Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Sơn Hà - Tuần 21
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án các môn lớp 4 - Trường Tiểu học Sơn Hà - Tuần 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 21 Thứ 2 ngày 5 tháng 2 năm 2014 Chào cờ Tập đọc Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa I .Mục tiêu: - Bước đầu biết đọc diễn cảm một đoạn phù hợp với nội dung tự hào, ca ngợi. - Nội dung bài : Ca ngợi Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của đất nước .( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ). - GDKNS : + Tự nhận thức : xác định giá trị cá nhân. + Tư duy sáng tạo. II. Đồ dùng dạy - học : -ảnh chân dung Trần Đại Nghĩa . -Bảng phụ ghi sẵn câu . III.. Hoạt động dạy học : 1.Kiểm tra : Mỗi h/s đọc bài : " Trống đồng Đông Sơn " G/V ? Nổi bật trên hoa vănTrống Đồng là gì ? ? Vì sao có thể nói Trống Đồng là niềm tự hào chính đáng của người Việt Nam . G/V nhận xét - Ghi điểm 2.Bài mới : Hoạt động 1:Giới thiệu bài : - G/V cho h/s xem chân dung nhà khoa học Trần Đại Nghĩa. ? Em biết gì về Trần Đại Nghĩa ? G/V giới thiệu : Dân tộc Việt Nam là một dân tộc anh hùng .Đất nước Việt Nam đã sinh ra nhiều anh hùng có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc . Tên tuổi của họ được lưu truyền qua mọi thời đại . Một trong những anh hùng ấy là giáo sư Trần Đại Nghĩa . Bài học hôm nay sẽ cho các em biết về sự nghiệp của con người tài năng này . G/V ghi mục bài . Hoạt động 2 : Luyện đọc : -Mời ,4 h/s tiếp nối nhau đọc từng đoạn của bài . - G/V hướng dẫn h/s đọc đúng 1 số từ khó . - Một h/s đọc chú giải - lớp đọc thầm . - H/s đọc theo cặp . - G/V đọc mẫu Toàn bài đọc với giọng kể , rõ ràng , chậm rãi . Hoạt động 3 : Tìm hiểu bài : H/s đọc thầm đoạn 1 : " Trần Đại Nghĩa ... chế tạo vũ khí " ? Nêu tiểu sử của anh hùng Trần Đại Nghĩa trước khi Bác Hồ về nước . H/s trả lời - G/v kết luận . H/s nêu ý chính của đoạn 1 -h/s khác nhận xét . G/v kết luận ghi bảng - một số học sinh nhắc lại Giới thiệu tiểu sử nhà ,khoa học Trần Đại Nghĩa trước năm 1946 . G/v : Trần Đại Nghĩa là một nhà khoa học có tài . Ông đã đóng góp những tài năng của mình vào công cuộc bảo vệ xây dựngTổ quốc như thế nào ? Các em cùng đọc thầm đoạn 2, - H/s đọc thầm đoạn 2, 3 - trả lời câu hỏi . +Em hiểu nghe theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc nghĩa là gì ? +Giáo sư Trần Đại Nghĩa đã có đóng góp gì to lớn cho kháng chiến? + Nêu đóng góp của ông Trần Đại Nghĩa cho sự nghiệp xây dựng Tổ quốc? - H/S trả lời G/V kết luận ghi bảng- h/s nhắc lại. ý 2: Những đóng góp to lớn của Trần Đại Nghĩa trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. G/V chuyển đoạn 4: Mời h/s đọc thầm đoạn 4 và trả lời. +Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa như thế nào? +Theo em nhờ đâu ông Trần Đại Nghĩa có đợc những công hiến lớn như vậy? H/s trả lời - G/V kết luận. ? Đoạn cuối bài nói lên điều gì? H/S trả lời - G/V kết luận ghi bảng. ý 3: Nhà nước đánh giá cao những cống hiến của ông Trần Đại Nghĩa. - Mời một h/s đọc toàn bài. Cả lớp đọc thầm tìm nội dung của bài. - H/S trả lời- h/s khác