Gây hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn ngữ văn ở trường THPT

doc28 trang | Chia sẻ: dethi | Lượt xem: 2759 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Gây hứng thú cho học sinh trong việc học tập môn ngữ văn ở trường THPT, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 	
 SỞ GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
 TRƯỜNG TH, THCS, THPT ĐINH TIÊN HOÀNG
 

 
	 Mã số:

 








 
NGỮ VĂN
 

 
 
 Giáo viên: Phạm Thị Hiền 
Năm học: 2009 - 2010












SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRƯỜNG TH, THCS, THPT ĐINH TIÊN HỒNG

 Mã số: 




SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 






Người thực hiện: PHẠM THỊ HIỀN

Lĩnh vực nghiên cứu:
Quản lý giáo dục:	*
Phương pháp dạy học bộ mơn: 	*
Phương pháp giáo dục: 	*
Lĩnh vực khác: 	*


Cĩ đính kèm:
 * Mơ hình * Phần mềm * Phim ảnh * Hiện vật khác



Năm học: 2009- 2010

 SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI	 CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG TH, THCS, THPT 	 Độc Lập- Tự Do- Hạnh Phúc
 ĐINH TIÊN HỒNG	 	 ________________________
 ______________________
PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2009- 2010

Tên sáng kiến kinh nghiệm:
GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG VIỆC HỌC TẬP 
MƠN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT

Họ và tên tác giả: Phạm Thị Hiền
Đơn vị: Tổ Văn – Sử - Địa – GDCD Trường TH, THCS, THPT Đinh Tiên Hồng- TP. Biên Hịa- Tỉnh Đồng Nai
Lĩnh vực:
	Quản lý giáo dục:	* Phương pháp dạy học bộ mơn: 	*
	Phương pháp giáo dục: * Lĩnh vực khác: 	*
1. Tính mới
- Cĩ giải pháp hồn tồn mới	*
- Cĩ giải pháp cải tiến, đổi mới từ giải pháp đã cĩ	*
2. Hiệu quả
- Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành cĩ hiệu quả cao	*
- Cĩ tính cải tiến hoặc đổi mới từ những giải pháp đã cĩ và đã triển khai áp dụng trong tồn ngành cĩ hiệu quả cao *
- Hồn tồn mới và đã triển khai áp dụng tại đơn vị cĩ hiệu quả cao *
- Cĩ tính cải tiến và đổi mới từ những giải pháp đã cĩ và đã triển khai áp dụng tại đơn vị cĩ hiệu quả cao	*
3. Khả năng áp dụng
- Cung cấp được các luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chính sách:
	Tốt *	Khá *	Đạt *
- Đưa ra các giải pháp khuyến nghị cĩ khả năng ứng dụng thực tiễn, dễ thực hiện và dễ đi vào cuộc sống:
	Tốt *	Khá *	Đạt *
- Đã được áp dụng trong thực tế đạt hiệu quả hoặc cĩ khả năng áp dụng đạt hiệu quả cao trong phạm vi rộng:
	Tốt *	Khá *	Đạt *
XÁC NHẬN CỦA TỔ CHUYÊN MƠN	 THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
	 (ký tên và ghi rõ họ tên)	 (ký tên, ghi rõ họ tên và đĩng dấu)



SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC


THƠNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

Họ và tên : PHẠM THỊ HIỀN
Ngày, tháng, năm sinh : 20-11-1971 
Nam, nữ : Nữ
Địa chỉ : Khu phố 11 – Phường Tân Phong – TP. Biên Hịa – Đồng Nai.
Điện thoại : 01669829593
Chức vụ : giáo viên.
Đơn vị cơng tác : Trường TH, THCS, THPT Đinh Tiên Hồng.

TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

Học vị ( hoặc trình độ chuyên mơn, nghiệp vụ cao nhất ) : Đại học.
Năm nhận bằng : 1995.
Chuyên nghành đào tạo : Ngữ văn.

KINH NGHIỆM KHOA HỌC

Lĩnh vực chuyên mơn cĩ kinh nghiệm : Ngữ văn.
 Số năm kinh nghiệm : 15













I/ LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

Luận ngữ viết: “ Biết mà học khơng bằng thích mà học, thích mà học khơng bằng say mà học”. Vậy cảm xúc say mê chính là động lực thúc đẩy, nuơi dưỡng sự cố gắng, nỗ lực học tập khơng ngừng của mỗi người.

