Giáo án Công nghệ 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 10 - Bài 9: Biện pháp cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu, đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7 Tiết PPCT : 7 BÀI 9: BIỆN PHÁP CẢI TẠO VÀ SỬ DỤNG Ngày soạn : 20/09/08 ĐẤT XÁM BẠC MÀU, ĐẤT XÓI MÒN MẠNH TRƠ SỎI ĐÁ Ngày dạy : 22/9/08 Lớp dạy:C3, C4, C9, C10 C11, C12. I. Mục tiêu -Biết được sự hình thành, tính chất của đất xám bạc màu, biện pháp cải tạo và sử dụng. -Biết được nguyên nhân gây xói mòn, tính chất của đất xói mòn mạnh, biện pháp cải tạo và hướng sử dụng. -Rèn kĩ năng so sánh, phân tích tổng hợp và có ý thức bảo vệ tài nguyên, môi trường đất. II. Trọng tâm -Biện pháp cải tạo, hướng sử dụng đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. III. Chuẩn bị -Hình 9.1, 9.2, 9.3, 9.4, 9.5 SGK. IV. Tiến trình dạy học A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài) B. Kiểm tra 15 phút - Nêu ý nghĩa và quy trình nhân giống cây trồng bằng phương pháp nuôi cấy mô tế bào. C. Giới thiệu bài mới Hoạt động 1: Cải tạo và sử dụng đất xám bạc màu Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Đất xám bạc màu thường phân bố nhiều ở những vùng nào? Vì sao? -Nguyên nhân hình thành đất xám bạc màu? -Vì sao đất xám bạc màu có những tính chất bất lợi cho sản xuất như vậy? -Căn cứ vào đâu để đưa ra các biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? -Địa phương mình đã áp dụng những biện pháp nào để cải tạo đất xám bạc màu? - Nên trồng những loại cây nào tr6en đất xám bạc màu? Đọc kĩ phần I trong SGK. Trao đổi nhóm về những vấn đề GV đưa ra. Lấy dẫn chứng thực tế địa phương để minh họa cho nội dung trao đổi. Trao đổi nhóm để giải thích cơ sở khoa học của từng biện pháp. Tham gia thảo luận chung những vấn đề GV đặt ra, gắn với thực tếù địa phương. 1. Nguyên nhân hình thành -Địa hình: giáp ranh giữa đồng bằng và trung du miền núi, ở địa hình dốc thoải. -Nguyên nhân:+ Do quá trình rửa trôi mạnh mẽ các hạt sét, keo và các chất dinh dưỡng. + Do trồng lúa nước lâu đời với tập quán canh tác lạc hậu -> đất bị thoái hóa nghiêm trọng. -Phân bố: trung du Bắc bộ, Đông Nam bộ, Tây Nguyên. 2. Tính chất của đất xám bạc màu -Tầng đất mặt mỏng. Lớp đất mặt có thành phần cơ giới nhẹ: tỉ lệ cát lớn, lượng sét, keo ít. Thường bị khô hạn. -Đất chua hoặc rất chua, nghèo dinh dưỡng, nghèo mùn. -Số lượng vi sinh vật trong đất ít, hoạt động của VSV đất yếu. 3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng a. Biện pháp cải tạo -Xây dựng bờ vùng, bờ thửa và hệ thống mương máng, bảo đảm tưới, tiêu hợp lí. -Cày sâu dần kết hợp bón tăng phân hữu cơ và bón phân hoá học hợp lí. -Bón vôi cải tạo đất. -Luân canh cây trồng: cây họ đậu, cây lương thực và cây phân xanh. b. Sử dụng đất xám bạc màu -Thích hợp với nhiều loại cây trồng cạn. Hoạt động 2: Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá thường phân bố ở những vùng nào? Cho VD minh họa? -Nguyên nhân nào dẫn đến đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? -Tính chất của loại đất này có gì giống và khác với đất xám bạc màu? -Làm ruộng bậc thang và trồng thềm cây ăn quả trên đất dốc có tác dụng như thế nào trong việc cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? Đọc kĩ phần II SGK để tìm hiểu nguyên nhân hình thành, từ đó suy ra vùng phân bố của loại đất này. Thảo luận chung trong nhóm để trả lời các câu hỏi GV đưa ra. 1. Nguyên nhân gây xói mòn đất -Nguyên nhân chính là do lượng mưa lớn và địa hình dốc. 2. Tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá -Hình thái phẫu diện không hoàn chỉnh, có trường hợp mất hẳn tầng mùn. -Sét và limon bị cuốn trôi đi, trong đất, cát và sỏi chiếm ưu thế. -Đất chua hoặc rất chua, nghèo mùn và chất dinh dưỡng. -Số lượng VSV đất ít, hoạt động của VSV đất yếu. 3. Cải tạo và sử dụng đất xói mòn mạnh a. Biện pháp công trình -Làm ruộng bậc thang -Thềm cây ăn quả b. Biện pháp nông học -Canh tác theo đường đồng mức -Bón phân hữu cơ kết hợp với phân khoáng -Bón vôi cải tạo đất -Luân canh và xen canh gối vụ cây trồng -Trồng cây thành băng -Canh tác nông, lâm kết hợp -Trồng cây bảo vệ đất. I. Mục tiêu -Biết được sự hình thành, tính chất chính của đất mặn, đất phèn. -Biết được biện pháp cải tạo và sử dụng đất mặn, đất phèn. --Rèn luyện kĩ năng so sánh, tổng