Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 33 năm 2012

doc12 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 661 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 33 năm 2012, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 33
Thứ tư, ngày 2 tháng 5 năm 2012
(Buổi sáng dạy bài thứ hai)
Tập đọc
 Cây bàng
 I- Yêu cầu cần đạt:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
	-	Hiểu nội dung bài: Cây bàng thân thiết với các trường học. Cây bàng mỗi mùa có đặc điểm riêng. Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK ).
II. Đồ dùng dạy học:
	Bộ chữ cái TV.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra	
	HS đọc bài: Sau cơn mưa.	GV nhận xét, ghi điểm
 B. Bài mới
	1, Giới thiệu bài
	GV giới thiệu ngắn gọn tên bài tập đọc.
	2, Hướng dẫn HS luyện đọc
	a, GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1 
2 HS khá đọc bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc
	+ Luyện đọc tiếng, từ khó: sừng sững, khẳng khiu, trụi lá, chi chít.
	GV ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng
	HS luyện đọc các từ ngữ trên- HS đọc phân tích một số tiếng
	HS luyện đọc cá nhân.
	+ Luyện đọc câu
	HS nhẩm và đọc từng câu.HS đọc nối tiếp câu theo nhóm, cá nhân.
	+ Luyện đọc đoạn, bài
	Xác định các đoạn trong bài.
	HS đọc nối tiếp đoạn theo hình thức nối tiếp
 	Đồng thanh toàn bài.Thi đọc bài cá nhân.
3, Ôn vần oang, oac
	HS đọc, phân tích vần oang, oac
	? Tìm trong bài tiếng có vần oang ( khoảng)
	? Tìm tiếng ngoài bài có vần oang, oac
 	 HS thi tìm tiếng theo tổ 
 	GV ghi bảng một số tiếng cho HS đọc lại.
	? Nói câu chứa tiếng có vần oang, oac 
	HS quan sát tranh SGK 
	? Bức tranh vẽ gì ?
	HS đọc câu mẫu dưới tranh
	Tổ chức cho HS thi nói câu theo yêu cầu.GV nhận xét, cho điểm.
Tiết2
4, Tìm hiểu bài và luyện nói
a. Luyện đọc- Tìm hiểu bài:
	GV đọc mẫu lần 2
	3 HS đọc bài đoạn 1
	3 HS đọc đoạn 2
? Vào mùa đông cây bàng thay đổi như thế nào?
? Vào mùa xuân cây bàng thay đổi như thế nào?
	? Vào mùa hè cây bàng có đặc điểm gì?
? Vào mùa thu cây bàng có đặc điểm gì?
	-	3 HS đọc cả bài
- HS thi đọc bài cá nhân.
	GV nhận xét, chốt lại nội dung bài.
b. Luyện nói: Kể tên những cây trồng ở sân trường em.
- Từng nhóm 2 HS kể tên các cây trồng ở sân trường mình
- Cử đại diện nhóm trình bày.
HS dựa vào bức tranh sưu tầm được, kể tên các loài cây thường được trồng ở sân trường.
	IV. Củng cố dặn dò
	HS đồng thanh toàn bài.	Nhận xét giờ học.Dặn dò về nhà.
Toán
Ôn tập: Các số đến 10
I- Mục tiêu:
- Biết cộng trong phạm vi 10, tìm thành phần chưa biết của phép cộng, phép trừ dựa vào bảng cộng, trừ ; biết nối các điểm để có hình vuông, hình tam giác.
 - Hoạt động dạy học:
HS nêu yêu cầu và tự làm bài tập.
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
Cần thực hiện các phép tính và ghi kết quả vào ô trống.
Bài 3: Viết số thích hợp vào chỗ chấm
Khi chữa bài cần lưu ý HS cách tìm một thành phần chưa biết của phép tính cộng và phép tính trừ.
Bài 4: Nối các điểm để có các hình theo yêu cầu
a. Một hình vuông
b. Một hình tam giác
c. 2 hình vuông
HS làm bài- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Chấm, chữa bài.Nhận xét giờ học.
