Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4,5 - Phần 1: Mục 5,6 - Đàm Ngân

doc11 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 646 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Bồi dưỡng học sinh giỏi Tiếng việt Lớp 4,5 - Phần 1: Mục 5,6 - Đàm Ngân, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
*Tiếp theo phần trước:
 Giáo án BDHSG môn Tiếng Việt lớp 4-5.PhầnI(mục 4) 
 GIÁO ÁN TỔNG HỢP
 Bồi dưỡng HSG môn Tiếng Việt lớp 4-5 
*NỘI DUNG :
Phần I : Luyện từ và câu :
1) Cấu tạo từ.
2) Cấu tạo từ phức.
3) Từ loại.
 3.1-Danh từ, động từ, tính từ.
 3.2- Đại từ, đại từ xưng hô.
 3.3- Quan hệ từ.
4) Các lớp từ:
 4.1- Từ đồng nghĩa.
 4.2- Từ trái nghĩa.
 4.3- Từ đồng âm.
 4.4- Từ nhiều nghĩa.
5) Khái niệm câu.
6)Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu)
7)Các kiểu câu (chia theo mục đích nói):
 7.1- Câu hỏi.
 7.2- Câu kể.
 7.3- Câu khiến.
 7.4- Câu cảm.
8) Phân loại câu theo cấu tạo- Câu ghép.
9) Nối các vế câu ghép bằng quan hệ từ.
10) Nối các vế câu ghép bằng cặp từ hô ứng.
11) Dấu câu.
12) Liên kết câu.
Phần II: Tập làm văn:
1) Bài tập về phép viết câu.
2) Bài tập về phép viết đoạn.
3) Luyện viết phần mở bài.
4) Luyện viết phần kết bài.
5) Luyện tìm ý cho phần thân bài.
6) Phương pháp chung khi làm bài Tập làm văn.
7) Làm thế nào để viết được một bài văn hay.
8) Nội dung và phương pháp làm bài:
 8.1- Thể loại miêu tả.
 8.2- Thể loại kể chuyện.
 8.3- Thể loại viết thư.
Phần III: Cảm thụ văn học: 
A-Khái niệm.
B-Một số biện pháp tu từ thường gặp.
C-Kỹ năng viết một đoạn văn về C.T.V.H.
D-Hệ thống bài tập về C.T.V.H (Kèm đáp án)
Phần IV:Chính tả (Phù hợp với khu vực Miền Bắc)
1)Chính tả phân biệt l / n.
2)Chính tả phân biệt ch / tr.
3)Chính tả phân biệt x / s.
4)Chính tả phân biệt gi / r / d.
5)Quy tắc viết phụ âm đầu “cờ” (c /k /q ).
6)Quy tắc viết phụ âm đầu “ngờ” (ng /ngh ).
7)Quy tắc viết nguyên âm i (i / y ).
8)Quy tắc viết hoa.
9)Quy tắc đánh dấu thanh.
 10)Cấu tạo tiếng - Cấu tạo vần.
 11)Cấu tạo từ Hán-Việt.
Phần V: Hệ thống bài tập Tiếng Việt cuối bậc tiểu học:
 1)Bài tập chính tả.
 2)Bài tập luyện từ và câu.
 3)Bài tập C.T.V.H.
 4)Bài tập làm văn.
Phần VI: Các đề luyện thi cuối bậc tiểu học
 PHẦN I : LUYỆN TỪ VÀ CÂU
5.Khái niệm câu :
 Câu : Phân loại theo cấu tạo: Câu đơn
 Phân loại theo mục đích nói: Câu kể Câu ghép
 Câu hỏi
 Câu cảm
 Câu khiến
5.1.Ghi nhớ :
 Câu do từ tạo thành và diễn đạt được một ý trọn vẹn. Nói và viết phải thành câu thì người khác mới hiểu được .
