Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011

doc24 trang | Chia sẻ: thuongnguyen92 | Lượt xem: 358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Các môn Lớp 3 - Tuần 7 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 7 
 Thứ hai ngày 4 tháng 10 năm 2010
Tiết1: Toán 
 Đ35: Bảng nhân 7
A. Mục tiêu: 
 - Bước đầu thuộc bảng nhân7.
 - Vận dụng phép nhân 7 để giải toán có lời văn bằng một phép tính nhân.
 B. đồ dùng:
- 10 tấm bài, mỗi tấm bìa có gắn 7 hình tròn .
- Bảng phụ viết sẵn bảng nhân 7 ( không ghi kết quả ) 
C. Các hoạt động dạy học:
 I.ổn định tổ chức:
II. KTBC: 	- 2 HS lên bảng làm bài tập 1 VBT ( trang 30 ) 
	-> GV nhận xét ghi điểm 
III. Bài mới:
 1. Giới thiệu bài
2. Dạy bài mới.
*. Thành lập bảng nhân 7 
- GV gắn tấm bìa 7 chấm tròn lên bảng hỏi : Có mấy chấm tròn ? 
- Có 7 chấm tròn (đếm số chấm tròn)
- 7 chấm tròn được lấy mấy lần ? 
- 7 được lấy 1 lần 
-> 7 được lấy 1 lần nên ta lập được phép tính nhân 7 x 1 -> GV ghi bảng phép nhân này 
- Vài HS đọc 7 x 1 = 7 
(đọc số )
- GV gắn tiếp 2 tấm bìa lên bảng 
- HS quan sát 
+ Có 2 tấm bìa mỗi tấm bìa có 7 chấm tròn .Vậy 7 chấm tròn được lấy mấy lần ? 
-7 chấm tròn được lấy 2 lần 
-Vậy 7 được lấy mấy lần ? 
- 7 được lấy 2 lần 
+ Hãy lập phép tính tương ứng với 7 được lấy 2 lần ? 
- Đó là phép tính 7 x 2 
- 7 nhân 2 bằng mấy ? 
- 7 nhân 2 bằng 14 
- Vì sao em biết 7 nhân 2 bằng 14 ?
-> Vì 7 x 2 = 7 + 7 = 14 nên 7 x 2 = 14
- GV viết lên bảng phép nhân 
7 x 2 = 14
- Vài HS đọc 
- GV HD phân tích phép tính 7 x 3 tương tự như trên 
+ Bạn nào có thể tìm được kết quả của phép tính 7 x 4 = ? 
- HS nêu : 7 x 4 = 7 + 7+ 7+ 7 = 28 
7 x 4 = 21 + 7 vì ( 7 x 4 ) = 7 x 3 + 7
- Yêu cầu HS tìm kết quả của phép tính nhân còn lại 
- HS lần lượt nêu 
+ GV chỉ bảng nói :đây là bảng nhân 7 
- GV yêu cầu HS đọc bảng nhân 7 vừa lập được. 
- Lớp đọc 2 – 3 lần (đọc bảng nhân)
- HS tự học thuộc bảng nhân 7 
- GV xoá dần bảng nhân cho HS đọc thuộc lòng 
- HS đọc thuộc lòng 
- GV tổ chức thi đọc thuộc lòng 
- HS thi đọc thuộc lòng 
3. Thực hành 
Bài 1 : Tính nhẩm
- HS nêu yêu cầu bài tập
-GV tổ chức cho HS nối tiếp TL miệng 
- HS trả lời miệng -> nêu kết quả 
7 x 3 = 21 7 x 8 = 56 7 x 2 = 14 ...
7 x 5 = 35 7 x 6 = 42 7 x 10 =70
7 x 7 = 49 7 x 4 = 28 7 x 9 = 63
-> GV nhận xét sửa sai cho HS 
Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu
- GV HD HS làm bài vào vở 
- HS phân tích bài toán -> giải vào vở 
 Bài giải :
 Bốn tuần lễ có số ngày là :
 7 x 4 = 28 (ngày ) 
-> GV nhận xét sửa sai cho HS
 Đáp số : 28 ngày 
Bài 3 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nêu cách làm, làm vào SGK 
- HS lên bảng làm, lớp nhận xét 
-> GV nhận xét.
7
14
21
28
35
42
49
54
63
70
IV. Củng cố dặn dò :
- đọc lại bảng nhân 7 .
- 1 HS 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
Tiết 2:Đạo đức
 Đ7:Quan tâm, chăm sóc ông bà,cha mẹ, anh chị em
A. Mục tiêu:
- Trẻ em có bổn phận quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ anh chị em trong gia đình.
- Học sinh biết yêu quý, quan tâm, chăm sóc những người thân trong gia đình.
