Giáo án Công nghệ 8
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Công nghệ 8, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ 2 Ngày soạn: 28/12/2011 Chương VII : đồ dùng điện gia đình Tiết 35 : Vật liệu kỹ thuật điện I. Mục tiêu: - Hiểu được các loại vật liệu nào dẫn điện, cách điện hay dẫn từ. - Biết được đặc tính và công dụng của mỗi loại vật liệu kỹ thuật điện. - Liên hệ thực tế tại gia đình. II. Chuẩn bị: Giáo viên: ổ cắm điện, phích cắm điện và hình 36.1; h 36.2 Học sinh: đọc trước bài mới. III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu về vật liệu dẫn điện: - Hãy cho biết trong thực tế những loại vật liệu nào có thể dẫn điện ? - Cho một học sinh trả lời và các học sinh còn lại bổ xung. - GV giới thiệu cho HS khái niệm điện trở suất của vật liệu (Điện trở suất của vật liệu là khả năng cản trở dòng điện của vật liệu đó). - Vậy vật liệu dẫn điện dùng làm gì ? - GV cho HS quan sát H 36.1 và yêu cầu HS nêu tên các phần tử dẫn điện. HĐ2: Tìm hiểu về vật liệu cách điện: - Dựa vào KN vật liệu dẫn điện hãy trình bày khái niệm về vật liệu cách điện? - Cho HS lấy VD về vật liệu cách điện - Cho HS nhận xét về điện trở suất của vật liệu cách điện. - Vậy vật liệu cách điện dùng làm gì ? - Cho HS quan sát H 36.1 và yêu cầu HS nêu tên các phần tử cách điện. - Đối với vật liệu cách điện GV cần lưu ý cho HS về đặc tính của nó ( tuổi thọ của vật liệu sẽ bị giảm nếu làm việc khi nhiệt độ tăng quá từ 8 – 100C) HĐ3: Tìm hiểu về vật liệu dẫn từ - Cho HS quan sát H 36.2 và giới thiệu về khái niệm vật liệu dẫn từ. - Yêu cầu HS điền vào bảng 36.1 - HS: Đọc đáp án - HS khác nhận xét - GV tổng kết lại I. Vật liệu dẫn điện: - Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện có thể chạy qua. - Ví dụ như kim loại, dung dịch điện phân là các vật liệu dẫn điện. - Điện trở suất rất nhỏ (Khoảng 10-6 đến 10-8 m) - Vật liệu dẫn điện dùng làm các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện . II. Vật liệu cách điện : - Vật liệu dẫn điện là vật liệu mà dòng điện không thể chạy qua. - Ví dụ như cao su, thuỷ tinh, gỗ khô ... là các vật liệu cách điện. - Điện trở suất của vật liệu cách điện là rất lớn 108 - 1013 Ωm - Vật liệu dẫn điện dùng làm các phần tử dẫn điện của các thiết bị điện. - Ví dụ như vỏ ổ cắm điện, vỏ phích cắm, vỏ dây dẫn - Chú ý: ( Sgk/ 129 ) III. Vật liệu dần từ : - Vật liệu dẫn từ là vật liệu mà đường sức của từ trường có thể chạy qua. - VD: Thép kỹ thuật điện, anico, ferit, là các vật liệu dẫn từ. HĐ4 : Phân loại đồ dùng điện ? - Cho HS quan sát H 37.1 và nêu tên và công dụng các đồ dùng điện gia đình. - Bóng đèn huỳnh quang tiêu thụ điện năng và chuyển hoá thành năng lượng gì? - Chiếc bàn là sẽ biến đổi điện năng thành dạng năng lượng nào? - Chia nhóm hoàn thành bảng 37.1 HĐ5: Tìm hiểu về các số liệu kĩ thuật. - Cho HS tìm hiểu về các đại lượng định mức U, I, P và đơn vị của nó. - Cho HS quan sát chiếc bóng đèn Rạng đông và yêu cầu HS đọc các số liệu trên đó. (Bóng đèn ghi 220 V – 60 W) - Em hãy giải thích các thông số đó - GV cho HS đọc các thông số kĩ thuật của binh nước ARISTON GV cho HS tìm hiểu ý nghĩa của số liệu