Vì thế với vai trị tổ chức, hướng dẫn và điều khiển quá trình học tập của học sinh, hơn ai hết giáo viên phải tìm mọi biện pháp để phát huy cao nhất tính tích cực sáng tạo của người học, gây được cảm xúc hưng phấn, khơi dậy hứng thú học tập ở các em. 

	Hơn nữa, hiện nay đứng trước cơn lốc của cơ chế thị trường, nhiều giá trị nhân văn cĩ nguy cơ bị xĩi mịn, mai một. Từ thực tế đĩ, địi hỏi người giáo viên nĩi chung và người giáo viên dạy Ngữ văn nĩi riêng phải nhận thức được những thử thách khốc liệt đang chờ đĩn phía trước. Bên cạnh đĩ, đa số phụ huynh học sinh lại định hướng cho con em mình chọn lựa các mơn tự nhiên. Bởi theo họ, như thế thì sẽ dễ dàng tìm được chỗ đứng trong tương lai.

	Đứng trước bối cảnh đĩ, con đường dẫn dắt học sinh tiếp cận tác phẩm văn chương, tìm hiểu các giá trị truyền thống càng trở nên nhọc nhằn hơn và địi hỏi người giáo viên Ngữ văn phải cĩ nghệ thuật cao hơn, linh hoạt hơn về phương pháp mới cĩ thể tạo được hứng thú cho các em trong những giờ học.

Chính vì điều này, đã gây cho đội ngũ giáo viên dạy Ngữ văn nhiều lúng túng. Giáo viên Ngữ văn bây giờ đơi khi phải làm việc như một ca sĩ, một họa sĩ, một diễn viên điện ảnh..., thậm chí một nhà biên kịch. Bởi dạy văn khơng chỉ là truyền thụ kiến thức mà cịn phải hay, phải lơi cuốn học sinh, làm cho học sinh thích thú say mê. Đây là mơn học kết tinh nhiều giá trị của văn hĩa dân tộc cũng như của nhân loại, là mơn học cĩ ý nghĩa trong việc hình thành phát triển nhân cách cho học sinh và rèn luyện những kỹ năng cơ bản, cần thiết cho các em. Mặt khác, đây là mơn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng bay bổng, sáng tạo của học sinh nên càng gây cho giáo viên nhiều khĩ khăn trong việc truyền thụ kiến thức. 
	
	Cĩ thể nĩi, cốt lõi của việc tạo hứng thú cho học sinh học tập các mơn học nĩi chung và mơn Ngữ văn nĩi riêng là đổi mới phương pháp dạy học, dạy học theo hướng “ tích cực hĩa”, lấy hoạt động học tập của học sinh làm trung tâm, học trị là người chủ động khám phá, lĩnh hội kiến thức, người thầy đĩng vai trị là người tổ chức, chỉ đạo.

Vì vậy việc nghiên cứu nhằm khơi dậy hứng thú học tập của học sinh trong dạy học Ngữ văn là địi hỏi cần thiết của lý luận và thực tiễn dạy học.

Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, với mong muốn gĩp một phần nhỏ bé vào việc hình thành cho học sinh sự hứng thú, tìm tịi, tích cực học tập, khao khát khám phá kiến thực nhằm đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội đối với lớp trí thức trẻ, những người chủ tương lai của đất nước, tơi quyết định chọn đề tài:

“ Gây hứng thú cho học sinh trong việc học tập mơn Ngữ văn ở trường trung học phổ thơng ”.

Mặc dù cĩ rất nhiều ý kiến bàn về vấn đề này, nhưng tơi xin mạn phép ghi lại những kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã sử dụng trong thực tế giảng dạy mà theo tơi đã ít nhiều tạo được hứng thú cho học sinh trong việc học tập mơn Ngữ văn bậc THPT.

