Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013

doc6 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 442 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi môn Tiếng việt Lớp 4 - Năm học 2012-2013, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ tư ngày 28 tháng 11năm 2012
Tiếng việt
Nội dung cảm thụ văn học lớp 4
Phần I : Một số vấn đề chung
	I. Thế nào là cảm thụ văn học : 
Theo Trần Mạnh Hưởng : Cảm thụ văn học chính là sự cảm nhận những giá trị nổi bật, những điều sâu sắc tế nhị và đẹp đẽ của văn học thể hiện trong tác phẩm (cuốn truyện bài văn, bài thơ) hay một bộ phận của tác phẩm (đoạn văn, đoạn thơ thậm chí là một từ ngữ có giá trị trong câu văn thơ). Nói cách khác cảm thụ văn học có nghĩa là khi đọc (nghe) một đoạn văn, một đoạn thơ, một câu chuyện ta không những phải hiểu mà còn phải xúc cảm, tưởng tượng, nhập thân với những gì đã học
	II. Yêu cầu của cảm thụ ở tiểu học :
	1. Học sinh cảm nhận được cái hay cái đẹp của văn (thơ) thông qua nội dung, nghệ thuật.
	2. Nắm bắt được tư tưởng chủ đạo của tác giả.
	3. Biết bộc lộ suy nghĩ, cảm xúc của bản thân.
	4. Biết viết thành một đoạn văn cảm thụ sinh động ở mức độ đơn giản phù hợp với lứa tuổi tiểu học.
	III. Đối tượng của cảm thụ văn học ở Tiểu học 
- Các bài văn, bài thơ, mẩu chuyện ngắn đặc sắc, có giá trị trong chương trình Tập đọc lớp 4.
	- Các đoạn văn, đoạn thư hay ngoài chương trình có nội dung nói về tình yêu quê hương đất nước, tình cảm gia đình , Bác Hồ hay phản ánh nét sinh hoạt độc đáo của một vùng (miền) trên đất nước.
	IV. Các dạng bài tập cảm thụ cơ bản ở Tiểu học 
	Dạng 1 : Bài tập phát hiện hình ảnh và tái hiện vẻ đẹp của hình ảnh.
	Dạng 2 : Bài tập phát hiện các biện pháp nghệ thuật nêu giá trị của nghệ thuật.
	Dạng 3 : Bài tập nhận xét cách viết câu và sử dụng dấu câu, nêu tác dụng.
	Dạng 4 : Bài tập tìm hiểu nội dung và nêu cảm nhận chung.
	Dạng 5 : Bài tập cảm thụ hình tượng nhân vật (chỉ yêu cầu cảm thụ một nét tính cách đặc trưng hay một đặc điểm tiêu biểu của nhân vật ở mức độ đơn giản).
	V/ Một số biện pháp nghệ thuật cơ bản thường dùng ở Tiểu học
	Để giúp học sinh làm bài tập cảm thụ văn học đạt kết quả cao, người giáo viên cần hướng dẫn học sinh nắm chắc một số những biện pháp nghệ thuật thường dùng trong các bài văn, bài thơ ở tiểu học, bởi đây chính là chìa khóa giúp các em chủ động mở ra các lớp nghĩa sâu xa ẩn sau từng câu chữ của đoạn văn, đoạn thơ
	1. Nghệ thuật so sách 
	a. Định nghĩa : So sánh là cách đối chiếu hai đối tượng khác loại không đồng nhất nhau hoàn toàn mà chỉ giống nhau một nét nào đó về màu sắc, hình dáng, ngữ nghĩa
	b. Tác dụng : Phép so sánh trong văn học có tác dụng tạo ra cảm giác mới mẻ, giúp sự vật được miêu tả trở nên cụ thể, sống động
	c. Cách nhận biết : Trong câu văn có sử dụng nghệ thuật so sánh thường có các từ : là, như, bằng, tựa như và dấu hai chấm (:) dấu gạch ngang (-).
	d. Bài tập vận dụng :
+ Nghệ thuật nào được sử dụng trong câu ca dao sau : 
“Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra”
	+ Con cảm nhận được gì về tình cảm bà cháu được thể hiện qua phép so sánh sau :
“Bà như quả ngọt chín rồi
Càng thêm tuổi tác càng tươi lòng vàng”
“Quả ngọt cuối mùa” Võ Thanh An
	2. Nghệ thuật nhân hoá 
	a- Định nghĩa : Nhân hoá là cách gọi hoặc tả đồ vật, loài vật, cây cối bằng những từ ngữ vốn được dùng để gọi hoặc tả con người (hoặc nói cách khác là gắn cho những hoạt động đồ vật, loài vật, cây cối tình cảm, trạng thái như con người).
