Giáo án buổi 2 Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010

doc10 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 241 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án buổi 2 Tổng hợp Lớp 5 - Tuần 3 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thứ hai, ngày 7 tháng 9 năm 2009
	Luyện Tiếng Việt
Luyện viết chữ đẹp
I. Mục tiêu
	- Rèn cho HS viết đúng cỡ chữ, viết đẹp bài 3, 4 trong vở thực hành luyện viết.
II. Chuẩn bị
	a. GV: Bài viết
	b. HS : vở luyện viết
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra vở luyện viết của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
- GV đọc khổ thơ và đoạn văn cần luyện
- Cho HS luyện viết bảng con một số từ khó viết hay viết sai
- Cho HS viết bảng con
- GV đọc bài viết lần 2
- GV cho HS luyện viết trong vở thực hành luyện viết
- GV quan sát, uốn nắn cho HS viết chưa đúng, chưa đẹp
- GV thu một số vở chấm
4. Củng cố
- GV nhận xét, tuyên dương những em có ý thức học tốt
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau
- Cả lớp hát
- HS lắng nghe
- Bác, Ba Đình: viết hoa
- đâm chồi: ch + ôi + thanh huyền
- lắng nghe : l + ăng + thanh sắc ; ngh + e + thanh ngang
- dội về: d + ôi + thanh nặng
Bài 3: 
Cây và hoa bên lăng Bác
 Trên quảng trường Ba Đình lịch sử, lăng Bác uy nghi mà gần gũi. Cây và hoa khắp miền đất nước về đây tụ hội, đâm chồi phô sắc và toả ngát hương thơm.
Bài 4: 
Mặt trời xanh của tôi
 Đã có ai lắng nghe
 Tiếng mưa trong rừng cọ?
 Như tiếng thác dội về
 Như ào ào trận gió.
*************************************************************
Thứ tư, ngày 9 tháng 9 năm 2009
Luyện Toán
Cộng, trừ, nhân, chia phân số
I. Mục tiêu
	- Giúp HS củng cố các kĩ năng thực hiện phép cộng, trừ, nhân, chia 2 phân số.
	- HS biết giải toán có lời văn về phân số.
II. Chuẩn bị
	a. GV: Bài tập
	b. HS : vở luyện toán
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Muốn cộng, trừ 2 phân số khác mẫu số ta làm thế nào?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
* Bài 1: Tính
- HS lên bảng làm
- Cả lớp làm bảng con
- GV cùng HS nhận xét bài làm của các bạn trong lớp
* Bài 2: Tìm x
- HS thảo luận cặp đôi 
- Đại diện cặp trình bày kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét
* Bài 3: Tính bằng cách thuận tiện nhất
- GV chia lớp thành 6 nhóm, các nhóm thảo luận để tìm ra cách giải
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét, kết luận lời giải đúng
* Bài 4: Phương đọc một cuốn sách dày 150 trang. Ngày thứ nhất Phương đọc được cuốn sách, ngày thứ hai đọc được cuốn sách. Hỏi cả 2 ngày Phương đọc được bao nhiêu phần cuốn sách; đọc được bao nhiêu trang?
- HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện cặp trình bày kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
4. Củng cố
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức trong học tập
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau
- Cả lớp hát
- HS trả lời
x = x : = 
 x = x =
 x = x = 
= 
= 1 + 1
= 2
Bài giải
Cả 2 ngày Phương đọc được số phần cuốn sách là:
 (quyển) 
Cả 2 ngày Phương đọc được số trang sách là:
 (trang)
Đáp số: quyển
 105 trang
***********************************************
Luyện Tiếng Việt
Luyện chính tả; tập đọc
I. Mục tiêu
- Nghe – viết đúng, trình bày đúng 4 khổ thơ đầu trong bài "Sắc màu em yêu".
- Làm bài tập để củng cố mô hình cấu tạo vần. Chép đúng tiếng, vần vào mô hình.
- HS đọc đúng, đọc trôi chảy 2 bài tập đọc trong tuần và đọc diễn cảm toàn bài, thể hiện giọng đọc phù hợp với nội dung bài.