Đạo đức
Tham quan khu tưởng niệm
I- Yêu cầu cần đạt
- Giáo dục HS lòng biết ơn các anh hùng liệt sỹ đã hy sinh vì tổ quốc.
- Có ý thức bảo vệ khu tưởng niệm.
II- Hoạt động dạy học:
1, Hướng dẫn đi tham quan:
- GV phổ biến nội dung, yêu cầu tiết học.
- Hướng dẫn đi tham quan.- HS đi tham quan.
2, Vệ sinh khu tưởng niệm.
- Phân công các tổ. Giao nhiệm vụ cho các tổ.
- HS thực hành làm vệ sinh.- GV theo dõi
3, Nhận xét, kết quả đi tham quan.
Dặn dò:
Buổi chiều ( dạy bài thứ 3)
Thể dục
Đội hình đội ngũ- Trò chơi
I- Yêu cầu cần đạt:
- Biết cách tập hợp hàng dọc, dóng hàng, đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái ( nhận biết đúng hướng và xoay người theo ).
- Biết cách chuyền cầu theo nhóm 2 người ( số lần có thể còn hạn chế ).
II- Hoạt động dạy học:
1. Phần mở đầu
- Tập hợp lớp thành 3 hàng dọc.
- Khởi động: Xoay các khớp
2. Phần cơ bản
- Ôn quay trái, quay phải, điểm số báo cáo
HS thực hiện - GV theo dõi.
- Ôn bài thể dục
Mỗi động tác 2 lần 8 nhịp.
- Trò chơi: Tâng cầu
Thi đua giữa các tổ
Tâng cầu theo nhóm 2 người.
3. Phần kết thúc
- Trò chơi: Diệt các con vật có hại
- GV cùng HS hệ thống bài học.Nhận xét giờ học.
Toán
Ôn tập: Các số đến 10
I- Yêu cầu cần đạt: 
- Biết cấu tạo các số trong phạm vi 10; cộng, trừ các số trong phạm vi 10; biết vẽ đoạn thẳng, giải bài toán có lời văn.
II- Hoạt động dạy học:
HS tự làm các bài tập
GV theo dõi- Hướng dẫn
Bài 1: Viết số thích hợp vào ô trống
Giúp HS củng cố về cấu tạo số
? 7 gồm mấy và mấy?
Bài 3: HS đọc bài toán- nêu tóm tắt
Phân tích bài toán
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
Bài 4: Vẽ đoạn thẳng có độ dài 8cm
Chấm, chữa bài.Nhận xét giờ học.
Tập đọc
Đi học
I- Mục tiêu:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ : lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối. Bước đầu biết nghỉ hơi ở cuối mỗi dòng thơ, khổ thơ.
	- Hiểu nội dung bài: Bạn nhỏ đã tự đến trường. Đường từ nhà đến trường rất đẹp. Ngôi trường rất đáng yêu và có cô giáo hát rất hay.
Trả lời được câu hỏi 1 ( SGK ). 
	II. Đồ dùng dạy học:
	Bộ chữ cái TV.
III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra
	HS đọc bài:Cây bàng.	GV nhận xét, ghi điểm
 B. Bài mới
	1, Giới thiệu bài
	GV giới thiệu ngắn gọn tên bài tập đọc.
	2, Hướng dẫn HS luyện đọc
	a, GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1 .2 HS khá đọc bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc
	+ Luyện đọc tiếng, từ khó: lên nương, tới lớp, hương rừng, nước suối.
	GV ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng
	HS luyện đọc các từ ngữ trên- HS đọc phân tích một số tiếng
	HS luyện đọc cá nhân.
	+ Luyện đọc câu
	HS nhẩm và đọc từng dòng thơ.HS đọc nối tiếp câu theo nhóm, cá nhân.
	+ Luyện đọc đoạn, bài
	Xác định các khổ thơ.HS đọc nối tiếp khổ thơ hình thức nối tiếp.
