Giáo án Công nghệ 8 - Bài 13, 14: Công cơ học, định luật về công - Trường THCS Loan Mỹ
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ 8 - Bài 13, 14: Công cơ học, định luật về công - Trường THCS Loan Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài 13 – 14 CÔNG CƠ HỌC – ĐỊNH LUẬT VỀ CÔNG I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Khi nào có công cơ học? - Công cơ học dùng với trường hợp khi có lực tác dụng vào vật và vật chuyển dời theo phương không vuông gốc với phương của lực. - Công cơ học phụ thuộc vào hai yếu tố: Lực tác dụng vào vật và độ chuyển dời của vật. 2. Công thức tính công cơ học - Công thức: A = F.s Trong đó: F là lực tác dụng vào vật, S là quãng đường vật dịch chuyển - Đơn vị công là Jun (kí hiệu là J): 1J = 1N.1m = 1N.m 3. Định luật về công Không một máy cơ đơn giản nào cho lợi về công, được lợi bao nhiêu lần về lực thì thiệt bấy nhiêu lần về đường đi và ngược lại. 4. Các loại máy cơ đơn giản thường gặp - Ròng rọc cố định: Chỉ có tác dụng đổi hướng của lực. - Ròng rọc động: Lợi hai lần về lực, thiệt hai lần về đường đi. - Mặt phẳng nghiêng: Lợi về lực, thiệt về đường đi. - Đòn bẩy: Lợi về lực, thiệt về đường đi hoặc ngược lại. Bài 16 CÔNG SUẤT I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Công suất - Để biết người nào hay máy nào làm việc khỏe hơn (thực hiện công nhanh hơn) người ta so sánh công thực hiện được trong một đơn vị thời gian. - Công thực hiện được trong một đơn vị thời gian được gọi là công suất. 2. Công thức tính công suất Công thức: Trong đó: A là công thức thực hiện, t là khoản thời gian thực hiện công A. 3. Đơn vị công suất Nếu công A là 1J, thời gian t là 1s, thì công suất là: = 1J/s (jun trên giây). Đơn vị công suất J/s được gọi là oát (kí hiệu W). 1W = 1J/s 1kW (kilôoát) = 1000W 1MW (mêgaoát) = 1000kW = 1000000W. Bài 17 – 18 CƠ NĂNG SỰ CHUYỂN HÓA VÀ BẢO TOÀN CƠ NĂNG I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Cơ năng là gì? - khi vật có khả năng sinh công, ta nói vật có cơ năng. - Đơn vị của cơ năng là Jun (J). 2. Thế năng - Cơ năng của vật phụ thuộc vào vị trí của vật so với mặt đất gọi là thế năng hấp dẫn. - Cơ năng của vật phụ thuộc vào độ biến dạng của vật gọi là thế năng đàn hồi. - Chú ý: khi vật nằm trên mặt đất thì thế năng hấp dẫn của vật bằng không. 3. Động năng - Cơ năng của vật do chuyển động mà có gọi là động năng. - Động năng phụ thuộc vào khối lượng và vận tốc của vật. Nếu vật đứng yên thì động năng của vật bằng không. Chú ý: Thế năng và động năng là hai dạng của cơ năng. 4. Sự chuyển hóa của các cơ năng Động năng có thể chuyển hóa thành thế năng, ngược lại thế năng có thể chuyển hóa thành động năng. 5. Sự bảo toàn cơ năng Trong quá trình cơ học, động năng và thế năng không tự nhiên sinh ra và cũng không tự nhiên mất đi, mà chỉ chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. Chương II NHIỆT HỌC Bài 20 – 21 CÁC CHẤT ĐƯỢC CẤU TẠO NHƯ THẾ NÀO? CHUYỂN ĐỘNG CỦA PHÂN TỬ I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Các chất được cấu tạo như thế nào? - Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt gọi là các nguyên tử, phân tử. - Giữa các nguyên tử, phân tử luôn có khoảng cách. 2. Chuyển động của các nguyên tử, phân tử - Các nguyên tử, phân tử luôn chuyển động hổn độn không ngừng. - Nhiệt độ của vật càng cao thì các nguyên tử, phân tử cấu tạo nên vật chuyển động càng nhanh. 3. Hiện tượng khuếch tán Khi đổ hai chất lỏng khác nhau vào cùng một bình chứa, sau một thời gian hai chất lỏng tự hòa lẫn vào nhau. Hiện tượng này gọi là hiện tượng khuếch tán. Bài 22 NHIỆT NĂNG I.TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Nhiệt năng là gì? - Nhiệt năng của một vật là tổng động năng của các phân tử cấu tạo nên vật. 2. Các cách làm thay đổi nhiệt năng - Nhiệt năng của vật có thể thay đổi bằng hai cách: Thực hiện công và truyền nhiệt. 