Gần 100 đề thi Học sinh giỏi thành phố Hải Phòng môn Hóa

doc23 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1876 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Gần 100 đề thi Học sinh giỏi thành phố Hải Phòng môn Hóa, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Một số đề thi chọn học sinh giỏi của một số tỉnh, thành phố.
UBND Thành phố Hải Phòng Kì thi học sinh giỏi Thành phố năm học 98-99
 Sở Giáo dục và Đào tạo Môn hoá học lớp 10 PTTH (Bảng A)
 (Thời gian 180Â, không kể thời gian giao đề)
Bài I :
1/ Trong tự nhiên oxi có 3 đồng vị:
= 99,76% ; = 0,04% ; = 0,2
	Giải thích vì sao khối lượng nguyên tử trung bình của oxi lại bằng 15,9994 đvC.
2/ Hợp chất M tạo bởi 2 nguyên tố X và Y, cho biết:
Tổng số 3 loại hạt trong nguyên tử X là 52, hoá trị cao nhất của X với oxi gấp 7 lần hoá trị của X với hiđrô.
Y thuộc cùng chu kì với X, có cấu hình electron: ...np1.
Xác định số thứ tự X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn và gọi tên 2 nguyên tố.
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của M biết hiệu độ âm điện giữa X và Y có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1,77. Khối lượng phân tử của M là 267.
3/ Cho 2 nguyên tố và . Hãy viết các cấu hình electron cho mỗi nguyên tố ở trạng thái không kích thích và trạng thái kích thích. Mỗi cấu hình electron đó ứng với khả năng cho mức oxi hoá nào của nguyên tố?
Bài II :
1/ Khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2, tuỳ điều kiện phản ứng có thể cho muối CaOCl2 hay Ca(ClO)2.
Viết phương trình phản ứng.
Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịch CaOCl2 và dung dịch Ca(ClO)2 hãy viết các phương trình phản ứng.
2/ Có hỗn hợp MgSO4.5H2O và CuSO4.7H2O. Bằng thực nghiệm nêu cách xác định thành phần % khối lượng từng muối trong hỗn hợp, đưa ra công thức tổng quát tính % khối lượng từng muối, giải thích các đại lượng trong công thức.
3/ Không dùng thêm thuốc thử nêu cách nhận ra 5 dung dịch sau:
NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH. Viết phương trình phản ứng.
Bài III :
Nung FeS2 trong không khí, kết thúc phản ứng thu được một hỗn hợp khí có thành phần: 7% SO2; 10% O2; 83% N2 theo số mol. Đun hỗn hợp khí trong bình kín (có xúc tác) ở 800K, xảy ra phản ứng:
2SO2 + O2 	2SO3	Kp = 1,21.105.
Tính độ chuyển hoá (% số mol) SO2 thành SO3 ở 800K, biết áp suất trong bình lúc này là 1 atm, số mol hỗn hợp khí ban đầu (khi chưa đun nóng) là 100 mol.
Nếu tăng áp suất lên 2 lần, tính độ chuyển hoá SO2 thành SO3, nhận xét về sự chuyển dịch cân bằng.
Bài IV :
 Đốt cháy hoàn toàn 3 gam một mẫu than có chứa tạp chất S. Khí thu được cho hấp thụ hoàn toàn bởi 0,5 lít dung dịch NaOH 1,5M được dung dịch A, chứa 2 muối và có xút dư. Cho khí Cl2 (dư) sục vào dung dịch A, sau khi phản ứng xong thu được dung dịch B, cho dung dịch B tác dụng với dung dịch BaCl2 dư thu được a gam kết tủa, nếu hoà tan lượng kết tủa này vào dung dịch HCl dư còn lại 3,495 gam chất rắn.
 1-Tính % khối lượng C; S trong mẫu than, tính a.
2-Tính nồng độ mol/lít các chất trong dung dịch A, thể tích khí Cl2 (đktc) đã tham gia phản ứng.
UBND Thành phố Hải Phòng Kì thi học sinh giỏi Thành phố năm học 98-99
 Sở Giáo dục và Đào tạo	 Môn Hoá học lớp 10 PTTH (Bảng B)
 (Thời gian 180Â, không kể thời gian giao đề)
Bài I:
1/ Trong tự nhiên ô xi có 3 đồng vị :
 16O = 99,76% ; 17O = 0,04%; 18O = 0,2%
Giải thích vì sao khối lượng nguyên tử trung bình của ô xi lại bằng 15,9994đvc
2/ Hợp chất M tạo bởi 2 nguyên tố X và Y, cho biết :
Tổng số 3 loại hạt trong nguyên tử X là 52, hoá trị cao nhất của X với ô xi gấp 7 lần hoá trị của X với hiđrô .
