Giáo án Công nghệ lớp 12 - Chương II: Một Số Mạch Điện Tử Cơ Bản

doc14 trang | Chia sẻ: hongdao | Lượt xem: 5170 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 12 - Chương II: Một Số Mạch Điện Tử Cơ Bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 27 / 9 / 2009
Tiết 6. 
Chương ii: Một số mach điện tử cơ bản
Bài 7: Khái niệm mạch điện tử - chỉnh lưu - nguồn một chiều
A. Mục tiêu bài học:
 Thông qua bài học, Giáo viên phải làm cho học sinh: 
- Biết được khái niệm, phân loại mạch điện tử.
- Hiểu được chức năng, nguyên lí làm việc của nguồn một chiều, gồm: mạch chỉnh lưu, mạch lọc và mạch ổn áp.
B. Chuẩn bị bài dạy.
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 7 - Sách giáo khoa Công nghệ 12.
- Đọc các thông tin có liên quan (SGK Vật lí 11).
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- Tranh giáo khoa H 7.1 đến H7.7 Sgk.
- Vật mẫu: Mạch nguồn một chiều thực tế.
C. Tiến trình dạy học.
 I. Phân bố bài giảng.
 Bài giảng gồm bốn nội dung thực hiện trong 1 tiết:
- Khái niệm, phân loại mạch điện tử.
- Mạch chỉnh lưu.
- Nguồn một chiều.	
 II. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức lớp.
 2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Tìm hiểu về khái niệm và phân loại mạch điện tử
- Yêu cầu hs lấy ví dụ về một số mach điện tử trong thực tế.
- Dùng H7.1 kết hợp với các dẫn chứng và giải thích cụ thể để phân loại mạch điện tử.
- Hs lấy ví dụ
- Tìm hiểu và ghi nhớ (kẻ bảng 7.1)
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạc chỉnh lưu
- Yêu cầu học sinh q.sát H7.2, 7.3, 7.4 Sgk.
- Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của mạch chỉnh lưu.
- Nêu nguyên lí làm việc, chiều dòng điện chạy trong các mạch chỉnh lưu.
- Vẽ dạng sóng cảu dòng điện xoay chiều ở đầu vào và dạng sóng của dòng điện một chiều ở đầu ra của từng mạch chỉnh lưu.
Quan sát tranh, tìm hiểu
Tham khảo sách giáo khao trả lời
Tìm hiểu, ghi nhớ
Vẽ sơ đồ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về về nguồn một chiều
- Cho hs quan sát H7.6, 7.7 Sgk và mạch mẫu nguồn một chiều. Yêu cầu đối chiếu so sánh để nhận biết các khối trên mạch mẫu.
- Nêu chức năng, nhiệm vụ của các khối trong mạch nguồn một chiều.
- Chỉ ra chiều dòng điện chạy trong mạch điện và dạng sóng minh họa điện áp ở các điểm 1, 2, 3, 4 trong mạch điện và trên các vị trí của mạch mẫu.
Quan sát, tìm hiểu.
Đối chiếu, so sánh, nhận biết các khối trong mạch.
Tìm hiểu, ghi nhớ
Tìm hiểu, ghi nhớ.
Hoạt động 4: Tổng kết - đánh giá.
 *Củng cố bài: Gv đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết.
 Câu hỏi: 
 - Nêu sự khác nhau cơ bản giữa mạch kĩ thuật số và mạch kĩ thuật tương tự?
 - Nguồn một chiều đóng vai trò gì trong các mạch điện tử?
 - Bằng cách nào để có nguồn một chiều nuôi thiết bị điện tử?
 - Mạch nguồn một chiều có bắt buộc phải đủ cả 5 khối như H7.6 Sgk hay 
 không? Hãy phân tích nguồn một chiều sẽ ra sao khi cho thiếu lần lượt 
 từng khối một.
 *Hướng dẫn sinh tự học:
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3, 4 cuối bài.
- Xem trước nội dung bài 8 Sách giáo khoa Công nghệ 12.
- Đọc nội dung thông tin bổ sung cuối bài.
Ngày soạn : 4 / 10 / 2009
Tiết 7. Bài 8
Bài 7: mạch khuếch đại - mạch tạo xung
A. Mục tiêu bài học:
 Thông qua bài học, Giáo viên phải làm cho học sinh: Biết được chức năng, sơ đồ nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại và mạch tạo xung đơn giản.
B. Chuẩn bị bài dạy.
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 8 - Sách giáo khoa Công nghệ 12.
