trôøi ñaát. Nhöng ngöôøi phuï nöõ khao khaùt yeâu thöông chæ ñaêm 
ñaém moät ñieàu gaàn guõi: tình yeâu. Cho neân, nhaø thô chæ : Em nghó veà anh, em . 
+ Người phụ nữ băn khoăn về khởi nguồn của tình yêu và bộc bạch một cách hồn nhiên, chân 
thành sự bất lực không lý giải được câu hỏi muôn đời ấy trong tình yêu : Em cũng không biết nữa - Khi nào ta 
yêu nhau. Đây là một cách cắt nghĩa về tình yêu rất Xuân Quỳnh, một cách cắt nghĩa rất nữ tính, rất trực cảm . 
+ Yêu thương nên nhung nhớ - nỗi nhớ của một trái tim đang yêu được Xuân Quỳnh diễn tả 
thật mãnh liệt: nhớ thường trực cả khi thức, khi ngủ, bao trùm lên cả không gian và thời gian; nhớ cồn cào, da 
diết, không thể nào yên, không thể nào nguôi. Nó cuồn cuộn, dào dạt như những đợt sóng biển triền miên, vô 
hồi, vô hạn: nhịp thơ trong suốt bài thơ này là nhịp sóng, nhưng rõ nhất, dào dạt, náo nức và mãnh liệt nhất là 
ở đoạn thơ này: Con sông dưới lòng sâu - Con sóng trên mặt nước - Ôi con sóng nhớ bờ - Ngày đêm không 
ngủ được. 
Hình tượng sóng và em bổ sung, đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn, ám ảnh hơn tình yêu và 
nỗi nhớ, cùng với lòng thuỷ chung vô hạn của một trái tim đang rạo rực yêu thương. Nỗi nhớ được diễn tả qua 
hình tượng con sóng nhớ bờ “Ngày đêm không ngủ được”; vẫn chưa đủ, chưa thoả, lại một lần nữa được thể 
hiện qua nỗi nhớ trực tiếp: “Lòng em nhớ đến anh - Cả trong mơ còn thức”. Nỗi nhớ ấy không chỉ tồn tại 
trong ý thức mà còn len lỏi vào trong tiềm thức, xâm nhập vào cả trong giấc mơ. 
+ Yêu thương nên chung thủy, lúc nào cũng: Hướng về anh một phương dù trong hoàn cảnh 
nào xuôi về phương bắc hay ngược về phương nam. Ngöôøi ta ñònh vò trôøi ñaát thaønh boán phöông, taùm höôùng 
nhưng vôùi “em“, “anh“ laø moät phöông trong boán phöông taùm höôùng ñó. YÙ thô thaät môùi, thaät taùo baïo – một 
điều hiếm thấy trong văn học Việt Nam trước đó. 
+ Yêu thương tha thiết, mãnh liệt nhưng cũng tỉnh táo nhận thức dự cảm những trắc trở, thử 
thách trong tình yêu; đồng thời cũng tin tưởng vào sức mạnh tình yêu sẽ giúp người phụ nữ vượt qua thử 
thách đến vói bến bờ hạnh phúc. Cho nên, sóng sẽ đến bờ, năm tháng sẽ đi qua thời gian dài dẵng và mây nhỏ 
bé sẽ vượt qua biển rộng để bay về xa. Một loạt hình ảnh thơ ẩn dụ được bố trí thành một hệ thống tương 
phản, đối lập để nói lên dự cảm tỉnh táo, đúng đắn và niềm tin mãnh liệt của nhà thơ vào sức mạnh của tình 
yêu . 
+ Yêu thương mãnh liệt nhưng cao thượng, vị tha. Nhân vật trữ tình khao khát hòa tình yêu 
con sóng nhỏ của mình vào biển lớn tình yêu - tình yêu bao la, rộng lớn – để sống hết mình trong tình yêu, để 
tình yêu riêng hoá thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở: Làm sao được tan ra -Thành trăm con sóng nhỏ - 
Giữa biển lớn tình yêu - Để ngàn năm còn vỗ. 
- Vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ trong bài thơ được thể hiện qua những yếu tố nghệ thuật đặc sắc: 
âm điệu, nhịp điệu như nhịp sóng thể hiện nhịp tâm hồn, nhịp tình cảm trong tâm hồn người phụ nữ; hình 
tượng sóng, hình tượng trung tâm, xuyên suốt bài thơ với đủ mọi sắc thái, cung bậc như tâm hồn người phụ nữ 
đang yêu; sự kết hợp hài hòa giữa hình tượng sóng và em, tuy hai mà một, có lúc phân chia, có lúc lại hoà 
nhập để nói lên những nét, những phương diện phong phú, phức tạp, nhiều khi mâu thuẫn nhưng thống nhất 
trong tâm hồn người con gái đang yêu . 
- Qua hình tượng Sóng, trên cơ sở khám phá sự tương đồng, hòa hợp giữa Sóng và Em, bài thơ diễn tả 
tình yêu của người phụ nữ thiết tha, nồng nàn, chung thủy, muốn vượt lên thử thách của thời gian và sự hữu 
hạn của đời người. Sóng là một bài thơ tình yêu rất tiêu biểu cho tư tưởng và phong cách thơ Xuân Quỳnh ở 
giai đoạn đầu. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng, vừa mãnh liệt, sôi nổi, vừa hồn nhiên, trong sáng, vừa ý 
nhị, sâu xa. 
 