Y thuộc cùng chu kì với X, có cấu hình electron....np1
Xác định số thứ tự X, Y trong bảng hệ thống tuần hoàn và gọi tên 2 nguyên tố .
Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo của M biết hiệu độ âm điện giữa X và Y có giá trị tuyệt đối nhỏ hơn 1,77. Khối lượng phân tử của M là 267.
3/ Cho 2 nguyên tố 16A và 29B. Hãy viết các cấu hình electron cho mỗi nguyên tố ở trạng thái không kích thích và trạng thái kích thích. Mỗi cấu hình electron đó ứng với khả năng cho mức ô xi hoá nào của nguyên tố ?
Bài II:
1/ Khi sục khí Cl2 qua dung dịch Ca(OH)2, tuỳ điều kiện phản ứng có thể cho muối CaOCl2 hay Ca(ClO)2 
Viết phương trình phản ứng .
Sục khí CO2 từ từ tới dư qua dung dịnh CaOCl2 và dung dịnh Ca(ClO)2 hãy viết các phương trình phản ứng .
2/ Có hỗn hợp MgSO4.5H2Ovà CuSO4.7H2O. Bằng thực nghiệm nêu cách xác định thành phần % khối lượng từng muối trong hỗn hợp , đưa ra công thức tổng quát tính % khối lượng từng muối, giải thích các đại lượng trong công thức .
3/Không dùng thêm thuốc thử nêu cách nhận ra 5 dung dịch sau:
NaCl, H2SO4, CuSO4, BaCl2, NaOH. Viết phương trình phản ứng .
Bài III:
1/ Tính % số mol N2O4 bị phân li thành NO2 ở 270C và 1atm. Cho khối lượng riêng hỗn hợp N2O4 và NO2 ở điều kiện trên là 3,272 gam/lít.
2/ ở 630C có cân bằng :
 N2O4 2NO2 Kp = 1,27.
Biết Kp là hằng số cân bằng được tính bằng biểu thức : K = Trong đó PNO2 và PN2O4 là áp suất riêng phần của từng khí
Tính thành phần hỗn hợp khí áp suất chung lần lượt là: 1 atm, 10 atm. Nhận xét về sự chuyển dịch cân bằng.
Bài IV:
Cho 3,78 gam hỗn hợp A gồm Mg và Al vào 250 ml dung dịch (X) chứa HCl 1M và H2SO4 0,5M được dung dịch B và 4,368 lít H2 (đktc).
Chứng minh rằng dung dịch B vẫn còn dư a xít.
Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp A.
Tính thể tích dung dịch C gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M cần để trung hoà hết lượng a xít còn dư trong dung dịch B. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn.
Ubnd thành phố hải phòng kì thi học sinh giỏi thành phố năm học 98-99
 Sở giáo dục và đào tạo môn hóa học-lớp 11-ptth (bảng a)
 Bài 1:1/ Hoà tan 0,1 mol AgNO3 trong 1 lít dung dịch NH3. Tính nồng độ tối thiểu mà dung dịch NH3 phải có để khi thêm 0,5 mol NaCl vào dung dịch Ag+ trong dung dịch NH3 ta không được kết tủa AgCl.
 	 Cho hằng số phân ly của Ag(NH3)2+: K = 6.10-8 ; TAgCl = 1,6.10-10
 2/ Cho khí Cl2 vào 100ml dung dịch NaI 0,2M (dd A), sau đó đun sôi để đuổi hết iot. Thêm nước để trở lại 100ml (dd B).
a)Biết thể tích khí Cl2 đã dùng là 0,1344 lít (đktc). Tính nồng độ mol/lit mỗi muối trong dung dịch B.
b)Thêm từ từ vào dung dịch B một dung dịch AgNO3 0,05M. Tình thể tích dung dịch AgNO3 đã dùng nếu kết tủa thu được có khối lượng bằng:
-Trường hợp 1: 1,41 gam
-Trường hợp 2: 3,315 gam
Biết kết tủa AgI tạo ra trước, sau khi AgI tạo hết kết tủa mới đến AgCl.
c)Trong trường hợp khối lượng kết tủa là 3,315 gam, tính nồng độ mol/lit của các ion thu được trong dung dịch sau phản ứng với AgNO3.
 Bài 2:1/Đun nóng butađien-1,3 với stiren thu được sản phẩm duy nhất X: C12H14 sản phẩm này có thể bị hiđrôhoá theo sơ đồ:
 X Y Z
 Xác định các công thức cấu tạo của X, Y, Z, giải thích sự khác nhau về điều kiện phản ứng hiđrô hoá. Biết rằng số mol H2 tham gia phản ứng của giai đoạn sau gấp 3 lần số mol H2 tham gia phản ứng ở giai đoạn 1.
