Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 6 - Trường tiểu học thị trấn Tây Sơn

doc25 trang | Chia sẻ: trangpham20 | Lượt xem: 746 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn lớp 1 - Tuần 6 - Trường tiểu học thị trấn Tây Sơn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6
HĐNGLL(An toàn giao thông)
 Bài 1: Biển báo hiệu giao thông đường bộ
I.Mục tiêu: 
 1.KT: -HS nhớ và giải thích ND 23 biển báo hiệu GT đã học
 -Hiểu ý nghĩa, ND và sự cần thiết của 10 biển báo hiệu giao thông mới
2. KN: - Giải thích sự cần thiết của biển báo hiệu giao thông 
 - Mô tả biển báo hiệu bằng lời
3.Thái độ:- Có ý thức tuân thủ hiệu lệnh của biển báo hiệu giao thông khi đi đường
II. Chuẩn bị: biển báo
III. HĐ dạy học:
 HĐ1: trò chơi phóng viên
- Phóng viên hỏi: ở gần nhà bạn có biển báo hiệu nào? Biển đó đặt ở đâu? nd của biển báo là gì? Theo bạn nên hướng dẫn mọi người tuân theo biển báo như thế nào? 
- GV KL: Muốn phòng tránh tai nạn GT mọi người cần có ý thức chấp hành những hiệu lệnh và chỉ dẫn của biển báo hiệu GT
HĐ2: Ôn lại các biển báo đã học .Trò chơi: Nhớ tên biển báo.- Chọn 4 nhóm, mỗi nhóm 5 biển báo khác nhau.- GV viết tên 4 nhóm biển báo lên bảng
+ biển báo cấm + Biển hiệu lệnh + biển nguy hiểm	 +	 Biển chỉ dẫn
Gv hô bắt đầu. Mỗi nhóm 1 em cầm lên xếp biển báo vào các nhóm và đọc tên các biển báo đó. Gv hỏi thêm về ý nghĩa của biẻn báo
- Lớp và gv nhận xét
GV KL: Biển báo hiệu GT là thể hiện hiệu lệnh điều khiển....
HĐ3: 
1. Nhận biết các biển báo hiêu GT. - Gv viết lên bảng tên 3 nhóm biển báo
+ Biển báo cấm + Biển báo nguy hiểm + Biển chỉ dẫn
- HS gắn biển báo vào các nhóm. Gv nhận xét, hỏi về tác dụng của biển báo
- Biển báo cấm.
 + Biển báo này thường đặt ở đâu?
 + Tác dụng của 3 biển báo này là gì? (báo cho người đi đường biết nd và phạm vi cấm không được đi để tránh xẩy ra tai nạn)
-Biển báo nguy hiểm: Đặt ở đâu? NHằm mục đích gì?
- Biển chỉ dẫn: Hỏi tương tự
-Kết luận: Biển báo là hiệu lệnh bắt buộc phải theo, là những điều nhắc nhở phải cẩn thận hoặc những điều chỉ dẫn, những thông tin bổ ích trên đường
2. Luyện tập: 
- GV gỡ biểnvà tên biển xuống- hs gắn lại
- HS mô tả hình dáng, màu sắc, nd của 1,2 biển báo trong số các biển báo này
- HS vẽ biển báo
3. Trò chơi:
- Có 33 biển báo và 33 bảng tên của từng biển báo.
- Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm nhận 5,6 biển báo
- Chia bảng thành 6 cột đánh số mỗi nhóm 1 cột
- Sau hiệu lệnh của cô, lần lượt từng em lên gắn biển báo tiếp sức
- Nhóm nào nhanh và đúng là thắng cuộc 
IV. Củng cố dặn dò:
- HS nhắc lại ý nghĩa của từng nhóm biển báo hiệu
- Nhận xét tiết học 
 ..
Tuần 7
Hoạt động NGLL(GDKNS)
 Kĩ năng giao tiếp nơi công cộng
I.Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS :
 - Biết ở nơi công cộng chúng ta phải giao tiếp như thế nào? 
 - Có kĩ năng khi giao tiếp ở nơi công cộng
 - Biết nhận xét, đánh giá những việc làm đúng, sai; những hành vi ứng xử không phù hợp khi giao tiếp ở nơi công cộng
 - KN đóng vai ứng xử trong một số tình huống khi giao tiếp ở nơi công cộng
II. Hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài mới
* HĐ1: Bày tỏ ý kiến
 Bài tập 1: Em hãy quan sát các bức tranh và cho biết những hành vi giao tiếp nào là không phù hợp ở nơi công cộng? Vì sao?