kĩ thuật - Trong ba bóng đèn đưa ra ở Sgk, các em sẽ chọn bóng nào? - Nên chọn 220V – 40W vì nếu chọn bóng 110V – 40W thì đèn sẽ cháy do điện áp định mức ở nhà là 220V. Nếu chọn đèn 220V – 300W thì sẽ rất tốn điện IV. Phân loại đồ dùng điện: Chia làm ba nhóm chính. - Đồ dùng điện loại điện quang. - Đồ dùng điện loại điện nhiệt. - Đồ dùng điện loại điện – cơ. V. Các số liệu kĩ thuật: 1/ Các đại lượng điện định mức - Điện áp định mức: U có đơn vị là Vôn (V) - Dòng điện định mức: I có đơn vị Ampe (A) - Công suất định mức P có đơn vị Oát (W ) Bóng đèn ghi 220 V – 60 W Nghiã là: U của bóng là 220V P là 60 W 2/ ý nghĩa của số liệu kĩ thuật: ( Sgk/ 133 ) 4. Củng cố: - GV cho HS nhắc lại về các loại đồ dùng điện , lấy VD từng loại - GV đưa ra các đồ dùng điện cho HS đọc số liệu kĩ thuật của nó. 5. Hướng dẫn về nhà: + Học thuộc lý thuyết + Trả lời câu hỏi 1-2-3 + Đọc trước nội dung bài 38 và 39 trong SGK. *************************************** Ngày soạn: 28/12/2012 Tiết 36: Đồ dùng loại điện - quang Đèn sợi đốt I. Mục tiêu: - Hiểu được nguyên lí làm việc và cấu tạo của đèn sợi đốt - Hiểu được các đặc điểm của đèn sợi đốt và ưu nhược điểm của chúng. - Ham hiểu biết và tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đèn sợi đốt đuôi xoáy và đuôi ngạnh 2. Học sinh: học bài và đọc trước bài mới III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đại lượng điện đặc trưng. Giải thích các số liệu ghi trên bóng đèn? 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nôi dung HĐ1: Phân loại đèn điện ? - Cho học sinh đọc thông tin trong SGK. - Trong thực tế bóng đèn điện có những loại nào mà em biết? HĐ2 : Tìm hiểu về đèn sợi đốt . - Cho HS quan sát chiếc đèn sợi đốt và yêu cầu các em hãy nêu cấu tạo của nó. - GV giới thiệu cho HS từng bộ phận của đèn - Tại sao người ta phải rút hết không khí và thay vào đó là khí trơ ? - Bộ phận nào của đèn phát sáng ? - Giải thích tại sao dùng đèn sợi đốt lại không tiết kiệm điện? - Cho HS đọc các số liệu kỹ thuật trên đèn I. Phân loại đèn điện: Dựa vào nguyên lí làm việc người ta phân đèn điện ra làm 3 loại chính: + Đèn sợi đốt + Đèn huỳnh quang + Đèn phóng điện II. Đèn sợi đốt: 1. Cấu tạo: - Đèn sợi đốt có 3 bộ phận chính: Sợi đốt, bóng thuỷ tinh và đuôi đèn. a) Sợi đốt: Là dây kim loại Vonfram chịu được nhiệt độ cao, nó có dạng lò xo xoắn. b) Bóng thuỷ tinh: Được làm bằng thuỷ tinh chịu nhiệt. Người ta rút hết không khí và bơm khí trơ vào trong bóng để làm tăng tuổi thọ của sợi đốt. c) Đuôi đèn: được làm bằng đồng hoặc sắt mạ kẽm, đuôi có 2 kiểu là đuôi xoáy và đuôi ngạnh 2. Nguyên lí làm việc: (Sgk/136) 3. Đặc điểm đèn sợi đốt: - Đèn phát ra ánh sáng liên tục - Hiệu suất phát quang thấp - Tuổi thọ thấp 4. Số liệu kỹ thuật: (SGK/ 136) 5. Sử dụng : (SGK/ 136) 4. Củng cố: - Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn sợi đốt - Ưu nhược điểm của loại đèn trên. - Cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ 5. Hướng dẫn về nhà: + Học thuộc lý thuyết. + Trả lời câu hỏi trong SGK. + Tìm hiểu các loại bóng đèn đã học ở gia đình. ================================ Ngày soạn: 1/1/2012 Tiết 37 : Đèn huỳnh quang I. Mục tiêu: - Hiểu được nguyên lí làm việc và cấu tạo của đèn huỳnh quang. - Hiểu được các đặc điểm của đèn huỳnh quang và ưu nhược điểm của chúng. - Ham hiểu biết và tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: bóng đèn huỳnh quang. 