Ðề trắc nghiệm Olympic Vật lý 6

doc3 trang | Chia sẻ: minhhong95 | Lượt xem: 642 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Ðề trắc nghiệm Olympic Vật lý 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ðề trắc nghiệm Olympic Vật lý 6
	 Ngày 18/10/2003
	Thời gian làm bài: 45 phút
1/- Trước khi đo độ dài một vật, ta cần ước lượng độ dài của vật để :
Tìm cách đo thích hợp.
Chọn dụng cụ đo thích hợp.
Kiểm tra kết quả sau khi đo.
Thực hiện cả ba công việc trên.
2/- Một chai nửa lít có chứa một chất lỏng ước chừng nửa chai. Ðể đo thể tích chất lỏng trên ta nên chọn bình chia độ nào trong các bình sau đây ?
Bình 200cc có vạch chia tới 2cc.
Bình 200cc có vạch chia tới 5cc.
Bình 250cc có vạch chia tới 5cc.
Bình 500cc có vạch chia tới 5cc.
3/- Ðể đo thể tích của một vật rắn không thấm nước bằng bình tràn, người ta thả chìm vật đó vào bình tràn đầy nước, khi đó thể tích của vật bằng :
	A. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên.
	B. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra.
	C. Thể tích của phần chất lỏng dâng lên và tràn ra.
D. Thể tích của phần chất lỏng còn lại trong bình.
4/- Với một cân Rôbecvan và hộp quả cân, phát biểu nào sau đây đúng ?
Ðộ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng nhỏ nhất ghi trên cân.
Giới hạn đo của cân là khối lượng lớn nhất ghi trên cân.
Ðộ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân nhỏ nhất.
Ðộ chia nhỏ nhất của cân là khối lượng của quả cân lớn nhất.
5/- Ðặt một lò xo trên nền nhà và sát tường. Lấy tay ép lò xo vào tường, lò xo bị biến dạng. Lực nào sau đây gây ra sự biến dạng của lò xo ?
Lực của tay.
Lực của tường.
Lực của tay và lực của tường.
Lực của tay, tường và Trái đất.
6/- Ðặt viên gạch lên nền nhà, viên gạch đứng yên. Viên gạch đứng yên vì lý do nào sau đây ?
Không chịu tác dụng của lực nào.
Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực hút của Trái đất.
Chịu tác dụng của lực cản của nền nhà lớn hơn trọng lượng của vật.
Chịu tác dụng của hai lực cân bằng là trọng lượng của vật và lực cản của nền nhà.
7/- Câu nói "chì nặng hơn sắt" phải được hiểu như thế nào ?
Trọng lượng chì lớn hơn trọng lượng sắt.
Khối lượng chì lớn hơn khối lượng sắt.
Trọng lượng và khối lượng chì lớn hơn trọng lượng, khối lượng sắt.
Trọng lượng riêng của chì lớn hơn trọng lượng riêng của sắt.
8/- Lực đàn hồi của lò xo xuất hiện khi nào ?
Bất cứ lúc nào.
Khi có lực tác dụng vào lò xo.
Khi lò xo biến dạng.
Khi lò xo chuyển động.
9/- Treo một vật vào lực kế, nhận xét nào sau đây đúng ?
Lực mà lò xo lực kế tác dụng vào vật là lực đàn hồi.
Lực mà vật tác dụng vào lò xo là trọng lượng vật.
Lực mà vật tác dụng vào lò xo và lực mà lò xo tác dụng vào vật là hai lực cân bằng.
Nhận xét A, B, C đều đúng.
10/- Nhận xét nào sau đây sai ?
Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.
Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
Vì P = 10m nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.
Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trong lượng của vật đó.
11/- Bộ dụng cụ nào sau đây có thể dùng để xác định khối lượng riêng của một vật không thấm nước có hình dạng bất kì ?
Bình chia độ, cân.
Bình chia độ, bình tràn, cân.
Bình chia độ, bình tràn, bình chứa, cân.
Tất cả các bộ dụng cụ trên.
12/- Trường hợp nào sau đây không sử dụng máy cơ đơn giản ?
Nhổ đinh bằng kềm.
Ðẩy vật trên tấm ván nằm ngang.
Quét rác bằng chổi cán dài.
Ðứng dưới đất kéo thùng vữa lên tầng cao.
13/- Ðể làm giảm độ nghiêng của mặt phẳng nghiêng, ta có thể :
Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài mặt phẳng nghiêng.
Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài mặt phẳng nghiêng.