 A, Trong giờ chiếu phim
 B, Trong công viên
 C, Trong viện bảo tàng
 - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.
 - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 - Các nhóm thảo luận, đưa ra ý kiến nhận xét cho mỗi trường hợp và giải thích lí do
 - Đại diện từng nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét bổ sung 
 - Hỏi : ở nơi công cộng chúng ta phải gao tiếp như thế nào? 
- GV kết luận lại: ở nơi công cộng chúng ta cần giữ trật tự, không cười nói ồn ào, đi lại nhẹ nhàng
* HĐ2: Nhận xét, đánh giá hành vi ứng xử
 Bài tập 2: 
 - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.
 - Cho HS thảo luận cặp, nêu ý kiến Đ,S trong mỗi tranh vẽ
 - HS nối nhau nêu ý kiến
 - HS, GV nhận xét, kết luận: ở nơi công cộng chúng ta không chen lấn xô đẩy, nhường đường, nhường chỗ cho cụ già, em nhỏ, phụ nữ có thai.
 - GV kết luận chung bài, HS nối nhau nhắc lại
 - Cho học sinh tự liên hệ thực tế về việc em đã làm khi giao tiếp ở nơi công cộng 
 * HĐ3: Đóng vai ứng xử trong một số tình huống
 - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 - Các nhóm thảo luận, tìm cách đóng vai theo nội dung gợi ý ở VTH
 - GV gọi 1 số nhóm trình bày trước lớp
 - HS, GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tốt
IV.Củng cố- dặn dò:
 HS nhắc lại ghi nhớ ở VTH
 Về nhà thực hiện những điều đã học
 Nhận xét tiết học
 ..
 Tuần 8
Hoạt động NGLL:
 Trò chơi: Trái bóng yêu thương
I-Mục tiêu:
- Thông qua trò chơi HS rèn được KN giao tiếp, biết dùng những lời nói tốt đẹp khi nói với bạn bè
- Có ý thức trân trọng tình cảm bạn bè
II-Đồ dùng:
Bóng cao su
III-Hoạt động dạy học:
HĐ1: Tổ chức trò chơi
- GV nêu tên trò chơi, giải thích cách chơi và quy định chơi.
- Tổ chức cho lớp chơi thử
- Chơi thật: Cả lớp đứng thành vòng tròn, GV đứng giữa. Người thứ nhất nói1 lời yêu thương hoặc một lời khen với 1bạn nào đó và ném bóng cho bạn đó. HS vừa nhận bóng lại tiếp tục nói lời yêu thương.Cú như vậy cho các bạn trong lớp
-Khởi động các khớp
HĐ2: Thảo luận sau trò chơi
- Cho cả lớp TL câu hỏi:
+ Em cảm thấy thế nào khi nhận được những lời yêu thương(lời khen) của bạn bè đối với mình
+Em cảm thấy thế nào khi nói lời yêu thương(lời khen) của bạn bè đối với mình
+ Qua trò chơi này em rút ra điều gì?
- GV nhận xét, khen HS
HĐ3: Phần kết thúc:
-GV cho HS hát một bài, vỗ tay theo nhịp. 
- Nhận xét tiết học.
.
Tuần 9
Hoạt động NGLL
 Rửa tay
I.Mục tiêu:
- Giải thích vì sao cần phải rửa tay
- Làm mẫu cho các em nhỏ hơn trong nhà hay các em lớp dưới để các em biết cách rửa tay
- Có ý thức trách nhiệm trong việc giữ tay sạch cho bản thân và các em nhỏ
II. Đồ dùng DH:
Bột mì, bánh qui
Bộ tranh
Thùng, chậu, xà phòng, khăn
III.HĐDH:
HĐ1: Trò chơi tại sao phải rửa tay thường xuyên
Hướng dẫn chơi: Giả sử bạn Kiên không rửa tay sau khi đi vệ sinh nên bạn Kiên mang mầm bệnh(HS QS tranh2a). Sau đó bạn Kiên ăn bánh qui(H2b) và mời các bạn khác cùng ăn(H2c). Ăn xong cả ba bạn còn rủ bạn Tùng cùng chơi đồ chơi(H2d)
GV chia lớp thành nhóm y/c các nhóm chơi như hướng dẫn
Kết thúc trò chơi GV hỏi: 
+ Mầm bệnh từ tay bạn Kiên đã truyền sang bạn Huy, Linh và Tùng bằng cách nào?
