Giáo án Công nghệ 10 - Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 2: Khảo nghiệm giống cây trồng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 2 CHƯƠNG I: TRỒNG TRỌT, LÂM NGHIỆP ĐẠI CƯƠNG Ngày soạn : 10/8/2008 BÀI 2: KHẢO NGHIỆM GIỐNG CÂY TRỒNG Ngày dạy : 12/8/2008 Lớp dạy: C4, C12, C9, C10 I. Mục tiêu - Hiểu được mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. - Hiểu được nội dung của các thí nghiệm so sánh giống, kiểm tra kỹ thuật, sản xuất, quảng cáo trong hệ thống khảo nghiệm giống cây trồng. - Rèn luyện kỹ năng so sánh, phân tích. II. Trọng tâm - Các loại thí nghiệm khảo thí giống cây trồng. III. Chuẩn bị -Hình 2.1, 2.2, 2.3. -Sơ đồ các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng. IV. Tiến trình dạy học A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài) B. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra) C. Giới thiệu bài mới: Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, giống là một yếu tố quan trọng quyết định năng suất, phẩm chất hàng hoá nông sản. Muốn có giống tốt phù hợp với từng vùng sinh thái, nhất thiết phải qua khâu khảo nghiệm. Nói cách khác, công tác khảo nghiệm giống có tầm quan trọng trong quá trình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Vì vậy, học bài này giúp ta biết được mục đích, ý nghĩa cũng như nội dung cơ bản trong công tác khảo nghiệm giống cây trồng. Hoạt độngI: Mục đích, ý nghĩa của công tác khảo nghiệm giống cây trồng. Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Vì sao các giống cây trồng trước khi đưa ra sản xuất đại trà phải qua khảo nghiệm? -GV gợi ý để HS suy nghĩ về mối quan hệ giữa điều kiện ngoại cảnh với cây trồng. Từ đó dẫn đến mục đích của khảo nghiệm giống ở các vùng sinh thái khác nhau. Gợi ý về quan hệ giữa đặc tính giống với yêu cầu kĩ thuật trồng. Mỗi loại giống yêu cầu kỹ thuật trồng, chăm sóc khác nhau. Vì vậy, muốn sử dụng giống có hiệu quả cao phải nắm được đặc tính giống và yêu cầu kỹ thuật canh tác. Điều này đòi hỏi giống phải qua khảo nghiệm. GV nêu câu hỏi: Nếu đưa giống mới vào sản xuất không qua khảo nghiệm sẽ có hậu quả như thế nào? HS đọc kĩ phần I của bài trong SGK, trao đổi theo nhóm để hiểu rõ ý nghĩa, mục đích của khảo nghiệm giống Tham gia thảo luận cả lớp và ghi chép các ý chính vào vở. Thảo luận nhóm về câu hỏi giáo viên đưa ra. Nội dung: -Khảo nghiệm giống ở những vùng sinh thái khác nhau để xác định những đặc tính, tính trạng giống, từ đó chọn ra giống thích hợp nhất cho từng vùng. -Khảo nghiệm giống nhằm cung cấp thông tin về yêu cầu kỹ thuật trồng của giống mới và hướng sử dụng. Hoạt động II: Các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giới thiệu các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng qua sơ đồ đã chuẩn bị sẵn. Giới thiệu khái quát cả 3 phương pháp và nêu câu hỏi gợi ý cho HS. -Mục đích, nội dung và phạm vi tiến hành các thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng có những điểm khác nhau gì? Bao quát các nhóm HS trao đổi, có chỗ nào vướng mắc GV gợi ý hướng dẫn. Tổng kết phần thảo luận, GV nhấn mạnh mục đích từng loại thí nghiệm. Quan sát các loại thí nghiệm khảo nghiệm giống cây trồng trên sơ đồ theo sự hướng dẫn của GV. Đọc phần II của bài trong SGK, trao đổi trong nhóm về câu hỏi đặt ra của GV. HS so sánh lần lượt các tiêu chí của 3 loại thí nghiệm: mục đích, nội dung, phạm vi. Ghi chép các ý chính vào vở (dựa vào sơ đồ trên bảng). Tham gia thảo luận trong lớp về vấn đề giáo viên nêu ra. Dựa vào sơ đồ có trên bảng để trình bày những nội dung câu hỏi đặt ra. 1 Thí nghiệm so sánh giống: - So sánh tòan diện về các chỉ tiêu: sinh trưởng, phát triển, năng suất chất lượng nông sản và tính chống chịu với điều kiện ngoại cảnh. 2 Thí nghiệm kiểm ttra kĩ thuật: - Mục đích: kiểm tra ngững đề xuất của cơ quan tạo giống về qui trình kĩ thuật gieo trồng. - Phạmvi:Xáv định thời vụ, mật độ gieo trồng, chế độ phân bón của giống. -> từ đó xây dựng qui trình kĩ thuật gieo trồng. 3 Thí nghiệm sản xuất quảng cáo - Mục đích: tuyên truyền đưa giống mới vào sản xuất đại trà. - Phạm vi: Trên diện tích rộng lớn, cần tổ chức hội nghị đầu bờ để khảo sát , đánh giákết qủa. D. Củng cố: - Trả lời câu hỏi SGK. E Dặn dò: - Học bài cũ theo câu hỏi SGK.
File đính kèm:
- CN10.2.doc