nhận xét - g/v kết luận ghi bảng. Đại ý: Ca ngợi anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa đã có những cống hiến xuất sắc cho sự nghiệp quốc phòng và xây dựng nền khoa học trẻ của Đất nước. Hoạt động4: Luyện đọc diễn cảm: -Mời 4 h/s tiếp nối nhau đọc toàn bài. - G/V treo bảng phụ hướng dẫn h/s đọc diễn cảm một đoạn " Năm 1946... tiêu diệt xe tăng và lô cốt của giặc" -G/v đọc mẫu - h/s theo dõi -Một h/s đọc trước lớp theo dõi và sữa lỗi để h/s đọc hay hơn. -H/S luyện đọc theo cặp. -3- 5 h/s thi đọc- h/s theo dõi bình chọn bạn đọc hay. G/V tuyên dương h/s đọc tốt. Mời một h/s đọc toàn bài. 3.Củng cố dặn dò: ? Theo em, nhờ đâu giáo sư Trần Đại Nghĩa lại có những cống hiến to lớn như vậy cho nước nhà? -Nhận xét tiết học. - H/S chuẩn bị bài sau: " Bè xuôi Sông La". Tiếng anh Giáo viên chuyên trách dạy toán Rút gọn phân số I. Mục tiêu: - Bước đầu biết cách rút gọn phân số và nhận biết được phân số tối giản ( trường hợp đơn giản ). - HS làm bài 1 (a) ; 2 (a). - HS khá, giỏi làm thêm các bài còn lại. II. Hoạt động dạy học: Hoạt động dạy Kiểm tra : G/v gọi 2 h/s lên bảng H/S:1 nêu tính chất cơ bản của phân số: HS 2: Làm bài tập sau:Viết số thích hợp vào ô trống. a. 50 10 75 3 b. 3 5 G/v nhận xét- ghi điểm. 2. Dạy bài mới: *Giới thiệu bài: Dựa vào tính chất cơ bản. của phân số người ta xét sẽ rút gọn được phân số. giờ học hôm nay sẽ giúp các em biết cách thực hiện rút gọn phân số . HĐ1: Thế nào là rút gọn phân số g/v nêu vấn đề: cho phân số 10 . 15 hãy tìm phân số bằng phân số 10 15 Nhưng có TS và MS bé hơn. G/V: hãy so sánh tử số và mẫu số của hai phân số trên với nhau. G/V nhắc lại: TS và MS của phân số đều nhỏ hơn TS và MS của phân số 2 3 đều nhỏ hơn TS và MS của phân số 10 15 Phân số: 2 lại bằng phân số 10 . 3 15 Khi đó ta nói phân số :10 Đã được rút gọn Thành phân số 2 Hay phân số 3 là phân số rút gọn của phân số 10 15 - G/v nêu và ghi bảng kết luận có thể rút gọn phân số để được một phân số có tử số và mẫu số bé đi mà phân số mới bằng phân số đã cho. HĐ 2: Cách rút gọn phân số. phân số tối giản. a. Giáo viên viết lên bảng phân số 6 8 Yêu cầu h/s tìm phân số bằng phân số 6 8 Nhưng có TS và Ms bé hơn. G/V: khi tìm phân số bằng phân số 6 8 Nhng có TS và MS bé hơn chính là em đã rút gọn phân số 6 8 Rút gọn phân số 6 8 Ta được phân số nào? Hãy nêu cách em làm để rút gọn phân số 6 được phân số 3 ? 8 4 ? Phân số 3 có thể rút gọn được nữa không? Vì sao? 4 G/V kết luận: Phân số 3 không thể rút gọn 4 được nữa. Ta nói rằng phân số 3 là phân số tối giản. 4 VD 2: G/V ghi VD 2 lên bảng Rút gọn phân số 18 G/V đặt câu hỏi ý cho h/s. 54 Tìm một số tự nhiên mà 18 và 54 đều chia hết cho số đó. Thực hiện chia cả TS và MS của phân số 18 cho số tự nhiên em vừa tìm được 54 -Kiểm tra phân số vừa rút gọn được, nếu là phân số tối giản thì dừng lại, nếu chưa là phân số tối giản thì rút gọn tiếp. -G/V? khi rút gọn phân số 18 ta được số nào? 54 ? Phân số 1 là phân số tối giản chưa? Vì sao? 3 G/V kết luận: dựa vào cách rút gọn phân số 6 và phân số 18 em hãy nêu 8 54 các bước rút gọn phân số. -G/v yêu cầu h/s mở SGK và đọc kết luận của phần bài học. -G/V ghi bảng. HĐ3: Luyện tập. Bìa 1: HS TB, yếu chỉ làm câu a. HS khá, giỏi làm cả bài. -G/V gọi h/s đọc yêu cầu bài tập 1 g/v hướng dẫn học sinh rút gọn đến khi được phân số tối giản thì mới dừng lại. Bài 2: HS TB, yếu chỉ làm câu a. HS khá, giỏi làm cả bài. Gọi h/s đọc yêu cầu bài tập G/V? Để biết phân số nào bằng phân số 2 Chúng ta làm thế nào ? 