+ Trên thực tế có thể nhìn thấy mầm bệnh bằng mắt thường được không?
+ Điều gì xảy ra nếu mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể?
+ Vậy chúng ta làm gì để mầm bệnh không xâm nhập vào cơ thể?
+ Nên rửa tay khi nào?
GV kết luận: bàn tay thường tiếp xúc với các chất bẩn. Các vi khuẩn gây bệnh và các chất bẩn bám vào bàn tay, móng chân. Khi chúng ta ăn uống, bàn tay lại đưa vi khuẩn và chất bẩn vào miệng. Đó chình là lý do khiến chúng ta cần phải rửa tay sạch sẽ, thường xuyên.
HĐ2: Thực hành
Gv chia lớp thành các nhóm
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS
Các nhóm thực hành rửa tay
Y/c từng cặp lên thực hành
Các nhóm thực hành
Đại diện nhóm lên thực hành
HĐ3: Đóng vai 
GV nêu tình huống, các nhóm tự đóng vai
Đại diện nhóm lên thực hành
GV kết luận: các em không chỉ có trách nhiệm tự giữ tay cho mình sạch sẽ mà còn giúp các em nhỏ giữ tay sạch sẽ
HĐ4: Tổng kết
 - 2 HS nhắc lại: Vì sao phải rửa tay? cách rửa tay?
 - Nhận xét tiết học.
 .
Tuần 10
Hoạt động NGLL(ATGT): 
Bài 2: Kĩ năng đi xe đạp an toàn
I.Mục tiêu:
-KT: HS biết những qui định đối với người đi xe đạp trên đường theo luật giao thông ĐB
HS biết cách lên xe, xuống xe và dừng đỗ an toàn trên đường phố.
-KN: HS thể hiện đúng cách điều khiển xe an toàn qua đường giao nhau.
-TĐ: Có ý thức điều khiển xe đạp an toàn.
II. Đồ dùng DH: 
II.Chuẩn bị:
 Mô hình đường phố vẽ trên sân trường
Xe đạp, sân trường.
III. HĐ dạy học:
Trò chơi đi xe đạp trên sa bàn
GV giới thiệubài
+ Giới thiệu mô hình một đoạn đường phố, hs giải thích những vạch kẻ đường, mũi tên trên mô hình.
+ HS trình bày cách đi xe đạp
 - Gv nêu câu hỏi:
+ Để rẻ trái, người đi xe đạp phải đi như thế nào?
+ Người đi xe dạp phải đi như thế nào khi ngã tư không có đèn tín hiệu giao thông?
+Khi rẽ ở một đường giao nhau ai được quyền ưu tiên đi trước?
+Người đi xe đạp nên đi qua vòng xuyến như thế nào?
+Xe đạp nên đi vòng và vượt qua một xe đang đỗ ở phía làn xe bên phải như thế nào?
+Khi đi xe đạp trên đường quốc lộ có rất nhiều xe chạy, muốn rẻ trái người đi xe đạp phải đi như thế nào?
GV kết luận.
HS nhắc lại.
 2.Thực hành trên sân trường
 GV chuẩn bị trên sân trường một đoạn ngã tư
 GV hỏi: Em nào biết đi xe đạp?
 + 1 em đi từ đường chính rẽ sang đường phụ về cả 2 phía
 +1 em đi từ đường phụ rẽ sang đường chính theo cả 2 phía
 +1 em đi gặp đèn đỏ, đèn vàng.
 - HS quan sát bạn thực hiện 
 - GV hỏi: +Tại sao phải giơ tay xin đường khi muốn rẽ hoặc thay đổi làn đường?(Để xe sau biết em đi hướng nào mà tránh)
 + Tại sao xe đạp phải đi sát làn đường bên phải?
 - Kết luận: cần nhớ khi đi xe đạp
 Luôn luôn đi về phía tay phải.
 3. Củng cố: 
 - HS nhắc lại qui định cơ bản đối với người đi xe đạp để đảm bảo an toàn.
 - HS có xe đạp cần xử lý tốt các tình huống giao thông khi đi xe đạp.
 - áp dụng đi xe đạp vào thực tế
 - Nhận xét tiết học. 
Tuần 11
HĐNGLL(KNS)
 Kỹ năng ứng phó với căng thẳng
I.Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS :
 - Biết những tình huống như thế nào thì gây căng thẳng; tâm trạng khi căng thẳng và cách ứng phó trong tình huống bị căng thẳng.