	II/ MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI:
Tìm hiểu về hứng thú và các biện pháp gây hứng thú học tập trong việc dạy và học mơn Ngữ văn ở trường THPT qua:
	- Nghiên cứu cơ sở lí luận về hứng thú và các biện pháp gây hứng thú trong quá trình dạy học.
	- Nghiên cứu một số biện pháp gây hứng thú học tập mơn Ngữ văn bằng việc lồng ghép các trị chơi.
	- Thực nghiệm sư phạm để chứng minh hiệu quả của các biện pháp gây hứng thú trong dạy học ở lớp 10, 11.

III/ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp đối chứng.
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
- Phương pháp kiểm tra.

IV/ GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Cĩ nhiều biện pháp gây hứng thú trong dạy học Ngữ văn, nhưng trong một phạm vi nhỏ của đề tài này, tơi chỉ tập trung vào việc gây hứng thú qua:
	- Nghệ thuật lên lớp của giáo viên.
	- Lồng ghép một số trị chơi trong dạy học Ngữ văn bậc THPT.




	 

I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Ngày nay, khi nhân loại đang vững bước tiến vào thế kỉ 21, với ánh sáng của văn minh tiến bộ thì con đường của giáo dục càng khẳng định được vai trị quan trọng của mình. Đúng như Jacques Delors đã nĩi: “ Giáo dục là một trong những cơng cụ mạnh nhất mà chúng ta cĩ trong tay để đào tạo nên tương lai”.

	Cùng với sự đổi mới đĩ, địi hỏi nền giáo dục nước ta cĩ sự hĩa thân, lột xác để bắt kịp thời đại. Vì thế, Đảng ta đã khẳng định: “ Giáo dục là sự nghiệp của tồn Đảng, tồn dân và giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục” ( Nghị quyết TW II - Khĩa VIII).

	Luật Giáo dục Điều 28.2 đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thơng phải phát huy tích tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm từng lớp học, mơn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhĩm, rèn kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh”.

Theo Đại từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Văn hĩa Thơng tin năm 1998, hứng thú cĩ hai nghĩa, đĩ là “ biểu hiện của một nhu cầu, làm cho chủ thể tìm cách thỏa mãn, tạo ra khối cảm, thích thú và huy động sinh lực để cố gắng thực hiện” và “ hứng thú là sự ham thích”.

Qua khái niệm trên ta thấy rằng: hứng thú cĩ nghĩa là tâm trạng vui vẻ, thích thú, hào hứng của con người đối với một hoạt động nào đĩ.

Khi cĩ được sự say mê, thích thú con người sẽ làm việc cĩ hiệu quả hơn, dễ thành cơng và thành cơng nhanh hơn, bởi lẽ hứng thú cịn chính là động lực thúc đẩy hoạt động của con người đi sâu vào bản chất của đối tượng nhận thức mà khơng dừng lại ở bề ngồi của hiện tượng, nĩ địi hỏi con người phải hoạt động tích cực, chịu khĩ tìm tịi hoặc sáng tạo. 
Hứng thú cĩ nhiều tác dụng trong cuộc sống nĩi chung và trong dạy học nĩi riệng.
* Trong cuộc sống:
- Hứng thú cĩ tác dụng chống lại sự mệt nhọc và những cảm xúc tiêu cực, duy trì trạng thái tỉnh táo ở con người.
- Hứng thú định hướng và duy trì tính tích cực của con người, làm con người chịu khĩ tìm tịi và sáng tạo.
- Hứng thú đĩng vai trị chủ đạo trong sự phát triển và hình thành nhân cách con người, nĩ tạo nên khả năng cho hoạt động trí tuệ, thẩm mỹ và các dạng hoạt động khác.
- Hứng thú làm cho con người xích lại gần nhau hơn.

* Trong dạy học:
Dạy học là một nghệ thuật đặc biệt khơng hề giống với bất kỳ một ngành nghề nào, vì với những nghề khác khi làm sai bạn cĩ thể sửa chữa ngay lập tức, nhưng nghề dạy học khơng thể sửa chữa sai lầm ngay được mà cĩ khi sai lầm đĩ sẽ ám ảnh bạn suốt cuộc đời. Vả lại, làm nghề gì trình độ yếu cũng nguy hiểm nhưng giáo viên yếu là nguy hiểm nhất, vì theo sau đĩ là cả một thế hệ dốt nát. Vì thế mà trở thành giáo viên giỏi là điều rất cần thiết, khơng chỉ cho học sinh, các thầy cơ giáo mà cần cho tương lai của cả một dân tộc. 