Tăng độ cao kê mặt phẳng nghiêng và giảm chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
Giảm độ cao kê mặt phẳng nghiêng và tăng chiều dài của mặt phẳng nghiêng.
14/- Máy cơ đơn giản nào sau đây chỉ có tác dụng làm đổi hướng của lực tác dụng ?
Ròng rọc cố định.
Ròng rọc di động.
Ðòn bẩy.
Mặt phẳng nghiêng.
15/- Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi làm lạnh một vật rắn ?
Thể tích và khối lượng của vật giảm.
Khối lượng riêng của vật tăng.
Khối lượng riêng của vật giảm.
Thể tích tăng và khối lượng không đổi.
16/- Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì :
Bêtông và lõi thép không bị nở vì nhiệt.
Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau.
Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt.
Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bêtông.
17/- Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng nào sau đây ?
Các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau.
Chất rắn nở vì nhiệt ít hơn các chất khác.
Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
Các chất rắn khác nhau dẫn nhiệt khác nhau.
18/- Trong thực tế ta thấy có nhiệt kế rượu, nhiệt kế thủy ngân nhưng không thấy nhiệt kế nước, vì sao ?
Vì nước là một chất lỏng trong suốt khó nhìn thấy.
Vì nước truyền nhiệt không đều.
Vì nước nở vì nhiệt rất ít.
Vì một lí do khác các lí do nêu trên.
19/- Nhiệt độ 500C tương ứng với bao nhiêu độ Farenhai ?
820F	 	C. 900F	 
1220F	 	D. 107,60F
20/- Hiện tượng nào sau đây không liên quan đến sự đông đặc.
Ðúc tượng đồng
Ðổ bê tông.
Làm nước đá
Hàn chì.
21/- Khi làm muối bằng nước biển người ta đã dựa vào hiện tượng nào sau đây ?
Ngưng tụ.
Bay hơi.
Ðông đặc.
Bay hơi và đông đặc.
22/- Chung quanh ly trà đá có đọng những giọt nước. Những giọt nước này do hiện tượng nào sau đây tạo ra ?
Nóng chảy và đông đặc.
Bay hơi.
Ngưng tụ.
Bay hơi và ngưng tụ.
23/- Nước có trọng lượng riêng nhỏ nhất khi ở trạng thái nào sau đây ?
Rắn.
Lỏng.
Lỏng ở 40C.
Hơi.
24/- Nhận định nào sau đây sai ?
Nước bay hơi ở bất kì nhiệt độ nào.
Trong điều kiện đặc biệt nước có thể bay hơi ở cả trong lòng khối nước.
Trong thời gian bay hơi, nhiệt độ của nước có thể thay đổi.
Nước trong bình đậ﹠kín không bay hơi.
25/- Nhiệt độ sôi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây ?
Khối lượng chất lỏng.
Diện tích mặt thoáng của chất lỏng.
Áp suất trên mặt chất lỏng.
Diện tích và áp suất trên mặt thoáng chất lỏng.
26/- Kết quả đo chiều dài và chiều rộng của một tờ giấy được ghi là 29,5cm và 21,2cm. Thước đo đã dùng có độ chia nhỏ nhất là bao nhiêu ?
	A. 0,1cm	B. 0,2cm	C. 0,5cm	D. 0,1mm
27/- Phát biểu nào sau đây đúng.
Một vật không chuyển động chỉ khi chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
Một vật đứng yên thì vật đó chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
Hai lực cân bằng có cùng phương, ngược chiều và mạnh như nhau.
Hai lực cân bằng có thể đặt vào hai vật khác nhau.
28/- Khi rót nước sôi vào 2 cốc thủy tinh dày mỏng khác nhau, cốc nào dễ vỡ hơn, vì sao ?
Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc giữ nhiệt ít hơn, dãn nở nhanh.
Cốc thủy tinh mỏng, vì cốc tỏa nhiệt nhanh nên dãn nở nhiều.
Cốc thủy tinh dày, vì cốc giữ nhiệt nhiều hơn nên dãn nở nhiều hơn.
Cốc thủy tinh dày, vì cốc dãn nở không đều do sự chênh lệch nhiệt độ giữa thành trong và thành ngoài của cốc.
29/- Tốc độ bay hơi của nước đựng trong cốc hình trụ càng nhỏ khi nào ?
Nước trong cốc càng nhiều.
Nước trong cốc càng ít.
Nước trong cốc càng nóng.
Nước trong cốc càng lạnh.
30/- Hai cuốn sách A, B đặt chồng lên nhau ở trên mặt bàn C. Vật nào chịu tác dụng của hai lực cân bằng.
A
B
C
Cuốn sách A 
Cuốn sách B.
Bàn C. 
Cả 3 vật nêu trên. 

File đính kèm:

  • docDethitracnghiem Olympic vatly6[1].doc
Đề thi liên quan