3 Yêu cầu h/s làm bài. Bài 3: Dành cho HS khá, giỏi. H/S đọc yêu cầu bài tập g/v yêu cầu h/s kiểm tra sau đó khoanh vào trước câu trả lời đúng. HĐ4: Giáo viên chấm bài nhận xét chung 3.Củng cố dặn dò: G/V- Yêu cầu h/s nêu cách rút gọn phân số. -về nhà ôn bài. Lịch sử. Nhà Hậu Lê và việc tổ chức quản lý Đất nước I.Mục tiêu: - Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lí đất nước tương đối chặt chẽ , biết bộ luật Hồng Đức vẽ bản đồ đất nước được soạn ở thời này. II. Các hoạt động dạy học: 1.Kiểm tra: Giáo viên nêu câu hỏi: Chiến thắng chi lăngcó ý nghĩa như thế nào đối với cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược của nghĩa quân Lam Sơn? Gọi 2 học sinh lần lượt lên bảng trả lời Nhận xét cho điểm. 2. Bài mới: a. Giới thiệu bài: Giáo viện yêu cầu học sinh quan sát hình ảnh 1. SGK và trả lời câu hỏi ? Tranh vẽ cảnh gì?mình cảmnhận được điều gì qua bức tranh học sinh phát biểu ý kiến,Giáo viên giới thiệu bài mới b. Các hoạt động. HĐ1:Sơ đồ Nhà nước thời Hậu Lê và quyền lực của nhà vua.Giáo viên yêu cầu h/s đọc thầm bài ở SGK. G/V phát biểu Học sinh thảo luận theo 4 nhóm 1 H/s đọc nội dung phiếu Các nhóm hoàn thành trong 5 phút Đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi,nhóm khác nhận xét Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước làgì?Đóng Đô ở đâu? ( Nhà Hậu Lê được nhà Lê lợi thành lập vào năm1428, lấy tên là nước Đại Việt và đóng đô ở Thăng Long.) Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê? (- Gọi là Hậu Lê để phân biệt với Triều Lê do Lê Hoàn lập ra từ thế kỷ X.) Việc quản lý Đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào? ( - Dưới triều Hậu lê, việc quản lý đất nước ngày càng được củng cố và đạt tới đỉnh cao vào đời vua Lê Thánh Tông.) Vậy cụ thể việc Đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu qua sơ đồ về Nhà nước thời Hậu Lê. G/V treo sơ đồ nhà nước thời Hậu Lê và giảng cho h/s. Giáo viên yêu cầu h/s dựa vào sơ đồ, hình 1 SHK và nội dung bài hãy tìm những sự việc thể hiện dưới Triều Hậu Lê, vua là người có uy quyền tuyệt đối. HĐ2: Bộ luật Hồng Đức. Giáo viên yêu cầu h/s trả lời các câu hỏi sau: Bạn nhận xét để quản lý đất nước vua Lê Thánh Tông đã làm gì? Giáo viên giảng: Bản đồ đầu tiên và bộ luật đầu tiên của nước ta đều có tên l;à Hồng Đức vì chúng đều ra đời dươí thời vua Lê Thánh Tông, lúc ở ngôi, nhà vua đặt niên hiêụ là Hồng Đức. Giáo viên nói cho h/s biết nội dung cơ bản của bộ luật Hồng Đức theo em luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai. Bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào trong việc cai quan đất nước? Luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? ( Bộ luật Hồng đức là công cụ giúp vua cai quản đất nước. Nó củng cố chế