- Đọc các thông tin tham khảo.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- Tranh giáo khoa H 8.1 đến H8.4 Sgk.
- Vật mẫu: + Mạch nguồn một chiều thực tế.
 + Bo mạch xung đa hài thực tế H8.3 Sgk.
C. Tiến trình dạy học.
 I. Phân bố bài giảng.
 Bài giảng gồm 2 nội dung thực hiện trong 1 tiết:
- Mạch khuếch đại điện áp dùng IC khuếch đại thuật toán.
- Mạch tạo xung đa hài đối xứng dùng Tranzitor.	
 II. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức lớp.
 2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Mạch nguồn một chiều có bắt buộc phải đủ cả 5 khối như H7.6 Sgk hay 
 không? Hãy phân tích nguồn một chiều sẽ ra sao khi cho thiếu lần lượt 
 từng khối một.
+E
-E
UVĐ
UVK
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch khuếch đại
- Yêu cầu học sinh tham khảo Sgk.
- Giáo viên giới thiệu chức năng của mạch khuếch đại.
- Dùng vật mẫu kết hợp tranh vẽ H8.1, H8.2 để giải thích về IC thuật toán và mạch khuếch đại điện áp dùng khuếch đại thuật toán mắc theo sơ đồ mạch khuếch đại đảo.
- Nêu nguyên lí làm việc của mạch khuếch đại điện áp dùng khuếch đại thuật toán.
Nhấn mạnh đặc điểm của mạch là điện áp ra ngược pha với điện áp vào và hệ số khuếch đại hoàn toàn do Rht và R1 mắc bên ngoài IC quyết định.
Tham khảo Sgk
Ghi nhớ chức năng của mạch khuếch đại.
Quan sát kết hợp tham khảo Sgk tìm hiểu.
Vẽ sơ đồ H8.1, tìm hiểu qui ước kí hiệu một bộ khuếch đại thuật toán.
Tìm hiểu, ghi nhớ.
Ghi nhớ về hệ số khuếch đại K.
Hoạt động 2: Tìm hiểu về mạch tạo xung
- Giáo viên giới thiệu chức năng của mạch tạo xung.
- Dùng vật mẫu kết hợp với tranh vẽ H8.3, 8.4 Sgk trình bày về mạch tạo xung đa hài tự dao động.
Hướng dẫn cách mắc mạch điện.
- Nêu nguyên lí làm việc của mạch.
Tìm hiểu, ghi nhớ.
Quan sát, tham khảo Sgk tìm hiểu.
Quan sát, tìm hiểu
Tìm hiểu, ghi nhớ.
Hoạt động 3: Tổng kết - đánh giá.
 *Củng cố bài: Gv đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết.
 Câu hỏi: 
 - Trong mạch khuếch đại đảo dùng OA nếu điện trở hồi tiếp âm bị đứt thì 
 mạch sẽ có hiện tượng gì ?
 - Để mạch điện làm việc ổn định ta phải làm gì?
 - Nếu muố điện áp ra vẫn giữ nguyên pha như điện áp vào thì mắc mạch 
 khuếch đại theo kiểu gì?
 - Nêu sự giống và khác nhau giữa mạch đa tạo xung đa hài đối xứng và 
 mạch tạo xung đa hài không đối xứng?.
 *Hướng dẫn sinh tự học:
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3, 4 cuối bài.
- Xem trước nội dung bài 9 Sách giáo khoa Công nghệ 12.
Ngày soạn: 11/10/2009.
Tiết 8. Bài 9
Thiết kế mạch điện tử đơn giản
A. Mục tiêu bài học:
 Qua bài giảng này, Giáo viên phải làm cho học sinh:
- Biết được nguyên tắc chung và các bước cần thiết tiến hành thiết kế 
mạch điện tử.
- Thiết kế được một mạch điện tử đơn giản.
- Có ý thức tìm hiểu và thiết kế mạch điện tử đơn giản.
B. Chuẩn bị bài dạy.
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 9 - Sách giáo khoa Công nghệ 12.
- Đọc các thông tin tham khảo.
2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học: 
- Tranh giáo khoa H 9.1 Sgk.
- Vật mẫu: Mạch nguồn một chiều thực tế.
C. Tiến trình dạy học.
 I. Phân bố bài giảng.
 Bài giảng gồm 2 nội dung thực hiện trong 1 tiết:
- Nguyên tắc và các bước thiết kế mạch điện tử.
- Thiết kế mạch nguồn một chiều.	