 2/Khi trùng hợp isôpren thấy tạo thành 4 loại pôlime, ngoài ra còn có một vài sản phẩm phụ trong đó có chất X, khi hiđrô hoá toàn bộ chất X thu được chất Y (1-metyl,3-isôpropyl xiclohecxan). Viết công thức cấu tạo 4 loại pôlyme và các chất X,Y.
 Bài 3:Cho 23,52g hỗn hợp 3 kim loại Mg, Fe, Cu vào 200ml dung dịch HNO3 3,4M khuấy đều thấy thoát ra một khí duy nhất hơi nặng hơn không khí, trong dung dịch còn dư một kim loại chưa tan hết, đổ tiép từ từ dung dịch H2SO4 5M vào, chất khí trên lại thoát ra cho dến khi kim loại vừa tan hết thì mất đúng 44ml, thu được dd A. Lấy 1/2 dd A, cho dd NaOH cho đến dư vào, lọc kết tủa, rửa rồi nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn B nặng 15,6g.
 1-Tính % số mol mỗi kim loại trong hỗn hợp.
 2-Tính nồng độ các ion (trừ ion H+, OH-) trong dung dịch A.
 Bài 4: 1/ Đun một hiđrocacbon no mạch hở trong bình kín, không có không khí. Trường hợp 1:Sau phản ứng đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất tăng 2,5 lần, hỗn hợp thu được chỉ có ankan và anken.
Trường hợp 2:(có xúc tác) kết thúc phản ứng thu được một chất rắn và một khí duy nhất, lúc này đưa vầ điều kiện ban đầu thấy áp suất tăng 6 lần.
 a) Xác định công thức phân tử của hai hiđrôcacbon.
 b) Viết các phương trình phản ứng và tính % theo số mol mỗi hiđrocacbon trong hỗn hợp sau phản ứng ở trường hợp 1. Biết rằng trong hỗn hợp có 3 hiđrôcacbon là đồng phân của nhau và đều chiếm 4% số mol khí trong hỗn hợp, có một hiđrocacbon có đồng phân hình học, tổng số hiđrocacbon là 7.
 c) Viết công thức cấu tạo của hidrocacbon ban đầu.
 2/ Hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon A và B đều ở thể khí, biết %H trong X là 12,195%. Tỉ khối hơi của X đối với H2 bằng 20,5. A, B có cùng số nguyên tử cacbon. Xác định công thức phân tử của A và B.
UBND TP Hải Phòng Kì thi học sinh giỏi thành phố năm học 98-99
 Sở giáo dục-đào tạo	 Môn hoá học lớp 11 PTTH (bảng B)
	 (thời gian 180Â, không kể thời gian giao đề)
Bài I:
1/ Hoà tan khí SO2 vào H2O có các cân bằng sau:
SO2 + H2O H2SO3 (1)
 H2SO3 H+ + HSO3– (2)
 HSO3 H+ + SO32– (3)
Nồng độ SO2 thay đổi như thế nào? (giải thích) khi lần lượt tác động những yếu tố sau:
 a)Đun nóng dung dịch.
 b)Thêm dung dịch HCl.
 c)Thêm dung dịch NaOH.
 d)Thêm dung dịch KMnO4.
2/ a)Tính thể tích H2O tối thiểu cần để hoà tan 0,192g CaC2O4 ở 20oC. Cho tính số tan của CaC2O4 ở 20oC là 3,6.10-9 và sự biến đổi thể tích khi hoà tan là không đáng kể.
b)Nếu dùng dung dịch CaCl20,03M để hoà tan cùng lượng CaC2O4 ở trên cùng điều kiện 20oC thì thể tích dung dịch CaCl2 tối thiểu cần dung là bao nhiêu?
 Cho: Ca =40; C = 12; O = 16; độ điện li à (CaC2O4)=1.
Bài II :
1-Dẫn ra 5 phương trình phản ứng khác nhau có tạo ra khí NO2.
2- a)Tính pH của dung dịch HCl nồng độ 0,5.10-7 mol/lít.
 b)Tính pH của dung dịch X được tạo thành khi trộn 200ml dung dịch HA 0,1M (Ka = 10-3.75) với 200ml dung dịch KOH 0.05M; pH của dung dịch X thay đổi như thế nào khi thêm 10-3 mol HCl vào dung dịch X.