độ phong kiến tập quyền, phát triễn kinh tế và ổn định xã hội. ... Đề cao ý thức bảo vệ độc lập dân tộc, tàon vẹn lãnh thổ và phần nào tôn trọng quyền lợi và địa vị của người phụ nữ.) 3. Củng cố dặn dò: -Giáo viên tổng kết giờ học và yêu cầu học sinh về nhà xem lại bài. Thứ 3 ngày 6 tháng 2 năm 2014 Toán Luyện tập I. Mục tiêu: - Rút gọn được phân số. - Nhận biết được tính chất cơ bản của phân số. - HS làm bài 1;2;4(a,b). - HS khá, giỏi làm thêm những bài còn lại. II. Hoạt động học . 1. Kiểm tra bài cũ : -G/V gọi 2 H/S lên bảng nêu cách rút gon phân số và mỗi em rút gọn 2 phân số sau : 18 12 75 24 27 8 100 32 -Cả lớp theo dõi và nhận xét . -G/V đánh giá điểm . 2.Bài mới : HĐ1 : Giới thiệu bài . G/V nêu mục đích yêu cầu nhiêm vụ tiết học . HĐ2 : Hướng dẫn luyện tập . G/V tổ chức cho H/S tìm hiểu yêu cầu bài tập và tự hoàn thành bài tập vào vở bài tập . Gọi 3 em lên bảng làm bảng phụ 3 bài 1, 2, 4 . Nhận xét và chữa bài . Bài 1 : Dành cho HS cả lớp. Khi chữa bài , G/V cho H/S trao đổi ý kiến để tìm cách rút gọn phân số nhanh nhất . Một H/S giỏi nêu cách rút gon phân số 81 nhanh nhất . 54 ( cùng chia cả TS và MS cho 27 ) Bài 2 : Dành cho HS cả lớp. G/V lu ý H/S để làm các bài tập các em phải rút gọn từng phân số rồi trả lời theo yêu cầu bài tập . H/S nhận xét bài làm của bạn trên bảng phụ . Bài 3 : Dành cho HS khá, giỏi. Chữa bài tơng tự bài 2 ( chữa miệng ) Bài 4 : HS TB, yếu chỉ làm câu a,b. HS khá, giỏi làm cả bài. G/V treo bảng phụ . .Vài H/S nêu cách tính từng bài . Các bạn khác nhận xét và nhắc lại cách tính . 3 . Củng cố dặn dò : Giáo viên nhận xét giờ học . Dặn H/S chuẩn bị bài sau : Quy đồng mẫu số các phân số. Chính tả ( nhớ -viết) Chuyện cổ tích về loài người. I. mục tiêu: - Nhớ - viết đúng bài chính tả; trình bày đúng các khổ thơ, dòng thơ 5 chữ. - Làm đúng bài tập 3 ( kết hợp đọc bài văn sau khi đã hoàn chỉnh ). II. Đồ dùng dạy- Học: - Bài tập 2a,b viết hai lần trên bảng lớp. -Bài tập 3: Viết vào giấy khổ to và bút dạ. - Giấy viết sẵn các từ kiểm tra bài cũ. III. Hoạt động dạy học. 1:Kiểm tra: Một học sinh cầm giấy đọc cho 2 h/s lên bảng viết các từ sau: Bóng chuyền, truyền hình trung phong, nhem nhuốc, buốt giá. G/V nhận xét - ghi điểm 2. Bài mới: Giới thiệu bài: - Giờ chính tả hôm nay các em sẽ nhớ và viết lại 4 khổ thơ đầu trong bài thơ chuyện cổ tích về loài người và làm bài tập chính tả phân biệt r/d/gi và dấu?/~. HĐ1: Hướng dẫn viết chính tả: - Một h/s đọc đoạn thơ. ? Khi trẻ con sinh ra phải cần có những ai? vì sao lại phải nh vậy? H/S trả lời- G/V kết luận. HĐ 2: Hướng dẫn viết từ khó: H/S tìm các từ khó, dễ lẫn. - Một số học sinh lên bảng viết - Lớp viết vào vở nháp các từ sau: Trụi trần, sáng lắm,cho trẻ, lời ru, ngoạn nghỉ, bế bồng. HĐ3: Nhớ viết chính tả: - G/V lu ý cách trình bày bài thơ. - H/s gấp SGK nhớ và viết bài vào vở. - G/V đọc bài thơ h/s đổi vở cho bạn để soát lỗi. - G/V. chấm một số bài nhận xét. HĐ4: Hướng dẫn làm bài tập chính tả: + Bài tập 2: ( Phần B) H/S đọc yêu cầu bài tập - suy nghĩ làm bài vào vở bài tập. Mời một em lên bảng làm - lớp và G/v nhận xét chữa bài. mời một h/s đọc