Theo William A. Ward thì:
“ Người thầy trung bình chỉ biết nĩi,
Người thầy giỏi biết giải thích,
Người thầy xuất chúng biết minh họa,
Người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng”

Từ đĩ ta thấy việc truyền cảm hứng ( gây hứng thú) học tập cho học sinh là yếu tố khơng thể thiếu. Bởi lẽ: “ Chúng ta khơng thể dạy ai làm bất cứ điều gì, chúng ta chỉ cĩ thể giúp họ khám phá điều đĩ” ( Theo Galileo Galilei).

Cho nên, nếu giáo viên khơi dậy được sự hứng thú, say mê cho học sinh thì sẽ tạo ra động cơ học tập giúp các em vượt qua mọi khĩ khăn, trở ngại để đạt kết quả học tập tốt nhất, khi đĩ các em sẽ tiếp nhận tri thức một cách chủ động và tự giác, khơng bị ép buộc,... 

 Khi hứng thú học tập, trong tiết học các em sẽ:
 - Hăng hái trả lời các câu hỏi của giáo viên, bổ sung câu trả lời của bạn, thích phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề nêu ra.
 - Hay nêu thắc mắc, địi hỏi giải thích cặn kẽ những vấn đề chưa đủ rõ ràng.
 - Chủ động vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để nhận thức vấn đề mới, tập trung chú ý vào vấn đề đang học.
 - Kiên trì hồn thành bài tập, khơng nản chí trước những tình huống khĩ khăn,...
 Hứng thú cịn giúp học sinh tích cực học tập qua những cấp độ từ thấp đến cao:
 - Bắt chước: gắng sức làm theo các mẫu hành động của thầy, của bạn,...
 - Tìm tịi: độc lập giải quyết vấn đề nêu ra, tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề,...
 - Sáng tạo: tìm ta cách giải quyết mới, độc đáo, hữu hiệu.

	Tĩm lại, khi học sinh hứng thú với bài học, với mơn học sẽ tạo khơng khí thi đua học tập sơi nổi, tích cực, say mê nghiên cứu, tìm tịi, học hỏi,...đây chính là một trong những tiền đề dẫn đến sáng tạo và tài năng; và tơi tin rằng quá trình dạy học nhất định sẽ đạt được kết quả cao.

 “Hứng thú, ham mê học tập là một trong những nguồn gốc chủ yếu nhất của việc học tập cĩ kết quả cao, là con đường dẫn đến sáng tạo và tài năng.”
 ( Viện KHGD - “ Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”.

@ Tĩm lại, hứng thú là một phương tiện dạy học cĩ hiệu quả. Và người giữ vai trị quyết định tạo ra hứng thú trong quá trình dạy học khơng ai khác chính là người thầy. 
Vì thế mà thầy giáo nĩi riệng và những người làm cơng tác giáo dục nĩi chung phải khơng ngường tìm ra các biện pháp gây hứng thú cho học sinh trong mọi hoạt động học tập và giáo dục, cĩ như vậy mới phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học, hướng trọng tâm vào học sinh, tạo tính tự giác học tập, tự học, tự nghiên cứu trong học sinh, tăng cường khả năng vận dụng kiến thức vào đời sống..., bằng khơng chỉ là “ đập búa trên sắt nguội mà thơi” ( Horace Mann).
	
II/ CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Chúng ta thấy rằng việc đổi mới phương pháp dạy học đã đem lại nhiều kết quả khả quan, tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc dạy và học mơn Ngữ văn ở trường THPT chưa đạt được yêu cầu chất lượng và hiệu quả như mong muốn. Cĩ nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đĩ, cả chủ quan lẫn khách quan, cĩ thể nêu ra đây những nguyên nhân cơ bản:

Về phía giáo viên:
Theo tơi, cĩ rất nhiều nguyên nhân làm ảnh hưởng đến chất lượng dạy học bộ mơn Ngữ văn hiện nay trong trường phổ thơng, từ việc thiết kế chương trình chưa hợp lý lặp đi, lặp lại những gì đã học ở cấp dưới; nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán và lãng phí thời gian mà lại khơng phát huy sự tìm tịi khám phá những điều mới mẻ của học sinh; việc thiếu thốn về trang thiết bị dạy học như tranh ảnh minh họa, đồ dùng trực quan, dụng cụ nghe nhìn, tài liệu tham khảo... cho giáo viên cũng như học sinh khiến cho việc áp dụng dạy học theo phương pháp mới gặp nhiều khĩ khăn và một trong những nguyên nhân quan trọng nữa là việc vận dụng đổi mới phương pháp vào giảng dạy ở mơn Ngữ văn chưa đáp ứng yêu cầu. Chính vì thế, dẫn đến việc dạy - học chay tràn lan, đơn điệu, nặng về thuyết giảng một chiều, để trị ghi chép rồi học thuộc ý của thầy. Cách học theo lối thụ động đĩ khơng gây được sự hào hứng tìm tịi, khám phá những điều mới mẻ trong mỗi giờ học. Vì thế, những kiến thức thu nhận được trở nên hời hợt, vay mượn, khơng thấm sâu vào trí tuệ, tâm hồn các em. 

Về phía học sinh:
	Tất cả chúng ta đều thấy rõ một điều, hiện nay học sinh bước chân lên bậc THCS vẫn cịn tình trạng một số em chưa đọc thơng viết thạo. Đây là một trở ngại khá lớn khi các em lại tiếp tục phải tìm hiểu, khám phá những kiến thức cao hơn, rộng lớn hơn, trừu tượng hơn.

 Và phải thừa nhận một thực tế là đa số học sinh hiện nay khơng thích học mơn Ngữ văn, khơng cĩ hứng thú trong việc tiếp thu kiến thức văn chương.

 Riêng đối với Trường tơi, một trường tư thục vừa mới thành lập, chất lượng đầu vào nhìn chung khá thấp so với mặt bằng chung của các trường cơng lẫn tư thục khác trong địa bàn thành phố, Do vậy, đa số các em khả năng tư duy cịn rất hạn chế, hầu như các em chưa cĩ tư duy sáng tạo, tư duy logic. Với các mơn học khác các em cố gắng học thuộc, học vẹt những điều đã cĩ ở trong sách giáo khoa, cịn bộ mơn văn do tính đặc thù đĩ là một mơn học nghệ thuật kích thích trí tưởng tượng sáng tạo của mỗi người học sinh, mơn học mà chất liệu là ngơn từ với những hàm nghĩa sâu xa nên việc tiếp nhận mơn học này càng khĩ khăn hơn. Và hiện nay do chương trình vẫn cịn những bài dạy dài so với thời lượng từ 45-90 phút nghiên cứu trên lớp nên học sinh lại càng khĩ tiếp thu hết kiến thức.Chính điều này mà học sinh của chúng ta bị hạn chế rất nhiều trong việc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm văn chương .
 
	Hơn nữa, học sinh lại cĩ thĩi quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máy mĩc những gì giáo viên truyền đạt. Điều này đã thủ tiêu ĩc sáng tạo, suy nghĩ của người học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ và diễn đạt bằng những ý vay mượn, bằng những lời cĩ sẵn của người khác. Do đĩ, học sinh trở thành những con người lệ thuộc vào sách vở, học sinh khơng hào hứng và khơng quen bộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi nĩi và viết học sinh gặp rất nhiều khĩ khăn. 

Chính vì vậy, năm học 2007-2008, kết quả kiểm tra cuối năm mơn Ngữ văn của 76 học sinh khảo sát là:

Năm học
Số HS khảo sát
Hứng thú bộ mơn
 Kết quả từ TB trở lên



Đầu năm
Học kì I
Cuối năm
2007-2008
76
30
20
32
40

Bản thân là giáo viên dạy văn hơn mười năm trong nghề, tơi luơn băn khoăn trăn trở là làm sao học sinh của mình luơn yêu thích mơn Ngữ văn, làm sao để chất lượng học tập mơn Ngữ văn của học sinh được cải thiện hơn và điều quan trọng là làm sao các em luơn tự bộc lộ mình, nĩi lên được những suy nghĩ trước tập thể và trong những trang viết của mình. Và làm sao trong mỗi tiết, mỗi chương của bài học luơn để lại cho các em những ấn tượng khĩ quên, bởi chính các em là người đã tìm tịi, khám phá ra những cái hay, cái đẹp của giá trị tác phẩm văn chương.