Câu III.b. Theo chương trình Nâng cao (5 điểm) 
Anh/chị hãy phân tích những đặc sắc nghệ thuật trong truyện trong truyện ngắn Chữ 
người tử tù của Nguyễn Tuân. 
- Xác định đề: làm rõ những nét đặc sắc nghệ thuật (chứ không phải nội dung) truyện ngắn 
Chữ người tử tù; qua nghệ thuật ấy cho thấy hiệu quả ý nghĩa của tác phẩm cũng như phong cách 
nghệ thuật của tác giả Nguyễn Tuân. 
- Phân tích: Nghệ thuật đặc sắc trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân 
1. Nghệ thuật tạo dựng tình huống: 
Nghệ thuật này tạo nên kịch tính và sự hấp dẫn cho cốt truyện. Tác giả chọn một hoàn cảnh 
oái oăm, để cho ba nhân vật với những số phận và xu hướng chính trị khác nhau gặp nhau, buộc họ 
phải tìm ra cách ứng xử và bộc lộ toàn vẹn tính cách của mình. Những con người đó có những điểm 
tương đồng là yêu cái đẹp, trọng cái “thiên lương” nhưng ở hai vị thế đối nghịch (kẻ tử tù và ngục 
quan), luôn va chạm nhau trong một trạng huống bất thường. 
2. Nghệ thuật khắc hoạ tính cách: 
- Bút pháp của chủ nghĩa lãng mạn trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật: Nhân vật trong tác 
phẩm Chữ người tử tù mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa lãng mạn, cho nên có nhiều yếu tố phi 
thường, được tô vẽ theo ý đồ chủ quan của tác giả. Điều này thể hiện trước hết qua nhân vật Huấn 
Cao, một con người đi ra từ nguyên mẫu Cao Bá Quát đã được huyền thoại hoá, vừa hào hoa vừa anh 
hùng. Để làm nổi bật tính cách khác người ấy của Huấn Cao, tác giả sử dụng một cách đầy hiệu quả 
các nghệ thuật cường điệu (tiếng đồn về “tài bẻ khoá vượt ngục” của người tù, sự nhún nhường quá 
mức của cai ngục,…). Tính cách của viên cai ngục và thầy thơ lại cũng được phác hoạ thành công 
theo hướng đó. 
- Nghệ thuật “vẽ mây nảy trăng” trong việc khắc hoạ tính cách nhân vật: Nguyễn Tuân không 
miêu tả, trần thuật trực tiếp và trực tiếp nhiều khía cạnh trong tác phẩm, mà để những điều đó hiện 
lên gián tiếp qua thái độ, sự đánh giá của các nhân vật. 
3. Cách tạo không khí cổ xưa cho câu chuyện: cảnh đề lao, hình dáng, ngôn ngữ các nhân 
vật của thiên truyện đều mang dáng dấp của cảnh vật và con người thời xưa. Giọng điệu, cách xưng 
hô cũng rất cổ kính với nhiều từ Hán Việt. Diễn biến câu chuyện cũng như nhịp điệu câu văn đều 
chậm rãi, như nhịp sống của người thời xưa. 
- Hiệu quả của các biện pháp nghệ thuật ấy: phần này có thể viết trong khi phân tích phần 
trên, cho thấy ý nghĩa nội dung tác phẩm được nâng cao, đầy tính thẩm mĩ. 
- Nhận xét về phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân: những biện pháp nghệ thuật trên 
khẳng định phương diện tài hoa và uyên bác của nhà nghệ sĩ Nguyễn Tuân. 
 
----------------------------- 
 
Người giải đề: NGUYỄN HỮU DƯƠNG 
(Trung tâm Bồi dưỡng văn hóa và Luyện thi đại học Vĩnh Viễn, TP.HCM) 

File đính kèm:

  • pdfDe CD Van khoi CD 2009.pdf