lại đoạn văn. Lời giải đúng: Mỗi- mỏng- rực rỡ- rải- thoảng- tản. + Bài tập 3: H/S đọc yêu cầu nội dung của bài. G/V chia lớp thành 4 nhóm. dán 4 tờ phiếu khổ to lên bảng. G/V phổ biến luật chơi. H/S dùng bút gạch bỏ tiếng không thích hợp. các nhóm tiếp sức làm bài. H/S nhận xét chữa bài . G/V kết luận lời giải đúng: Dáng- đần- điểm- rắn- thẫm- dài- rỡ- mẫn. Một h/s đọc lại đoạn văn. H/S tiếp nối nhau đặt một số câu để phân biệt các từ: dáng/giáng/ ráng. giần/dần/rần. rắn/dài, thãm/ thẩm. H/s đặt câu- H/s khác nhận xét.giáo viên nhận xét, chữa câu cho h/s. 3. Củng cố dặn dò: Nhận xét tiết học. H/S về nhà làm lại bài tập. Luyện từ và câu Câu kể ai thế nào ? I. Mục tiêu: - Nhận diện được câu kể ai thế nào? ( ND ghi nhớ ). - Xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong câu kể tìm được (BT1, mục III); bước đầu viết được đoạn văn có dùng câu kể Ai thế nào? - HS khá, giỏi viết được đoạn văn có dùng 2 đến 3 câu kể theo BT2. II. Đồ dùng: - Bảng phụ viết đoạn văn ở phần nhận xét bài tập 1. - Các băng giấy viết riêng từng câu văn ở bài tập 1 Luyện tập. - Bút dạ và 3 tờ giấy khổ to. III. Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Giáo viên gọi 2 học sinh lên thực hiện các yêu cầu: H/S 1: Tìm 3 từ chỉ những hoạt động có lợi cho sức khoẻ. Đặt câu với một từ vừa tìm đợc. H/S 2: Tìm 3 từ chỉ những đặc điểm của một cơ thể khoẻ mạnh. Đặt câu với một từ vừa tìm được. H/S dưới lớp nêu các thành ngữ thuộc chủ điểm sức khoẻ mà em biết. Nhận xét bài làm của học sinh và cho điểm. 2. Bài mới: HĐ1: Giới thiệu bài: Giáo viên giới thiệu 2 câu: Anh ấy chơi cầu lông Bé Minh rất nhanh nhẹn. -Yêu cầu học sinh xác định đó là kiểu câu gì. -Học sinh đọc thầm suy nghĩ và trả lời câu hỏi. -Học sinh xác định đợc câu: Anh ấy chơi cầu lông thuộc kiểu câu kể ai làm gì? Giáo viên giới thiệu: Các em đã học về kiểu câu kể ai làm gì? Bài học hôm nay giúp các em hiểu rõ về loại câu kể ai thế nào? HĐ2: Tìm hiểu ví dụ ( phần nhận xét) Bài 1,2: -Học sinh đọc yêu cầu của bài tập 1,2(đọc cả mẫu) Cả lớp theo dõi trong SGK. -Học sinh đọc thầm đoạn văn, dùng bút chì gạch chân những từ ngữ chỉ đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái của sự vật trong các câu ở đoạn văn ở VBT. - Gọi một em lên gạch ở bảng phụ. -Một số học sinh dưới lớp phát biểu. -Cả lớp nhận xét, chốt bài đúng. -Trong đoạn văn những câu nào thuộc kiểu câu kể ai làm gì? -H/s trả lời bạn nhận xét. -Giáo viên kết luận và giảng thêm khỏi H/S nhầm lẫn : Câu Ai thế nào ? cho ta biết tính chất , trạng thái của sự vật . Câu Ai làm gì ? cho ta biết hành động của sự vật . Bài tập 3: Gọi H/s đọc yêu cầu bài tập . - G/V yêu cầu H/s suy nghĩ đặt câu hỏi cho các từ gạch chân . -H/S viết câu ra giấy nháp . -G/V gọi H/S trình bày - G/V nhận xét và gọi H/S bổ sung nếu bạn đặt câu hỏi sai . Các câu h/s tiếp nối nhau đặt câu hỏi . - Bên đường cây cối thế nào ? -Đàn voi thế nào ? -Anh thế nào ? Các câu hỏi trên có đặc điểm gì chung ? Các câu hỏi trên đều kết thúc bằng từ thế nào ? Bài tập 4: H/S đọc yêu cầu bài tập . G/V yêu cầu H/S tự làm bài . Tìm những sự vật được miêu tả Gọi H/S phát biểu ý kiến , Bạn nhận xét . G/V kết luận các câu đúng . Bài tập 5: H/S đọc yêu cầu các bài tập . H/S trao đổi theo cặp và đặt câu vào giấy nháp . H/S tiếp nối nhau đọc câu của mình vừa đặt G/V yêu cầu H/S xác định chủ ngữ, vị ngữ của từng câu kể Ai thế nào ? Nhận xét kết luận câu trả lời đúng . Em hãy cho biết câu kể Ai thế nào ? gồm những bộ phận nào ?Chúng trả lời cho những câu hỏi nào ? H/S trả lời bạn nhận xét bổ sung . HĐ 3 : Phần ghi nhớ . 