5.2.Bài tập thực hành :
Bài 1 :
Trong những dòng sau đây, dòng nào viết chưa thành câu, hãy sửa lại cho thành câu hoàn chỉnh :
Ngày khai trường
Bác rất vui lòng
Cái trống trường em
Trên mặt nước loang loáng như gương
Những cô bé ngày nào nay đã trở thành
*Đáp án :
 + Ý a- c- d- e- chưa thành câu
(Hướng dẫn : a- c- thiếu VN; d- thiếu cả nòng cốt câu; e- thiếu bổ ngữ làm cho ĐT trở thành chưa rõ nghĩa)
 + Sửa lại : 
VD : Trên mặt nước loang loáng như gương, những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh lăn tròn trên những con sóng.
Bài 2:
Xếp các từ sau thành câu theo các cách khác nhau :
chim, trên, hót, ríu rít, cây.
Đồ Sơn, ở, rất, em, thích, nghỉ ,hè.
*Đáp án :
 a) - Chim hót ríu rít trên cây.
 - Chim trên cây hót ríu rít.
 - Chim ríu rít hót trên cây.
 - Chim trên cây ríu rít hót.
 - Trên cây chim hót ríu rít.
 - Ríu rít trên cây chim hót.
 - ......
 b) - Em rất thích nghỉ hè ở Đồ Sơn.
 - .....
Bài 3 :
Đặt câu với mỗi từ sau : Xum xuê, rập rờn, ngập ngừng, long lanh, sóng sánh.
*Lưu ý HS : khi đặt câu với từ cho trước, phải tìm cách diễn đạt đúng ý nghĩa của từ đó.
VD :
- Mặt ao sóng sánh ; cánh bướm rập rờn; giọt sương long lanh; bước chân ngập ngừng ( Lan ngập ngừng bước vào lớp )....
Bài 4 :
Viết tiếp 3 câu để thành đoạn :
Hôm nay là ngày khai trường...
Thế là mùa xuân đã về...
*Lưu ý HS : Vì viết thành đoạn nên ngoài việc đặt câu đúng ngữ pháp, cần phải có câu cuối cùng hợp lí để tạo thành câu kết của đoạn.
VD: 
 a) Hôm nay là ngày khai trường .Hầu hết mọi người đều hăm hở bước . Khuôn mặt ai cũng tươi roi rói. Thế là một năm học mới lại bắt đầu.
 b)Thế là mùa xuân đã về. Mùa xuân về trên những chồi non, lộc biếc. Mùa xuân về bằng những bụi mưa lay phay trên vai áo người đi đường. Mùa xuân về bằng cả tiếng chim hót lảnh lót trong các vòm cây .
Bài 5 :
 Ngắt đoạn văn sau thành từng câu (đặt dấu chấm vào cuối mỗi câu và viết hoa chữ cái đầu câu ):
 Những ngày nghỉ học, chúng tôi thường rủ nhau ra cánh đồng tìm bắt dế chọi trong túi áo đứa nào cũng có sẵn bốn ,năm chiếc vỏ bao diêm Toàn có đôi tai thính như tai meo và bước chân êm, nhẹ như thỏnhảy cậu ta nổi tiếng là tay bắt dế chọi lành nghề.
Bài 6 :
Sắp xếp lại trật tự để các câu sau tạo thành đoạn văn thích hợp : 
 a)Không lúc nào nó thèm bay bổng, thèm ca hát bằng lúc này (1). Bọ ve rạo rực cả người (2) . Từ tít trên cao kia, mùi hoa lí toả xuống thơm ngát và tiếng những bạn ve inh ỏi (3).
 b) Mặt nước sáng loá (1). Trăng lên cao (2). Biển và trời những hôm có trăng đẹp quá (3). Bầu trời càng sáng hơn (4). Cả một vùng nước sóng sánh , vàng chói lọi (5).
*Đáp án :
 a) (3) là nguyên nhân dẫn đến (2) , khiến (1).
 b) (2) làm cho (1) và (4), khiến (5).Kết lại: (3) (cũng có thể đổi câu 3 lên đầu làm câu mở đoạn ).
Bài 7 :
Hãy chỉ ra chỗ sai của những câu văn sau rồi sửa lại bằng 2 cách :
Bông hoa đẹp này.
Con đê in một vệt ngang trời đó.
Những con chim chào mào liến thoắng gọi nhau loách choách ấy.