hợp và ý thức giữ gìn, bảo vệ tài nguyên đất. II. Trọng tâm -Biện pháp cải tạo, hướng sử dụng đất mặn, đất phèn. III. Chuẩn bị -Hình 10.1, 10.2 SGK. IV. Tiến trình dạy học A. Ổn định (kiểm diện trong sổ đầu bài) B. Kiểm tra bài cũ + CH1:Nguyên nhân hình thành, tính chất của đất xám bạc màu? Biện pháp cải tạo đất xám bạc màu? + CH2:Nguyên nhân hình thành, tính chất của đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? Biện pháp cải tạo đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? C. Giới thiệu bài mới GV nêu vấn đề: Trong các loại đất canh tác ở nước ta, ngoài đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá tập trung ở các vùng trung du miền núi cần phải cải tạo trong quá trình sản xuất, còn 2 loại đất khác tập trung ở vùng đồng bằng ven biển là đất mặn và đất phèn cũng cần cải tạo mới sử dụng tốt được. Nguyên nhân nào dẫn đến đất bị mặn và nhiễm phèn, tính chất của nó thế nào. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu điều đó. Hoạt động 1: Cải tạo và sử dụng đất mặn Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Nguyên nhân nào làm cho đất mặn? -Đất mặn có những đặc điểm, tính chất nào cần chú ý? -Để cải tạo đất mặn cần áp dụng những biện pháp nào? Đọc phần I SGK. Thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi GV đưa ra. 1. Nguyên nhân hình thành -Do nước biển tràn vào -Do ảnh hưởng của nước ngầm. Về mùa khô, muối hoà tan theo các mao quản dẫn lên làm đất nhiễm mặn. 2. Đặc điểm, tính chất của đất mặn -Thành phần cơ giới nặng. Tỉ lệ sét từ 50% đến 60%. Đất chặt, thấm nước kém. Khi bị ướt, đết dẻo, dính. Khi bị khô, đất co lại, nứt nẻ, rắn chắc, khó làm đất. -Chứa nhiều muối tan dưới dạng NaCl, Na2SO4 nên áp suất thẩm thấu của dung dịch đất lớn, làm ảnh hưởng đến quá trình hút nước và chất dinh dưỡng của cây trồng. -Có phản ứng trung tính hoặc hơi kiềm. -Hoạt động của VSV đất yếu. 3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất mặn a. Biện pháp cải tạo -Biện pháp thủy lợi: đắp đê ngăn nước biển, xây dựng hệ thống mương máng, tưới tiêu hợp lí. -Biện pháp bón vôi à Sau đó một thời gian tháo nước rửa mặn à bón bổ sung chất hữu cơ để nâng cao độ phì nhiêu cho đất. -Trồng cây chịu mặn. b. Sử dụng đất mặn -Sau khi cải tạo có thể trồng lúa, đặc biệt là giống lúa đặc sản. -Thích hợp cho trồng cói. -Mở rộng diện tích nuôi trồng thủy sản. -Vùng đất mặn ngoài đê: trồng rừng để giữ đất và bảo vệ môi trường. Hoạt động 2: Cải tạo và sử dụng đất phèn Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Nguyên nhân gây nên đất phèn? -Đất phèn có đặc điểm gì bất lợi cho sản xuất? -Tính chất cơ bản của đất phèn? - Vì sao nói đất phèn là loại đất xấu, cần cải tạo? -Tính chất của đất phèn có những đặc điểm gì giống với đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá? -Nêu hệ thống các biện pháp cải tạo đất phèn? -Giải thích tác dụng biện pháp cải tạo đất phèn? -Ở địa phương mình, người ta cải tạo đất phèn bằng những biện pháp nào? Đọc phần II SGK để tìm hiểu nguyên nhân hình thành loại đất này. Thảo luận về nguyên nhân hình thành đất phèn. Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi của GV. 1. Nguyên nhân hình thành -Hình thành ở vùng đồng bằng ven biển chứa nhiều xác sinh vật chứa lưu huỳnh. 2. Đặc điểm, tính chất của đất phèn -Thành phần cơ giới nặng. Tầng đất mặt khi khô trở thành cứng, có nhiều vết nứt nẻ. -Đất rất chua, trị số pH thường nhỏ hơn 4. Trong đất có nhiều chất độc hại cho cây trồng. -Độ phì nhiêu thấp. Hoạt động của VSV đất yếu. 3. Biện pháp cải tạo và hướng sử dụng đất phèn a. Cải tạo đất phèn -Biện pháp thủy lợi: xây dựng hệ thống kênh tưới, tiêu nước để thau chua, rửa mặn, rửa phèn và hạ thấp mạch nước ngầm. -Bón vôi khử chua và làm giảm độc hại của nhôm tự do. -Bón phân hữu cơ, đạm, lân và phân vi lượng để nâng cao độ phì nhiêu của đất. -Cày sâu, phơi ải. Lên liếp (luống). b. Sử dụng đất phèn -Trồng lúa, trồng cây chịu phèn. D. Củng cố -Hướng dẫn HS trả lời các câu hỏi cuối bài. E. Dặn dò -Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở. -Chuẩn bị bài mới. D. Củng cố -So sánh một số điểm cơ bản của đất xám bạc màu và đất xói mòn mạnh trơ sỏi đá. -Liên hệ thực tế sản xuất ở địa phương. E. Dặn dò -Học bài, trả lời các câu hỏi cuối bài. -Chuẩn bị bài mới.
File đính kèm:
- CN10.7.doc