 - Có kĩ năng khi ứng phó tích cực khi căng thẳng. Biết phòng tránh từ xa các tình huống gây căng thẳng
II. Hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài mới
* HĐ1: Tìm hiểu những tình huống như thế nào thì gây căng thẳng và tâm trạng khi bị căng thẳng
 Bài tập 1: Em thường bị căng thẳng trong những tình huống như thế nào?
 -HS đọc thầm BT1 và nối nhau nêu ý kiến
 - GV kết luận lại những tình huống thường gây căng thẳng
 - HS nhắc lại kết luận
 Bài tập 2: Khi bị căng thẳng em thường có tâm trạng như thế nào?
 - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.
 - Giáo viên cho HS thảo luận nhóm đôi, khoanh tròn vào chữ số chỉ tâm trạng mà em thường có khi bị căng thẳng
 - HS đưa ra ý kiến 
 - GV kết luận lại
* HĐ2: Tìm hiểu cách ứng phó trong tình huống bị căng thẳng
 - HS nối nhau đọc các tình huống của BT3
 - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 - Các nhóm thảo luận, tìm cách giải quyết các tình huống
 - GV gọi lần lượt các nhóm trình bày trước lớp, các nhóm khác nhận xét bổ sung
 - HS, GV nhận xét, tuyên dương nhóm có cách giải quyết tình huống tốt
- GV kết luận: Tình huống căng thẳng luôn tồn tại trong cuộc sống, tác động đến con người, gây ra cảm xúc mạnh, phần lớn là cảm xúc tiêu cực, ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe thể chất và tinh thần của mỗi người.
* HĐ3: Tìm hiểu cách ứng phó tích cực và tiêu cực khi căng thẳng; cách phòng tránh các tình huống gây căng thẳng
 Bài tập 4: 
 - 2 HS đọc yêu cầu và nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.
 - Cho HS thảo luận cặp, đánh dấu + hoặc – theo yêu cầu BT
 - HS nối nhau nêu ý kiến
 - HS, GV nhận xét, kết luận
 Bài tập 5: Theo em, để phòng tránh các tình huống gây căng thẳng chúng ta cần phải làm gì?
- HS làm bài cá nhân và nêu ý kiến
- GV nhận xét và kết luận: Khi gặp tình huống gây căng thẳng, chúng ta cần biết ứng phó một cách tích cực, có hiệu quả, phù hợp với điều kiện bản thân. Đồng thời chúng ta cũng cần biết phòng tránh để không bị rơi vào trạng thái căng thẳng. 
 - HS nối nhau nhắc lại
 - Cho học sinh tự liên hệ thực tế về việc em đã làm khi gặp tình huống căng thẳng 
 - HS đọc ghi nhớ ở VTH
IV.Củng cố- dặn dò:
 Về nhà thực hiện những điều đã học
 Nhận xét tiết học
 ..
	Tuần 12
 	 HĐ NGLL
 Hát về thầy cô giáo của em
I. Mục tiêu:
- Giáo dục HS lòng kính yêu, biết ơn công lao của các thầy cô giáo
- Tạo không khí thi đua học tập, rèn luyện sôi nổi trong HS
- Rèn KN tổ chức HĐ cho HS
II-Đồ dùng:
-Sân khấu
- Băng rôn, hoa, loa đài trang âm
- Dàn nhạc
III-Các bước tiến hành
Bước1: Phần chuẩn bị
- Nhà trường thông báo chương trình, kế hoạch
- Nội dung và thể loại: tốp ca, đơn ca, ngâm thơ, kể chuyện, tấu nói, tiểu phẩm, biểu diễn nhạc cụ
- Thành lập Ban tổ chức hội diễn
- Các lớp xây dựng chương trình biểu diễn
- Luyện tập
Bước2: Duyệt các tiết mục văn nghệ của các lớp
- Chuẩn bị sân khấu
- Chọn 2HS dần chương trình
- Duyệt các tiết mục văn nghệ của các lớp
- Ban tổ chức chọn các tiết mục và công bố các tiết mục được tham gia công diễn
Bước 3: 
- Thông báo kế hoách hội diễn
- BTC xây dựng CT
- Các tiết mục văn nghệ khớp nhạc
- BTC duyệt CT
- Chuẩn bị cho đêm công diễn
Bước 4: Đêm công diễn
- MC tuyên bố lí do, GT đại biểu
- Trưởng BTC khai mạc
- Các tiết mục văn nghệ trình diễn
- Kết thúc hội diễn
..