*QTE: Quyền được sống với gia đình, cha mẹ và được cha mẹ quan tâm, chăm sóc.
B. Tài liệu và phương tiện:
- Các bài thơ, bài hát về chủ đề gia đình.
C. Các hoạt động dạy học:
I. ổn định tổ chức :
II. Kiểm tra bài cũ:
III. Bài mới .
1. Giới thiệu bài
2. Bài mới.
* Hoạt động 1: Xử lý tình huống và đóng vai.
- GV chia nhóm và yêu cầu: Mỗi nhóm thảo luận 1 tình huống sau đó đóng vai.
- Các nhóm thảo luận, chuẩn bị đóng vai .
- GV gọi các nhóm đóng vai.
- Các nhóm lên đóng vai 
- Các nhóm khác nhận xét.
- GV nhận xét - tuyên dương 
- GV kết luận 
TH1: Lan cần chạy ra khuyên răn con không được nghịch dại.
TH2: Huy nên dành thời gian đọc báo cho ông nghe.
Hoạt động 2: Bày tỏ ý kiến.
- GV lần lượt đọc từng ý kiến 
- HS suy nghĩ và bày tỏ thái độ bằng cách giơ
 các tấm bìa màu theo quy định.
- GV yêu cầu HS thảo luận 
- HS TL về lý do tán thành và không tán thành.
- GV kết luận: Các ý kiến a, c là đúng. ý kiến b là sai.
Hoạt động 3: Giới thiệu tranh mình vẽ về các món quà sinh nhật ông bà, cha mẹ, anh chị em.
- HS giới thiệu với bạn ngồi bên cạnh tranh vẽ
các món quà mình muốn tặng ông bà, anh chị 
nhân dịp sinh nhật.
- GV mời một vài HS giới thiệu với cả lớp.
- 2- 3 HS giới thiệu 
IV. Củng cố- dặn dò:
- Nhắc lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài sau.
- Nhiều HS nhắc lại 
 ________________________________-
Tiết 3+4:Tập đọc 
Đ19+20: Trận bóng dưới lòng đường
A. Mục đích yêu cầu: 
I.Tập đọc
- Bước đầu biết đọc phân biệt lời người dẫn chuyện với lời các nhân vật.
- Chú ý các từ ngữ: dẫn bóng, ngần ngừ, khung thành, sững lại, nổi nóng, lảo đảo, khuỵu gối, xuýt xoa, xịch tới. 
- Hiểu nghĩa các từ ngữ trong bài: cánh phải, cầu thủ, khung thành, đối phương.
- Hiểu lời khuyên từ câu chuyện: Không được chơi bóng dưới lòng đường vì dễ gây tai nạn. Phải tôn trọng luật giao thông, tôn trọng luật lệ, qui tắc chung của cộng đồng.
*QTE: - Quyền được vui chơi
 - Bổn phận phải biết vui chơi đúng nơi quy định, phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng
II. Kể chuyện:
- Kể lại được một đoạn của câu chuyện.
B. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh hoạ truyện trong SGK 
C. Các hoạt động dạy học:
 Tập đọc:
I. ổn định tổ chức 
II. Kiểm tra bài cũ : 	
- Đọc thuộc lòng 1 đoạn của bài: Nhớ lại buổi đầu đi học ( 3 HS ) trả lời câu hỏi với ND đoạn vừa đọc.
-> GV nhận xét ghi điểm.
III. Bài mới 
1. GTB: ghi đầu bài lên bảng 
2. Luyện đọc:
a. GV đọc toàn bài 
- GV HD cách đọc 
- HS chú ý nghe 
b. HD HS luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ.
+ Đọc từng câu 
- HS nối tiép nhau đọc từng câu trong bài 
+ Đọc từng đoạn trước lớp 
- HS nối tiếp nhau đọc từng đoạn 
- HS giải nghĩa từ mới 
+ Đọc từng đoạn trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3 
- 1 vài nhóm thi đọc 
-> GV nhận xét ghi điểm 
- Lớp bình xét 
+ Đọc đồng thanh 
- Lớp đọc đồng thanh bài 1 lần 
3. Tìm hiểu bài:
- Các bạn nhỏ chơi bóng ở đâu ? 
- Chơi bóng dưới lòng đường 
- Vì sao trận bóng phải tạm dừng lần đầu ? 
- Vì Long mải đá bóng suýt tông phải xe gắn máy 
- Chuyện gì khiến trận bóng phải dừng hẳn ? 
- Quang sút bóng vào đầu 1 cụ già 
- Thái độ của các bạn như thế nào khi tai nạn sảy ra ? 
- Cả bọn hoảng sợ bỏ chạy .
- Tìm những chi tiết cho thấy Quang rất ân hận khi mình gây ra tai nạn ? 