 II. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định tổ chức lớp.
 2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hãy vẽ sơ đồ và nêu nguyên lí mạch khuếch đại dùng OA?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nguyên tắc chung thiết kế mạch điện tử
Gv lấy ví dụ và cho Hs quan sát một mạch điện tử và hỏi:
- Em hãy cho biết nguyên tắc chung khi thiết kế mạch điện tử?
- Trong các nguyên tắc đó thì nguyên tắc nào là quan trọng nhất đối với mạch điện tử?
Gv kết luận.
Hs quan sát.
Hs tham khảo Sgk, thỏa luận và TL.
Hs thảo luận và nêu ý kiến.
Ghi nhớ.
Hoạt động 3: Tìm hiểu các bước thiết kế mạch điện tử 
- Từ ví dụ mạch bảng điện tử có sãn, Gv giới thiệu các bước thiết kế mạch điện tử.
- Dùng bảng mạch chỉ cho học sinh cách bố trí linh kiện, đường đây điện trong mạch.
Hỏi:
- Em hãy nêu yêu cầu của mạch nguyên lí?
- Em hãy nêu yêu cầu của mạch lắp ráp?
- Vì sao dây dẫn không được chồng chéo lên nhau và ngắn nhất?
- Khi vẽ mạch nguyên lí bằng các phần mềm thì có ưu ngược điểm gì?
- Hãy phân biệt mạch nguyên lí và mạch điện lắp ráp?
Gv kết luận.
Tham khảo Sgk, ghi nhớ.
Quan sát, tìm hiểu.
Học sinh nêu các yêu cầu đối với mạch nguyên lí.
Hs nêu ý kiến.
Học sinh quan sát và trả lời.
Nêu ưu và nhược điểm khi thiết kế bằng phần mềm.
Nêu dấu hiệu để phân biệt hai mạch nguyên lí và mạch lắp ráp.
Ghi nhớ
Hoạt động 4: Hướng đẫn thiết kế mạch nguồn điện một chiều.
*Gv giao các nhiệm vụ thiết kế theo yêu cầu đầu bài.
*Lựa chọn sơ đồ thiết kế.
- Nêu các phương án chỉnh lưu đã học?
-Em hãy nêu ưu nhược điểm của các phương án chỉnh lưu đã học?
- Phương án chỉnh lưu nào được dùng nhiều trong thực tế? Vì sao?
*Yêu cầu học sinh tham gia vào tính toán và lựa chọn các linh kiện.
- Gọi hs tính công suất máy biến áp.
- Gọi học sinh tính dòng điện điôt.
- Gọi học sinh tính điện áp.
- Gọi học sinh chọn tụ điện.
Tìm hiểu các yêu cầu.
Hs trả lời.
Nêu ưu nhược điểm của các phương án chỉnh lưu.
Học sinh trả lời. 
Hs tính toán và lựa chọn theo hướng dẫn của giáo viên.
Hoạt động 5: Tổng kết - đánh giá.
 *Củng cố bài: Gv đặt câu hỏi theo các mục tiêu của bài học để tổng kết.
 *Hướng dẫn sinh tự học:
- Yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi 1,2,3, 4 cuối bài.
- Xem trước nội dung bài 9 Sách giáo khoa Công nghệ 12.
Ngày soạn : 18 / 10 / 2009
Tiết 9. Bài 10
Thực hành: mạch nguồn điện một chiều
A. Mục tiêu bài học:
 Dạy xong bài thực hành này, Giáo viên cần làm cho học sinh:
- Nhận dạng được các linh kiện và vẽ được SĐNL từ mạch nguồn thực tế.
- Phân tích được NLLV của mạch điện.
- Có ý thức thực hiện các quy trình và quy định về an toàn.
B. Chuẩn bị bài dạy.
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 4, 7, 9, 10 - Sách giáo khoa Công nghệ 12.
- Làm bài thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu.
2. Chuẩn phương tiện dạy bài thực hành: 
 a. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh.
- Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.
- Mạch nguồn một chiều: 6 bộ.
 b. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức bài 4, 7, 9, 10, kẻ mẫu báo cáo.
C. Tiến trình dạy học
 I. Cấu trúc và phân bổ bài thực hành: 
 Bài thực hành gồm 3 nội dung:
- Quan sát, tìm hiểu các linh kiện trên mạch thực tế.
- Vẽ sơ đồ nguyên lí từ mạch nguồn thực tế..
