Giáo án Công nghệ 10 - Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi

doc3 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 4814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 23: Chọn lọc giống vật nuôi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 20 BÀI 23: CHỌN LỌC GIỐNG VẬT NUÔI
Ngày soạn : 22/01/2007 
Ngày dạy : 25/01/2007 	 
Lớp dạy: C1, C8, C9, C12, C13
I. Mục tiêu
-Biết được các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi.
-Biết được một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi đang sử dụng phổ biến ở nước ta.
-Có ý thức quan tâm đến giá trị của giống và việc chọn lọc giống khi tiến hành chăn nuôi.
II. Trọng tâm 
-Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi.
III. Chuẩn bị
-Hình 23 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ 
+ CH1: Thế nào là sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Cho VD?
+ CH2: Sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi tuân theo những quy luật nào? Vì sao cần phải biết được các quy luật sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?
+ CH3: Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng, phát dục của vật nuôi?
C. Bài mới
Hoạt động 1: Các chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chọn lọc vật nuôi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Khi chọn mua một con vật để nuôi, theo em cần phải chọn con vật như thế nào?
GV có thể gợi ý về chọn vật nuôi cụ thể như: chọn trâu cày, bò lấy sữa, gà đẻ trứng
Khi HS trả lời, GV gợi ý, bổ sung và liệt kê lên bảng theo các tiêu chuẩn được chọn theo 3 nhóm: ngoại hình, thể chất; khả năng sinh trưởng, phát dục; sức sản xuất.
Để tìm hiểu về mỗi chỉ tiêu, GV cho HS đọc SGK và đặt câu hỏi để HS nêu được khái niệm về các chỉ tiêu như nội dung SGK.
Cho HS quan sát hình 23 SGK để tìm ra những đặc điểm ngoại hình mà qua đó có thể phán đoán được hướng sản xuất của con vật.
Trả lời câu hỏi theo gợi ý của GV.
Nghiên cứu SGK để nêu được khái niệm về từng chỉ tiêu như nội dung SGK.
Quan sát hình 23 SGK để thực hiện yêu cầu của GV.
Tự ghi chép các ý chính.
1 Ngoại hình, thể chất:
a) Ngoại hình:
- Ngoại hình mang đặc điểm đặc trưng của giống, có thể phân biệt được giống này với giống khác, biết được tình trạng sức khoẻ, cấu trúc, dự đoán khả năng sản xuất của vật nuôi.
b) Thể chất:
- Là chất lượng bên trong của cơ thể vật nuôi được hình thành bởi tính di truyềnvà điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi.
2 Khả năng sinh trưởng, phát dục:
- Được đánh giá bằng tốc độ tăng khối lượng cơ thể và mức tiêu tốn thức ăn. Đây là căn cứ quan trọng để đánh giá chọn lọc.
3 Sức sản xuất:
- Là mức độ sản xuất ra sản phẩm của chúng như khả năng làm việc, khả năng sinh sản, cho tjịt, cho trứng.
Hoạt động 2: Một số phương pháp chọn lọc giống vật nuôi
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Cho HS đọc kĩ SGK, yêu cầu HS tổng hợp, so sánh những đặc điểm chính của 2 phương pháp bằng cách kẻ bảng tổng hợp theo mẫu.
GV dựa vào các tiêu chí ở cột nội dung so sánh để đặt các câu hỏi và gợi ý một số HS trả lời, lần lượt điền đầy đủ các dữ liệu trong bảng tổng kết.
Sau khi hoàn thành bảng, GV tổng kết và yêu cầu HS trình bày lại một cách đầy đủ, có hệ thống về mỗi phương pháp.
Kẻ bảng tổng hợp theo mẫu GV kẻ trên bảng, thảo luận và hoàn thành bảng.
Nội dung so sánh
Chọn lọc hàng loạt
Chọn lọc cá thể
Đối tượng thường chọn lọc
Vật nuôi cái sinh sản.
Đực giống.
Thường áp dụng khi:
Chọn nhiều vật nuôi cùng 1 lúc.
Cần chọn vật nuôi có chất lượng giống cao.
Cách thức tiến hành:
-Chọn lọc tổ tiên:
-Chọn lọc bản thân:
-Kiểm tra đời sau:
Không 
Có 
Không 
Có
Có 
Có
Điều kiện chọn lọc
Ngay trong điều kiện sản xuất.
Trong điều kiện tiêu chuẩn.
Ưu điểm
Nhược điểm
 D. Củng cố
-Nhắc lại các nội dung cơ bản của bài học.
-Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài.
E. Dặn dò
-Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài.
-Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docCN10.20.doc
Đề thi liên quan