Giáo án Công nghệ 10 - Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp

doc2 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 8873 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 6: Ứng dụng công nghệ nuôi cấy mô tế bào trong nhân giống cây trồng nông, lâm nghiệp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết PPCT : 5 BÀI 6: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ NUÔI CẤY 
Ngày soạn : 06/9/2006 	 MÔ TẾ BÀO TRONG NHÂN GIỐNG 
Ngày dạy : 08/9/2006 CÂY TRỒNG NÔNG, LÂM NGHIỆP
Lớp dạy: C3, C4, C9, C10, C11, C12.
I. Mục tiêu
-Biết được thế nào là nuôi cấy mô tế bào, cơ sở khoa học của phương pháp này.
-Biết được quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
-Ham hiểu biết khoa học công nghệ, có ý thức say sưa học tập.
II. Trọng tâm
-Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào.
-Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
III. Chuẩn bị
-Hình 6 SGK.
IV. Tiến trình dạy học
A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài)
B. Kiểm tra bài cũ (không kiểm tra)
C. Giới thiệu bài mới
Hoạt động 1: Khái niệm về phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-Các tế bào thực vật có thể sống khi tách rời khỏi cơ thể mẹ không? Cần có những điều kiện gì?
-Những tế bào được nuôi sống trong môi trường nhân tạo này sẽ phát triển như thế nào?
- Thế nào là nuôi cấy mô tế bào?
Lắng nghe GV giới thiệu, đọc SGK, thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi để hiểu rõ khái niệm này.
- Nuôi cấy mô tế bào là đưa mô tế bào vào trong môi trường sống thích hợp, cung cấp đủ chất dinh dưỡng gần giống như trong cơ thể sống thì mô tế bào có thể sống. Qua nhiều lần phân bào liên tiếp, biệt hóa thành mô cơ quan à có thể phát triển thành cây hoàn chỉnh.
Hoạt động 2: Cơ sở khoa học của phương pháp nuôi cấy mô tế bào
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Tế bào thực vật có các hình thức sinh sản nào?
-Vì sao từ một tế bào có thể phát triển thành một cây hoàn chỉnh?
-Em hiểu thế nào về tính toàn năng của tế bào thực vật?
-Hãy trình bày quá trình phân chia, phân hóa, phản phân hóa tế bào thực vật.
-Hãy nêu bản chất của kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào trên cơ sở những điều đã thảo luận?
- Tái hiện kiến thức sinh học để trả lời.
Nghiên cứu SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi của GV.
- Có khả năng sinh sản vô tính.
- Dựa vào sự phân hóa, phản phân hóa trên cơ sở tính toàn năng của tề bào thực vật
-Tế bào thực vật có tính toàn năng: có khả năng sinh sản vô tính tạo thành cây hoàn chỉnh.
- Phân hóa tế bào là sự chuyển hóa các tế bào phôi thành các tế bào chuyên hóa đảm nhận các chức năng khác nhau.
- Phản phân hóa tế bào là tế bào có thể trở về dạng phôi sinh và phân chia mạnh mẽ ( ở điều kiện thích hợp)
- Kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào là kĩ thuật điều khiển sự phát sinh hình thái của tế bào thực vật một cách định hướng dựa vào sự phân chia, phân hóa, phản phân hóa trên cơ sở tính toàn năng của tế bào thực vật khi được nuôi cấy trong môi trường nhân tạo, vô trùng.
Hoạt động 3: Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Yêu cầu HS nghiên cứu SGK để nêu được ý nghĩa của quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào.
GV giải thích thêm cho HS hiểu rõ.
Giới thiệu biểu đồ quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào. Nêu câu hỏi:
-Để nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào người ta làm như thế nào? Hãy nêu tuần tự từng bước: nội dung, yêu cầu cần đạt được. 
Đọc SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
Quan sát biểu đồ quy trình, đọc SGK, thảo luận nhóm trả lời câu hỏi.
1 Ý nghĩa: 
- Nhân giống cây trồng ở quy mô công nghiệp.
- Có hệ số nhân giống cao.
- Cho sản phẩm đồng nhất về mặt di truyền và sạch bệnh.
2 Quy trình công nghệ nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào:
- Chọn vật liệu nuôi cấy: mô phân sinh, sạch bệnh.
- Khử trùng: vật liệu nuôi cấy mô ( mô phân sinh ) cắt thành phần nhỏà rửa bằng nước sạch và khử trùng.
- Tạo chồi trong môi trường nhân tạo:
- Tạo rễ:Khi chồi có đủ chiều cao thì tách chồi chuyển sang môi trường tạo rễ.
- Cấy cây vào môi trường thích ứng: khi cây đã ra rễ , để thích nghi dần điều kiện tự nhiên.
- Trồng cây trong vườn ươm: khi cây phát triển bình thường và đạt tiêu chuẩn cây giống.
D. Củng cố
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi cuối bài. 
- GV bổ sung và nhấn mạnh trọng tâm.
E. Dặn dò
- Học bài, trả lời các câu hỏi vào vở.
- Chuẩn bị bài mới.

File đính kèm:

  • docCN10.5.doc
Đề thi liên quan