3-4 H/S tiếp nối nhau đọc ghi nhớ . Cả lớp đọc thầm . G/V mời một H/S phân tích câu kể Ai thế nào để minh hoạ cho nội dung cần ghi nhớ . HĐ 4 : Phần luyện tập. Bài tập 1: Gọi H/S đọc yêu cầu của bài. Cả lớp theo giõi H/S thảo luận theo cặp . Cả lớp hoàn thành bài tập ở vở bài tập . Một H/S lên bàn G/V tìm các câu theo yêu cầu ( đã chuẩn bị ) gắn lên bảng . Gọi H/S nhận xét, chữa bài làm của bạn trên bảng. Nhận xét kết luận bài đúng. G/V giảng: Câu 1 có 2 vị ngữ, 1 trả lời câu hỏi ? ( lớn lên ) còn 1 trả lời câu hỏi Ai làm gì ? ( lần lượt lên bảng ) . Nhng vì vị ngữ chỉ đặc điểm ( lớn lên ) đặt Bài tập 2: H/S đọc yêu cầu bài tập . H/S làm bài theo nhóm 4 .G/V nhắc nhở H/S tìm ra những đặc điểm , nét tính cách , đức tính của từng bạn và sử dụng câu kể Ai thế nào? G/V phát giấy khổ to cho 3 nhóm và yêu cầu các em làm bài vào giấy . Yêu cầu 3 nhóm đã làm bài vào khổ to lên trình bày . Gọi H/s nhận xét Bài của nhóm bạn theo các tiêu chí : Đoạn kể đã sử dụng câu Ai thế nào ? chưa ? đó là những câu nào? Bạn kể có hay không ? ... Sau đó thêm 3 -4 em kể trước lớp . 3.Củng cố dặn dò : -H/S nhắc lại ghi nhớ . -G/V nhận xét tiết học . -Yêu cầu H/S về nhà viết lại vào vở bài vừa kể về các bạn trong tổ , chú ý dùng các câu kể Ai thế nào ? Khoa học Âm thanh I.Mục tiêu : - Nhận biết được âm thanh do vật rung động phát ra. II.Đồ dùng dạy học: Chuẩn bị theo nhóm: + ống bơ ( lon sữa bò), thước, vài hòn sỏi. + Trống nhỏ, một ít vụn giấy + Một số đồ vật khác để tạo ra âm thanh: Kéo, lược... III.Hoạt động dạy học: 1. Kiểm tra: Em hãy nêu một số việc làm để bảo vệ bầu không khí trong sạch. G/V nhận xét- ghi điểm. 2. Giới thiệu bài: Hoạt động1: Tìm hiểu các âm thanh xung quanh. G/V yêu cầu h/s quan sát hình 1 SGK - Trang 82 và bằng vốn hiểu biết của bản thân, h/s nêu một số âm thanh mà em biết. H/S thảo luận theo cặp và nêu: Tiếng còi, tiếng nhạc, gõ trống... G/V? Trong số các âm thanh kể trên những âm thanh nào do con người gây ra? Những âm thanh nào thường nghe được vào ban ngày, buổi tối ,...? H/S trả lời- h/s khác nhận xet- g/v kết luận. Hoạt động 2: Thực hành các cách phát ra âm thanh Bước 1: H/S làm việc theo nhóm. -H/S tìm ra cách tạo âm thanh với các vật. Cho sỏi vào ống để lắc, gõ thước vào ống,... Bớc 2: G/V mời đại diện nhóm trình bày cách làm để phát ra âm thanh. - H/S trình bày- lớp nhận xét. - G/V kết luận. Hoạt động3: Tìm hiểu khi nào vật phát ra âm thanh. G/V nêu vấn đề: Ta thấy âm thanh phát ra từ nhiều nguồn với những cách khác nhau. Vậy có điểm nào chung khi âm thanh được phát ra hay không? - G/V Hướng dẫn h/s làm thí nghiệm " gõ trống" - H/s thực hành theo nhóm. - G/V đặt câu hỏi: Rắc ít vụn giấy lên mặt trống. Gõ trống và quan sát ta thấy trống có rung động không? ? Em thấy có gì khác khi gõ mạnh hơn? ? Khi đặt tay lên mặt trống rồi gõ thi hiện tượng gì xảy ra? - G/v cho h/s quan sát một số hiện tượng khác về vật rung động phát ra âm thanh. ( như sợi dây chun, sợi dây đàn...) Hoạt động 4: H/S làm việc cá nhân theo cặp - Để tay vào iết hầu để phát hiện ra sự rung động của giây thanh quản khi nói. - H/S đặt tay vào cổ g/v hỏi một số học sinh: ? Khi nói tay em có cảm giác gì? - H/s trả lời- g/v kết luận và giải thích: Khi nói không khí từ phổi đi lên khí quản, qua dây thanh quản làm cho các dây thanh rung động, rung động này tạo ra âm thanh. G/V: Từ các thí nghiệm trên em nào có thể nêu được âm thanh do đâu mà có? - H/s trả lời - G/V kết luận- ghi bảng. Âm thanh do các vật rung động phát ra Một số h/s nhắc lại kết luận trên. HĐ5: Trò chơi tiếng gì? ơ phía nào thế? G/V chia h/s thành các nhóm. G/V nêu tên trò chơi – hướng dẫn h/s thực hiện. Mỗi nhóm gây tiếng động một lần - nhóm khác cố nghe xem tiếng động do những vật nào gây ra và viết vào giấy. H/s thực hiện trò chơi - G/V theo dõi tổng kết trò chơi. -Nhận xét tuyên dương nhóm nào đúng nhiều hơn. 3. Củng cố dặn dò: H/S nhắc lại nội dung bài học. Chuẩn bị bài sau Thứ 4 ngày 7 tháng 2 năm 2014 Tập Đọc Bè xuôi sông La I. Mục Tiêu : - Biết đọc diễn cảm một đoạn thơ với giọng nhẹ nhàng tình cảm . - Hiểu nội dung : Ca ngợi vẻ đẹp của dòng Sông La và sức sống mạnh mẽ của con người Việt Nam. ( Trả lời được các câu hỏi trong SGK ; thuộc được một đoạn thơ trong bài). II.Đồ dùng dạy học. Tranh minh hoạ bài đọc trong SGK. III Các hoạt động dạy học. A.Kiểm tra bài cũ:(5') - Gọi 2 học sinh đọc bài " Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa" - H/S đọc và trả lời câu hỏi theo yêu cầu. - Gọi h/s nhận xét bạn đọc. - Nhận xét và cho điểm h/s. B.Dạy bài mới. HĐ1: Giới thiệu bài Bức tranh dẫn dắt Bè trôi Sông La. HĐ2: Hướng dẫn h/s luyện đọc và tìm hiểu bài. a. Luyện đọc. 3 H/S đọc tiếp nối nhau từng khổ thơ trước lớp . - Học sinh đọc bài trình tự HS 1:KHổ thơ 1 HS 2:KHổ thơ 2 HS 3:KHổ thơ 3. - 1 H/S đọc thành tiếng phần chú giải Cả lớp đọc thầm. - H/S tìm hiểu nghĩa các từ khác đợc giới thiệu ở phần chú giải. H/S đọc bài theo nhóm - 2 H/S đọc toàn bài. - Giáo viên đọc mẫu. b. Tìm hiểu bài. Cả lớp đọc thầm khổ thơ 2 để thấy được vẻ đẹp của dòng Sông La - Sông La đẹp như thế nào? + Trong veo như ánh mắt, bờ tre xanh im mát Mươn mướt đôi hàng mi Sông long lanh vảy cá Chim hót trên bờ đê. Dòng Sông được ví với gì? - Dòng sông la được ví với con người trong như ánh mắt, bờ tre xanh như hàng mi. Giảng: Dòng Sông La thật đẹp và thơ mộng. Nước Sông La trong như ánh mắt. Hai bên bờ hàng tre mươn mướt như đôi hàng mi. Chiếc bè gỗ được ví như cái gì ? + Chiếc bè gỗ được vía với đàn Trâu đắm mình thông thả trôi theo dòng sông. -Cách nói ấy có gì hay? Giảng: Ta hình dung ra bè gỗ đang xuôi dòng rất êm qua các câu thơ: "Bè đi chiều thầm thì Gỗ lợn đàn thông thả Như bầy trâu lim dim Đằm mình trong êm ả" Chiếc bè gỗ được ví với đàn trâu đằm mình thông thả trôi theo dòng