 	Đồng thanh toàn bài.Thi đọc bài cá nhân.
3, Ôn vần ăn, ăng	
	HS đọc, phân tích vần ăn, ăng	
	? Tìm trong bài tiếng có vần 
	? Tìm tiếng ngoài bài có vần 
 	 HS thi tìm tiếng theo tổ 
 	GV ghi bảng một số tiếng cho HS đọc lại.
	? Nói câu chứa tiếng có vần ăn, ăng
	HS quan sát tranh SGK 
	? Bức tranh vẽ gì ?
	HS đọc câu mẫu dưới tranh
	Tổ chức cho HS thi nói câu theo yêu cầu
GV nhận xét, cho điểm.
Tiết2
4, Tìm hiểu bài và luyện nói
a. Luyện đọc- Tìm hiểu bài:
	GV đọc mẫu lần 2
	3 HS đọc bài khổ thơ 1, 2
? Hôm qua em tới trường cùng ai?
? Hôm nay em tới trường cùng ai?
	3 HS đọc đoạn 3
	? Đường tới trường có gì đẹp?
	-	3 HS đọc cả bài
- HS thi đọc bài cá nhân.	GV nhận xét, chốt lại nội dung bài.
b. Luyện nói: 
- HS quan sát tranh
? Tìm những câu thơ trong bài ứng với mỗi bức tranh?
- HS chỉ tranh đọc câu thơ tương ứng.
- Thi đọc thuộc lòng bài thơ.
	IV. Củng cố dặn dò
	HS đồng thanh toàn bài.	Nhận xét giờ học.	Dặn dò về nhà.
 Thứ năm, ngày 3 tháng 5 năm 2012
 ( Buổi sáng dạy bài thứ 4)
Chính tả
Cây bàng
I – Yêu cầu cần đạt:
	- Nhìn sách hoặc bảng, chép lại cho đúng đoạn " Xuân sang... đến hết": 36 chữ trong khoảng 15 – 17 phút.
	- Điền đúng các vần oang, oac; chữ g, gh vào chỗ trống.Bài tập 2, 3 ( SGK ) 
II. Các hoạt động dạy học:
	1, Giới thiệu bài
	GV giới thiệu bài, ghi mục bài
	2, Hướng dẫn HS tập chép
	- HS đọc bài đoạn cần chép .
- GV hướng dẫn HS viết tiếng khó: 
	- HS phân tích tiếng khó và viết bảng con: 
- GV đọc - HS chép bài vào vở chính tả
	GV hướng dẫn HS cách trình bày bài chính tả: viết tên bài vào giữa trang, chữ đầu mỗi câu phải viết hoa. 
	- HS nêu tư thế ngồi viết – viết bài vào vở
	- GV đọc cho HS soát lại bài
	- GV thu vở, chấm bài
	3, Làm bài tập chính tả
	- HS nêu yêu cầu từng bài tập chính tả
	- GV hướng dẫn HS cách làm .- HS tự làm bài theo yêu cầu.
Theo dõi chấm, chữa bài.	Nhận xét chữ viết của HS.
Tập viết
Tô chữ hoa U, Ư, V
I.Yêu cầu cần đạt
	- Tô được các chữ hoa: U, Ư, V.	
	- Viết đúng các vần: oang, oac, ăn, ăng; các từ ngữ : khoảng trời, oá khoác, khăn đỏ, măng non kiểu chữ viết thường, cỡ chữ theo vở Tập viết 1, tập hai. ( Mỗi từ ngữ viết được ít nhất 1 lần ).
* HS khá, giỏi viết đều nét, dãn đúng khoảng cách và viết đủ số dòng, số chữ quy định trong vở Tập viết1, tập hai.
II. Đồ dùng dạy học
	 Chữ mẫu U, Ư, V.