2. Học sinh: học bài và đọc trước bài mới III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Nêu các đại lượng điện đặc trưng. Giải thích các số liệu ghi trên bóng đèn? 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nôi dung HĐ1 :Tìm hiểu về nguyên lí làm việc của đèn ống huỳnh quang GV cho HS quan sát thực tế tại lớp khi bật đèn huỳnh quang. HĐ3 :Tìm hiểu về đặc điểm của đèn ống huỳnh quang - Cho HS nghiên cứu từng đặc điểm của bóng đèn ống huỳnh quang và yêu cầu HS giải thích tại sao dùng đèn huỳnh quang lại tiết kiệm điện hơn so với đèn sợi đốt. HĐ2 :Tìm hiểu về số liệu kỹ thuật và ứng dụng của đèn ống huỳnh quang GV cho HS chia nhóm và tìm hiểu về số liệu kỹ thuật được ghi trên bóng đèn mà Gv phát cho - Vậy đèn huỳnh quang được dụng nhiều ở đâu ? - Cho HS đọc thông tin trong SGK HĐ3 : So sánh ưu nhược điểm của đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang. - Chia lớp làm 3 nhóm. - Các nhóm tiến hành so sánh bằng cách điền vào bảng 39.1/SGK. I . Đèn ống huỳnh quang: 1. Cấu tạo: - Đèn ống huỳnh quang gồm có 2 bộ phận chính là: ống thuỷ tinh và hai điện cực a) ống thuỷ tinh: ống thuỷ tinh có nhiều loại chiều dài khác nhau như: 0,6m 1,2m hay 1,5m Mặt trong ống có phủ lớp bột huỳnh quang b) Điện cực: Điện cực làm bằng dây Vonfram có dạng lò xo xoắn, nó được tráng một lớp Bari-ôxít. Có 2 điện cực ở hai đầu ống nối với các đầu tiếp điện gọi là chân đèn 2. Nguyên lí làm việc: (Sgk/136) 3. Đặc điểm đèn huỳnh quang: a) Hiện tượng nhấp nháy b) Hiệu suất phát quang: Khoảng 20% - 25% điện năng tiêu thụ của đèn được chuyển hoá thành quang năng c) Tuổi thọ của đèn khopảng 8000 giờ . d) Mối phóng điện: Là tắc te và chấn lưu điện cảm. 4. Số liệu kỹ thuật: (Sgk/ 136) 5. Sử dụng : Đèn ống huỳnh quang được dùng để chiếu sáng ở nhà , trường học , các toa tàu IV. Đèn Compac huỳnh quang : ( Sgk/ 138 ) V. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang: ( Sgk/ 139 ) 4. Củng cố: - Cấu tạo và nguyên lý làm việc của bóng đèn huỳnh quang. - Ưu nhược điểm của hai loại đèn trên. - Cho học sinh đọc nội dung phần ghi nhớ của hai bài. 5. Hướng dẫn về nhà: + Học thuộc lý thuyết. + Trả lời câu hỏi trong SGK. + Tìm hiểu các loại bóng đèn đã học ở gia đình. + Đọc trước nội dung bài 40 “Thực hành: Đèn ống huỳnh quang” ******************************************** Ngày soạn: 7/1/2012 Tiết 38 : Thực hành Đèn ống huỳnh quang I. Mục tiêu: - Biết được cấu tạo của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu và tắc te. - Hiểu được nguyên lí làm việc và cách sử dụng đèn ống huỳnh quang. - Có ý thức tuân thủ các qui định về an toàn điện. