Giáo án Công nghệ 10 - Bài 42, 44: Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 42, 44: Bảo quản và chế biến lương thực, thực phẩm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 37 BÀI 42, 44: BẢO QUẢN VÀ CHẾ BIẾN Ngày soạn :01/04/2008 LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM Ngày dạy :02/04/2008 Lớp dạy : C5, C9. I. Mục tiêu -Biết được các loại kho và các phương pháp bảo quản lúa, ngô. -Biết được quy trình bảo quản lúa, ngô, khoai lang, sắn. -Biết được các phương pháp và quy trình bảo và công nghệ chế biến quản rau, hoa, quả tươi. -Biết được phương pháp chế biến gạo từ thóc và quy trình công nghệ chế biến tinh bột từ củ sắn. -Rèn luyện ý thức bảo quản và sử dụng hợp lí lương thực, thực phẩm. II. Trọng tâm -Bảo quản lương thực. -Chế biến gạo từ thóc, chế biến rau, quả. III. Chuẩn bị -Hình 42.1, 42.2, 42.3, 42.4, 42.5, 42.6 SGK. -Hình 44.1, 44.2, 44.3 SGK. IV. Tiến trình dạy học A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài) B. Kiểm tra bài cũ + CH1: Nêu mục đích của công tác bảo quản các loại hạt, củ giống trong sản xuất. + CH2: Cho biết một số phương pháp bảo quản các loại hạt giống? + CH3: Những chỉ tiêu nào cần chú ý trong quá trình bảo quản hạt, củ giống? C. Giới thiệu bài mới I/ BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM Hoạt động 1: Bảo quản lương thực Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS quan sát các hình 42.1, 42.2, 42.3, 42.4 SGK và nêu câu hỏi: -Em hãy cho biết lương thực được bảo quản trong các phương tiện nào? -Kể tên một số phương tiện mà em biết? Yêu cầu HS đọc SGK và liệt kê một số phương pháp thường dùng để bảo quản lúa, ngô. Giới thiệu cho HS quy trình bảo quản lúa, ngô. Yêu cầu HS đọc SGK và nêu câu hỏi: -Trình bày quy trình bảo quản sắn và quy trình bảo quản khoai lang tươi? -Loại côn trùng nào phá hoại khoai lang trong bảo quản? -Ở địa phương em, sắn, khoai lang được bảo quản như thế nào? Quan sát các hình 42.1, 42.2, 42.3, 42.4 SGK và trả lời câu hỏi của GV. Đọc SGK để liệt kê được một số phương pháp thường dùng để bảo quản lúa, ngô. Nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi của GV. Nghe GV giới thiệu quy trình bảo quản lúa, ngô. Nghiên cứu SGK và trả lời các câu hỏi của GV. I BẢO QUẢN LƯƠNG THỰC: 1 Bảo quản thóc, ngô: a) Các dạng kho bảo quản: - Nhà kho. - Kho silô. b) Một số phương pháp bảo quản: - Đóng bao trong nhà kho. - Bảo quản đổ dời, thông gió tự nhiên hay thông gió tích cực có cào đảo trong nhà kho và kho silô. - phương pháp truyền thống: chum vại, thùng phi, thùng sắt, bao tải, bồ cót.. c) Quy trình bảo quản thóc ngô: Thu hoạch à Tuốt, tẻ hạt à Làm sạch và phân loại à Làm khô à Làm nguội à Phân loại theo chất lượng à Bảo quản à Sử dụng. 2 Bảo quản khoai lang, sắn: a) Quy trình bảo quản sắn lát khô: Thu hoạch à Chặt cuống, gọt vỏ à Làm sạch à Thái lát à Làm khô à Đóng gói à Bảo quản kín, nơi khô ráo à Sử dụng. b) Quy trình bảo quản khoai lang tươi Thu hoạch và lựa chọn khoai à Hong khô à Xử lí chất chống nấm à Hong khô à Xử lí chất chống nảy mầm à