III. Các hoạt động dạy học
1, Giới thiệu bài
	GV giới thiệu ngắn gọn tên bài
2, Hướng dẫn tô chữ hoa
	GV đính bảng chữ hoa U	
HS quan sát chữ hoa U.GV nêu cấu tạo chữ hoaU
	 Viết mẫu và nêu quy trình viết chữ U	
	Hướng dẫn viết chữ hoa Ư, V tương tự
	3, Hướng dẫn viết vần, từ ngữ ứng dụng
	- GV viết mẫu và HD viết các vần, từ ngữ trong bài.
	- HS đọc các vần trên
	- GV nhắc lại cách nối giữa các con chữ.- HS viết vào bảng con.
	- GV nhận xét, sửa lỗi.
4, HS tập viết vào vở
	- Gọi HS nhắc lại tư thế ngồi viết
	- HS viết bài vào vở theo yêu cầu.
	Tô chữ hoa U, Ư, V .Viết các vần, từ ngữ trong bài
	Theo dõi, chấm bài.Tổng kết
 Khen ngợi các HS đã tiến bộ và viết đẹp.Dặn dò về nhà
Toán
Ôn tập: Các số đến 10
I- Yêu cầu cần đạt:
- Biết trừ các số trong phạm vi 10, trừ nhẩm; nhận biết mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ; biết giải bài toán có lời văn.
II- Hoạt động dạy học:
- HS làm vào vở bài tập
- GV theo dõi hướng dẫn thêm.
Bài 1: Viết các số thích hợp vào ô trống
Bài 2: Tính nhẩm
- Gọi HS nêu cách nhẩm
- Giúp HS nhận xét mối quan hệ giữa phép cộng và phép trừ.
Bài 3: HS đọc bài toán- Nêu tóm tắt
? Bài toán cho biết gì?
? Bài toán hỏi gì?
Bài 4: Viết tiếp vào chỗ chấm
Mỗi tuần lễ cóngày
Chấm, chữa bài. Nhận xét giờ học.
Buổi chiều dạy bài thứ 5
Toán
Ôn tập: Các số đến 100
I- Yêu cầu cần đạt:
- Biết đọc, viết, đếm các số đến 100; biết cấu tạo số có hai chữ số; biết cộng, trừ ( không nhớ) các số trong phạm vi 100.
II- Hoạt động dạy học:
1, Luyện tập:
HS làm vào vở bài tập
GV theo dõi- ( chú ý HS yếu)
Chấm- chữa bài
Bài 1: Đọc các số trên tia số
10 đến 100	100 đến 10
Bài 2: HS lên chữa
? 48 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
? Ta ghi số chục ở ô nào? Số đơn vị ở ô nào?
? 90 gồm mấy chục và mấy đơn vị?
Bài 3: ( cột 1, 2, 3 ) HS nêu miệng kết quả
Bài 4: ( cột 1, 2, 3, 4) HS đặt tính rồi tính: Lưu ý viết số thẳng cột
Nhận xét giờ học.
Tập đọc
Nói dối hại thân
 I- Yêu cầu cần đạt:
	- Đọc trơn cả bài. Đọc đúng các từ ngữ: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng.Bước đầu biết nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu.
	- Hiểu được lời khuyên của câu chuyện: Không nên nói dối làm mất lòng tin của người khác, sẽ có lúc hại tới bản thân.
 -Trả lời câu hỏi 1, 2 ( SGK ).
	III. Các hoạt động dạy học:
A. Kiểm tra
	HS đọc bài: Đi học.	GV nhận xét, ghi điểm
 B. Bài mới
	1, Giới thiệu bài
	GV giới thiệu ngắn gọn tên bài tập đọc.
	2, Hướng dẫn HS luyện đọc
	a, GV đọc mẫu
- GV đọc mẫu lần 1 
2 HS khá đọc bài
- Hướng dẫn HS luyện đọc
 + Luyện đọc tiếng, từ khó: bỗng, giả vờ, kêu toáng, tức tốc, hốt hoảng.