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Chuẩn bị nguồn điện 220V lấy từ ổ điện, có cầu chì hoặc áp tomat ở trước ỏ điện. - Vật liệu: 1cuộn băng dính cách điện, 5m dây điện 2 lõi. - Dụng cụ, thiết bị: + Kìm điện + Đèn ống huỳnh quang + 1 bộ máng đèn cho loại đèn ống tương ứng + 1 chấn lưu điện cảm + 1 phích cắm điện + 1 bộ đèn ống huỳnh quang đã lắp sẵn 2. Học sinh: học bài và đọc trước bài mới III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1 : Giới thiệu nội dung và mục tiêu của bài thực hành . - Chia nhóm: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi nhóm khoảng từ 4 đến 5 học sinh. - Các nhóm kiểm tra việc chuẩn bị thực hành của từng thành viên . - GV kiểm tra các nhóm, nhắc lại nội qui an toàn trước khi thực hành. Hoạt động 2: Tìm hiểu đèn ống huỳnh quang : - Yêu cầu HS đọc và giải thích số liệu kỹ thuật ghi trên ống huỳnh quang và điền vào mục 1 trong báo cáo thực hành. - Hướng dẫn HS quan sát, tìm hiểu cấu tạo và đặt các câu hỏi để HS trả lời về chức năng các bộ phận của đèn ống huỳnh quang, chấn lưu tắc te rồi ghi vào mục 2 trong báo cáo thực hành. Hoạt động 3 : Tìm hiểu sơ đồ mạch điện của bộ đèn ống huỳnh quang GV đã mắc sẵn mạch điện yêu cầu HS tìm hiểu cách nối dây và đặt câu hỏi: + Cách nối các phần tử trong mạch điện như thế nào? - Chấn lưu mắc nối tiếp với đèn ống huỳnh quang, tắc te mắc song song với đèn ống huỳnh quang. Hai đầu dây của bộ đèn nối với nguồn điện. Hoạt động 4: Quan sát sự mồi phóng điện và đèn phát sáng - GV đóng điện và chỉ dẫn HS quan sát các hiện tượng sau: phóng điện trong tắc te, quan sát thấy sáng đỏ trong tắc te, sau khi tắc te ngừng phóng điện quan sát thấy đèn sáng bình thường. I .Chuẩn bị: SGK II. Nội dung thực hành: 1. Đọc và giải thích các ý nghĩa của các số liệu kỹthuật ghi trên đèn ống huỳnh quang. 2. Quan sát và tìm hiểu cấu tạo, chức năng của đèn ống huỳnh quang (Chấn lưu, tắc te) 3. Quan sát và tìm hiểu sơ đồ mạch điện đèn huỳnh quang. 4. Quan sát sự mồi phóng điện. 4. Củng cố: - GV yêu cầu HS dừng thực hành để thu gọn các thiết bị , dụng cụ thực hành . - Nhận xét vè tinh thần , thái độ và kết quả thực hành - GV hướng dẫn HS đánh giá kết quả theo mục tiêu đề ra 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc lại quy trình làm thực hành. - Đọc trước nôi dung bài 41 “ Đồ dùng loại điện - nhiệt. Bàn là điện” Ngày soạn: 7/1/2012 Tiết 39 : Đồ dùng loại điện - nhiệt BÀN LÀ ĐIỆN I. Mục tiêu: - Hiểu được nguyên lí làm việc của đồ dùng loại điện - nhiệt. - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng bàn là điện - Liên hệ tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên : Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo bàn là điện. bếp điện, nồi cơm điện 2. Học sinh: học bài và đọc trước bài mới III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu đồ dùng loại điện nhiệt ? GV giới thiệu: Trong gia đình thường dùng các đồ dùng điện – nhiệt như bàn là, nồi cơm điện, bình nước nóng - Năng lượng đầu vào, đầu ra là gì ? - Giới thiệu qua về điện trở của dây đốt nóng: Kí hiệu, tính chất, đơn vị - Cho HS đọc các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng HĐ2: Tìm hiểu về bàn là điện: - Cho HS quan sát tranh vẽ bàn là điện và yêu cầu các em hãy nêu cấu tạo của nó. - Dây đốt nóng được làm bằng vật liệu gì ? - Vỏ bàn là làm bằng vật liệu gì ? Công dụng ? - Cho HS nêu nguyên lí làm việc của bàn là - Cho