Phủ cát khô à Bảo quản à Sử dụng. Hoạt động 2: Bảo quản rau, hoa, quả tươi Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS đọc SGK và liệt kê các phương pháp bảo quản rau, hoa, quả tươi. Nêu câu hỏi: Em hãy cho biết các bước trong quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh. Nghiên cứu SGK để thực hiện yêu cầu và trả lời câu hỏi của GV. 1 Một số phương pháp bảo quản rau, hoa, qủa tươi: - Bảo quản ở điều kiện bình thường. - Bảo quản lạnh. - Bảo quản trong môi trường khí biến đổi. - Bảo quản bằng hoá chất. - Bảo quản bằng chiếu xạ 2 Quy trình bảo quản rau, hoa, quả tươi bằng phương pháp lạnh: Thu hái à Chọn lựa à Làm sạch à Làm ráo nước à Bao gói à Bảo quản lạnh à Sử dụng. II/ CHẾ BIẾN LƯƠNG THỰC, THỰC PHẨM Hoạt động 1: Chế biến gạo từ thóc Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS đọc phần I SGK và tóm tắt quy trình công nghệ chế biến gạo từ thóc. Giải thích cho HS rõ gạo lức là loại gạo như thế nào. Cho HS quan sát hình 44.1a SGK và đặt câu hỏi: Có những loại máy xay xát nào mà em biết được dùng để chế biến gạo? Nghiên cứu nội dung SGK rồi thực hiện yêu cầu của GV. Nghe GV giải thích về gạo lức. Quan sát hình 44.1a và trả lời câu hỏi của GV. + Quy trình: Làm sạch thóc à Xay à Tách trấu à Xát trắng à Đánh bóng -> Bảo quản à Sử dụng. Hoạt động 2: Chế biến sắn (khoai mì) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS đọc SGK và kể ra các phương pháp thường dùng để chế biến sắn, nêu quy trình chế biến tinh bột sắn. Nêu câu hỏi: Em hãy nêu một số phương pháp chế biến sắn ở địa phương em. Đọc SGK và thực hiện yêu cầu của GV. Liên hệ thực tế trả lời câu hỏi của GV. Tự ghi chép các ý chính. Một số phương pháp chế biến sắn: Thái lát, phơi khô. Chẻ, chặt khúc, phơi khô. Phơi cả củ. Nạo thành sợi rồi phơi. Chế biến bột sắn. Chế biến tinh bột sắn. Lên men sắn tươi để sản xuất thức ăn gia súc. Quy trình công nghệ chế biến tinh bột sắn: - Sắn thu hoạch à Làm sạch à Nghiền à Tách bã à Thu hồi tinh bột à Bảo quản ướt à Làm khô à Đóng gói à Sử dụng. Hoạt động 3: Chế biến rau, quả Hoạt động của GV Hoạt động của HS Yêu cầu HS đọc mục III.1 SGK và nêu ra các phương pháp thường dùng để chế biến rau, quả. Yêu cầu HS mô tả quy trình chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp. Nhấn mạnh cho HS thấy những khâu quan trọng cần phải chú ý trong quy trình chế biến. Nêu câu hỏi: Hãy cho biết một số phương pháp chế biến rau, quả thường dùng ở địa phương em? Đọc SGK và thực hiện các yêu cầu của GV. Liên hệ thực tế để trả lời câu hỏi của GV. Tự ghi chép các ý chính. 1 Một số phương pháp chế biến rau quả: - Đóng hộp, Sấy khô, chế biến các loại nước uống, muối chua 2 Quy trình công nghệ chế biến rau, quả theo phương pháp đóng hộp: Nguyên liệu rau, quả à Phân loại à Làm sạch à Xử lí cơ học à Xử lí nhiệt à Vào hộp -> Bài khí à Ghép mí à Thanh trùng à Làm nguội à Bảo quản thành phẩm à Sử dụng. D. Củng cố -Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài. E. Dặn dò -Học bài. -Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- CN10.37.doc