Giải thích câu tục ngữ: có công mài sắt có ngày nên kim

doc2 trang | Chia sẻ: haohao | Lượt xem: 6926 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giải thích câu tục ngữ: có công mài sắt có ngày nên kim, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giải thích câu tục ngữ: có công mài sắt có ngày nên kim 
 Dân tộc Việt Nam có một kho tàng ca dao tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. Ở đó, ông cha ta đã đúc rút biết bao những kinh nghiệm quý báu về nhiều lĩnh vực như: tự nhiên, lao động - sản xuất, gia đình - xã hội,… Một trong những kinh nghiệm để con người đi đến thành công là chúng ta cần phải cố gắng khổ luyện, không ngại khó, ngại khổ, phải kiên trì bền bỉ đến cùng. Chính vì vậy nên ông cha ta thường răn dạy con cháu: “Có công mài sắt có ngày nên kim”.
 Vậy câu tục ngữ này có ý nghĩa gì nhỉ? Sắt là một thứ kim loại vô cùng cứng và rắn. Còn kim là một vật dụng nhỏ bé được các bà các chị dùng để khâu vá hằng ngày. Mài mãi một thanh sắt lớn cũng đến ngày nó trở thành một cây kim bé nhỏ. Nhưng nghĩa bóng mà ông cha ta muốn khuyên nhủ và nhắc nhở con cháu đời sau thông qua câu tục ngữ này là: Trong suộc sống, nếu con người biết nhẫn nại, kiên trì, không ngại khó ngại khổ, không trùn bước trước khó khăn thì chắc chắn sẽ gặt hái được nhiều những kết quả tốt đẹp.
 Pa-xtơ cặm cụi suốt ngày trong phòng thí nghiệm, tốn bao công sức, thời gian, đã tìm ra nguyên nhân của bệnh tật là do vi trùng. Ông đã cứu được bệnh chó dại, mở ra một thời đại mới trong việc tìm cách chữa các thứ bệnh.
 Ê-đi-xơn là tấm gương kiên trì trong việc phát minh, chế tạo bóng đèn điện, máy phát thanh…
 Không chỉ ở nước ngoài mà trong ta cũng có nhiều những tấm gương tiêu biểu như thầy Nguyễn Ngọc Kí mặc dù bị liệt cả hai tay từ nhỏ nhưng vẫn kiên trì tập viết bằng chân để từ chỗ chưa biết viết đến viết được và viết đẹp. Anh học lên đại học và trở thành người thầy giáo dạy giỏi được bao thế hệ học trò yêu mến, kính phục.
 Trong lao động, chúng ta vô cùng kaam phục tấm gương của tiến sĩ Lương Đình Của. Để lai tạo thành công một giống lúa mới kháng sâu bệnh, rầy, ông đã phải làm việc vô cùng vaats vả, khó nhọc. Hàng ngày, từ tờ mờ sáng, ông đã ra ruộng, bì bõm để quan sát, thử nghiệm mãi đến tối mới về. Ông bám ruộng đồng liên tiếp như thế suốt hai, ba vụ mới hoàn chỉnh một đợt. Hết đợt này, ông lại lao vào đợt khác. Công sức của ông đã đổ ra với mong ước sẽ đem lại cuộc sống no ấm hơn cho nhân dân.
 Nguyễn Hiền ở làng Dương Miện, tỉnh Hà Nam sống vào khoảng thế kỉ XIII. Nhà nghèo quá nên ngay từ rất nhỏ, ông đã phải đi chăn trâu cho nhà một phú ông trong làng. Nhà phú ông có nuôi một thầy để dạy chữ cho con cháu. Vốn bản tính ham học, thông minh, cậu bé chăn trâu Nguyễn Hiền chỉ nhìn trộm, nghe trộm, học lén qua những bài giảng của thầy nhà phú ông. Ông đã chịu khó học khi thì trên lưng trâu, lúc thì bên cối xay lúa. Có lần ông đã nói với mẹ: “Mặt đất dưới chân con là giấy, cành cây trên đầu là bút của con”. Nhờ chăm chỉ kiên trì nên Nguyễn Hiền đã đỗ trạng nguyên khi tuổi còn rất trẻ.
 Câu tục ngữ “Có công mài sắt, có ngày nên kim” là một lời khuyên bảo vô cùng đúng đắn mà ông cha muốn nhắc nhở chúng ta: muốn đạt được thành công trong cuộc sống thì phải tự cố gắng và kiên trì rèn luyện, không được nôn nóng hay chán nản, chùn bước trước những khó khăn trở ngại.

File đính kèm:

  • docgiai thich cau co cong mai sat co ngau nen kim.doc
Đề thi liên quan