*Đáp án :
 - Các câu đều thiếu VN.
 - Sửa lại : 
+ Cách 1 : bỏ chữ cuối cùng.
+ Cách 2 : Thêm VN.
VD : Bông hoa đẹp này tôi để dành tặng mẹ.
Bài 8 :
Các câu văn sau thiếu bộ phận chính nào ? Hãy sửa lại bằng 2 cách :
 a) Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến ,thương yêu của Bác.
 b) Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy.
 c) Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành cây nhỏ.
 d) Truyện Hươu và Rùa người xưa đã cho chúng ta thấy tình bạn giữa Hươu và Rùa rất đẹp.
 e) Qua câu truyện Hươu và Rùa đã cho chúng ta thấy tình bạn tuyệt vời giữa Hươu và Rùa.
*Đáp án :
 a) Thiếu CN và VN
 - Sửa lại : Bỏ chữ Khi hoặc thêm CN,VN.
VD: Khi em nhìn thấy ánh mắt trìu mến , thương yêu của Bác, trong em dâng lên một niềm kính yêu vô hạn với Người.
 b) Thiếu VN
 - Sửa lại : Bỏ chữ ấy hoặc thêm VN.
VD: Những đợt sóng nhè nhẹ liếm trên bãi cát ấy đã gắn bó với suốt tuổi thơ của tôi .
 c) Thiếu VN.
 - Sửa lại : bỏ Một hôm hoặc thêm VN.
VD: Một hôm, chích bông đang đậu trên một cành lộc vừng thì bỗng phát hiện ra một con sâu nhỏ.
 d) CN chưa rõ ràng .
 - Sửa lại : Bỏ người xưa hoặc tách CN thành 2 phần : Trạng ngữ và CN (thêm từ Qua đứng đầu ).
VD: Qua truyện Hươu và Rùa , người xưa đã cho chúng ta thấy...
 e) Thiếu CN.
 - Sửa lại : bỏ Qua hoặc thêm CN.
VD: Qua truyện Hươu và Rùa , người xưa đã cho chúng ta thấy...
.....
6. Các thành phần của câu (cấu tạo ngữ pháp của câu) :
Các thành phần của câu:
Chủ ngữ Vị ngữ Trạng ngữ Định ngữ* Bổ ngữ* Hô ngữ* (*Không đưa vào dạy trong chương trình học đại trà ở tiểu học song đôi khi vẫn có ở chương trình nâng cao) 
6.1.Ghi nhớ :
 Câu được phân tích ra thành nhiều thành phần, trong đó có những thành phần chính và những thành phần phụ. 
 a)Chủ ngữ (CN):
 Là một trong hai bộ phận chính của câu. CN nêu người, sự vật được miêu tả, nhận xét. Câu thường có một CN hoặc có thể có nhiều CN đặt kế tiếp nhau. Muốn tìm CN, ta đặt câu hỏi : Ai ? Con gì ? Cái gì ? Việc gì ?...
 b)Vị ngữ (VN) :
 Là mọt trong hai bộ phận chính của câu. VN chỉ hoạt động, trạng thái, tính chất, vị trí để miêu tả hoặc nhận xét về người, sự vật được nêu ở CN. Câu thường có một VN hoặc có thể có nhiều VN. Trong câu,VN thường đứng sau CN (song đôi khi, để gây sự chú ý, VN cũng được đảo lên trước CN). Muốn tìm VN, ta đặt câu hỏi : ...làm gì ? ...như thế nào ? ....là gì ?
 c)Trạng ngữ (Tuần 31... Tuần 34- lớp 4) :
 Là bộ phận phận phụ của câu, có tác dụng thêm nghĩa cho câu. Trạng ngữ bổ sung tình huống cho câu (chỉ thời gian, địa điểm, mục đích , nguyên nhân, phương tiện,...). Câu có thể có hoặc không có trạng ngữ. Trạng ngữ thường đứng ở đầu câu và ngăn cách với CN, VN bằng dấu phẩy. Câu có thể có một hoặc nhiều trạng ngữ. Các trạng ngữ có thể cùng một ý nghĩa hoặc có nhiều ý nghĩa khác nhau.