- Cấp điện cho mạch nguồn làm việc rồi dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp 
tại các điểm qui định trong Sgk để nhận xét, phân tích và kết luận..
 II. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định lớp, chia nhóm học sinh. 
 2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lí thuyết bài 4, 7, 9 Sgk và cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Hoạt động 2: Quan sát và tìm hiểu các linh kiện trên mạch nguồn thực tế
- Yêu cầu học sinh kiểm tra an toàn.
- Gv phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn Hs sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp 1 chiều và xoay chiều.
- Hướng dẫn học sinh quan sát các linh kiện trên mạch thực tế để vẽ SĐNL của mạch.
-Vệ sinh, kiểm tra an toàn
- Học sinh các nhóm nhận dụng cụ vật liệu.
- Ghi nhớ.
- Quan sát, tìm hiểu.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch nguồn một chiều.
- Yêu cầu các nhóm học sinh căn cứ vào mạch nguồn thực tế vẽ SĐNL của mạch theo thứ tự từ đầu nguồn cho đến đầu ra.
- Gv đưa ra SĐNL của mạch.
Các nhóm hs vẽ sơ đồ nguyên lí theo yêu cầu.
So sánh, sửa sai nếu có.
Hoạt động 4: Cắm mạch thí nghiệm vào nguồn điện xoay chiều.
- Yêu cầu học sinh kiểm tra lần cuối trước khi cắm mạch vào nguồn cấp điện.
- Gv kiểm tra nếu nhóm học sinh nào vẽ đúng thì cho cắm điện và tiến hành đo các thông số: Điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp MBA, điện áp ở đầu ra sau mạch lọc và điện áp ở đầu ra sau mạch ổn áp.
Học sinh kiểm tra.
Học sinh tiến hành cắm điện và sử dụng đồng hồ vạn năng đo các thông số, ghi lại.
Hoạt động 4: Kết thúc thực hành
- Thu hồi dụng cụ, vật liệu.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận về kết quả.
- Đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi, chấm bài thực hành.
Vệ sinh tại chỗ
Hs hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá về kết quả.
Nộp báo cáo.
Hoạt động 5: Tổng kết - đánh giá
* GV nhận xét giờ thực hành về các mặt:
 - Chuẩn bị của HS.
 - ý thức học tập, kĩ năng thực hành của học sinh.
 - Kết quả thực hành của học sinh.
* Hướng dẫn học sinh tự học:
 Học sinh về xem trước nội dung bài 11 Sách giáo khoa Công nghệ 12.
Ngày soạn : 25 / 10 / 2009
Tiết 10. Bài 11. Thực hành: 
lắp mạch nguồn chỉnh lưu cầu có biến áp nguồn và tụ lọc
A. Mục tiêu bài học:
 Dạy xong bài thực hành này, Giáo viên cần làm cho học sinh:
- Lắp được các linh kiện điện tử lên bo mạch thử theo s.đồ nguyên lí hình 9.1.
- Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện các quy trình và quy định về an toàn.
B. Chuẩn bị bài dạy.
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 4, 7, 9, 10 - Sách giáo khoa Công nghệ 12.
- Làm bài thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu.
2. Chuẩn phương tiện dạy bài thực hành: 
 a. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh.
- Đồng hồ vạn năng: 1 chiếc.
- Mạch nguồn một chiều: 6 bộ.
 b. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức bài 4, 7, 9, 10, kẻ mẫu báo cáo.
C. Tiến trình dạy học
 I. Cấu trúc và phân bổ bài thực hành: 
 Bài thực hành gồm 3 nội dung:
- Quan sát, tìm hiểu các linh kiện trên mạch thực tế.
- Vẽ sơ đồ nguyên lí từ mạch nguồn thực tế..
- Cấp điện cho mạch nguồn làm việc rồi dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp 
tại các điểm qui định trong Sgk để nhận xét, phân tích và kết luận..
 II. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định lớp, chia nhóm học sinh. 
 2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lí thuyết bài 4, 7, 9 Sgk và cách sử dụng đồng hồ vạn năng
Hoạt động 2: Quan sát và tìm hiểu các linh kiện trên mạch nguồn thực tế
- Yêu cầu học sinh kiểm tra an toàn.
- Gv phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn Hs sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp 1 chiều và xoay chiều.
- Hướng dẫn học sinh quan sát các linh kiện trên mạch thực tế để vẽ SĐNL của mạch.
-Vệ sinh, kiểm tra an toàn
- Học sinh các nhóm nhận dụng cụ vật liệu.
- Ghi nhớ.