	Xuất phát từ thực trang học tập mơn Ngữ văn hiện nay, từ thực tế giảng dạy của bản thân mình, tơi mong rằng đề tài này sẽ được sự đĩn nhận của đồng nghiệp và hy vọng phần nào sẽ cải thiện được thực trạng dạy và học Ngữ văn hiện nay.

	III/ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG DẠY HỌC NGỮ VĂN 
	III.1 Gây hứng thú bằng nghệ thuật lên lớp của giáo viên:
 III.1.1/.Tác động vào tình cảm học sinh là biện pháp rất quan trọng để gây hứng thú học tập Ngữ văn 
 “ Chúng ta bày tỏ lịng kính phục đối với những người thầy lỗi lạc, nhưng bày tỏ lịng biết ơn vơ hạn đối với những người thầy đã sưởi ấm lịng ta. Sự ấm áp ấy chính là yếu tố sống cịn đối với tâm hồn trẻ thơ” ( Carl Jung) 
	 Đúng vậy, tình yêu là một thứ sinh tố rất cần cho trẻ. Khơng ai trong xã hội cĩ thể thay thế được chức năng của người thầy, ngay cả cha mẹ là bậc vĩ nhân đi nữa. Thầy là người gần gũi với trẻ nhất, người dạy bảo cho trẻ điều hay lẽ phải, uốn nắn tâm hồn học sinh, chỉ cho các em biết những điều nên hay khơng nên làm. 
 Sự quan tâm nhiệt tình của thầy giáo nhất định sẽ được học trị đáp lại một cách xứng đáng mà trước tiên là thái độ hứng thú trong việc học tập mơn này, là sự nỗ lực vượt khĩ ( vượt qua chính mình, những mặc cảm, tự ti..) và cuối cùng là đạt kết quả cao trong học tập. Do đĩ, giáo viên cần hết sức lưu ý điều này: Một giáo viên mãi cũng chỉ là một giáo viên, nhưng sẽ là một thầy giáo, một nhà giáo vĩ đại nếu cĩ thể làm thay đổi được cuộc đời của học sinh theo hướng tích cực.
Nghĩa là “ thầy giáo khơng chỉ dạy cho học trị bằng những cơng thức, bằng những câu, những từ cĩ sẵn mà phải dạy bằng tất cả tâm hồn mình” (Lê Duẩn).
 “ Tất cả vì học sinh thân yêu, những mầm non của tổ quốc”, giáo viên cần rèn luyện cả kĩ năng kĩ xảo và nhân cách, tâm hồn của mình. Đĩ là những điều tối cần thiết cho sự nghiệp trồng người. 
 III.1.2/ Gây hứng thú học Ngữ văn bằng cách xây dựng khơng khí lớp học 
 Ngạn ngữ Đức cĩ câu “ Bắt đầu làm việc bằng sự nghỉ ngơi”
	 Đúng vậy, Trong mọi cơng việc, 40 phút làm việc và 5 phút để ... “cười” sẽ mang lại kết quả lớn so với 45 phút làm việc liên tục bị gị bĩ. Huống chi đối với việc học - cơng việc liên quan đến trí ĩc và thường làm chúng ta mệt mỏi về tinh thần. Chỉ cĩ sự nhiệt tình, tổ chức điều khiển giờ dạy một cách khoa học, sinh động của giáo viên mới kích thích sự hứng thú học tập trong học sinh. Từ đĩ, tạo ra bầu khơng khí tích cực thi đua giữa các em.

 Bầu khơng khí chung của lớp học đầy tinh thần bác ái, hài hịa và say sưa cũng gĩp phần rất lớn tạo ra sự thành cơng của tiết học.

 Như vậy, khơng khí lớp học cĩ ý nghĩa quyết định đối với việc nâng cao chất lượng dạy học, cảm xúc tích cực sẽ làm tăng hiệu suất của hoạt động nhận thức trong học sinh.