sông .Cách so sánh như thế làm cho cảnh bè gỗ trôi trên sông hiện lên rất hìnhảnh, cụ thể, sống động. Gọi h/s đọc khổ thơ còn lại. ? Vì sao di trên bè, tác giả nghĩ đến mùi vôi xây, mùi lăn cửa và những mái ngói hồng? - Vì tác giả mơ tởng đến ngày mai ,những chiếc bè gỗ được chở vềxuôi sẽ góp phần vào công cuộc xâydựng lại Quê hương đang bị chiến tranh tàn phá. ? Hình ảnh " Trong bom đạnđổ nát. Bừng tơi nụ ngói hồng " Nói lên điều gì? - Nói lên tài trí sức mạnh của nhân dân ta trong công cuộc dựng xây đất nước, bất chấp bom đạn của kẻ thù. - Gọi 1 h/s đọc toàn bài cả lớp theo gõi tìm ý chính của bài thơ. Gọi h/s phát biểu. Ca ngợi vẻ đẹp của Dòng Sông La vì nói lên tài năng sức mạnh của con người Việt nam trong công cuộc xây dựng quê hương đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù. HĐ3:(8')Hướng dẫn đọc diễn cảm và học thuộc lòng. - Gọi 3 h/s đọc tiếp nối bài thơ. - 3 H/S đọc lớp theo dõi và trả lời câu hỏi của giáo viên ? Giọng nhanh, vui vẻ. Giọng trầm - G/V hướng dẫn các em cách đọc diễn cảm nội dung bài Hớng dẫn cả lớp đọc khổ thơ 2. Nhấn giọng Trong veo Mươn mứơt lượn đàn thong thả Lim dim Đắm mình Long lanh Hót Tổ chức cho h/s thi đọc thuộc lòng khổ thơ 2. -Gọi 2 h/s đọc thuộc cả bài - Nhận xét và cho điểm h/s. C. Củng cố nhận xét. ? Trong bài thơ em thích nhất hình ảnh thơ nào? Vì sao? Toán Quy đồng mẫu số các phân số(t1) I. Mục tiêu: - Bước đầu biết quy đồng mẫu số hai phân số trong trường hợp đơn giản. - HS làm bài 1. - HS khá, giỏi làm thêm những bài còn lại. II. Đồ dùng dạy học: Bảng phụ. III. Họat động dạy và học: A. Bài cũ: -Gọi 4 học sinh lên bảng làm tính -Nhận xét cho điểm học sinh B. Bài mới: -Giới thiệu bài: Quy đồng mẫu số các phân số. HĐ1: Hớng dẫn cách quy đồng mẫu số hai phân số VD: Giáo viên nêu vấn đề cho hai phân số và hãy tìm hai phân số có cùng mẫu số, trong đó một phân số bằng và một phân số bằng b) Kết luận - Hai phân tử và có điểm gì chung. -Giáo viên nêu: Từ hai phân số và chuyển thành hai phân số có cùng mẫu số là và trong đó = và = ? Thế nào là quy đồng mẫu số các phân số(Ta làm cho mẫu số của các phân số đó bằng nhau mà mỗi phân số mới vẫn bằng phân số cũ tương ứng) c) Cách quy đồng mẫu số các phân số ? Em có nhận xét gì về mẫu số chung của hai phân số và và mẫu số của các phân số và ? ? Em đã làm thế nào để từ phân số có được phân số là gì của phân số ? 5 Như vậy ta đã lấy cả tử số và mẫu số của phân số nhân với mẫu số của phân số để được phân số ? Em đã làm thế nào để từ phân số có được phân tử ? 3 là gì của phân số Vậy ta đã lấy cả tử số và mẫu số của phân số nhân với mẫu số của phân tử để được phân số ? Từ cách quy đồng mẫu số hai phân số và em hãy nêu cách chung quy đồng mẫu số hai phân số HĐ2: Luyện tập - thực hành -Hướng dẫn học sinh làm BT Bài 1: Dành cho HS cả lớp. -Gọi học sinh đọc yêu cầu bài. -Giáo viên hướng dẫn. -Học sinh làm bài vào vở. -Gọi chữa lần lượt từng bài vào bảng phụ -Giáo viên cùng học sinh chữa bài. ? Khi quy đồng mẫu số hai phân số và ta nhận được hai phân số nào. 2 phân số và ta được hai phân số và ? Mẫu số chung l
File đính kèm:
- tuan 21.doc