Tuần 13
 Hoạt động NGLL(GDVSCN)
Bài 2: Giữ vệ sinh răng miệng
I. Mục tiêu:
- Kể tên được các thức ăn có hại và có lợi đối với răng; giải thích được vì sao cần phải đánh răng thường xuyên, đặc biệt vào buổi tối.
 - Giúp các em nhỏ trong gia đình đánh răng và biết giữ vệ sinh khi ăn uống để không bị bệnh răng miệng.
 - Quan tâm việc giữ vệ sinh răng miệng để mọi người trong gia đình đều có hàm răng khoẻ.
II. Đồ dùng dạy học:
 - Bộ tranh VSCN số 6.
 - Mỗi HS chuẩn bị bàn chải, cốc.
 - GV chuẩn bị mô hình rằng, kem đánh răng trẻ em, bàn chải đánh răng, nước sạch, xô.
III. Hoạt động dạy học:
 * Hoạt động 1: Thức ăn có hại và có lợi đối với răng.
 Bước 1: 
 - GV mô tả thí nghiệm: Cho một răng sữa vào cốc nước bình thường và một chiếc răng sữa vào cốc nước khác chứa nước ngọt có ga. Để như vậy một tuần. Lấy chiếc răng ngâm trong nước thường và nước ngọt có ga ra. Người ta thấy chiếc răng trong nước sẽ vẫn còn cứng, chiếc răng ngâm trong nước ngọt sẽ bị mềm.
 - GV nêu câu hỏi:
	+ Theo em vì sao chiếc răng ngâm trong nước ngọt lại bị mềm đi ?
	+ Thí nghiệm trên có liên quan gì với việc các nha sĩ khuyên chúng ta nên đánh răng ngay sau khi ăn ngọt và nên đánh răng vào buổi tối ?
 - GV kết luận : Chiếc răng ngâm trong nước ngọt có ga bị mềm vì đường phá huỷ nó. Thí nghiệm này giúp chúng ta giải thích được sự cần thiết sau khi ăn đồ ngọt phải đánh răng ngay và sự cần thiết phải đánh răng vào buổi tối để tránh bị hỏng răng.
Bước 2:
 - GV phát cho mỗi nhóm một bộ tranh rời vẽ một số thức ăn và yêu cầu các nhóm chọn ra những thức ăn có ích cho răng và lợi.
 - Các nhóm treo sản phẩm trước lớp. GV cùng cả lớp nhận xét.
 - GV kết luận: Những thức ăn có nhiều can xi như sữa, thịt, trứng, các, ...có lợi cho xương và răng ; Những thức ăn có nhiều chất xơ và vi ta min như các loại rau, củ, quả làm khoẻ lợi.
 * Hoạt động 2: Thực hành hướng dẫn các em nhỏ đánh răng.
 Bước 1: 
 - GV chia lớp thành các nhóm.
 - Mỗi nhóm đưa ra những vật dụng có thể thực hành đánh răng.
 Bước 2:
 - GV yêu cầu từng cặp trong nhóm thực hành đóng vai hướng dẫn các em nhỏ đánh răng.
 Bước 3: Các nhóm thực hành.
 Bước 4: Các nhóm cử đại diện một cặp lên trình diễn trước lớp. GV cùng HS nhận xét.
 * Hoạt động 3: Đóng vai “ khuyên các em nhỏ nên đánh răng vào buổi tối trước khi đi ngủ”
 Bước 1: GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm: Dựa vào tình huống dưới đây, từng nhóm thảo luận về cách ứng xử của Minh và cử người đóng vai Minh và em của Minh.
 Tình huống: Buổi tối, em của Minh thường đi ngủ mà không đánh răng. Nếu là Minh bạn sẽ ứng xử như thế nào ?
 Bước 2: Các nhóm thảo luận và tập đóng vai.
 Bước 3: Đại diện các nhóm lên trình bày. GV cùng cả lớp nhận xét.
 - GV kết luận: Các em không chỉ có trách nhiệm giữ vệ sinh răng miệng cho bản thân mà còn giúp các em nhỏ có thói quen đánh răng vào buổi tối để không bị sâu răng.
Tuần 14
Hoạt động NGLL(GDKNS)
 Kĩ năng hợp tác
I.Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS :
 - Biết hợp tác là gì ? Hợp tác có vai trò gì trong cuộc sống? ý nghĩa của việc hợp tác 
 - Biết hợp tác trong các hoạt động khi cần thiết.