- Quan sát, tìm hiểu.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch nguồn một chiều.
- Yêu cầu các nhóm học sinh căn cứ vào mạch nguồn thực tế vẽ SĐNL của mạch theo thứ tự từ đầu nguồn cho đến đầu ra.
- Gv đưa ra SĐNL của mạch.
Các nhóm hs vẽ sơ đồ nguyên lí theo yêu cầu.
So sánh, sửa sai nếu có.
Hoạt động 4: Cắm mạch thí nghiệm vào nguồn điện xoay chiều.
- Yêu cầu học sinh kiểm tra lần cuối trước khi cắm mạch vào nguồn cấp điện.
- Gv kiểm tra nếu nhóm học sinh nào vẽ đúng thì cho cắm điện và tiến hành đo các thông số: Điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp và thứ cấp MBA, điện áp ở đầu ra sau mạch lọc và điện áp ở đầu ra sau mạch ổn áp.
Học sinh kiểm tra.
Học sinh tiến hành cắm điện và sử dụng đồng hồ vạn năng đo các thông số, ghi lại.
Hoạt động 4: Kết thúc thực hành
- Thu hồi dụng cụ, vật liệu.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận về kết quả.
- Đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi, chấm bài thực hành.
Vệ sinh tại chỗ
Hs hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá về kết quả.
Nộp báo cáo.
Hoạt động 5: Tổng kết - đánh giá
* GV nhận xét giờ thực hành về các mặt:
 - Chuẩn bị của HS.
 - ý thức học tập, kĩ năng thực hành của học sinh.
 - Kết quả thực hành của học sinh.
* Hướng dẫn học sinh tự học:
 Học sinh về xem trước nội dung bài 11 Sách giáo khoa Công nghệ 12.
Ngày soạn : 1 / 11 / 2009
Tiết 11.Bài 11
Thực hành: điều chỉnh các thông số 
của mạch tạo xung đa hài dùng Tranzitor
A. Mục tiêu bài học:
 Dạy xong bài thực hành này, Giáo viên cần làm cho học sinh:
- Biết cách đổi từ xung đa hài đối xứng sang xung đa hài không đối xứng.
 Biết cách thay đổi chu kì xung.
- Sử dụng các dụng cụ thực hành đúng kĩ thuật.
- Có ý thức thực hiện các quy trình và quy định về an toàn.
B. Chuẩn bị bài dạy.
1. Chuẩn bị nội dung:
- Nghiên cứu nội dung bài 8 - Sách giáo khoa Công nghệ 12.
- Làm bài thực hành, điền các số liệu vào báo cáo mẫu.
2. Chuẩn phương tiện dạy bài thực hành: 
 a. Giáo viên: Chuẩn bị dụng cụ, vật liệu cho một nhóm học sinh.
- Mạch đa hài tự kích dùng T lắp sẵn: 6 bộ, thay R1, R2 bằng hai đèn LED 
 đỏ, xanh có đầu chờ để thay đổi tụ và điện trở.
- Nguồn 1 chiều 4,5V.
 b. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức bài 8, kẻ mẫu báo cáo.
C. Tiến trình dạy học
 I. Cấu trúc và phân bổ bài thực hành: 
 Bài thực hành gồm 2 nội dung:
- Thay đổi trị số tụ điện trong mạch để thay đổi tần số dao động.
- Thay đổi trị số tụ điện trong mạch để đổi xung đa hài đối xứng 
 thành xung đa hài không đối xứng.
 II. Các hoạt động dạy học.
 1. ổn định lớp, chia nhóm học sinh. 
 2. Các hoạt động dạy học.
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Hoạt động 1: Ôn tập kiến thức lí thuyết bài 8 Sgk.
Hoạt động 2: Quan sát và tìm hiểu các linh kiện trên mạch thực tế
- Yêu cầu học sinh kiểm tra an toàn.
- Gv phát dụng cụ, vật liệu cho từng nhóm học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn Hs sử dụng đồng hồ vạn năng đo điện áp 1 chiều và xoay chiều.
- Hướng dẫn học sinh quan sát các linh kiện trên mạch thực tế để vẽ SĐNL của mạch.
-Vệ sinh, kiểm tra an toàn
- Học sinh các nhóm nhận dụng cụ vật liệu.
- Ghi nhớ.
- Quan sát, tìm hiểu.
Hoạt động 3: Vẽ sơ đồ nguyên lí của mạch tạo xung đa hài dùng T.