3. nhiệt lượng - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhận được hay mất bớt đi. - Đơn vị của nhiệt năng và nhiệt lượng là Jun (kí hiệu J). Bài 23 – 24 DẪN NHIỆT – ĐỐI LƯU – BỨC XẠ NHIỆT I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Sự dẫn nhiệt - Nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác bằng hình thức dẫn nhiệt. - Trong các chất dẫn nhiệt thì chất rắn dẫn nhiệt tốt và tốt nhất là kim loại, chất lỏng dẫn nhiệt kém, chất khí dẫn nhiệt kém nhất. 2. Đối lưu Đối lưu là sự truyền nhiệt bằng các dòng chất lỏng và chất khí, đó là hình thức truyền nhiệt chủ yếu của chất lỏng và chất khí. 3. Bức xạ nhiệt - Bức xạ nhiệt là sự truyền nhiệt bằng các tia nhiệt. - Bức xạ nhiệt có thể xảy ra cả ở trong chân không. Bài 25 NHIỆT LƯỢNG I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Nhiệt lượng của một vật thu vào phụ thuộc vào những yếu tố nào? - Nhiệt lượng là phần nhiệt năng mà vật nhân được hay mất bớt đi. - Nhiệt lượng vật cần thu vào để nóng lên phụ thuộc khối lượng, độ tăng nhiệt độ của vật và nhiệt dung riêng của chất làm vật. 2. Công thức tính nhiệt lượng - Công thức tính nhiệt lượng thu vào: Trong đó: Q là nhiệt lượng (J); m là khối lượng của vật (kg); t là độ tăng nhiệt độ của vật(0C hoặc 0K) ; C là nhiệt dung riêng của chất làm vật (J/kg.K). - Nhiệt dung riêng của một chất cho biết nhiệt lượng cần thiết để làm cho 1kg chất đó tăng thêm 10C. Bài 26 PHƯƠNG TRÌNH CÂN BẰNG NHIỆT I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Nguyên lý truyền nhiệt - Nhiệt truyền từ vật có nhiệt độ cao hơn sang vật có nhiệt độ thấp hơn. - Sự truyền nhiệt xảy ra cho đến khi nhiệt độ của hai vật cân bằng nhau thì ngừng lại. - Nhiệt lượng do vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng do vật kia thu vào. 2. Phương trình cân bằng nhiệt Nhiệt lượng vật này tỏa ra bằng nhiệt lượng vật kia thu vào, phương trình cân bằng nhiệt là Qtỏa ra = Qthu vào. Bài 27 NĂNG SUẤT TỎA NHIỆT CỦA NHIÊN LIỆU I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu là gì? Đại lượng cho biết nhiệt lượng tỏa ra khi 1kg nhiên liệu bị đốt cháy hoàn toàn gọi là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu. 2. Công thức tính nhiệt lượng do nhiên liệu bị đốt cháy tỏa ra Nhiệt lượng tỏa ra khi nhiên liệu bị đốt cháy: Q = q.m Trong đó q là năng suất tỏa nhiệt của nhiên liệu (J/kg); m là khối lượng nhiên liệu (kg). Bài 28 – 29 SỰ BẢO TOÀN NĂNG LƯỢNG TRONG CÁC HIỆN TƯỢNG CƠ VÀ NHIỆT – ĐỘNG CƠ NHIỆT I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Sự truyền cơ năng, nhiệt năng từ vật này sang vật khác - Cơ năng, nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. 2. Sự chuyển hóa giữa các dạng cơ năng, giữa cơ năng và nhiệt năng - Các dạng cơ năng (như động năng và thế năng) có thể chuyển hóa qua lại lẫn nhau. - Cơ năng và nhiệt năng có thể truyền từ vật này sang vật khác, chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. 3. Sự bảo toàn nhiệt lượng trong các hiện tượng cơ và nhiệt Năng lượng không tự sinh ra cũng không tự mất đi, nó chỉ truyền từ vật này sang vật khác hoặc chuyển hóa từ dạng này sang dạng khác. 4. Động cơ nhiệt là gi? Động cơ nhiệt là động cơ trong đó một phần năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển hóa thành cơ năng. 5. Động cơ nổ bốn kì a) Cấu tạo: Động cơ gồm: xilanh, trong có pittông chuyển động lên xuống được. Pittông được nối với trục bằng biên và tay quay. Trên trục quay có gắn vô lăng. Phía trên xilanh có hai van, chúng có thể đóng mở tự động khi pittông chuyển động. Ở trên xilanh có gắn bugi dùng để bật tia lửa điện để đốt cháy hiên liệu trong xilanh. b) Chuyển vận: Động cơ hoạt động có bốn kì - Kì thứ nhất: Hút nhiên liệu - Kì thứ hai: Nén nhiên liệu - Kì thứ ba: Đốt nhiên liệu, sinh công - Kì thứ 4: Thoát khí đốt cháy, đồng thời tiếp tục hút nhiên liệu vào xilanh, chuẩn bị trở lại kì thứ nhất. 6. Hiệu suất của động cơ nhiệt Hiệu suất của động cơ nhiệt: H = Trong đó Q là nhiệt lượng của nhiên liệu khi bị đốt cháy, A là phần công có ích do máy tạo ra.
File đính kèm:
- DE CUONG ON TAP HKII VA 1 SO DE THI HKII.doc