Giáo án Công nghệ 10 - Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thuỷ sản

doc5 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 5954 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thuỷ sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :28
Ngày soạn:03/03-07/03/09
PPCT: 	34	Bài: 34
TẠO MÔI TRƯỜNG SỐNG CHO VẬT NUÔI VÀ THUỶ SẢN
I. Mục tiêu bài học
- Hiểu được một số yêu cầu kỹ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
- Hiểu được tầm quan trọng, lợi ích và biết được phương pháp xử lí chất thải chăn nuôi để bảo vệ môi trường sống.
- Hiểu được tiêu chuẩn của ao nuôi và quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
- Ý thức được tầm quan trọng của việc tạo môi trường sống tốt cho vật nuôi và giữ gìn bảo vệ môi trường sống của con người.
II. Chuẩn bị bài dạy.
1. Chuẩn bị nội dung.
- Yêu cầu nghiên cứu SGK 
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
- Tranh ảnh có liên quan đến nội dung bài học. Vẽ to sơ đồ hệ thống Biogas SGK
3. Tài liệu tham khảo.
- Đọc thêm các tài liệu liện quan đến nội dung bài. Như giáo trình chăn nuôi của các trường Đại Học Nông Nghiệp, Giáo trình nghề nuôi cá thịt.
III. Tiến trình dạy học
1. Ổn định lớp, báo cáo sĩ số (1’)
2. Kiểm tra bài củ (5’)
Câu 1: Nêu nguyên lí của việc chế biến thức ăn bằng công nghệ vi sinh?
Câu 2: Em cho biết vì sao khi lên men, thức ăn lại có giá trị dinh dưỡng cao hơn?
Câu 3: Emhãy phân tích các bước của quy trình sản xuất thức ăn từ vi sinh vật?
3. Giới thiệu bài mới (1’)
* Đặt vấn đề: Con người phải có nơi để ở đó là nhà, vậy vật nuôi, thuỷ sản cũng cần có nơi để sống, phát triển. Đó là một nơi như thế nào, nơi đó cần có những yêu cầu gì để chúng sống khõe mạnh và phát triển. Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu bài 34 tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản.
Tg
Nội dung bài học
Hđộng giáo viên
Hđộng học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu những vấn đề về xây dựng chuồng trại chăn nuôi
12’
8’
I. Xây dựng chuồng trại chăn nuôi.
 1. Một số yêu cầu kĩ thuật của chuồng trại chăn nuôi.
- Sơ đồ hình 34.1 SGK
YÊU CẦU KĨ THUẬT CỦA CHUỒNG
TRẠI CHĂN NUÔI
Địa điểm xây dựng 
Hướng chuồng 
Nền chuồng 
Kiến trúc xây dựng 
Yên tĩnh, hạn chế stress cho vật nuôi 
Không gây ô nhiễm khu dân cư 
Thuận tiện chuyên chở thức ăn và xuất bán sản phẩm
Mùa đông ấm áp, mùa hè thoáng mát 
h, hạn chế stress cho vật nuôi 
Đủ ánh sáng nhưng tránh nắng quá gắt 
Có đọâ dốc vừa phải, không đọng nước 
Bền chắc, không trơn, khô ráo và ấm áp 
Thuận tiện chăm sóc, quản lý 
Phù hợp với đặc điểm sinh lý để vật nuôi sinh trưởng, phát dục tốt 
Có hệ thống xử lý chất thải hợp vệ sinh 
2. Xử lí chất thải, chống ô nhiễm môi trường trong chăn nuôi
a) Tầm quan trọng của việc xử lí chất thải
- Phân, nước tiểu làm ô nhiễm môi trường nguồn nước không khí có hại cho sức khoẽ con người và tạo điều kiện để bệnh lay lan thành dịch ảnh hưởng đến sản xuất.
b) Phương pháp xử lí chất thải:
- Quan sát hình 34.4. Sơ đồ hệ thống biôgas xử lí chất thải trong chăn nuôi.