Bài III:
 Hoà tan 18,4g hỗn hợp 2 kim loại Fe và Mg vào 2,5 lít dung dịch HNO3 loãng (vừa đủ), thu được 5,824lít hỗn hợp 2 khí(đktc) trong đó có một khí hoá nâu trong không khí và dung dịch A. Hỗn hợp 2 khí có khối lượng 7,68g.
1-Tính % khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
2-Cô cạn dung dịch A thu được bao nhiêu gam muối khan?
3-Tính nồng độ dung dịch HNO3 đã dùng.
Bài IV:
Đun một hiđrô cácbon no mạch hở trong bình kín, không có không khí.
Trường hợp 1: Sau phản ứng đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất tăng 2,5 lần, hỗn hợp thu được chỉ có ankan và anken.
Trường hợp 2:(có xúc tác) kết thúc phản ứng thu được một chất rắn và một khí duy nhất, lúc này đưa về điều kiện ban đầu thấy áp suất tăng 6 lần.
1-Xác định công thức phân tử của hiđrô cácbon.
2-Viết phương trình phản ứng và tính % theo số mol mỗi hiđrô cácbon trong hỗn hợp sau phản ứng ở trường hợp 1. Biết rằng trong hỗn hợp có 1 hiđrô cácbon có đồng phân của nhau và đều chiếm 4% số mol khí trong hỗn hợp, có 1 hiđrô các bon có đồng phân hình học, tổng số hiđrô cácbon trong hỗn hợp là 7.
3-Viết công thức cấu tạo của hiđrô cácbon ban đầu.
UBND TP Hải Phòng Kì thi học sinh giỏi thành phố năm học 98-99 
Sở giáo dục và đào tạo Môn hoá học lớp 12 (Bảng A)
 (Thời gian làm bài 180Â không kể thời gian giao đề)
Bài I:
 1.Từ rượu etylic, a xitxianhiđric và các chất vô cơ cần thiết khác viết phương trình phản ứng điều chế: Polietyl metacrylat.
 2.Hợp chất Inden C9H8 làm dung dịch Br2/CCl4 và KMnO4 loãng. Nó có khả năng hấp thụ nhanh một phân tử H2 cho lndan: C9H10. Sự hiđrô hoá mạnh mẽ lnden cho hợp chất A có công thức C9H16. Sự ô xi hoá mạnh lnden cho axít phtalic. Hãy xác định cấu tạo của lnden và lndan.
 3.Điều kiện để có liên kết hiđrô nội phân tử là gì? Trong các hợp chất sau đây chất nào có liên kết hiđrô nội phân tử. Hãy viết công thức cấu tạo rồi biểu diễn liên kết hiđrô.
OH
 a.C2H5COCH2COC2,H5 g.
 b.CH3COC(CH2)2COCH3
 c.CH3COCHOHCH3
 d.CH3COCH2CH2COCH3
 e.CH3-C=N-O-H.
 COCH3.
Bài II:
 1.Có dung dịch A chứa hỗn hợp 2 muối MgCl2(10-3M) và FeCl3(10-3M). Cho dung dịch NaOH vào dung dịch A.
 a. Kết tủa nào tạo ra nước, vì sao?
 b. Tìm pH thích hợp để tách một trong 2 ionMg² hoặc Fe² ra khỏi dung dịch.
 Cho T Mg(OH)2 = 10–11; T Fe(OH)3 = 10–39
Biết rằng nếu ion có nồng độ = 10–6 M thì coi như đã được tách hết.
 2. Một dung dịch chứa 4 ion của 2 muối vô cơ trong đó có ion SO42–khi tác dụng vừa đủ với dung dịch Ba(OH)2, đun nóng cho khí X, kết tủa Y và dung dịch Z. Dung dịch Z sau khi a xít hoá bằng HNO3 tạo với AgNO3 kết tủa trắng hoá đen ngoài ánh sáng. Kết tủa Y đem nung được a gam chất rắn T. Giá trị của a thay đổi tuỳ theo lượng Ba(OH)2 đem dùng. Nếu vừa đủ, a cực đại, nếu lấy dư, a giảm đến cực tiểu. Khi lấy chất rắn T với giá trị cực đại a = 7,204, thấy T chỉ phản ứng hết với 60ml dung dịch HCl 1,2M. Còn lại chất rắn có khối lượng 5,98g. Hãy lập luận xác định các ion trong dung dịch.
Bài III:
Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp FeS và FeCO3 bằng dung dịch HNO3 đặc, nóng thu được hỗn hợp (B) gồm 2 khí X và Y có tỷ khối đối với H2 là 22,8.
 1.Tính tỷ lệ số mol các muối Fe2+ trong hỗn hợp ban đầu.