	GV ghi các từ ngữ luyện đọc lên bảng
	HS luyện đọc các từ ngữ trên- HS đọc phân tích một số tiếng
	HS luyện đọc cá nhân.
	+ Luyện đọc câu
	HS nhẩm và đọc từng câu.HS đọc nối tiếp câu theo nhóm, cá nhân.
	+ Luyện đọc đoạn, bài
	Xác định các đoạn trong bài.HS đọc nối tiếp đoạn theo hình thức nối tiếp
 	Đồng thanh toàn bài.Thi đọc bài cá nhân.
3, Ôn vần it, uyt	
	HS đọc, phân tích vần it, uyt	
	? Tìm trong bài tiếng có vần it ( thịt)
	? Tìm tiếng ngoài bài có vần it, uyt	
 	 HS thi tìm tiếng theo tổ 
 	GV ghi bảng một số tiếng cho HS đọc lại.
	? Nói câu chứa tiếng có vần it, uyt	
	HS quan sát tranh SGK 
	? Bức tranh vẽ gì ?
	HS điền miệng và đọc câu mẫu dưới tranh
	Tổ chức cho HS thi nói câu theo yêu cầu.GV nhận xét, cho điểm.
Tiết2
4, Tìm hiểu bài và luyện nói
a. Luyện đọc- Tìm hiểu bài:
	GV đọc mẫu lần 2
	3 HS đọc bài đoạn 1
? Chú bé chăn cừu giả vờ kêu cứu, ai đã chạy tới giúp?
	3 HS đọc đoạn 2
? Khi Sói đến thật, chú kêu cứu có ai đến giúp không?
? Sự việc kết thúc thế nào?
	 - 3 HS đọc cả bài
- HS thi đọc bài cá nhân.
	GV nhận xét, chốt lại nội dung bài.
Câu chuyện chú bé chăn cừu nói dối mọi người, đã dẫn tới hậu quả là đàn cừu của chú bị sói ăn thịt. Câu chuyện khuyên chúng ta không nên nói dối. Nói dối có ngày hại đến thân.
b. Luyện nói: Nói lời khuyên chú bé chăn cừu.
- Trò chơi đóng váiH1: Chú bé chăn cừu
HS2, 3, 4: Đóng vai các cô cậu học trò để nói lời klhuyên với chú bé
- HS đóng vai- lớp theo dõi.
- Lớp nhận xét bổ sung.GV tổng kết
	IV. Củng cố dặn dò
	HS đọc lại bài.	Nhận xét giờ học.	Dặn dò về nhà.
 Thứ sáu, ngày 4 tháng 5 năm 2012
Chính tả
Đi học
I - Mục tiêu:
	- Nghe- viết chính xác hai khổ thơ đầu bài thơ Đi học trong khoảng 15 – 20 phút.
	- Điền đúng vần ăn hay ăng ; chữ ng hay ngh vào chỗ trống.Bài tập 2, 3 ( SGK ).
	II. Các hoạt động dạy học:
	1, Giới thiệu bài
	GV giới thiệu bài, ghi mục bài
	2, Hướng dẫn HS tập chép
	- HS đọc bài đoạn cần chép .
- GV hướng dẫn HS viết tiếng khó: đến trường, tới lớp, cô giáo
	- HS phân tích tiếng khó và viết bảng con: đến trường, tới lớp, cô giáo
- GV đọc - HS chép bài vào vở chính tả
	GV hướng dẫn HS cách trình bày bài chính tả: viết tên bài vào giữa trang, chữ đầu mỗi câu phải viết hoa. 
	- HS nêu tư thế ngồi viết – viết bài vào vở
	- GV đọc cho HS soát lại bài. GV thu vở, chấm bài.
	3, Làm bài tập chính tả
	- HS nêu yêu cầu từng bài tập chính tả.GV hướng dẫn HS cách làm .
	- HS tự làm bài theo yêu cầu.
Theo dõi chấm, chữa bài.Nhận xét chữ viết của HS.