- Gv: Cho hs quan sát hình 34.1 trong SGK trang 99 và trả lời câu hỏi. 
- Gv hỏi: Khi xây dựng chuồng trại chăn nuôi cần quan tâm đến những yếu tố gì?
* Gv gợi ý cho Hs nêu ra, 
- Vậy thì những yếu tố chính cần quan tâm khi xây dựng chuồng trại như chọn địa điểm xây dựng hướng chuồng, nền chuồng, kiến trúc xây dựng. 
*Tiếp tục đặt câu hỏi để Hs nêu ra nội dung của các yêu cầu kĩ thuật.
+ Gv hỏi: 
- Địa điểm xây dựng thế nào là tốt nhất? 
- Gv giải thích và đặc câu hỏi ngược lại và liện hệ thực tế.
+ Hướng chuồng thế nào là thuận lợi nhất?
+ Nền chuồng thế nào là thuận lợi nhất?
- Trong kiến trúc xây dựng phải chú ý những khâu kĩ thuật nào?
-Vì sao phải quan tâm đến việc xử lí chất thải chăn nuôi?
- Gv cho Hs liên hệ thực tế bằng các câu hỏi sau.
- Ở gia đình em hoặc địa phương, chất thải chăn nuôi ( phân, nước tiểu, thức ăn thừa) được xử lí như thế nào? Cách xử lí đó theo em có hợp vệ sinh không?
- Theo em chất thải chăn nuôi phải được xử lí như thế nào để chống ô nhiễm môi trường sống của chúng và đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vật nuôi?
- Gv: giới thiệu: Trong điều kiện hiện nay, phương pháp xử lí chất thải chăn nuôi được coi là tốt nhất ( rẻ tiền, xử lí an toàn và hiệu quả kinh tế) là phương pháp dùng bể lên men yếm khí hay còn gọi công nghệ Biôgas
- Gv cho Hs quan sát hình 34.4 trang 100
- Nguyên lí công nghệ Biôgas là gì?
- Gv giải thích: Nguyên lí công nghệ Biôgas là lên men yếm khí. Chất thải được phân huỷ trong điều kiện yếm khí sẽ tạo ra hỗn hợp khí đốt sinh học có thể sử dụng làm nguyên liệu (đây cũng là một trong những phương án góp phần bảo vệ rừng ở trung du và miền núi đang được viện chăn nuôi nghiên cứu, triển khai).
- Gv giải thích hình 34.4
Dùng sơ đồ treo lên bảng cho Hs thấy,
- Hệ thống Biôgas gồm:
1. Bể nạp chất thải: Đây là 1 hố gas để lắng đọng chất thải.
2. Bể chứa chất thải ( lớn hay nhỏ phụ số lượng vật nuôi) liên hệ trực tiếp với bể nạp chất thải.
3. Bể chứa khí do phân hủy chất thải đưa từ bể phân huỷ sang gọi là bể điều áp.
4. Hệ thống ống dẫn khí đến nơi sử dụng để đun nấu giống như bếp gas.
* Chú ý vấn đề cần phải đảm bảo an toàn của hệ thống? 
- Gv hỏi: Xử lí công nghệ Biôgas có lợi ích gì?
- Kết luận hoạt động 1:
- Muốn xây dựng chuồng trại phải chú ý 4 khâu kĩ thuật là: Địa điểm xây dựng, hướng chuồng, nền chuồng và kiến trúc xây dựng.
-Để giữ gìn vệ sinh môi trường chất thải chăn nuôi phải ủ ( nếu nuôi ít vật nuôi) hoặc làm hệ thống biôgas ( nếu nuôi nhiều vật nuôi).
- Hs quan sát hình 34.1 trong SGK trang 99
- Hs chú ý nghe câu hỏi và trả lời
- Đáp án trong SGK
- Đáp án trong SGK
- Đáp án trong SGK
- Đáp án trong SGK
- Có thể liên hệ thực tế ở nhàhoặc ở địa phương.
- Hs suy nghỉ và trả lời.