- Quang sợ tái cả người, Quang thấy chiếc lưng còng của ông cụ giống ông nội mình thế .
-Câu chuyện muốn nói với em điều gì ? 
- HS nêu theo ý hiểu 
* GV chốt lại: Các em không được chơi bóng dưới lòng đường vì sẽ gây tại nạnCác em có quyền được vui chơi nhưng phải biết vui chơi đúng nơi quy định, phải tôn trọng Luật giao thông, tôn trọng luật lệ, quy tắc chung của cộng đồng.
- HS chú ý nghe 
4. Luyện đọc lại:
- GV HD HS đọc lại đoạn 3 
- 1 HS đọc lại 
- 1 vài HS thi đọc diễn cảm đoạn 3 
- 1 vài tốp HS phân vai thi đọc toàn truyện 
-> GV nhận xét ghi điểm 
-> Lớp nhận xét bình chọn 
Kể chuyện:
1. GV nêu nhiệm vụ:
 Mỗi em sẽ nhập vai một nhân vật trong câu chuyện, kể lại một đoạn của câu chuyện.
2. GV giúp HS hiểu yêu cầu của bài tập
- Câu chuyện vốn được kể theo lời của ai ? 
- Người dẫn chuyện 
- Có thể kể lại từng đoạn của câu chuyện theo lời của những nhận vật nào ? 
- Kể đoạn 1: Theo lời Quang, Vũ, Long bác lái xe máy 
- Đoạn 2: theo lời Quang, Vũ, Long, cụ già, bác đứng tuổi.
- Đoạn 3: Theo lời Quang, ông cụ, bác đừng tuổi, bác xích lô.
- GV nhắc HS thực hiện đúng yêu cầu của kiểu bài tập " Nhập vai " 
- GV gọi HS kể mẫu 
- 1 HS kể mẫu đoạn 1 
- GV n.xét lời kể mẫu -> nhắc lại cách kể 
- GV mời từng cặp kể 
- Từng cặp HS kể 
-2- 3 HS thi kể 
- > Lớp bình chọn người kể hay nhất 
-> GV nhận xét tuyên dương 
IV. Củng cố dặn dò: 
- Em có nhận xét gì về nhân vật Quang ? 
- HS nêu 
- GV nhắc HS lời khuyên của câu chuyện 
- GV nhận xét tiết học 
Tiết 5:Chào cờTập trung toàn trường
 ______________________________________ 
 Thứ ba ngày 5 tháng 10 năm 2010
Tiết1: Toán :
Đ32: Luyện tập
A. Mục tiêu:
- Thuộc bảng nhân 7 và vận dụng vào trong tính giá trị biểu thức, trong giải toán .
- Nhận xét được về tính chất giao hoán của phép nhân qua các ví dụ cụ thể .
B. Các hoạt động dạy học:
 I.ổn định tổ chức:
 II. KTBC: 	 - Đọc bảng nhân 7 ( 2 HS ) 
	 - > GV nhận xét ghi điểm 
 III. Bài mới: 
1 GTB : ghi đầu bài 
2. HD làm bài tập 
Bài 1 : 
- HS nêu yêu cầu và cách làm .
(HD đọc bảng nhân 7)
- HS làm nhẩm , nêu miệng kết quả 
a) 7 x 1 = 7 7 x 8 = 56 7 x 6 = 42
 7 x 2 = 14 7 x 9 = 63 7 x 4 = 28
 7 x 3 = 21 7 x 7 = 49 7 x 0 = 0
b. 7 x 2 = 14 
 2 x 7 = 14 
- Vậy trong phép nhân khi thay đổi thứ tự các thừa số thì tích như thế nào ? 
- Tích không thay đổi 
- HS làm nháp -> nêu miệng kết quả 
7 x 4 = 28 3 x 7 = 21 5 x 7 = 35 
4 x 7 = 28 7 x 3 = 21 7 x 5 = 35 
- Hãy nhận xét về đặc điểm của các phép nhân trong cùng cột 
- Các thừa số giống nhau nhưng thứ tự của chúng thay đổi, kết quả bằng nhau 
Bài 2
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Ta phải thực hiện các phép tính như thế nào ? 
-> Thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải 
- HS thực hiện vào bảng con 
 7 x 5 + 15 = 35 + 15 
 = 50 
 7 x 7 + 21 = 49 + 21 
 = 70 
 7 x 9 + 17 = 63 + 17 
 = 80
-> GV quan sát sửa sai cho HS
 4 x 7 + 32 = 28 + 32 
 = 60 
Bài 3 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV HD HS phân tích và giải 
-> phân tích bài toán -> giải 
 Bài giải : 
 Năm lọ như thế có số bông hoa là : 
 7 x 5 = 35 ( bông ) 
-> GV sửa sai cho HS
 Đáp số : 35 bông hoa 
Bài 4.