 2.Làm lạnh hỗn hợp khí (B) xuống nhiệt độ thấp hơn được hỗn hợp (BÂ) gồm 3 khí X,Y,Z có tỷ khối so với H2 bằng 28,5. Tính phần trăm theo thể tích của hỗn hợp khí (BÂ).
 3. ở -11oC hỗn hợp (BÂ) chuyển sang (B²) gồm 2 khí. Tính tỷ khối của (B²) so với H2.
Bài IV:
 Từ một hiđrocacbon A (ở thế khí điều kiện thường) có khối lượng phân tử M0 có thể điều chế ra hợp chất B có khối lượng phân tử M1 với các điều kiện sau:
 B có công thức đơn giản C6H7O3.
 B không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:3 tạo dung dịch chứa 2 sản phẩm E và F. Sản phẩm E làm mất màu nước brom và chứa một nhóm chức trong phân tử. Dung dịch F tác dụng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam.
 	Cho M = 29 M0/127: B chỉ có một loại nhóm chức trong phân tử.
 1. Xác định công thức cấu tạo của B.
 2. Viết sơ đồ phản ứng biến đổi A thành B.
UBND TP Hải Phòng	 Kì thi học sinh giỏi Thành phố năm học 98-99
Sở Giáo dục và đào tạo	 Môn Hoá học- Lớp 12 bảng B
	 (Thời gian làm bài 180Â (không kể thời gian giao đề)
Bài I:
Từ rượu etilic, axit xianhiđric và các chất vô cơ cần thiết khác viết phương trình phản ứng điều chế: Polietyl metacrilat.
Cho CH2=C – CH3 vào dd axit HBr có hoà tan NaCl, CH3OH. 
 	 CH3 Có thể tạo ra những sản phẩm nào ? Vì sao?
4000C – 500oC
Cho phản ứng:
 CH3-CH=CH2 + Cl2 
Tỷ lệ số mol phản ứng là 1:1. Hoàn thành phương trình phản ứng và viết cơ chế phản ứng.
Bài II:
Có dd A chứa hỗn hợp 2 muối MgCl2 (10-3M) và FeCl3 (10-3M). Cho dd NaOH vào dd A.
a)Kết tủa nào tạo ra trước, vì sao?
b)Tìm pH thích hợp để tách một trong hai Ion Mg2+ hoặc Fe3+ ra khỏi dd. Cho 
 T Mg(OH)2 = 10-11; T Fe(OH)3 = 10-39.
Biết rằng nếu Ion có nồng độ Ê 106M thì coi như đã được tách hết.
Cho 5 dung dịch sau: HCl; HNO3 đặc; AgNO3; KCl; KOH.
Chỉ dùng thêm 1 kim loại hãy nói cách nhận biết từng dung dịch, viết phương trình phản ứng.
Bài III:
Hoà tan 8,862 gam hỗn hợp: Al, Mg trong 500ml dd HNO3 loãng thu được dd A và 3,316 lít (đktc) hỗn hợp 2 khí không màu có khối lượng 5,18g trong đó có 1 khí bị hoá nâu trong không khí.
Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
Cô cạn dd A được bao nhiêu gam muối khan.
Tính nồng độ mol/lít của dd HNO3 tham gia phản ứng.
Hoà tan dd A vào dd NaOH dư tính khối lượng kết tủa tạo thành.
Bài IV:
Từ một hyđrocacbon A (ở thể khí điều kiện thường) có khối lượng phân tử Mo có thể điều chế ra hợp chất B có khối lượng phân tử M1 với các điều kiện sau:
B có công thức đơn giản C6H7O3
B không tác dụng với Na nhưng tác dụng với NaOH theo tỷ lệ mol 1:3 tạo dd chứa hai sản phẩm E:F. Sản phẩm E làm mất màu nước Brôm và chứa một nhóm chức trong phân tử. Dung dịch F tác dụng với Cu(OH)2 tạo dd màu xanh lam.
Cho Mo = 29M1/127: B chỉ có một loại nhóm chức trong phân tử.
Xác định công thức cấu tạo của B
Viết sơ đồ phản ứng biến đổi A thành B.