HS đọc các số liệu kỹ thuật ghi trên bàn là - Hãy giải thích các thông số đó. - Cho HS tìm hiểu cách sử dụng và công dụng của bàn là. I. Đồ dùng loại điện – nhiệt: 1. Nguyên lí làm việc: Dựa vào tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây, đốt nóng biến đổi điện năng thành nhiệt năng. - Dây đốt nóng được làm bằng dây điện trở. 2. Dây đốt nóng: a) Điện trở của dây đốt nóng R = đơn vị là ôm ( Ω ) b) Các yêu cầu kỹ thuật: - Là vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn. - Chịu được nhiệt độ cao từ 1000 – 11000C (Dây NiKen) II/ Bàn là điện: 1) Cấu tạo: - Bàn là điện có hai bộ phận chính là dây đốt nóng và vỏ. a) Dây đốt nóng: - Dây đốt nóng được làm bằng hợp kim niken – crôm chịu được nhiệt độ cao. - Được đặt trong rãnh của bàn là và cách điện với vỏ. b) Vỏ bàn là: Gồm đế và nắp 2. Nguyên lí làm việc: - Khi đóng điện, dòng điện chạy trong dây đốt nóng toả nhiệt, nhiệt được tích vào bàn là làm nóng bàn là. - Nhiệt năng của bàn là điện được dùng để là quần áo. 3. Các số liệu kỹ thuật: - Điện áp định mức: 127V hoặc 220V - Công suất định mức từ 300W- 1000W 4. Sử dụng: - Dùng để là quần áo, vải vóc. - Sử dụng đúng điện áp và công suất định mức ghi trên vỏ bàn là. - Khi sử dụng không nên để mặt bàn là trực tiếp xuống mặt bàn và để lâu trên vải, quần áo. - Với từng loại vải thì điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp. - Giữ mặt bàn là luôn sạch sẽ. - Đảm bảo an toàn về điện và nhiệt. 4. Củng cố: - GV cho HS nhắc lại cấu tạo của bàn là điện - GV cho HS nhắc lại những lưu ý khi sử dụng bàn là điện. 5. Hướng dẫn về nhà: + Học thuộc lý thuyết. + Trả lời câu hỏi 1-2-3- 4 ( Sgk/145 ) ************************************************* Ngày soạn: 22/1/2012 Tiết 41: Đồ dùng loại điện - cơ Quạt điện I. Mục tiêu: - Hiểu được cấu tạo, nguyên lí làm việc và cách sử dụng động cơ điện một pha. - Hiểu được nguyên lí làm việc và cách sử dụng quạt điện và máy bơm nước. - Ham thích tìm hiểu thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Tranh vẽ sơ đồ cấu tạo động cơ điện 1 pha, mô hình động cơ điện 1 pha. 2. Học sinh: Nắm chắc các kiến thức bài trước. III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: Hãy trình bày cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bàn là điện? 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu về động cơ điện1 pha: - Cho HS quan sát mô hình động cơ điện 1 pha và sơ đồ. - Hãy nêu cấu tạo của động cơ điện 1 pha - Hãy mô tả cấu tạo của Stato - Hãy mô tả cấu tạo của Roto - Giáo viên giải thích cho HS về hiện tượng cảm ứng trong dây quấn giữa Stato và Rôto - Cho HS đọc và giải thích các số liệu ghi trên động cơ. - Khi sử dụng động cơ điện 1 pha thì chúng ta cần lưu ý điều gì ? HĐ2: Tìm hiểu về quạt điện - Cho HS quan sát chiếc quạt bàn và yêu cầu các em hãy nêu cấu tạo của nó. - Giới thiệu cho HS từng bộ phận của quạt điện - Hãy dựa vào nguyên lí làm việc của động cơ điện 1pha để nêu ra nguyên lí làm việc của quạt điện. I. Động cơ điện một pha: 1) Cấu tạo: Động cơ điện một pha có hai bộ phận chính là: Stato và Rôto a) Stato (phần đứng yên) - Lõi thép: Được ghép lại với nhau bởi các