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu cách làm -> làm vào nháp 
- GV HD HS phân tích – giải 
- 1 HS lên bảng làm -> lớp chữa bài 
 a. 7 x 4 = 28 ( ô vuông ) 
-> Gv sửa sai cho HS
 b. 4 x 7 = 28 ( ô vuông ) 
 Bài 5 : GV HD HS khá giỏi cách làm
- HS làm vào vở
 a. 35; 42 
 b. 35; 28 
IV. Củng cố, dặn dò :
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học 
Tiết2 :Chính tả : ( tập chép )
Đ13: Trận bóng dưới lòng đường
A. Mục đích yêu cầu:
- Chép và trình bày đúng bài chính tả .
- Từ đoạn chép mẫu trên bảng của GV, củng cố cách trình bày một đoạn văn : Chữ đầu câu viết hoa, chữ đầu đoạn viết hoa lùi vào 1ô, lời nói của nhân vật đặt sau dấu hai chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng .
- Làm đúng bài tập(2a) 
- Điền đúng 11 chữ và tên của 11 chữ đó vào ô trống trong bảng (BT3)
B. Đồ dùng 
- Bảng lớp viết sẵn bài tập chép .
- 1 tờ phiếu khổ to viết bài tập 3 
C. Các hoạt động dạy học :
 I.ổn định tổ chức:
II. KTBC: - 2 HS viết bảng , cả lớp viết vào nháp các từ sau : ngoằn ngoèo , nhà nghèo, xào rau, sóng biển 
-> GV nhận xét 
III. Bài mới: 
1. GTB : ghi đầu bài 
2. HD HS tập chép .
a. HD chuẩn bị .
- GV đọc đoạn chép trên bảng 
- HS chú ý nghe -> 2 HS đọc lại 
- GV HD HS nhận xét 
+ Những chữ nào trong đoạn văn viết hoa ? 
- Các chữ đầu câu, đầu đoạn 
+ Lời các nhân vật được đặt sau các dấu gì ? 
- Dấu 2 chấm, xuống dòng, gạch đầu dòng .
* Luyện viết tiếng khó 
+ GV đọc : xích lô, quá quắt, lưng còng.
-HS luyện viết vào bảng con 
b. Viết bài : 
- HS nhìn bảng chép bài vào vở 
- GV quan sát hướng dẫn thêm cho HS 
(Chép 3-5 câu vào vở)
c. Chấm chữa bài : 
- GV đọc lại bài 
- HS đổi vở dùng bút chì soát lỗi 
- GV chữa lỗi 
- GV thu bài chấm điểm 
-> Nhận xét bài viết 
3. HD làm bài tập : 
Bài tập 2(a) : 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu bài tập 
- HS đọc thầm bài tập xem tranh minh hoạ và gợi ý -> làm vào nháp 
-> GV nhận xét , chốt laị lời giải đúng 
- HS nêu miệng bài làm -> lớp nhận xét 
VD : tròn, chẳng, trâu 
Bài tập 3 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV giúp HS nắm vững yêu cầu BT. 
- Lớp làm vào nháp 
- HS nối tiếp nhau lên bảng làm bài 
-> Lớp nhận xét 
- GV gọi HS đọc bài 
- 3- 4 HS đọc 11 chữ ghi trên bảng 
- HS học thuộc lòng 11 chữ 
-> GV nhận xét 
-> cả lớp chữa bài vào vở. 
IV. Củng cố dặn dò : 
- Về nhà học bài , chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học 
Tiết3: Tự nhiên xã hội
Đ13: Hoạt động thần kinh
A. Mục tiêu
- Nêu được một vài VD về những phản xạ tự nhiên thường gặp trong đời sống .
- Thực hành một số phản xạ .
*QTE: - Quyền được chăm sóc sức khoẻ.
 - Bổn phận giữ vệ sinh sạch sẽ.
B. Đồ dùng 
- Các hình trong SGK trang 28, 29 
C. Các hoạt động dạy học
I.ổn định tổ chức:
II. KTBC: 	 
III. Bài mới: 
1.Giới thiệu bài:
2. Nội dung
*.Hoạt động 1 : Làm việc với SGK .
+ Bước 1 : Làm việc theo nhóm 
- GV yêu cầu các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát hình 1a , 1b và đọc mục bạn cần biết trong Sgk và trả lời câu hỏi 
- HS chú ý nghe yêu cầu 
- Các nhóm trưởng điều khiển các bạn quan sát + trả lời câu hỏi 
(Quan sát SGK)
+ Bước 2 : Làm việc cả lớp 
- Đại diện các nhóm trình bày KQT.luận 
- Các nhóm khác nhận xét , bổ xung 
-> GV nhận xét, tuyên dương 
- GV hỏi : 
+ Phản xạ là gì ? Nêu một vài VD về những phản xạ thường gặp trong đời sống ? 