 Cho nên , giáo viên phải biết cách mang một khơng khí thoải mái vào lớp học. Giáo viên cĩ thể tạo khơng khí lớp học bằng các chuyện vui, các câu thơ, câu văn hay hình thức đố vui cĩ liên quan đến nội dung bài học; bằng các tranh vẽ, sơ đồ,...hay làm một cái gì đấy “khác” đi một ít,... để duy trì trạng thái tích cực của các em.
 Vì thế, trong một tiết dạy, chỉ cần một ví dụ thực tế gắn với bài giảng, một mẩu chuyện về nhà văn...sẽ làm cho bầu khơng khí học tập thay đổi ngay; học sinh sẽ bị cuốn hút vào những giai thoại mà giáo viên kể.Và như thế lớp học sẽ sơi động hẳn lên, học sinh sẽ hứng thú và tiếp thu bài tốt hơn. 

 Chính sự chú ý, hứng thú do khơng khí lớp mang lại sẽ kích thích các em tích cực làm việc hơn, quá trình tư duy sẽ được thúc đẩy. Nhờ đĩ kiến thức của học sinh sẽ được mở rộng và đi sâu vào bản chất của vự việc, hiện tượng; kết quả là học sinh nhanh hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. 
 
 III.1.3/ Tạo cho học sinh cảm giác hưng phấn , thoải mái trong học Ngữ văn bằng sự phong phú đa dạng, luơn thay đổi về phương pháp. 
Giáo viên luơn thay đổi về phương pháp và các hình thức tổ chức dạy học, tạo nên sự phong phú đa dạng trong các hoạt động của quá trình dạy học sẽ làm cho học sinh cảm thấy thoải mái, khơng bị ức chế về mặt tâm lí bởi sự nhàm chán, mệt mỏi vì sự đơn điệu tẻ nhạt. 
 Ví dụ: Khi dạy phần Tiểu dẫn của bài “ Cảnh ngày hè” - Nguyễn Trãi, sách giáo khoa Ngữ văn 10, tập I, thay vì dùng phương pháp vấn đáp ( hỏi và ghi chép), giáo viên ghi sẵn trên bảng và bỏ ngỏ những ý chính sau:
 * “ Quốc âm thi tập” là tập thơ viết bằng chữ....
 - Dung lượng: gồm...............bài
 - Về nội dung: ...........................
 - Về nghệ thuật:..........................
 - Về bố cục:................................
 * “ Cảnh ngày hè” là bài thơ số..........trong mục.....................
 Giáo viên yêu cầu học sinh điền vào chỗ cịn trống. Học sinh thay nhau làm theo yêu cầu của giáo viên. Lớp học sẽ sinh động và học sinh hứng thú học tập hơn. 

 Từ đĩ, ta thấy rắng các em sẽ tiếp thu kiến thức tốt hơn nếu trong giờ học cĩ sự xen kẽ nhau giữa các hoạt động dạy học. 

 III.1.4/ Kích thích hứng thú học sinh học Ngữ văn bằng các tình huống cĩ vấn đề. 
Dạy học theo tình huống là giáo viên khơng trình bày đơn thuần nội dung bài học mà sắp xếp lại tài liệu dạy sao cho tồn bộ bài giảng là vấn đề lớn được chia thành một số vấn đề nhỏ cĩ liên quan chặt chẽ với nhau , rồi kích thích hứng thú cho học sinh và khéo léo đưa các em vào những tình huống cĩ vấn đề. Từ đĩ mà bắt đầu những phần của bài giảng. 
 Và như thế, hứng thú sẽ được duy trì đến khi nào chưa tìm ra được câu trả lời. 
 Ví dụ: Khi dạy truyện ngắn “Chí Phèo”- Sách Ngữ văn 11,tập I, giáo viên đặt ra những tình huống cĩ vấn đề:
 - Tại sao Nam Cao lại để cho 3 con chĩ “lên tiếng” đáp lại tiếng chửi của Chí Phèo?
 - Tại sao Nam Cao lại xây dựng nhân vật thị Nở xấu ma chê, quỷ hờn như vậy?
 Hoặc khi dạy văn bản “Nỗi thương mình” - Sách Ngữ văn 10 - tập II, sau khi tìm hiểu xong những câu hỏi trong phần tìm hiểu bài của sách giáo khoa, giáo viên nêu lên những tình huống sau: Nếu Thúy Kiều cứ vui với “ Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm” ở lầu xanh thì Thúy Kiều cĩ đau đớn như thế khơng? Nguyên nhân nào làm cho Thúy Kiều xĩt xa, ê chề như vậy?