lá thép kỹ thuật điện mỏng, các lá thép được sơn cách điện với nhau. Trên lõi thép có các rãnh để cuấn dây. - Dây cuấn: Làm bằng dây điện từ b) Rôto (phần quay) - Lõi thép: Được ghép lại với nhau bởi các lá thép kỹ thuật điện mỏng, các lá thép được sơn cách điện với nhau. - Dây cuấn rôto kiểu lồng sóc là các thanh nhôm hai đầu được cố định bởi vòng ngắn mạch ở hai đầu. 2) Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn Stato và rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho Rôto quay. 3) Số liệu kỹ thuật: - Điện áp định mức: 127V, 220V. - Công suất định mức: Từ 20W – 300W 4) Sử dụng: - Đúng điện áp và công suất định mức ghi trên động cơ. - Kiểm tra và bôi dầu mỡ định kỳ. - Để động cơ nơi khô ráo, thoáng mát. - Nếu lâu ngày không sử dụng cần kiểm tra xem động cơ có bị rò điện ra vỏ không. II. Quạt điện: 1) Cấu tạo: - Quạt điện có 2 phần chính là động cơ điện và cánh quạt. - Ngoài ra còn các bộ phận khác: Vỏ, lồng bảo vệ, chân, bộ phận điều chỉnh tốc độ, hướng quay, hẹn giờ 2/ Nguyên lí làm việc: Sgk/ 152 3. Sử dụng: ( Sgk/ 153) 4. Củng cố: - Lưu ý cho học sinh: Quạt điện thực chất là động cơ điện được gắn thêm một số bộ phận có chức năng theo nhu cầu sử dụng - Nguyên lý làm việc sẽ là: Nguyên lý của động cơ điện + Nguyên lý của bộ phận đó. - Khi sử dụng và bảo dưỡng: Giống động cơ điện + Các phần bổ xung của động cơ. - Cho học sinh đọc phần ghi nhớ trong SGK 5. Hướng dẫn về nhà: + Học thuộc lý thuyết . + Trả lời câu hỏi 1-2-3 ( Sgk/155) + Đọc trước nội dung bài 46 và 48/SGK. *************************************** Ngày soạn: 5/2/2012 Tiết 43: Sử dụng hợp lý điện năng I. Mục tiêu: .- Biết sử dụng điện năng một cách hợp lý. - Chú ý thức tìm hiểu và áp dụng vào thực tế. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: 2. Học sinh:. học bài và đọc trước bài mới III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Tìm hiểu về đặc điểm của giờ cao điểm: - Trong giờ cao điểm em thấy tại gia đình mình các thiết bị điện có biểu hiện như thế nào? + ánh sáng? + Đun nước? + Ti vi? HĐ2 : Tìm hiểu về các biện pháp sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng - Trong giờ cao điểm chúng ta phải làm gì? - Những thiết bị nào có thể cắt giảm? - Trong gia đình nên sử dụng bóng đèn như thế nào để tiết kiệm điện năng? - Tại sao dùng đèn huỳnh quang, com pắc huỳnh quang lại tiết kiệm điện? - Vậy ngoài cách đó chúng ta còn có những biện pháp gì để tiết kiệm điện ? - Cho HS điền vào Sgk các cụm từ LP và TK HĐ 2: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. - Để tính toán xem mỗi ngày các đồ dùng điện tiêu tốn lượng điện là bao nhiêu chúng ta sẽ nghiên cứu công thức sau: A = P.t - Thực hành tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình - GV hướng dẫn cho HS làm bài tập tính toán tiêu thụ điện năng của gia đình mình - Hướng dẫn cho HS tính lượng tiêu thụ điện năng cho mỗi đồ dụng điện, sau đó tính tổng điện năng tiêu thụ trong tháng I. Nhu cầu tiêu thụ điện năng: 1) Giờ cao điểm tiêu thụ điện năng: - Giờ cao điểm là những giờ tiêu thụ nhiều điện năng. - Giờ cao điểm dùng điện trong ngày là khoảng18h – 22 h 2) Đặc điểm của giờ cao điểm: - Điện năng tiêu thụ lớn. - Nếu điện năng của các nhà máy điện cung cấp không đầy đủ thì điện áp của mạng giảm xuống gây tac hại đến các đồ dùng điện. II. Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng 1. Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm: - Tắt bớt các thiết bị tiêu thụ không cần thiết. - Không nên sử dụng các đồ dùng điện có công suất lớn trong giờ cao điểm. 2. Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng: ( Sgk / 166) 3. Không sử dụng lãng phí điện năng: ( Sgk / 166 ) B. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình. 1 Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện: - Điện năng tiêu thụ của đồ dùng điện được tính như sau: A = P.t A: điện năng tiêu thụ ( Wh ) P: Công suất điện (W) t: Thời gian làm việc (h) 2. Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình: 4. Củng cố: - Cho HS nhắc lại thế nào là giờ cao điểm. VD thực tế về các biện pháp tiết kiệm điện. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài và trả lời các câu hỏi trong SGK - Đọc và chuẩn bị nội dung cho bài sau ****************************** Ngày soạn: 11/2/2012 Tiết 44 : kiểm tra I. Mục tiêu: - Biết cách vận dụng kiến thức vào bài tập - Làm được bài tập thực hành theo yêu cầu. II . Chuẩn bị: 1. Giáo viên: Đề bài và đáp án biểu điểm 2. Học sinh: Kiến thức liên quan III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3: Bài kiểm tra: * Đề bài: Hãy tính toán điện năng tiêu thụ của gia đình biết Quạt điện 2 chiếc (Quạt trần 140W, quạt bàn 75W) hoạt động 8h/ngày, Bóng đèn sợi đốt 4 bóng 75W thắp sáng 10h/ngày, 1 nồi cơm điện 75W dùng 1.5h/ngày, tủ lạnh dùng 24h/ngày, máy bơm 25W dùng 30’/ngày, ti vi 120W dùng 10h/ngày, máy vi tính 100W dùng 5h/ngày. a. Hãy tính điện năng tiêu thụ của gia đình trong 1 tháng ? b. Hãy tính số tiền phải trả trong 1 tháng biết 1KW/h = 700 đồng. c. Nếu thay bóng đèn sợi đốt 75W bằng bóng đèn compac huỳnh quang 25W thì số tiền trong 1 năm tiết kiệm được bao nhiêu? (Tính mỗi tháng = 30 ngày). * Đáp án: Tóm tắt: Q1: 140W, t = 8h Q2 : 75W, t = 8h ĐSĐ = 75W, t = 10h x 4 NC = 75W, t = 1.5h MB = 25W, 0.5h TV = 120W, t = 10h MT = 100W, t = 5h TL = 90W, t = 24h a. P = KW/h b. Số tiền = ? c. Nếu thay ĐSĐ = ĐCP Thì tiết kiệm được bao nhiêu tiền trong 1 năm bài giải: a. Theo công thức tính công suất tiêu thụ: A = P.t Ta có: A1 = PQ.tQ = 140 x 8 = 1120 W/h = 1.12 KW/h Tương tự ta có : A2 = 75 x 8 = 600 W/h = 0.6 KW/h A4 = 75 x 1.5 = 112.5 W/h = 0.1125 KW/h A5 = 25 x 0.5 = 12.5 W/h = 0.0125 KW/h A6 = 120 x 10 = 1200 W/h = 1.2 KW/h A7 = 100 x 5 = 500 W/h = 0.5 KW/h A8 = 90 x 24 = 2160 W/h = 2.160 KW/h Điện năng tiêu rhụ trong 1 ngày là: A = A1+ A2+ A3+ A4+ A5+ A6+ A7+ A8 = 7.955KW/h Điện năng tiêu thụ trong 1 tháng là: A x 30 = 238.65KW/h b. Số tiền phải trả là: A x 700 = 167055 đồng. c. Nếu thay ĐSĐ = ĐCP thì: A3 = 75 x 10 x 3 = 2250W/h = 2.25KW/h Trong 1 tháng: = 67.5KW/h Trong 1 năm: = 810KW/h Số tiền phải trả: 567000 đồng A3 = 25 x 10 x 3 = 750 W/h = 0.75 KW/h Trong 1 tháng: = 22.5KW/h Trong 1 năm: = 270KW/h Số tiền phải trả: 189000 đồng Vậy số tiền tiết kiêm được là: 567000 – 189000 = 398000 đồng 4. Củng cố: * Kết thúc bài kiểm tra * Nhận xét và đánh giá kết quả bài kiểm tra thực hành. 5. Hướng dẫn về nhà: - Về nhà tiếp tục ôn luyện lại nội dung bài thực hành. - Đọc trước nội dung bài 50, 51/SGK. ==================================== Ngày soạn : 25/2/2012 Chương VIII : Mạng điện trong nhà Tiết 45 : Đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà I. Mục tiêu: - Hiểu được đặc điểm của mạng điện trong nhà. - Hiểu được cấu tạo và chức năng của một số phần tử của mạng điện trong nhà. II. Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: Chuẩn bị các đồ dùng dạy học cần thiết và hình 50.1, h 50.2 2/ Học sinh: Nắm chắc các kiến thức bài trước III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1 : Tìm hiểu về đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà: - Mạng điện trong nhà có điện áp là bao nhiêu? - Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà có những đặc điểm gì? - Cho HS tìm hiểu về sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dùng điện với điện áp của mạng điện - Cho HS nêu các yêu cầu của mạng điện trong nhà HĐ2 : Tìm hiểu cấu tạo của mạng điện trong nhà: I. Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà : 1) Điện áp của mạng điện trong nhà: - Điện áp của mạng điện trong nhà là loại điện áp thấp 220V 2) Đồ dùng điện của mạng điện trong nhà: - Đồ dùng điện rất đa dạng. - Công suất của các đồ dùng điện rất khác nhau. 3) Sự phù hợp điện áp giữa các thiết bị, đồ dụng điện với điện áp của mạng điện 4) Các yêu cầu của mạng điện trong nhà: - Được thiết kế đảm bảo cung cấp đủ và có dự phòng cho các thiết bị dùng điện. - Đảm bảo an toàn cho người sử dụng và ngôi nhà. - Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa. - Sử dụng thuận tiện, bền, chắc chắn, đẹp. II.Cấu tạo của mạng điện trong nhà SGK/174 4. Củng cố: - GV cho HS nhắc lại các đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà . - GV cho HS mô tả lại cấu tạo của mạng điện trong nhà . 5. Hướng dẫn về nhà: -Học bài và trả lời các câu hỏi ở cuối bài ================================== Ngày soạn : 25/2/2012 Tiết 46 : Thiết bị đóng - Cắt và lấy điện trong nhà I. Mục tiêu: - Hiểu được công dụng của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà - Hiểu được công cấu tạo và nguyên lí làm việc của một số thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà II. Chuẩn bị: 1/ Giáo viên: Chuẩn bị các thiết bị đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà như : Công tắc điện, cầu dao , ổ cắm , phích cắm . 2/ Học sinh: Nắm chắc các kiến thức bài trước III. Tiến trình bài giảng: 1. Tổ chức: 2. Kiểm tra bài cũ: 3: Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1 : Tìm hiểu về các thiết bị đóng cắt mạng điện: - Công tắc điện dùng để làm gì ? - Cho HS quan sát cấu tạo công tắc đơn giản. - Chúng gồm những bộ phận nào? Chức năng? vật liệu chế tạo? - Có những loại công tắc nào? - Cho HS điền nội dung vào chỗ HĐ4 : Tìm hiểu về các thiết bị lấy điện: - Cho HS kể tên các thiết bị lấy điện đã biết - Công dụng của các thiết bị lấy điện là gì ? - Nêu công dụng c
File đính kèm:
- CN 8 HK2 CHI VIEC IN.doc