II. Chuẩn bị
- Bài tập chính tả, vở
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV kiểm tra sự chuẩn bị đồ dùng học tập của HS
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Hướng dẫn HS nghe – viết
- GV đọc bài viết lần 1
- GV cho HS viết một số từ khó hay viết sai
- GV đọc bài viết lần 2
- GV đọc cho HS viết bài
- GV đọc lại toàn bài, HS soát lại bài, tự phát hiện lỗi và sửa lỗi.
c. Hướng dẫn HS làm bài tập
* Bài 1: Chép vần của từng tiếng vào ô trống thích hợp:
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Các nhóm thảo luận 
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
c. Luyện tập đọc
- GV chia lớp thành các nhóm
- GV cho từng nhóm lên thi đọc
- GV nhận xét và cho điểm 
4. Củng cố
- GV nhận xét, tuyên dương các em có ý thức học tập tốt
5. Dặn dò
- Về nhà viết lại các từ viết sai chính tả
- Cả lớp hát
- HS đọc thầm toàn bộ bài viết
rực rỡ: r + ưc + thanh nặng ; r + ơ + thanh ngã
nắng : n + ăng + thanh sắc
Tiếng
Vần
Âm đệm
Âm chính
Âm cuối
M: trạng
a
ng
nguyên
u
yê
n
khoa
o
a
thi
i
toán
o
a
n
thuật
u
â
t
tươi
ươ
i
uống
uô
ng
khoẻ
o
e
- Các nhóm đọc bài "Nghìn năm văn hiến" và "Sắc màu em yêu"
- Cả lớp nhận xét
*************************************************************
Thứ năm, ngày 10 tháng 9 năm 2009
Luyện Toán
Hỗn số
I. Mục tiêu
Giúp HS :
	- Củng cố về cách chuyển hỗn số thành phân số.
	- Củng cố kĩ năng làm tính và áp dụng giải toán.
II. Chuẩn bị
	a. GV: Bài tập
	b. HS : vở luyện toán
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Cho HS nêu cách chuyển hỗn số thành phân số?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
* Bài 1: Chuyển các hỗn số sau thành phân số:
- HS lên bảng làm
- Cả lớp làm vào vở
- GV cùng cả lớp nhận xét, chốt lời giải đúng
* Bài 2: Đúng ghi Đ, sai ghi S vào ô trống
- GV chia lớp thành 6 nhóm
- Các nhóm thảo luận
- Đại diện nhóm trình bày kết quả
* Bài 3: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính
- HS lên bảng làm
- Cả lớp làm vào vở
* Bài 4: Chuyển các hỗn số thành phân số rồi thực hiện phép tính
- HS lên bảng làm
- Cả lớp làm vào vở
4. Củng cố
- GV nhận xét, tuyên dương những HS có ý thức trong học tập
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau
- Cả lớp hát
- HS trả lời
 ÿ 	 ÿ 
 ÿ ÿ 
*******************************************
Luyện Tiếng Việt
Tập làm văn
I. Mục tiêu
	- Hiểu được thế nào là nghệ thuật quan sát và miêu tả trong bài văn tả cảnh.
	- Lập được dàn ý bài văn tả cảnh từ những điều quan sát được và viết thành một bài văn hoàn chỉnh.
II. Chuẩn bị
	a. GV: Bài tập
	b. HS : vở luyện Tiếng Việt
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- Hãy nêu cấu tạo của bài văn tả cảnh?
3. Bài mới
a. Giới thiệu bài
b. Phát triển bài
* Bài 1: Đọc bài văn dưới đây và trả lời câu hỏi:
Hửng nắng
Bé tỉnh dậy. Vừa mở mắt anh đã vội nhắm nghiền lại. Một tia nắng xuyên qua bụi cây, rọi trúng mắt anh: Nắng rồi. Hàng tháng mưa tầm, mưa tã mới có một ngày nắng đây. Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn phăng đi. Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choán ngợp hết cả. Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là ngồn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng. Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình. Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi ướt sũng nước, ngập trong nắng, xả hơi ngùn ngụt.
+ Bài văn trên tả gì? Vì sao ẹm biết?
+ Những chi tiết nào miêu tả sự xuất hiện của ánh nắng?
+ Nắng lên đã làm mọi vật biến đổi như thế nào?
* Bài 2: 
 "Nghé hôm nay đi thi 
 Cũng dậy từ gà gáy
 Người dắt trâu mẹ đi
 Nghé vừa đi vừa nhảy"
Mượn lời chú nghé con đáng yêu trong bài thơ trên, em hãy tả lại quang cảnh buổi sáng hôm nghé dậy sớm lên đường đi thi cùng tâm trạng vui mừng, hớn hở của nghé.
- GV hướng dẫn HS cách làm bài
- Cả lớp theo dõi rồi làm bài vào vở
4. Củng cố 
- GV nhận xét, tuyên dương các em có ý thức học tập tốt
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau
- Cả lớp hát
- HS trả lời
- HS thảo luận cặp đôi
- Đại diện cặp trình bày kết quả
+ Bài văn tả cảnh nắng lên. Tên bài và nội dung của bài văn đã cho ta biết điều đó.
+ Một tia nắng xuyên qua bụi cây, rọi trúng mắt anh.
Vầng thái dương vừa mới hiện ra hối hả trút xuống mặt đất nguồn ánh sáng và sức nóng đến vô tận của mình. 
+ Chiếc áo choàng đục trắng mà bầu trời đang khoác dầm dề cả tháng nay đã bị cuốn phăng đi. 