UBND TP Hải Phòng Kì thi học sinh giỏi Thành phố năm học 1999-2000
Sở Giáo dục và đào tạo	Môn Hoá học- Lớp 10 bảng A
	 (Thời gian làm bài 180Â (không kể thời gian giao đề)
Bài 1:
 1/ Viết cấu hình electron cho các nguyên tử và ion sau: X2+ (Z = 26) ; Y (Z = 41) ; M6+ (Z = 25)
 2/ Cho phân tử: ClF3 hãy: - Viết công thức cấu tạo; Cho biết kiểu lai hoá trong phân tử; Mô tả hình dạng phân tử. Cho: m (độ phân cực) của phân tử là 0,55; góc liên kết FClF = 870
 3/ Độ phân ly nhiệt (tính theo %) ở 1000 K của các halogen:
F2
Cl2
Br2
I2
%
4,3
0,035
0,23
2,8
Hãy nêu quy luật chung của sự biến thiên độ phân ly nhiệt, giải thích sự bất thường về độ phân ly nhiệt từ F2 đến Cl2
Bài 2:
 1/ Xác định số oxi hoá của các nguyên tử các nguyên tố trong các chất sau:
 POCl3 ; Na2S2O3 ; NaAuCl4 ;
 2/ Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
 CuS + HNO3 đ S + NO + . . .
 CrI3 + KOH + Cl2 đ K2CrO4 + KIO4 +
 HgS + HCl + HNO3 đ H2HgCl4 + NO + S + ...
 3/ Tính hiệu ứng nhiệt của 2 phản ứng sau:
 2NH3 + 3/2 O2 đ N2 + 3 H2O (1)
 2NH3 + 5/2 O2 đ 2NO + 3H2O (2)
So sánh khả năng của 2 phản ứng, giải thích vì sao phản ứng (2) cần có xúc tác.
Cho năng lượng liên kết của:
NH3
O2
N2
H2O
NO
kJ/mol
1161
493
942
919
627
Bài 3:
 l/ Có thể tồn tại những hỗn hợp khí sau đây không? tại sao? Nếu tồn tại thì trong những điều kiện nào? Nếu không tồn tại thì viết phương trình phản ứng xảy ra:
H2 và O2 ; O2 và Cl2 ; H2 và Cl2 ; HCl và Br2 ; SO2 và O2 ; HBr và Cl2 ; CO2 và HCl ; H2S và NO2 ; H2S và F2.
 2/ Cho các trị số góc liên kết: 100,30; 97,80; 101,50; 1020 và các góc liên kết I-P-I; F-P-F; Cl-P-Cl; Br-P-Br. Hãy gán trị số cho mỗi góc liên kết và giải thích.
Bài 4:
 Cho m (g) muối halogen của một kim loại kiềm phản ứng với 200 ml dung dịch axít H2SO4 đặc, nóng (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí X và hỗn hợp sản phẩm Y. Dẫn khí X qua dung dịch Pb(NO3)2 thu được 23,9 (g) kết tủa mầu đen. Làm bay hơi nước cẩn thận hỗn hợp sản phẩm Y thu được 171,2 (g) chất rắn A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được muối duy nhất B có khối lượng 69,6(g). Nếu cho dung dịch BaCl2 lấy dư vào Y thì thu được kết tủa Z có khối lượng gấp 1 ,674 lần khối lượng muối B.
 1/ Tính nồng độ mol/1ít của dung dịch H2SO4 và m (g) muối.
 2/ Xác định kim loại kiềm và halogen.
UBND TP Hải Phòng	 Kì thi học sinh giỏi Thành phố năm học 1999-2000
Sở Giáo dục và đào tạo	 Môn Hoá học- Lớp 10 bảng B
	 (Thời gian làm bài 180Â không kể thời gian giao đề)
Bài 1:
 1/ Viết cấu hình electron cho các nguyên tử và ion sau: X2+ (Z = 26) ; Y (Z = 41) ; M6+ (Z = 25)
 2/ Cho phân tử: ClF3 hãy: - Viết công thức cấu tạo; Cho biết kiểu lai hoá trong phân tử; Mô tả hình dạng phân tử. Cho: m (độ phân cực) của phân tử là O,55; góc liên kết FClF = 870
 3/ Những hợp chất sau, hợp chất nào khi nhiệt phân giải phóng O2? Viết phương trình:
 KClO3 , KOH , KMnO4 , CuO , HgO , SiO2 , CuCO3 .
Bài 2: 
 1/ xác định số oxi hoá của các nguyên tử các nguyên tố trong các chất sau:
 POCl3 ; Na2S2O3 ; NaAuCl4 ;
 2/ Cân bằng các phương trình phản ứng sau:
 CuS + HNO3 đ S + NO + . . .
 CrI3 + KOH + Cl2 đ K2CrO4 + KIO4 +
 HgS + HCl + HNO3 đ H2HgCl4 + NO + S + ...