	b. Tác dụng : Nghệ thuật so sánh giúp cho thế giới loài vật, đồ vật, cây cối trở nên gần gũi, sinh động, hấp dẫn, biểu thị được những tình cảm, suy nghĩ của con người.
	e. Bài tập ứng dụng : 
	+ Trong câu văn sau, những sự vật nào được nhân hoá “Từ đó, lão Miệng, bác Tai, cậu Chân, cậu Tay lại sống thân mật với nhau, mỗi người một việc không ai tị ai cả”.
	+ Chỉ ra và nêu tác dụng của nghệ thuật nhân hoá trong đoạn thơ sau :
“Bé ngủ ngon quá
Đẫy cả giấc trưa
Cái võng thương bé
Thức hoài đưa đưa”.
Ngoài hai biện pháp nghệ thuật cơ bản trên giáo viên có thể cung cấp cho học sinh các biện pháp nghệ thuật : Đảo ngữ, điệp từ, dùng hình ảnh gợi tả, gợi cảm, dùng hình ảnh đối lập
	VI/ Phương pháp làm 1 bài tập cảm thụ :
	Để làm tốt một bài tập cảm thụ văn học, người giáo viên cần hướng dẫn để các em thực hiện đầy đủ từng bước các việc sau đây :
	a- Đọc kỹ đề bài, xác định rõ yêu cầu của bài tập (phải trả lời được điều gì ? cần nêu bật ý gì ?).
	b- Đọc và tìm hiểu đoạn văn (đoạn thơ ; mẩu chuyện) được nêu trong đề bài : (cần dựa vào yêu cầu cụ thể của từng bài tập để tìm hiểu)
	Thông thường để tìm hiểu một đoạn văn thơ cần hướng dẫn học sinh đọc kỹ đoạn trích, xác định được nội dung chính của đoạn trích thông qua một số câu hỏi gợi ý.
	Tác giả viết bài (đoạn) văn (thơ) nhằm diễn tả gì ?
	- Điều đó được thể hiện qua những từ ngữ, hình ảnh , chi tiết nào và những biện pháp nghệ thuật nào được thể hiện qua các từ ngữ, hình ảnh đó...
	- Đoạn thơ (văn) gợi cho em suy nghĩ cảm xúc gì ?.
	c. Viết đoạn văn cảm thụ hướng vào yêu cầu của đề : 
	- Đoạn văn có thể bắt đầu bằng một câu “mở đoạn” để dẫn dắt người đọc hoặc trả lời thẳng vào câu hỏi chính, tiếp đó cần nêu rõ các ý theo yêu cầu của đề (các hình ảnh, từ ngữ, chi tiết làm toát nội dung.. thân đoạn ; cuối cùng có thể kết đoạn bằng một câu ngắn gọn để gợi lại nội dung cảm thụ.
	Với từng dạng bài cụ thể có thể trình bày theo các bước cơ bản sau : 
* Dạng bài phát hiện hình ảnh thường có các bước sau : 
	+ Phát hiện, nêu ra các hình ảnh.
	+ Tái hiện vẻ đẹp, nêu ý nghĩa của hình ảnh thông qua nghệ thuật.
	+ Nêu bật được tư tưởng, tình cảm của tác giả.
	+ Cảm xúc của bản thân.
	* Dạng bài cảm thụ hình tượng nhân vật
	1. Nêu các chi tiết về : 
+ Ngoại hình
+ Hành động
+ Lời nói
 của nhân vật (được thể hiện qua từ ngữ, hình ảnh nào)
	2. Nêu bật tính cách, phẩm chất của nhân vật.
	3. Tư tưởng chủ đạo, ý nghĩa sâu xa của mẩu chuyện, của tác giả được thể hiện qua nhân vật.
	4. Cảm xúc của bản thân
	* Với các dạng bài còn lại gồm 4 bước sau : 
	+ Phát hiện nghệ thuật
	+ Chỉ ra nội dung 
	+ Nêu tư tưởng, tình cảm của tác giả
	+ Cảm xúc của bản thân.
	phần II : Một số bài tập cảm thụ theo 
các chủ điểm chương trình SGK lớp 4
Chủ điểm : Măng mọc thẳng
	Bài 1 : Đoạn thơ :
“Nòi tre đâu chịu mọc cong
Chưa lên đã nhọn như chông lạ thường
Lưng trần phơi nắng phơi sương
Có manh áo cộc tre nhường cho con”
“Tre Việt Nam” Nguyễn Duy
	Đoạn thơ trên có những hình ảnh nào đẹp. Nêu ý nghĩa đẹp đẽ của những hình ảnh đó.