- HS nêu 
(Chú ý lắng nghe)
* Kết luận : 
- GV gọi HS nêu kết luận 
- HS nêu kết luận , vài HS nhắc lại 
- GV kết luận theo SGV 
*.Hoạt động 2 : Chơi trò chơi : Thử phản xạ đầu gối và ai phản xạ nhanh
a. Trò chơi 1: Thử phản xạ đầu gối 
+ Bước 1. GV HD HS thử phản xạ 
- HS chú ý quan sát
+ Bước 2 : Thực hành 
- HS thử phản xạ đầu gối theo nhóm 
+ Bước 3 : GV gọi HS lên thực hành 
- Một vài nhóm lên thực hành trớc lớp 
-> GV khen gợi những HS t/hành tốt 
(Thực hành làm theo các bạn)
- GV: bác sĩ thường sử dụng phản xạ của đầu gối để kiểm tra chức năng hoạt động của tuỷ sống 
b. Trò chơi 2 : Ai phản ứng nhanh 
+ Bước 1 : GV hướng dẫn cách chơi 
Người chơi đứng thành vòng tròn, dang 2 tay 
- HS chú ý nghe 
+ Bước 2 : GV cho HS chơi thử 
- HS chơi thử 
+ Bước 3 : Kết thúc trò chơi : các HS thua bị phạt hát hoặc múa .
- GV khen gợi những HS có phản xạ nhanh 
IV.Củng cố dặn dò:
 - Nhận xét tiết học.
 - Về nhà học bài.
Tiết 4:Thể dục :
Gv bộ môn dạy
 	 Thứ tư ngày 6 tháng 10 năm 2010	
Tiết 1:Thể dục :
Gv bộ môn dạy
Tiết 2:Tập đọc :
Đ21: Bận
. Mục đích yêu cầu : 
- Biết đọc bài thơ với giọng vui, khẩn trương, thể hiến sự bận rộn của mọi vật, mọi người .
- Chú ý các từ ngữ : lịch, làm lửa, cấy lúa, thổi nấu 
- Hiểu ND:Mọi người, mọi vật và cả em bé đều bận rộn làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào cuộc đời (trả lời được CH1,2,3; thuộc được một số câu thơ trong bài.
*QTE: Quyền được làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào đời.
B . Đồ dùng dạy học.
- Tranh minh hoạ SGk. 
C . Các hoạy động dạy học.
 I.ổn định tổ chức:
II. KTBC. 1 HS đọc đoạn 3 truyện: Trận bóng dưới lòng đường và câu chuyện muốn khuyên các em điều gì?
III. Bài mới .
1 . Giới thiệu bài .
2. Luyện đọc .
a. GV đọc diễn cảm bài thơ 
- HS chú ý nghe 
- GV tt ND bài và hướng dẫn cách đọc 
b. HD HS luyện đọc k. hợp G/ nghĩa từ 
- Đọc từng dòng thơ
- Mỗi HS nối tiếp nhau đọc 2 dòng thơ 
- Đọc từng khổ thơ trước lớp 
- HS nối tiếp đọc 
- HS giải nghĩa từ mới 
- Đọc từng khổ thơ trong nhóm 
- HS đọc theo nhóm 3 
- 3 nhóm tiếp nối nhau đọc 3 khổ thơ 
3. Tìm hiểu bài . 
+ Đọc thầm khổ 1+2 
- Mọi vật, mọi người xung quanh bé bận những việc gì ?
- Trời thu bận xanh, xe bận chạy , mẹ bận hát ru, bà bận thổi nấu .
- Bé bận những việc gì ? 
- Bé bận bú, bận ngủ, bận chơi 
* GV nói : Bé bú mẹ, ngủ ngoan, tập 
 khóc, cười  cũng là em đang bận rộn với công việc của mình .
- HS chú ý nghe 
+ 1 HS đọc đoạn 3 
- Vì sao mọi người, mọi vật bận mà vui 
- HS nêu theo ý hiểu 
VD : vì những việc có ích luôn mang lại niềm vui 
- Em có bận không ? Em thường bận rộn với những công việc gì ?
* Các em có quyền được làm những công việc có ích, đem niềm vui nhỏ góp vào đời.
- HS tự liên hệ
4. Học thuộc lòng bài thơ .
- GV đọc diễn cảm bài thơ .
- HS chú ý nghe 
-1 HS đọc lại 
- GV HD HS đọc thuộc lòng từng khổ 
- HS đọc theo dãy, nhóm, cá nhân 
thơ.