 (Xem thêm : ( Các nội dung dưới đây tuy không học trong chương trình SGK nhưng chúng ta cũng nên giới thiệu qua với các em (đối tượng HSG ) để các em có cái nhìn tổng thể về mảng kiến thức này )
 *Định ngữ : Là bộ phận phụ của câu. ĐN bổ sung ý nhĩa cho DT trong câu. DT nào trong câu cũng có thể có ĐN. Các ĐN có thể đứng trước hoặc đứng sau DT. ĐN đứng trước chỉ số lượng, khối lượng; ĐN đứng sau chỉ đặc điểm,sở hữu.
 *Bổ ngữ : Là thành phần phụ của câu. BN bổ sung ý nghĩa cho ĐT,TT trong câu. BN phụ cho ĐT thêm các ý nghĩa về đối tượng, thời gian, nơi chốn, cách thức,...BN phụ cho TT thêm các ý nghĩa về đối tượng, mức độ,...của tính chất. ĐT,TT nào trong câu cũng có thể có BN, Các BN có thể đứng trước hoặc đứng sau ĐT,TT.
Lưu ý : TN phụ cho cả khối câu còn ĐN,BN chỉ phụ cho một từ trong câu.
 *Các bước xác định ĐN ( xác định BN cũng thực hiện tương tự) :
 	- Bước 1 : Tách câu thành 3 khối lớn ( CN, VN và TN (nếu có ))
- Bước 2 : Xác định DT ( ĐT, TT ) có ở từng khối.
- Bước 3 : Tìm những từ đứng trước và sau DT (ĐT,TT ), bổ sung ý nghĩa cho DT (ĐT, TT ) đó.
VD : Chúng em /chăm chỉ học tập ( yếu tố chăm chỉ được nhấn mạnh ).
 TT BN
 Chúng em / học tập chăm chỉ ( hoạt động học tập được nhấn mạnh )
 ĐT BN
( Nếu trong câu có 2 ĐT (hoặc TT) thì yếu tố nào được nhấn mạnh (đứng trước ) là bộ phận chính; còn yếu tố kia (đứng sau) là bộ phận phụ (làm BN). Đây cũng là cách để ta áp dụng tìm ĐT hoặc TT chính làm VN trong câu ).
 *Hô ngữ : Là những từ, ngữ dùng để làm lời hô, gọi, gây sự chú ý ở người nghe hoặc biểu lộ cảm xúc. Hô ngữ thường đứng ở vị trí đầu hoặc cuối câu.
Lưu ý : Lời hô, gọi, lời bộc lộ cảm xúc nhiều khi được dùng như một câu đơn độc lập, không phải là thành phần câu. Khi đó lời gọi , lời hô không phải là hô ngữ.
VD : - Ôi ! Đẹp quá ! (Ôi là câu độc lập )
- Ôi, đẹp quá ! (Ôi là hô ngữ )
 *Bộ phận song song (BPSS) : Những bộ phận đặt cạnh nhau, cùng giữ chức vụ ngữ pháp giống nhau trong câu (cùng là CN,VN,TN, ĐN hoặc BN ) gọi là BPSS. BPSS giúp cho việc diễn đạt ngắn gọn hơn. CN, VN, TN, ĐN, BN đều có thể đặt cạnh nhau làm BPSS. Các BPSS ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy hoặc bằng từ chỉ quan hệ : và, hoặc, hoặc là, hay, hay là,...
Lưu ý : Các BP cùng giữ chức vụ ngữ pháp như nhau nhưng phải đồng loại mới là BPSS.
VD : - Quyển sách mới của em rất đẹp. ( Câu này có từ mới và của em cùng là ĐN cho quyển sách nhưng không phải là BPSS vì chúng không đồng loại).
6.2. Bài tập thực hành : 
Lưu ý : Một số đáp án sẽ ghi luôn ở phần đề bài.
Bài 1 :
Tìm CN, VN và TN của những câu văn sau : 
 a)Vào một đêm cuối xuân 1947, khoảng 2 giờ sáng, trên đường đi công tác,/ Bác Hồ / đến nghỉ chân ở một nhà ven đường .
 b)Ngoài suối , trên mấy cành cây cao,/ tiếng chim, tiếng ve / cất lên inh ỏi, râm ran.
