Giáo án Công nghệ 10 - Bài 22: Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi

doc3 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 5921 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 22: Quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 19 CHƯƠNG II: CHĂN NUÔI, THỦY SẢN ĐẠI CƯƠNG
Ngày soạn : 15/01/2009 BÀI 22: QUY LUẬT SINH TRƯỞNG, PHÁT DỤC 
Ngày dạy : 18/01/2009 CỦA VẬT NUÔI	 
Lớp dạy: C1, C8, C9, C12, C13
I. Mục tiêu
-Hiểu được khái niệm và vai trò của sự sinh trưởng và phát dục.
-Hiểu được nội dung cơ bản và ứng dụng của các quy luật sinh trưởng và phát dục.
-Hiểu được các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát dục.
-Có ý thức tạo điều kiện tốt để thu được năng suất cao trong chăn nuôi, đồng thời bảo vệ được môi trường.
II. Trọng tâm 
-Quy luật sinh trưởng và phát dục.
-Các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục. 
III. Chuẩn bị
-Hình 22.1, 22.2, 22.3 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
C. Bài mới
Hoạt động 1: Khái niệm về sự sinh trưởng và phát dục
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nêu câu hỏi: Thế nào là sự sinh trưởng, thế nào là phát dục ở vật nuôi?
Cho HS quan sát hình 22.1 SGK và trình bày lại khái niệm, phân biệt vai trò của sinh trưởng và phát dục trong quá trình phát triển của vật nuôi. GV bổ sung cho đầy đủ và chính xác.
Yêu cầu HS nêu các VD về sự sinh trưởng, phát dục và giải thích rõ lí do cụ thể vì sao ví dụ đó được gọi là sinh trưởng, phát dục.
Nhớ lại kiến thức đã học ở lớp dưới để trả lời câu hỏi.
Thực hiện yêu cầu của GV. Sau đó, lắng nghe GV bổ sung.
Tự ghi chép các ý chính vào vở.
Thực hiện yêu cầu của GV.
+ Sinh trưởng là sự tăng khối lượng, kích thước cuả cơ thể để vật nuôi lớn lên. 
+ Phát dục là sự phân hóa để tạo ra các cơ quan , bộ phận cơ thể , hoàn thiện thực hiện các chức năng sinh lí. 
+ Đây là 2 quá trình khác nhau nhưng thống nhất với nhau , bổ sung và hỗ trợ nhau làm cho cơ thể phát triển ngày một hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Quy luật sinh trưởng và phát dục
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Quy luật sinh trưởng, phát dục theo giai đoạn
-Yêu cầu HS quan sát hình 22.2 SGK và liên hệ với các giai đoạn phát triển của gia súc và cá mà HS biết trong cuộc sống hàng ngày. Giai đoạn nào có thể dễ dàng quan sát được, giai đoạn nào không thấy được?
-GV khái quát và nêu nội dung quy luật như SGK.
* Quy luật sinh trưởng, phát dục không đồng đều
-Cho HS nghiên cứu SGK, yêu cầu HS phát biểu lại nội dung quy luật và cho VD minh họa.
-Cho HS trả lời câu hỏi cuối phần II.2 SGK để nắm được ý nghĩa của việc tìm hiểu và ứng dụng quy luật.
* Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì
-GV trình bày, giải thích và nêu ý nghĩa của quy luật như SGK.
Quan sát hình 22.2 và thực hiện yêu cầu của GV.
Tự ghi chép các ý chính vào vở.
Nghiên cứu SGK và thực hiện yêu cầu của GV.
Trả lời câu hỏi cuối phần II.2 SGK.
Tự ghi chép các ý chính vào vở.
Lắng nghe GV trình bày quy luật.
Tự ghi chép các ý chính.
1 Quy luật phát dục theo giai đoạn:
- Trong qúa trình phát triển mỗi cá thể đều phải trải qua những giai đoạn nhất định, mỗi giai đoạn cấn chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp.
2 Quy luật sinh dục, phát dục không đồng đều:
- Trong qúa trình phát triển của vật nuôi, sự sinh trưởng và phát dục diễn ra đồng thời nhưng không đồng đều. Tùy từng thời kì, có lúc sinh trưởng nhanh, phát dục chậm và ngược lại.
3 Quy luật sinh trưởng, phát dục theo chu kì.
- Trong qúa trìng phát triển của vật nuôi, các hoạt động sinh lí, các qúa trình trao đổi chất của cơ thể diễn ra lúc tăng, lúc giảm có tính chu kì.
 ** Ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy luật sinh trưởng, phát triển của vật nuôi.
+ Nắm được đặc điểm sinh trưởng phát dục của từng giai đoạn, từng chu kỳ từ đó có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc thích hợp để vật nuôi sinh trưởng phát triển tốt cho nhiều sản phẩm. 
+ Nắm được tính chu kỳ ở hoạt động sinh dục của vật nuôi có thể điều khiển qúa trình sinh sản của vật nuôi. 
Hoạt động 3: Các yếu tố ảnh hưởng đế sự sinh trưởng, phát dục
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Hướng dẫn HS quan sát hình 22.3a SGK và trả lời các câu hỏi:
+ Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?
+ Trong những yếu tố tác động thì yếu tố nào là yếu tố bên trong và những yếu tố nào là yếu tố bên ngoài?
+ Con người có thể tác động vào những yếu tố nào để vật nuôi có khả năng sinh trưởng, phát dục tốt nhất?
-Hướng dẫn HS quan sát hình 22.3b SGK và so sánh với hình 22.3a về các yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi và cá.
Quan sát hình 22.3a SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV.
Thức ăn, trạng thái sức khoẻ..
Các yếu tố bên ngoài.
Quan sát hình 22.3b SGK và so sánh với hình 22.3a để thực hiện yêu cầu của GV. 
Tự ghi chép các ý chính.
+ Đặc tính di truyền của giống, tính biệt, tuổi, đặc điểm của cá thể, trạng thái sức khỏe.
+ Thức ăn, chăm sóc, quản lí, môi trường sống của vật nuôi. 
D. Củng cố
-Sử dụng các câu hỏi cuối bài trong SGK để củng cố kiến thức của HS.
E. Dặn dò
-Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
-Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docCN10.19.doc