- HS thi đọc thuộc từng khổ, bài
-> lớp nhận xét bình chọn 
-> Gv nhận xét ghi điểm 
IV. Củng cố dặn dò .
- Nêu lại nội dung bài 
- 1 HS nêu 
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau 
- Nhận xét tiết học 
Tiết 3:Toán Đ33: Gấp một số lên nhiều lần
A. Mục tiêu:
- Biết thực hiện gấp 1 số lên nhiều lần ( bằng cách nhân số đó với số lần ) 
B. Đồ dùng dạy học:
- 1 số sơ đồ vẽ sẵn vào bảng con 
C. Các hoạt động dạy học:
I.ổn định tổ chức:
II. KTBC : 	1 HS đọc bảng 7-> GV ghi điểm
III. Bài mới:
1. Giới thiệu bài
2.HD HS thực hiện gấp một số lên nhiều lần .
- GV nêu bài toán 
- HS chú ý nghe 
- GV yêu cầu HS tóm tắt bài toán bằng sơ đồ 
- HS trao đổi theo cặp để tìm cách vẽ đoạn thẳng CD 
-GV HD HS : trên dòng kẻ ngang ngay dưới dòng kẻ có đoạn thẳng AB , chấm một điểm C ở cùng một đường kẻ dọc với điểm A, nối từ điểm C trên dòng kẻ ngang đó vẽ liên tiếp 3 đoạn thẳng, mỗi đoạn thẳng là 2cm . Điểm cuối của đoạn thẳng thứ 3 là điểm D .
- HS vẽ ra nháp 
(Quan sát)
 Tóm tắt : 
 A B
 C D
- GV tổ chức cho HS trao đổi ý kiến để nêu phép tính
- Hs trao đổi theo cặp 
- HS giải bài toán vào vở -> 1 HS lên bảng giải -> Lớp nhận xét 
 Bài giải :
 Độ dài của đoạn thẳng CD là : 
 2 x 3 = 6 ( cm ) 
 Đáp số : 6 cm 
- GV hỏi : 
+ Muốn gấp 2 cm lên 3 lần ta làm như thế nào ? 
- Ta lấy 2 nhân với 3 
+ Muốn gấp 4 kg lên 2 lần ta làm như thế nào ? 
- Ta lấy 4 kg nhân với 2 
+ Vậy muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? 
-> Muốn gấp một số lên nhiều lần ta lấy số đó nhân với số lần .
- Nhiều HS nhắc lại 
3 .Thực hành 
Bài 1 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- HS nhìn vào tóm tắt nêu lại bài toán 
- GV HD HS phân tích bài toán 
- HS phân tích , nêu cách giải 
- GV yêu cầu HS giải vào vở 
- HS làm vào vở, chữa bài 
 Bài giải : 
 Năm nay chị có số tuổi là : 
 6 x 2 = 12 ( tuổi ) 
-> GV nhận xét
 Đáp số : 12 tuổi 
Bài 2 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV yêu cầu HS làm bài vào vở -> chữa bài 
- HS nêu cách giải , giải vào vở 
Bài giải :
 Mẹ hái được số quả cam là : 
 7 x 5 = 35 ( quả ) 
 Đáp số : 7 quả cam 
-> GV nhận xét 
Bài 3 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập -> Nêu kết quả 
- HS làm nháp, nêu miệng kết quả 
IV. Củng cố dặn dò : 
- Nêu lại qui tắc .
- 2HS 
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
Tiết 4:Thủ công:
Đ7: Gấp, cắt, dán bông hoa ( tiết 1)
A. Mục tiêu:
- Biết cách gấp, cắt, dán bông hoa.
- Gấp, cắt, dán được bông hoa 5 cánh, 4 cánh, 8 cánh.Các cánh của bông hoa tương đối đều nhau.
- Trang trí được những bông hoa theo ý thích.
B. Chuẩn bị:
- Mẫu các bông hoa 5 cánh,4 cánh, 8 cánh.- Tranh qui trình gấp, cắt,dán..
- Giấy trắng, màu, kéo.
C. Các hoạt động dạy học:
 I.ổn định tổ chức:
II. KTBC: KT sự chuẩn bị của HS 
III. Bài mới:
1 . Giới thiệu bài .
2.HD thực hiện:
a.Hoạt động 1:Quan sát và nhận xét:
- GV giới thiệu mẫu 1 số bông hoa 5 cánh,4 cánh,8 cánh
-HS quan sát
- Các bông hoa có màu sắc như thế nào?
- Màu sắc khác nhau.
- Các cánh của bông hoa có giống nhau không?
- Có giống nhau
- Khoảng cách giữa các cánh hoa như thế nào?
-Khoảng cách đều nhau.
- Có thể áp dụng cách gấp, cắt ngôi sao 5 cánh để gấp, cắt hoa 5 cánh được không ?