Bài 2 :
Tìm CN, VN của các câu sau :
Suối / chảy róch rách.
Tiếng suối chảy / róc rách.
Sóng / vỗ loong boong trên mạn thuyền.
Tiếng sóng vỗ / loong boong trên mạn thuyền.
Tiếng mưa rơi / lộp độp ,// tiếng mọi người gọi nhau / í ới .
Mưa / rơi lộp độp,// mọi người / gọi nhau í ới .
Con gà / to, ngon.
Con gà to / ngon.
Những con voi về đích trước tiên / huơ vòi chào khán giả.
Những con voi / về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả .
Những con chim bông biển trong suốt như thuỷ tinh / lăn tròn trên những con sóng.
Những con chim bông biển/ trong suốt như thuỷ tinh, lăn tròn trên những con sóng.
Mấy chú dế / bị sặc nước ,loạng choạng bò ra khỏi tổ .
Mấy chú dế bị sặc nước / loạng choạng bò ra khỏi tổ.
Chim / hót líu lo. Nắng / bốc hương hoa tràm thơm ngây ngất. Gió / đưa mùi hương ngọt lan xa, phảng phất khắp rừng.
Sách vở của con / là vũ khí. Lớp học của con / là chiến trường.
Lưu ý : Ở phần này ,khi hướng dẫn HS tìm CN, VN, giáo viên cần yêu cầu HS xác định đúng mẫu câu ( Ai là gì? Ai làm gì ? Ai thế nào ? ) ( Hỏi : Câu này thuộc mẫu câu nào ? ). Bên cạnh đó , cần yêu cầu HS tìm được mục đích thông báo chính của câu là gì ( yêu cầu này mới đầu cần có sự hỗ trợ của GV vì với những câu mang nội dung thông báo kép HS rất dễ bị nhầm lẫn ).
VD1: 
 Câu “Con gà to, ngon” ý nói gì ? (ý nói con gà vừa to , vừa ngon .Vậy to và ngon là 2 VN song song ,CN là Con gà ).
 Câu “Con gà to ngon” ý nói gì ? ( vì không có dấu phẩy tách giữa to và ngon nên ta phải hiểu là : Con gà to thì ngon ( Nội dung thông báo chính ở đây là : Con gà ngon). Vậy VN chỉ là ngon . Còn to là ĐN của DT Con gà .Do đó CN là Con gà to.
VD2 : 
 “Những con voi về đích trước tiên, huơ vòi chào khán giả” ( hiểu tương tự như trên : Nội dung thông báo có 2 ý .Ý 1 là :Những con voi về đích trước ; ý 2 là : Những con voi huơ vòi chào khán giả .Vậy có 2 VN song song là : về đích trước tiên và huơ vòi chào khán giả , còn CN chỉ là : Những con voi.
 Còn câu “Những con voi về đích trước tiên huơ vòi chào khán giả” phải hiểu là : Những con voi về đích trước tiên đã huơ vòi chào khán giả ( Nội dung thôn báo chính là : Những con voi đã huơ vòi chào khán giả ).Vậy huơ vòi chào khán giả là VN, còn về đích trước tiên làm ĐN cho Nhữngcon voi (đứng ở khối CN ).
 Các câu k) l) m) n) hướng dẫn tương tự như trên.
 Riêng các câu a) b) hướng dẫn như sau :
 - Ở câu a) : Suối thế nào ? ( Suối “chảy róc rách” ). Do đó : chảy róc rách là VN. Còn Suối là CN .
 - Ở câu b) : Tiếng suối như thế nào ? ,Nếu HS trả lời là : Tiếng suối “chảy róc rách” thì GV hỏi lại : Tiếng suối có chảy được không ? ( không chảy được mà chỉ nghe được bằng tai ). Vậy tiếng suối ở đây nghe như thế nào ? ( nghe róc rách ). Vậy VN phải là róc rách , còn chảy là ĐN của Tiếng suối (đứng ở khối CN).