 - Có kĩ năng hợp tác với mọi người.
II. Hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài mới
* Tổ chức cho HS làm các BT ở vở BTKNS – trang 12
 (Không làm các BT: BT1 đã dạy ở bài đạo đức Hợp tác với những người xung quanh ; BT5 đã thực hiện trong các cuộc thi vẽ tranh)
* HĐ1: Bày tỏ ý kiến
 Bài tập2,3: Cho HS thảo luận cặp
 - 2HS đọc lần lượt hai mẫu chuyện ở BT1 và BT2
 - Cho HS thảo luận cặp, trả lời các câu hỏi trong mỗi câu chuyện
 - Gv gọi HS nêu ý kiến
 - HS, GV nhận xét, kết luận hợp tác là gì ? Hợp tác có vai trò gì trong cuộc sống? ý nghĩa của việc hợp tác.
 - HS nhắc lại KL
* HĐ2: Tổ chức trò chơi Cá sấu trên đầm lầy
 Bài tập 4: 
 - 1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.
 - GV nhắc lại tóm tắt cách chơi
 - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 - GV cho HS chơi thử sau đó chơi chính thức
 - GV nhận xét trò chơi 
* HĐ3: Thảo luận nhóm 4 (BT6)
 - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 - Các nhóm thảo luận, làm việc theo nhóm hoàn thành tấm áp phích theo nội dung gợi ý ở VTH
 - GV gọi 1 số nhóm trình bày SP trước lớp
 - HS, GV nhận xét, tuyên dương nhóm vẽ tốt
IV.Củng cố- dặn dò:
 HS nối nhau đọc ghi nhớ ở VTH
Luôn luôn thực hiện những điều đã học
 Nhận xét tiết học
 ..
	Tuần 15
 Hoạt động NG LL(ATGT)
 Chọn đường đi an toàn,
 phòng tránh tai nạn giao thông
I. Mục tiêu:
 - HS nắm những ĐK an toàn và chưa an toàn của các con đường để lựa chọn đường đi an toàn
- HS biết cách phòng tránh các tình huống không an toàn ở những vị trí nguy hiểm trên đương để tránh xẩy ra tai nạn.
- HS biết phân tích các tình huống nguy hiểm trên đường; biết cách phòng tránh các nguy hiểm đó
 - HS có ý thức thực hành tốt luật giao thông. Biết giải thích cho mọi người về những quy định đảm bảo ATGT và nhắc nhở ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ.
II. Hoạt động dạy học:
Giới thiệu bài
HĐ1: Tìm hiểu con đường từ nhà em đến trường
- GV nêu câu hỏi- hs trả lời:
+ Em đén trường bằng phương tiện gì?
+ Hãy kể các con đường mà em đẫ đi qua? Theo em con đường đó an toàn hay không an toàn?
 - GV kết luận (sgv)
 3.HĐ2: Xác định đường an toàn đi đến trường
- Chia lớp thành 2 nhóm: Xác định con đường an toàn đi đến trường
- HS nêu kq thảo luận
- GV kết luận (sgv)
 4. HĐ3: Phân tích các tình huống nguy hiểm và cách phòng tránh TNGT.
 - GV đưa ra ba tình huống chia cho ba nhóm thảo luận.
 + Nhóm I: "Có một anh thanh niên đi xe máy phóng nhanh qua cổng trường em, cách trường mấy trăm mét có biển báo hiệu có trẻ em. Một em HS nhỏ chạy qua đường vội quá vấp ngã suýt nữa bị xe máy đâm vào. Mọi người bắt anh thanh niên đi xe máy dừng lại xem bạn HS có làm sao không? Rất may bạn đó không việc gì, nhưng cần phải cho anh thanh niên kia một bài học".
 Em hãy phân tích tình huống nguy hiểm ở đây là gì? Hậu quả xảy ra sẽ như thế nào? Vì sao có tình huống nguy hiểm ấy? Em nói gì với anh thanh niên đi xe máy?
 + Nhóm II: "Trên đường đi chơi ngày chủ nhật, qua đường quốc lộ, em nhìn thấy một người đi xe đạp đi vào phần đường dành cho xe cơ giới. Ô tô, xe máy rất đông. Người đi xe đạp có vẻ luống cuống".
 Tình huống nguy hiểm ở đây là gì? Có thể có hậu quả gì xảy ra? Vì sao có tình huống này? Nếu gặp được người đi xe đạp lúc đó, em sẽ nói như thế nào?