- Hs quan sát 34.4 trang 100 trả lời câu hỏi
- Hs nhìn lên bảng xem gv giải thích sơ đồ hình 34.4.
- Giảm ô nhiễm môi trường.
- Tạo nguồn nguyên liệu cho nhu cầu sinh hoạt.
- Tăng hiệu quả nguồn phân bón cho trồng trọt.
Hoạt động 2: Tìm hiểu công tác chuẩn bị ao nuôi cá.
5’
8’
II. Chuẩn bị ao nuôi cá
1.Tiêu chuẩn ao nuôi cá
Tiệu chuẩn ao nuôi cá
Diện tích 
Độ sâu và chất đáy 
Nguồn nước và chất lượng nước 
Từ 0,5 đến 1ha.Ao càng rộng cá càng chống lớn 
Tốt nhất là tư 1,8 đến 2m nước 
Có thể chủ động bổ sung, tháo nước khi cần 
Nước không nhiễm bẩn, không có độc tố, pH và lượng oxi hoà tan thích hợp 
Đáy ao bằng phẳng, có lớp bùn dày từ 20-30cm
Hình 34.5. Tiêu chuẩn ao nuôi
2. Quy trình chuẩn bị ao nuôi 
Tu bổ ao
Diệt tạp
khử chua
Bón phân gây màu nước
Lấy nước vào ao
Kiểm tra nước và thả cá
Tháo cạn nước, tu sửa hệ thống lấy và thoát nước 
Tu sửa bờ ao, lấp hang hốc quanh bờ ao, chống rò rỉ 
Cải tạo đáy ao: vét bớt bùn , rắc bôi bột, phơi đáy ao , làm cho bùn đáy xốp, thoáng khí, diệt vi khuẩn, kí sinh trùng gây bệnh, tiêu diệt địch hại cá tạp 
Bón phân chuồng, (rải đều khắp ao)
Bón phân xanh (bó thành từng bó đặt rải rác trong ao) 
Lần 1: mực nước từ 30-40cm, ngâm từ 5 – 7 ngày (để phân chuồng, phân xanh phân huỷ nhanh.
Lần : mực nước từ 1,5 – 2 m
Kiểm tra nước, nếu có màu xanh nõn chuối thì thả cá vào ao. Nếu chưa có màu xanh nõn chuối thì bón thêm phân vô cơ rồi mới thả cá 
Tháo cạn nước, tu sửa hệ thống lấy và thoát nước 
Tu sửa bờ ao, lấp hang hốc quanh bờ ao, chống rò rỉ 
Hình 34.6. Sơ đồ quy trình chuẩn bị ao nuôi cá
* Gv giới thiệu các tiêu chuẩn ao nuôi cá theo sơ đồ hình 34.5 trong sgk.
- Treo sơ đồ lên bảng
- Trong các tiêu chuẩn ao nuôi cá, tiêu chuẩn nào là quan trong nhất?
- Gv treo hình 34.6 sơ đồ quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
- Để chuẩn bị ao nuôi cá, cần phải thực hiện các công việc gì?
- Mục đích của việc chuẩn bị ao nuôi cá là gì?
- Hs quan sát sơ đồ hình 34.5 trong sgk.
- Nguồn nước và chất lượng nước là quan trọng nhất (bởi vì nếu không có nước thì không thể có ao cá được).
- Tu bổ ao, diệt tạp, khử chua, bón phân gây
màu nước, lấy
nước vào ao, 
kiểm tra nước và thả cá
- Tạo môi trường thuận lợi cho cá sống sinh trưởng, phát triển ngay từ những ngày đầu, hạn chế hao hụt và bệnh tật đến mức thấp nhất
4. Tổng kết bài học (4’)
- Dùng câu hỏi cuối bài để cũng cố.
5. Dặn dò học sinh (1)
- Về nhà trả lời các câu hỏi trong SGK và đọc trước bài 35 trong SGK

File đính kèm:

  • docbai 34 moi truong song cua vat nuoi.doc