- HS nêu
- GV liên hệ các loài hoa trong thực tế
- HS chú ý nghe
b.Hoạt động 2 : - GV HD mẫu
*.Gấp cắt bông hoa 5 cánh 
- GV gọi HS lên thực hiện các thao tác gấp, cắt ngôi sao 5 cánh.
- 2 HS lên bảng thực hiện .
+ Cắt tờ giấy hình vuông có cạnh 6 ô
- HS chú ý quan sát
+ Gấp giấy để cắt bông hoa 5 cánh . Cách gấp giống như gấp giấy để cắt ngôi sao 5 cánh.
+ Vẽ 1 đường cong ( H1) 
+ Dùng kéo cắt lượn theo đường cong để được bông hoa 5 cánh
- HS quan sát
*. Gấp, cắt bông hoa 4 cánh, 8 cánh
+ Cắt các tờ giấy hình vuông to, nhỏ khác nhau
- HS quan sát
+ Gấp tờ giấy hình vuông thành 4 phần = nhau tiếp tục gấp đôi ta được 8 phần.
- HS quan sát
+ Vẽ đường cong như H5 
- HS quan sát
+ Dùng kéo cắt theo đường cong được bông hoa 4 cánh 
- HS quan sát
+ Bông hoa 8 cánh :
- Gấp đôi H5 b được 16 phần bằng nhau sau đó cắt lượn theo đường cong được bông hoa 8 cánh.
- HS quan sát
*. Dán các hình bông hoa
+ Bố trí các hình bông hoa vừa cắt được vào vị trí thích hợp trên tờ giấy trắng .
+ Nhấc từng bông hoa, lật mặt sau để bôi hồ dán.
+ Vẽ thêm cành,lá để trang trí.
- GV gọi HS thao tác lại
- 2- 3 HS thao tác lại các bước gấp cắt
3. Thực hành :
- GV tổ chức cho HS thực hành
- GV quan sát, HD thêm cho HS 
- HS thực hành 
IV. Củng cố dặn dò:
- GV nhận xét sự chuẩn bị, tinh thần học tập và kỹ năng thực hành của HS
- Dặn dò chuẩn bị bài sau
 Thứ năm ngày 7 tháng 10năm 2010
Tiết1:Luyện từ và câu 
 Đ: Ôn tập về từ chỉ hoạt động, trạng thái . so sánh 
A. Mục tiêu 
- Biết thêm được một kiểu so sánh : So sánh sự vật với con người (BT1).
Tìm được các từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái trong bài tập đọc Trận bóng dưới lòng đường, trong bài tập làm văn cuối tuần 6 của em(BT2, BT3).
*QTE: Quyền được ăn ngủ, học hành, vui chơi.
B. Đồ dùng 
- 4 băng giấy ( mỗi băng viết 1 câu thơ, khổ thơ ) ở BT1 
C. Các hoạt động dạy học
 I.ổn định tổ chức:
II. KTBC: 	
III. Bài mới:
1. GTB : ghi dầu bài 
2. HD làm bài tập :
Bài 1 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập
- Lớp làm vào nháp 
- GV gọi HS lên bảng làm bài . Gạch dưới những dòng thơ chứa hình ảnh so sánh 
- 4 HS lên bảng làm bài 
a. Trẻ em như búp trên cành 
b. Ngôi nhà như trẻ thơ 
c. Cây pơ mu im như người đứng canh
d. Bà như quả ngọt chín rồi 
-> Cả lớp nhận xét 
-> GV nhận xét chốt lại lời đúng 
- GV nói thêm : Các hình ảnh so sánh trong câu thơ này là so sánh giữa các sự vật với con người .
- HS chú ý nhge 
- Cả lớp làm bài vào vở 
Bài 2 : 
- GV gọi HS nêu yêu cầu bài tập 
- HS nêu yêu cầu bài tập 
+ Các em cần tìm các từ ngữ chỉ hoạt động chơi bóng của các bạn nhỏ ở đoạn nào ? 
- Đoạn 1 và gần hết đoạn 2 
+ Cần tìm các từ ngữ chỉ thái độ của Quang và các bạn khi vô tình gây ra tai nạn cho cụ già ở đoạn nào ? 
- Cuối đoạn 2, 3 
- HS đọc thầm đoạn văn, trao đổi theo cặp để làm bài 
- GV gọi HS lên bảng làm 
- 1 số HS lên bảng làm bài 
-> Cả lớp nhận xét 
-> GV nhận xét, kết luận lời giải đúng 
a. Chỉ hoạt động : cướp bóng, bấm bóng, dẫn bóng, chuyền bóng, dốc bóng, sút bóng, chúi .
b.Chỉ hoạt động : hoảng sợ, tái cả người 
Bài 3 : 
- HS nêu yêu cầu bài tập
-1Hs đọc yêu cầu của bài TLV cuối tuần 6 
- GV gọi HS khá, giỏi đọc lại bài văn của mình 
- 1 HS đọc lại bài văn 
- GV giúp Hs nắm vững yêu cầu bài tập 
- HS làm bài cá nhân 
- GV gọi HS đọc bài -> GV viết nhanh những từ HS nêu ra trong bài lên bảng 
- 4 –5 HS đọc bài văn của mình 
-> Cả lớp nhận xét
-> GV chốt lại lời giải đúng 
IV. Củng cố dặn dò :
- Nhắc lại ND vừa học .