	Gợi ý : Hình ảnh măng tre “nhọn như chông” : Cho thấy sự kiêu hãnh, hiên ngang, bất khuất, bản chất ngay thẳng, khảng khái của “nòi tre” đ nghệ thuật so sánh.
	+ Hình ảnh “lưng trần phơi nắng phơi sương” đ gợi sự dãi dầu, chịu đựng mọi khó khăn của tre.
	+ Hình ảnh “manh áo cộc tre nhường cho con” gợi sự liên tưởng đến sự che chở, hy sinh tất cả vì măng non của trẻ.
	+ Thông qua những phẩm chất đáng quý của tre đến ca ngợi phẩm chất tốt đẹp của người Việt Nam, dân tộc Việt Nam : Kiên cường bất khuất, ngay thẳng chịu thương chịu khó đ thể hiện tình yêu và lòng tự hào của nhà thơ đối với tre Việt Nam dân tộc Việt Nam.
	+ Cảm xúc của bản thân : Yêu quý và tự hào .
	Bài 2 : 	“Năm qua đi, tháng qua đi
Tre già măng mọc có gì lạ đâu
Mai sau
Mai sau
Mai sau 
Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh”.
 “Tre Việt Nam” – Nguyễn Du
	Em hãy cho biết những câu thơ trên nhằm khẳng định điều gì ? Cách diễn đạt của nhà thờ có gì độc đáo nhằm góp phần khẳng định điều đó.
	Gợi ý :
+ Nghệ thuật : điệp từ “Mai sau”
 “xanh”
 3 lần 
	+ Điệp từ “Mai sau” nhắc lại 3 lần thể hiện rất đẹp sự kế tiếp tre già - măng mọc đồng thời gợi cảm xúc về không gian và thời gian như mở ra vô tận tạo cho ý thơ bay bổng.
	Điệp từ “xanh” (3 lần) đ gợi sức sống mãnh liệt, vĩnh cửu của màu sắc của trẻ.
	đ Nghệ thuật () đã góp phần khẳng định sự trường tồn, sự sống mãnh liệt của tre Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
	+ Cảm xúc : yêu quý và tự hào về nòi tre Việt Nam về dân tộc Việt Nam.
	Bài 3 : Trình bày cảm nhận của em về nhân vật “Gà trống” trong câu chuyện thơ “Gà trống và Cáo” của tác giả La-Phông-Ten.
	Tham khảo : Đọc truyện thơ “Gà trống và Cáo” của nhà thơ La-Phông-Ten ta có ấn tượng thật sâu sắc về chú Gà Trống đáng yêu. Chú ta thật thông minh nhanh nhẹn với cái dáng “vắt vẻo” trên cành và “tinh nhanh lõi đời”. Nhưng trước một lão cáo già có cái dáng “đon đả” và những lời đường mật ngọt ngào “kìa anh bạn quý, xin mời xuống đây” và cái thông điệp tuyệt vời mà Cáo mang đến liệu gà ta sẽ xử lý thế nào ?. Gà rằng xin được “ghi ơn” trong lòng đã khiến ta giật mình lo lắng cho Gà Trống, lĩnh mạng của Gà Trống rõ ra. Sao khi bị cáo lừa gạt và rồi : “kìa tôi thấy cặp chó săn từ xa chạy lại chắc loan tin này” đã khiến cáo ta “hồn bay phách lạc” “quắp đuôi, co cẳng” chạy mất khiến ta thở phào nhẹ nhõm và bật lên tiếng cười sảng khoái trước sự thông minh tuyệt vời của Gà Trống. Với lời kể chuyện bằng những vần thơ nhẹ nhàng, dí dỏm, câu chuyện là một bài học sâu sắc đừng vội tin những lời nói ngọt ngào của kẻ xấu mà hại đến thân và nhân vật gà trồng đã để lại cho ta tình cảm yêu quý và mến phục.
	Bài 4 : Trình bày cảm nhận của em về nhân vật Cáo trong câu chuyện “Gà trống và Cáo”. Qua đó em rút ra bài học gì ?.

File đính kèm:

  • docboi duong hoc sinh gioi TV lop 4.doc