 + Nhóm III: "Trên đường đi học về vào giờ cao điểm, người đi làm, đi học về rất đông. Mấy người bạn ở lớp khác cùng trường em cứ đi bộ dưới lòng đường nơi xe cộ đi lại rất nhiều. Còi xe bóp inh ỏi, nhưng các bạn ấy vẫn cười nói thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra". 
 Tình huống nguy hiểm ở đây là gì? Có thể có hậu quả gì xảy ra? Vì sao có tình huống này? Em có gọi các bạn lại để nhắc phải đi lên vỉa hè không? Nếu nói, em sẽ nói như thế nào với các bạn?
 - GV đưa bức tranh minh hoạ lần lượt ba tình huống trên để HS đại diện các nhóm phân tích và nêu ra ý kiến của mình.
 - GV kết luận (SGV).
* HĐ 4: Luyện tập:
 - Yêu cầu HS nêu những hiểu biết về con đường an toàn đi dến trường và cách chọn đường đi an toàn.
 - GV kết luận(SGV).
* Củng cố, dặn dò.
- HS nhắc lại các kết luận của bài học
- HS luôn luôn thực hiện những điều đã học.
- Nhận xét tiết học
Tuần 16
Hoạt động NGLL
Tìm hiểu ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày Quốc phòng toàn dân 22 - 12
I. Mục tiêu:
- Giúp HS hiểu được ý nghĩa của ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và ngày quốc phòng toàn dân 22- 12
- Giáo dục các em đối với sự hy sinh lớn lao của các anh hùng, liệt sĩ và tự hào về truyền thống cách mạng vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng
II Chuẩn bị
GV: hệ thống câu hỏi
HS: bảng con, phấn
II-Các hoạt động dạy học :
*Hoạt động 1: 
- GV phổ biến chủ đề của cuộcgiao lưu 
- GV nêu thể lệ cuộc thi
- Cho HS khởi động: hát tập thể một bài
*Hoạt động 2: 
- GV nêu lần lượt từng câu hỏi
- HS suy nghĩ 30 giây và giơ bảng đáp án 
- GV đánh giá kết quả sau mỗi câu hỏi
- Đến một lúc HS cuối cùng trả lời được câu hỏi mà không ai trả lời được thì GV công bố người thắng cuộc
- Trao phần thưởng cho người thắng cuộc
Hệ thống câu hỏi như sau:
Quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập ngày, tháng, năm nào?
a. 22-12- 1944 b. 22-12 -1945 
 c . 22-12 -1946 d. 22-12 -1947 
Khi mới thành lập, Quân đội nhân dân Việt Nam có tên là gì?
Quân đội quốc gia Việt Nam
Cứu quốc quân
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân
Vệ quốc đoàn
Người chỉ huy cao nhất của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân khi mới thành lập là ai?( Võ Nguyên Giáp)
Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân được thành lập tại khu rừng Trần Hưng Đạo thuộc tỉnh nào?
Tỉnh Lạng Sơn
Tỉnh Thái Nguyên
Tỉnh Cao Bằng
Tỉnh Hà Giang
Tính tới ngày 22- 12- 2011 Quân đội nhân dân Việt Nam tròn bao nhiêu tuổi?
Từ khi ra đời đến nay,Quân đội nhân dân Việt Nam đã đổi tên mấy lần?
 a. 2 lần b. 3 lần 
 c. 4 lần d. chưa đổi lần nào
7. Tên của một người anh hùng Quân đội, người con của núi rừng Tây Nguyên là gì?
 ( Anh hùng Núp)
8. Người anh hùng cách mạng đã đặt mìn trên cầu Công lí, định giết Bộ trưởng quốc phòng Mĩ Mac Na ma ra là ai? ( Nguyễn Văn Trỗi)
9. Ai là tác giả cuốn nhật kí “ Mãi mãi tuổi 20”
 A, Đặng Thùy Trâm B, Nguyễn Văn Thạc
III-Củng cố dặn dò : 
 - GV nhận xét cuộc thi
 - Nhận xét tiết học 	
 Tuần 17
	Hoạt động NGLL(GDKNS)
 Kĩ năng giải quyết mâu thuẫn
I.Mục tiêu: 
Học xong bài này, HS :
 - Biết mâu thuẫn là gì ? Trong cuộc sống mâu thuẫn hết sức đa dạng và bắt nguồn từ đâu? Mâu thuẫn có ảnh hưởng gì tới những mối quan hệ của các bên?