 3/ Tính hiệu ứng nhiệt của 2 phản ứng sau:
 2NH3 + 3/2 O2 đ N2 + 3 H2O (1)
 2NH3 + 5/2 O2 đ 2NO + 3H2O (2)
So sánh khả năng của 2 phản ứng, giải thích vì sao phản ứng (2) cần có xúc tác.
Cho năng lượng liên kết của:
NH3
O2
N2
H2O
NO
kJ/mol
1161
493
942
919
627
Bài 3 :
 l/ Có thể tồn tại những hỗn hợp khí sau đây không? tại sao? Nếu tồn tại thì trong những điều kiện nào? Nếu không tồn tại thì viết phương trình phản ứng xảy ra: H2 và O2 ; O2 và Cl2 ; H2 và Cl2 ; HCl và Br2 ; SO2 và O2 ; HBr và Cl2 ; CO2 và HCl ; H2S và NO2 ; H2S và F2.
 2/ Dung dịch muối A có nồng độ 40% nếu thêm vào dung dịch A lượng nước bằng lượng nước đã có trong dung dịch A thì nồng độ % của dung dịch là bao nhiêu?
Bài 4:
 Cho m (g) muối halogen của một kim loại kiềm phản ứng với 200 ml dung dịch axít H2SO4 đặc, nóng (lấy dư). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được khí X và hỗn hợp sản phẩm Y. Dẫn khí X qua dung dịch Pb(NO3)2 thu được 23,9 (g) kết tủa mầu đen. Làm bay hơi nước cẩn thận hỗn hợp sản phẩm Y thu được 171,2 (g) chất rắn A. Nung A đến khối lượng không đổi thu được muối duy nhất B có khối lượng 69,6(g). Nếu cho dung dịch BaCl2 lấy dư vào Y thì thu được kết tủa Z có khối lượng gấp 1 ,674 lần khối lượng muối B.
 1/ Tính nồng độ mol/1ít của dung dịch H2SO4 và m (g) muối.
 2/ Xác định kim loại kiềm và halogen.
UBND TP Hải Phòng	 Kì thi học sinh giỏi Thành phố năm học 1999-2000
Sở Giáo dục và đào tạo	 Môn Hoá học- Lớp 11 bảng A
	 (Thời gian làm bài 180Â không kể thời gian giao đề)
Bài 1 :
 l/ Trong dung dịch có cân bằng sau: AB A+ + B – KAB
Nồng độ ban đầu của AB là (C)
Hãy viết biểu thức liên hệ giữa độ điện ly (a) và hằng số cân bằng KAB của cân bằng trên. Độ điện ly a thay đổi như thế nào khi giảm nồng độ ban đầu bằng cách pha loãng dung dịch.
 2/ Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho những thí nghiệm sau:
- Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và Na2CO3.
- Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa FeCl3 và CuSO4.
- Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 đậm đặc vào AlCl3 khan.
Bài 2:
 l/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 Cr4C3 + HNO3 đ NO + ...
 Fe2P + HNO3 đ NO + . . .
 I – + NO2– đ I2 + NO + ...
Au + CN – + O2 đ [Au(CN)4] – + 
 2/ Tính lượng NaF có trong 100ml dung dịch HF O,1M ; biết dung dịch có pH = 3, hằng số cân bằng Ka của HF là 3,17. 10– 4.
CH3 – CH = C – CH – CH2 – CH2 – CH3
H3C
C2H5
CH3
Bài 3:
 1/ Gọi tên các hiđrôcác bon sau: và
 2/ viết công thức cấu tạo của hiđrôcácbon sau: 6-brôm-5-clo-4-isoprôpyl-4-mêtyl Octan.
 3/ Sắp xếp các chất sau theo chiều tăng dần nhiệt độ sôi, giải thích
CH3–(CH2)4– CH3 ; CH3–CH2–CH–CH2–CH3 ; CH3– CH – CH –CH3 ; CH3-(CH2)3-CH3
CH3
H3C
CH3
 4/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 Buten -1 + HOCl đ 
 Propen + HI ( xúc tác peoxit) đ 
Bài 4:
 Hoà tan 0,6472 gam một kim loại vào dung dịch axít HNO3 tạo ra 1,0192 gam muối khan. Thêm
dung dịch NaHCO3 vào dung dịch sau phản ứng thấy xuất hiện 0,8274 gam kết tủa. Sau khi làm khô, nung kết tủa thì thu được 100,8 ml khí. Thể lích khí này giảm xuống còn 33,6 ml khi cho qua dung dịch NaOH . Khí còn lại duy trì tốt sự cháy. (các thể tích khí đều đo ở đktc)
 Hãy viết các phương trình phản ứng đã xảy ra và kiểm chứng lại bằng tính toán.