 Tập luyện cho học sinh biết giải quyết các vấn đề từ đơn giản đến phức tạp trong học tập khơng những tạo nên sự hưng phấn mà chính là chuẩn bị cho các em khả năng sáng tạo, giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống.
 
 III..1.5/. Gắn bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập mơn Ngữ văn. 
Việc gắn nội dung bài giảng với thực tế cuộc sống là một trong những biện pháp gây hứng thú học tập mơn Ngữ văn. Bởi lẽ giáo viên chỉ mải mê với những lí thuyết khơ khan mà xa rời thực tế thì bài học sẽ thiếu tính thực tiễn, mất đi tính thuyết phục và sự lơi cuốn, khơng kích thích được hứng thú học tập của học sinh. Lúc này, Ngữ văn đối với các em chỉ cịn là một mơn học bắt buộc, xa lạ....Trong khi đĩ, Ngữ văn lại cĩ ý nghĩa quan trọng đối với thực tiễn, với tâm hồn các em . Ví vậy, gắn dạy học với thực tế cuộc sống khơng những cĩ tính chất bắt buộc trong dạy học Ngữ văn mà cịn rất cần thiết để gây hứng thú học tập cho học sinh. 

 Ví dụ: Khi dạy bài “Viết quảng cáo” - Sách Ngữ văn 10 - tập II, ngồi những bài tập trong sách giáo khoa, giáo viên yêu cầu học sinh viết một đoạn quảng cáo về ngơi trường Đinh Tiên Hồng để quảng bá với mọi người trong và ngồi tỉnh.
 Khi viết những bản tin quảng cáo về trường chắc hẳn rằng các em sẽ yêu hơn ngơi trường mình đang học, sẽ thấy rằng: Văn học dễ gần hơn, cĩ ích hơn trong cuộc sống. Và từ đĩ trong tâm hồn các em tự nhiên sẽ nảy sinh sự hứng thú đối với mơn học này

III.1.6/ Ứng dụng tin học vào dạy học Ngữ văn để gây hứng thú. 
 “ Văn học là nhân học”, mơn Ngữ văn khơng chỉ cung cấp cho học sinh kiến thức về văn chương mà cịn mang một sứ mạng cao cả là bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách cho học sinh. Vậy mà trên thực tế, học sinh ngày nay lại thờ ơ với mơn Văn. Điều đĩ khiến cho giáo viên ngữ văn khơng tránh khỏi những suy nghĩ trăn trở. Vấn đề đổi mới phương pháp đã được đặt lên hàng đầu để giải quyết tình trạng nĩi trên. Tuy nhiên , nếu giáo viên biết ứng dụng cơng nghệ thơng tin vào dạy học thì chắc hẳn mơn Ngữ văn sẽ tác động mạnh mẽ đến tâm hồn các em hơn. Những đoạn phim, những tranh ảnh, những lời ca tiếng hát...khơng những nĩi hộ giáo viên nhiều điều mà cịn làm cho các em say mê, hứng thú hơn mơn học này.

 Ví dụ: Khi dạy bài “ Chí Phèo”- Sách Ngữ văn 11, tập I, giáo viên cho học sinh xem một vài đoạn phim nhỏ nĩi về hình ảnh Chí Phèo cùng với tiếng chửi, hình ảnh của thị Nở cùng với bát cháo hành, hình ảnh chí Phèo hiền lành sau khi ăn cháo hành... chắc hẳn sẽ tác động trực tiếp đến tâm hồn của các em, làm cho các em phải trăn trở suy nghĩ và từ đĩ sẽ gây hứng thú hơn trong việc tìm hiểu tác phẩm, tìm hiểu về số phận của nhân vật.

 Hoặc khi tìm hiểu về ca dao, sách Ngữ văn 10, tập I, kèm theo những lời giả

File đính kèm:

  • docMotSoBienPhapTaoHungThuTrongGioVan.doc