 - Có kĩ năng giải quyết các mâu thuẫn hàng ngày
II. Hoạt động dạy học:
*Giới thiệu bài mới
* Tổ chức cho HS làm các BT ở vở BTKNS – trang 18
* HĐ1: Tổ chức trò chơi quả bóng giận dữ và giải quyết tình huống có mâu thuẫn
 Bài tập 1: 
 - 1 HS đọc nội dung của bài tập, cả lớp đọc thầm theo.
 - GV nhắc lại tóm tắt cách chơi
 - Giáo viên cho cả lớp đứng thành vòng tròn(GV điều khiển, trợ lí là lớp trưởng)
- GV phổ biến mục đích trò chơi và làm mẫu
- GV cho HS chơi thử sau đó chơi chính thức
 - GV nhận xét trò chơi và tập hợp lại các tình huống có mâu thuẫn trong cuộc sống
- Qua trò chơi cho HS nêu:
 + mâu thuẫn là gì ? 
 +Trong cuộc sống mâu thuẫn hết sức đa dạng và bắt nguồn từ đâu?
 + Mâu thuẫn có ảnh hưởng gì tới những mối quan hệ của các bên?
- GV nhận xét và kết luận lại(VTH)
- HS nhắc lại KL
Bài tập 2: Cho HS thảo luận cặp
 - Một HS đọc yêu cầu BT
 - 3 HS đọc lần lượt ba tình huống ở VTH
 - Cho HS thảo luận cặp, lựa chọn phương án giải quyết mâu thuẫn tốt nhất
 - Gv gọi HS nêu ý kiến
 - HS, GV nhận xét, kết luận lại
 * HĐ2:
 Bài tập 3: Cho HS thảo luận cặp
 - 1HS đọc mẫu chuyện: kế hoạch bí mật ở BT3
 - 1 HS khác đọc yêu cầu và các phương án giải quyết
 - Cho HS thảo luận cặp, khoanh vào chữ cái trước nội dung phù hợp
 - Gv gọi HS nêu ý kiến
- HS, GV nhận xét, kết luận lại
* HĐ3: Thảo luận nhóm 4
 - Giáo viên chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm 
 - Các nhóm thảo luận, làm việc theo nhóm viết lời thoại cho tình huống ở BT3 và tập đóng vai theo nội dung đã viết
 - GV gọi 1 số nhóm đóng vai trước lớp
 - HS, GV nhận xét, tuyên dương nhóm đóng vai tốt
 - Gv hỏi: Để giải quyết các mâu thuẫn chúng ta cần thực hiện những điều gì?
 - HS nối nhau đọc ghi nhớ ở VTH
IV.Củng cố- dặn dò:
 - Dặn HS thực hành giải quyết mâu thuẫn dựa trên những lời khuyên ở BT5
 - Luôn luôn thực hiện những điều đã học
 -Nhận xét tiết học
 - Chuẩn bị bài 5
 ..
Tuần 18
Dạy bù
Tuần 19
Hoạt động tập thể(ATGT)
Nguyên nhân gây tai nạn giao thông 
I. Mục tiêu:
- HS hiểu được các nguyên nhân khác nhau gây ra tai nạn giao thông ; nhận xét đánh giá được các hành vi an toàn và không an toàn của người tham gia giao thông.
- HS biết vận dụng kiến thức đã học để phán đoán nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
- Có ý thức chấp hành luật Giao thông đường bộ để tránh tai nạn giao thông. Vận động các bạn và những người khác thực hiện đúng luật GTĐB để đảm bảo ATGT.
II. Hoạt động dạy học:
* HĐ 1: Tìm hiểu nguyên nhân một tai nạn giao thông.
- GV treo các bức tranh vẽ đã chuẩn bị trên tường của lớp học.
- GV đọc mẫu tin về tai nạn giao .
- GV phân tích mẫu.
- Yêu cầu HS nêu những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông.
+ Qua mẫu chuyện trên, em hãy cho biết có mấy nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông ? Nguyên nhân nào là nguyên nhân chính ?
- GV kết luận, ( SGV )
* HĐ 2: Thử xác định nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông
- Yêu cầu HS kể các câu chuyện về TNGT mà em biết.
- Yêu cầu HS phân tích nguyên nhân của tai nạn giao thô

File đính kèm:

  • docgiao an ngll.doc