Bài 5:
 Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp 2 hiđrôcácbon thể khí, sau phản ứng thu được 2 mol hỗn hợp khí và hơi. Lượng O2 dùng để đốt cháy là 33,6 lít. Xác định công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử tìm được (các thể tích khí đo ở đktc).
UBND TP Hải Phòng	 Kì thi học sinh giỏi Thành phố năm học 1999-2000
Sở Giáo dục và đào tạo	 Môn Hoá học- Lớp 11 bảng B
	 (Thời gian làm bài 180Â không kể thời gian giao đề)
Bài 1 :
 l/ Trong dung dịch có cân bằng sau: AB A+ + B – KAB
Nồng độ ban đầu của AB là (C). Hãy viết biểu thức liên hệ giữa độ điện ly (a) và hằng số cân bằng KAB của cân bằng trên. Độ điện ly a thay đổi như thế nào khi giảm nồng độ ban đầu bằng cách pha loãng dung dịch.
 2/ Nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng cho những thí nghiệm sau:
- Cho từ từ đến dư dung dịch KHSO4 vào dung dịch chứa NaAlO2 và Na2CO3.
- Cho từ từ đến dư dung dịch NH3 vào dung dịch chứa FeCl3 và CuSO4.
- Nhỏ vài giọt dung dịch NH3 đậm đặc vào AlCl3 khan.
Bài 2:
 Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 Cr3+ + Br2 + OH – đ CrO42– + ...
 CuFeS2 + Fe3+ + O2 + H2O đ Fe2+ + SO42– + ...
 SO2 + MnO4– +đ Mn2+ + SO42– + ...
Bài 3:
 1/ Rượu X chứa 34,78% ôxy, rượu X tách nước , thu được một anken, dẫn anken sục qua dung dịch B chứa nước Br2 có lẫn một ít NaI và NaCl.
a) Xác định công thức cấu tạo của rượu X và anken.
b) Xác định sản phẩm thu được khi sục anken qua dung dịch B, giải thích.
 2/ Hoàn thành các phương trình phản ứng sau:
 (A) (B) + (C)
 (B) + dd AgNO3 trong NH3 đ (D) ¯ + (E) + (F)
 (D) + (G) đ (B) + (H) ¯
 2(B) đ (I)
 (I) + (C) (K)
 n(K) đ (L)n
Bài 4:
 Tính lượng NaF có trong 100ml dung dịch HF O,1M ; biết dung dịch có pH = 3, hằng số cân bằng Ka của HF là 3,17. 10– 4.
Bài 5:
 Đốt cháy hoàn toàn 6,72 lít hỗn hợp 2 hiđrôcácbon thể khí, sau phản ứng thu được 2 mol hỗn hợp khí và hơi. Lượng O2 dùng để đốt cháy là 33,6 lít. Xác định công thức phân tử, viết các công thức cấu tạo ứng với công thức phân tử tìm được (các thể tích khí đo ở đktc).
UBND TP Hải Phòng	 Kì thi học sinh giỏi Thành phố năm học 1999-2000
Sở Giáo dục và đào tạo	 Môn Hoá học- Lớp 12 bảng A
	 (Thời gian làm bài 180Â không kể thời gian giao đề)
Bài 1:
 1/ Hiện tượng gì xảy ra khi cho: + AgNO3 vào dung dịch K2Cr2O7.
 + Ba(OH)2 vào dung dịch K2Cr2O7.
 + Dung dịch H2SO41oãng vào dung dịch BaCrO4.
 + Al vào dung dịch Na2CO3 lấy dư.
 + Al vào dung dịch HgCl2. Viết các phương trình phản ứng. 
 2/ So sánh độ hoạt động hoá học của các kim loại kiềm, giải thích vì sao Li có thế điện cực âm nhất trong các kim loại kiềm. 
 3/ So sánh tính dẫn điện của các kim loại: Cu, Ag, Au, Li. Giải thích tính đẫn điện của Li so với Ag.
Bài 2:
 1/ Tính thế điện cực của điện cực Hiđrô trong môi trường trung tính ở 250C, áp suất của H2 là 1 atm.
 2/ Hoà tan a mol NaCl và b mol CuSO4 vào nước được dung dịch A. Điện phân dung dịch A cho đến khi nước ở cả 2 điện cực đều bị điện phân thì dừng lại, phân tích các giai đoạn của quá trình điện phân, viết phương trình phản ứng điện phân cho từng giai đoạn.
Bài 3:
 1/ So sánh có giải thích tính bazơ của các cặp chất sau: etyl min và anilin ; natri axetat và natri

File đính kèm:

  • docGan 100 de thi HSG cua Hai Phong.doc