Kể chuyện
Cô chủ không biết quý tình bạn
I, Mục tiêu:
	- Kể lại được từng đoạn câu chuyện dựa theo tranh và câu hỏi gợi ý dưới tranh.
- Biết được lời khuyên của truyện : Ai không biết quý tình bạn, người ấy sẽ sống cô độc.
*HS khá, giỏi kể được toàn bộ câu chuyện theo tranh.
II, Đồ dùng dạy học:
	Tranh minh họa câu chuyện.
III, Các hoạt động dạy học:
	1, GV kể chuyện.
	- GV kể lần 1 cho HS biết câu chuyện
	- Kể lần 2 kết hợp chỉ tranh minh họa.
2, hướng dẫn HS kể chuyện.
	- HS quan sát tranh1.
	? Tranh vẽ cảnh gì.
	? Hãy đọc câu hỏi dưới tranh
	- HS kể lại nội dung tranh 1.
	? Bạn có nhớ nội dung đoạn truyện không.
	? Bạn kể có diễn cảm không, có thừa hay thiếu chi tiết nào không
	Với các bức tranh 2, 3, 4 HS tiếp tục kể GV hướng dẫn HS tương tự như tranh 1.
	- HS kể lại toàn bộ câu chuyện.
	GV nhận xét, bổ sung.
	3, Thi kể chuyện.
	- HS nối tiếp nhau kể từng đoạn của câu chuyện 
 - Tổ chức cho HS luyện kể chuyện theo nhóm
- Câu chuyện Cô chủ không biết quý tình bạn muốn nói lên điều gì?
+ Phải biết quý trọng tình bạn.
+ Ai không quý trọng tình bạn người đó sẽ không có bạn.
+ Không nên có bạn mới thì quên bạn cũ.
+ Người nào thích có bạn" Có mới nới cũ" sẽ không còn bạn nào chơi cùng.
Bình chon bạn kể hay nhất, hiểu nội dung câu chuyện nhất.
- Tổng kết.GV nhận xét giờ học.Dặn dò về nhà
TN - XH
Trời nóng- Trời rét
I- Mục tiêu: 
- Nhận biết và mô tả ở mức độ đơn giản của hiện tượng thời tiết : nóng, rét.
- Biết cách ăn mặc và giữ gìn sức khoẻ trong những ngày nóng, rét.
*Kể về mức độ nóng, rét của địa phương nơi em sống.
II- Phương tiện dạy học:
Tranh ảnh về trời nắng, trời rét.
III_ Hoạt động dạy học:
HĐ1: Làm việc với tranh ảnh sưu tầm được
GV chia nhóm: 5 nhóm
- Yêu cầu các nhóm phân loại tranh các em sưu tầm mang đến lớp để riêng những tranh ảnh trời nóng, tranh ảnh về trời rét.
- Trước hết mỗi HS nêu lên dấu hiệu của trời nóng hoặc trời rét
- Đại diện nhóm lên trình bày trước lớp.
- Cả lớp thảo luận .
+ Hãy nêu cảm giác của em trong những ngày trời nóng hoặc trời rét?
+ Kể tên những đồ dùng cần thiết mà em biết để giúp ta bớt nóng hoặc bớt rét?
- GV kết luận:
HĐ2: Trò chơi: "Trời nóng, trời rét"
- Gv hướng dẫn cách chơi
- HS tham gia vào trò chơi
Kết thúc trò chơi cho HS thảo luận.
+ Tại sao chúng ta cần mặc phù hợp với thời tiết?
Kết luận: Trang phục phù hợp với thời tiết sẽ bảo vệ được cơ thể. Phòng chống được một số loại bệnh như cảm nắng hoặc cảm lạnh, sổ mũi, nhức đầu, viêm phổi
- HS làm việc với sách giáo khoa
Gọi HS trả lời câu hỏi trong sách giáo khoa để củng cố bài.
Nhận xét giờ học
Dặn dò: Phải ăn mặc phù hợp với thời tiết.

File đính kèm:

  • docGA L1 Tuan 33.doc