- Về nhà học bài chuẩn bị bài sau 
- Đánh giá tiết học 
Tiết 2:Âm nhạc:
Gv bộ môn dạy
Tiết3: Toán :
Đ34: Luyện tập
A. Mục tiêu 
- Biết thực hiện gấp một số lên nhiều lần và vận dụng vào giải toán.
- Biết làm tính nhân số có hai chữ số với số có một chữ số .
B. Đồ dùng 
c. Các hoạt động dạy học :
I.ổn định tổ chức:
II.KTBC: – Muốn gấp một số lên nhiều lần ta làm như thế nào ? ( 2 HS ) 
	 - Gv + HS nhận xét 
III. Bài mới .
1.GTB
2.Hướng dẫn làm bài tập 1 : (34 ) 
Bài 1 : (34 )
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- 1 HS đọc bài mẫu 
- Em hãy giải thích cách làm ở bài mẫu 
- 4 gấp 6 lần được 24 
( nhân nhẩm 4 x 6 = 24 ) 
- GV yêu cầu HS làm nháp , mời 2 HS lên bảng 
- HS làm bài vào nháp + 2 HS lên bảng 
- Lớp nhận xét.
 7->35 gấp 5 lần 6-> 42 gấp 7 lần 
- GV nhận xét sửa sai
 5 -> 40 gấp 8 lần 4 -> 40 gấp 10 lần
Bài 2 (34)
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- GV yêu cầu HS thực hiện bảng con.
- HS làm vào bảng con.
x
x
x
x
x
 12 14 35 29 44
 6 7 6 7 6
 72 98 210 203 264
Bài 3 ( 34 )
- HS nêu yêu cầu bài tập
- GV hướng dẫn HS phân tích bài toán 
- HS phân tích bài toán – giải vảo vở.
Bài giải:
Số bạn nữ tập múa là:
 6 x 3 = 18 (bạn)
- GV nhận xét 
 Đáp số: 18 bạn nữ
Bài 4 (34)
- HS nêu yêu cầu bài tập 
- Gv yêu cầu học sinh vẽ vào vở.
- HS dùng thước vẽ các đoạn thẳng có số đo cho trước vào vở
- 2 HS lên bảng làm(a,b).
- GV nhận xét
- Lớp nhận xét.
IV.Củng cố dặn dò:
- Về nhà học bài, chuẩn bị bài sau.
- Nhận xét tiết học 
Tiết 4:Tập viết
Đ7: Ôn chữ hoa : E, Ê
A, Mục đích yêu cầu 
- Viết đúng chữ hoa E(1 dòng),Ê (1 dòng) ; Viết tên riêng: Ê - đê (1 dòng) và câu ứng dụng : " Em thuận anh hoà là nhà có phúc " (1 lần)bằng chữ cỡ nhỏ.
B. Đồ dùng 
 -Mẫu chữ E , Ê . 
 - Từ Ê- đê và câu tục ngữ trên dòng kẻ ô li .
C. Các hoạt động dạy học
 I.ổn định tổ chức:
 II. KTBC: 1 HS nhắc lại từ và câu ứng dụng tuần 6 
	Lớp viết bảng con : Kim Đồng, Dao 
III. Bài mới: 
1. GTB - ghi đầu bài .
2. Hướng dẫn viết bảng con.
a. Luyện viết chữ hoa .
- GV yêu cầu HS quan sát vào VTV 
- HS quan sát 
- Tìm các chữ hoa trong bài ? 
- Chữ , E , Ê 
- GV treo chữ mẫu 
- HS quan sát 
- GV vừa viết mẫu vừa nhắc lại qui trình viết .
- HS chú ý quan sát
- GV đọc E, Ê 
- HS tập viết bảng con ( 2 lần ) 
-> GV quan sát , sửa sai cho HS 
b. Luyện viết từ ứng dụng.
- HS đọc từ ứng dụng
- GV giới thiệu : E- đê là người dân tộc 
thiểu số, có trên 270.000 người 
- GV đọc : Ê - đê 
- GV HD HS viết
- HS luyện viết bảng con
- GV quan sát sửa sai 
c. Tập viết câu ứng dụng.
- GV gọi HS đ

File đính kèm:

  • doctuan7.doc