 Các câu c) d) e) f) hướng dẫn tương tự như câu a) b).
Bài 3 :
Tìm CN, VN, TN của những câu sau : 
 a)Trên những ruộng lúa chín vàng,/ bóng áo chàm và nón trắng / nhấp nhô, //tiếng nói , tiếng cười / rộn ràng ,vui vẻ.
 b)Hoa lá, quả chín ,những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân / đua nhau toả hương.
 c)Ngay thềm lăng,/ mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự / đứng trang nghiêm.
Bài 4 :
Hãy xác định BPSS trong câu b) của BT3 và nói rõ chúng giữ chức vụ gì trong câu.
*Đáp án : BPSS là “Hoa lá, quả chín, những vạt nấm ẩm ướt và con suối chảy thầm dưới chân”- Chúng cùng giữ chức vụ làm CN.
Bài 5:
Chuyển các cặp câu sau thành 1 câu (có BPSS) để cách diễn đạt ngắn gọn hơn.
- Buổi sáng, đường phố đông vui, nhộn nhịp./ Buổi chiều, đường phố đông vui, nhộn nhịp.
- Sáng nay, lớp 5A lao động./ Sáng nay, lớp 5B lao động.
- Vịnh Hạ Long là một thắng cảnh đẹp của đất nước.
- Sa Pa là một thắng cảnh đẹp của đất nước.
*Đáp án :
- Buổi sáng, buổi chiều đường phố đông vui, nhộn nhịp.
- Sáng nay lớp 5A và lớp 5B lao động.
- Vịnh Hạ Long, Sa Pa là những thắng cảnh đẹp của đất nước.
Bài 6 :
Gọi tên các bộ phận được gạch chân trong các câu sau :
Ở Vinh, tôi được nghỉ hè. (TN )
Tôi được nghỉ hè ở Vinh. (BN)
Bài 7 :
Tìm ĐN, BN trong các câu văn sau :
 a) Tất cả HS lớp 5A lao động ngoài vườn trường.
 ĐN DT ĐN ĐT BN
 b) Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế đứng trang nghiêm.
 ĐN DT ĐN ĐN DT ĐT BN
Bài 8 :
Đặt câu theo cấu trúc sau :
TN, TN, CN - VN.
TN, CN, CN – VN.
TN, CN- VN, VN.
TN, TN, TN, CN – VN.
TN, TN, CN, CN, - VN, VN.
*Đáp án :
VD : Sáng nay, đúng 7 giờ sáng ,lớp 5A và lớp 5B trồng cây và nhổ cỏ vườn.
Bài 9 :
Chỉ ra chỗ sai của các câu sau rồi sửa lại cho đúng :
Bạn Lan học và ngoan. 
Bây giờ ta đi chơi hay là chăm chỉ học?
Cô gái đó vừa xinh vừa học kém.
*Đáp án :
 a) Học chỉ việc làm (hoạt động), ngoan chỉ tính chất, không tạo thành cặp song song.
 Sửa lại : Bạn Lan chăm chỉ và ngoan ngoãn.
 b)Giải thích tương tự ý a)
 Sửa lại : .... đi chơi hay học bài?
 c) Xinh và học kém không phải đều là những nét phẩm chất tốt hoặc xấu nên không tạo thành cặp song song.
 Sửa lại : .....vừa xinh vừa học giỏi ,hoặc .....vừa xấu vừa học kém.
Bài 10 :
Mở rộng các câu sau bằng cách thêm ĐN, BN cho nòng cốt câu :
Mây trôi.
Hoa nở.
Bài 11:
 Với mỗi loại trạng ngữ sau đây, hãy đặt 1 câu : TN chỉ nơi chốn, TN chỉ nguyên nhân, TN chỉ thời gian, TN chỉ mục đích, TN chỉ phương tiện.
......... 
*Mời bạn tham khảo phần tiếp theo ở bài :
 Giáo án BDHSG môn Tiếng Việt lớp 4- 5.Phần I (mục7,8)

File đính kèm:

  • docGiao_an_BDHSG_mon_Tieng_Viet_lop45Phan_Imuc_56.doc