Những vạt xanh chợt hé trên bầu trời loang rất nhanh, phút chốc choán ngợp hết cả.
Nổi lên trên cái nền trời xanh thẳm đó là ngồn ngộn một sắc bông trắng trôi băng băng.
Đồng ruộng, xóm làng, dòng sông và những đỉnh núi ướt sũng nước, ngập trong nắng, xả hơi ngùn ngụt.
Mở bài
- Giới thiệu khái quát buổi sáng hôm Nghé đi thi.
- Trời bắt đầu sáng như thế nào? Nghé có suy nghĩ gì khi đó?
Thân bài
Quang cảnh buổi sáng trên đường làng:
- Ông mặt trời
- Bầu trời
- Luỹ tre
- Cánh đồng lúa
- Cây cối
- Gió 
- Chim chóc
- Con đường làng nghé đang đi
Kết bài
Cảm xúc của nghé: cảm xúc này được thể hiện qua ý nghĩ của Nghé, hành động vui mừng hớn hở của Nghé.
*************************************************************
Thứ sáu, ngày 11 tháng 9 năm 2009
An toàn giao thông
Ki năng đi xe đạp an toàn
I. Mục tiêu
Hs biết:
	- Những quy định đối với người đi xe đạp trên đường phố.
	- Cách lên xuống dừng đỗ xe an toàn trên đường phố.
	- Thể hiện đúng cách điều khiển xe.
	- Phán đoán nhận thức điều kiện an toàn hay không.
	- Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II. Chuẩn bị
	a. GV: Các kĩ năng cơ bản
	b. HS: SGK
III. Các hoạt động dạy - học
Hoạt động của thày
Hoạt động của trò
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
- GV đưa ra 1 số biển báo
B. Bài mới: 
a. Giới thiệu bài
b. Phát biểu bài
* Hoạt động 1: Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn
- GV đưa ra sa bàn- giải thích 1 số kí hiệu- Đặt một số loại xe bằng mô hình lên sa bàn
+ Để rẽ trái người đi xe đạp phải thế nào ? 
+ Khi đi từ đường phụ sang đường chính mà ngã tư không có đèn tín hiệu thì người đi xenhư thế nào?
+ Ngưòi đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến như thế nào?
+ Khi rẽ ở một đường giao nhau ai được quyền ưu tiên đi trước?
+ Người đi xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ ở phía làn xe bên phải như thế nào?
- GVKL
* Hoạt động 2: Thực hành trên sân trường
- GV chuẩn bị kẻ sẵn trên sân trường một đoạn ngã tư, trên đường có vạch kẻ phân làn đường và chia làn xe chạy. Đường cắt ngang chỉ có 1 vạch chia 2 làn đường
+ Em nào biết đi xe đạp?
- GV mời 1 em đi xe đạp đ từ đường chính rẽ vào đường phụ theo cả 2 phía; một em khác đi từ đường phụ rẽ ra đường chính cũng đi cả 2 phía. Một em khác đi khi gặp đèn đỏ, đèn vàng hoặc các tình huống khác như ở trên lớp đã thể hiện trên sa bàn.
+ Tại sao lại cần phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường?
+ Tại sao xe đạp phải đi vào làn đường sát bên phải?
4. Củng cố
- Yêu cầu HS nhắc lại những quy định cơ bản đối với người đi xe đạp
5. Dặn dò
- Chuẩn bị tiết sau
- Cả lớp hát
- HS nêu tác dụng của một số biển báo
+ Không nên đi tới tận đường giao nhau mới rẽ mà nên giơ tay trái xin đường chuyển sang làn xe bên trái khi đén sát đường giao nhau mới rẽ.
- phải đi chậm lại quan sát cẩn thận các xe đi từ hai phía đường chính. Khi không có xe mới đi, đi nhanh qua đường.
+ Phải nhường đường cho các xe đi đến từ bên trái và đi sát vào bên phải.
+ Người đi xe đạp nên đi chậm lại và nhường đường cho các xe đi chiều ngược lại và người đi bộ đang qua đường.
+ Người đi xe đạp giơ tay trái báo hiệu để đổi sang làn xe bên trái, đi vượt qua xe đỗ, giơ tay phải xin trở về làn đường bên phải.
+ HS trả lời
- Cả lớp quan sát
+ Nhờ đó những xe ở phía sau có thể biết em đang đi theo hướng nào để tránh.
+ Những xe có động cơ kích thước lớn và tốc độ cao đều đi ở làn đường bên trái. Khi muốn vượt xe khác, các xe phải đi về phía trái của xe đi chậm hơn. Do đó xe đạp cần đi ở làn đường bên phải để các xe khác không phải tránh xe đạp.

File đính kèm:

  • docGA BUOI 2 T3 LOP 5.doc