- Yêu cầu các nhóm học sinh căn cứ vào mạch thực tế vẽ SĐNL của mạch theo thứ tự từ đầu nguồn cho đến đầu ra.
- Gv đưa ra SĐNL của mạch.
Các nhóm hs vẽ sơ đồ nguyên lí theo yêu cầu.
So sánh, sửa sai nếu có.
Hoạt động 4: Tổ chức thực hành
- Yêu cầu học sinh kiểm tra lần cuối trước khi cắm mạch vào nguồn cấp điện.
- Gv kiểm tra nếu nhóm học sinh nào vẽ đúng thì cho cắm điện và thực hành.
*Học sinh lần lựợt làm theo các bước yêu cầu trong SGK:
- Yêu cầu học sinh tiến hành bước 1.
- Yêu cầu học sinh tiến hành bước 2.
- Yêu cầu học sinh tiến hành bước 3.
Học sinh kiểm tra.
Học sinh tiến hành cắm điện và thực hành theo các bước trong Sgk.
- Cắm nguồn điện, qs ánh sáng và đếm số lần nháy của LED, ghi kết quả vào bảng.
- Gắn thêm hai tụ điện, làm lại như bước 1.
- Ngắt 1 tụ điện bên trái, tiến hành như bước 1, quan sát, ghi kết quả.
Hoạt động 4: Kết thúc thực hành
- Thu hồi dụng cụ, vật liệu.
- Yêu cầu học sinh hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận về kết quả.
- Đánh giá kết quả dựa vào quá trình theo dõi, chấm bài thực hành.
Vệ sinh tại chỗ
Hs hoàn thành báo cáo theo mẫu, thảo luận và tự đánh giá về kết quả.
Nộp báo cáo.
Hoạt động 5: Tổng kết - đánh giá
* GV nhận xét giờ thực hành về các mặt:
 - Chuẩn bị của HS.	 
 - ý thức học tập, kĩ năng thực hành của học sinh.
 - Kết quả thực hành của học sinh.
* Hướng dẫn học sinh tự học:
 Học sinh ôn tập lại các kiến thức chương I, II chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn:8 /11/2009
Tiết 12
Kiểm tra 45 phút
A. Mục tiêu bài học
 Qua bài kiểm tra nhằm:
- Đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh.
- Rèn luyện kĩ năng trình bày bài.
- Đánh giá ý thức thái độ học tập của học sinh.
B. Chuẩn bị bài dạy
 1. Chuẩn bị nội dung:
- Ôn tập lại các kiến thức đã học.
- Đọc tài liệu tham khảo liên quan.
 2. Chuẩn bị đồ dùng dạy học:
Giáo viên: Đề bài tập.
C. Tổ chức kiểm tra.
Đề bài: 
Câu 1: Cho một số điện trở có bốn vạch màu, tính giá trị của các điện trở đó. 
1. Đen - đỏ - xanh lam - kim nhũ
2. Đỏ - xanh lục - đen - đỏ 
3. Vàng - đen - đen
4. Nâu - đen - trắng - ngân nhũ
Câu 2. Sơ đồ mạch, giản đò điện áp trước và sau chỉnh lưu của mạch chỉnh lưu hai nửa chu kì sơ đồ hình tia. Từ mạch nguồn trên đang lấy ra điện áp một chiều dương để lấy ra điện áp một chiều âm phải làm như thế nào? giải thích.
Câu 3. Thiết kế mạch nguồn một chiều có tụ lọc điện áp vào 220V, 50Hz, điện áp ra một chiều 24V, dòng điện tải 2A. Sụt áp trên mỗi điôt là 0,8V.
Trên sơ đồ nếu bất kì điôt nào mắc ngược hoặc bị đánh thủng sẽ xảy ra hiện tượng gì? 
Đáp án:
Câu 1: 2đ - mỗi đáp án đúng 0,5đ.
1. R1= 2.106 ± 5% Olm
2. R2= 25 ± 2% Olm
3. R3= 40 ± 20% Olm
4. R4= 10.109 ± 10% Olm
Câu 2: 4đ.
- Vẽ sơ đồ, giản đồ điện áp trước và sau chỉnh lưu: 2đ.
- Nêu được cách làm, giải thích: 2đ
+ Mắc ngược các điôt - vẽ sơ đồ: 1đ 
+ Giải thích: Dòng điện 1 chiều có chiều đi ngược lại - 1đ.
Câu 4. 4đ.
*Biến áp (1đ): 
- Công suất biến áp: P= 62,4 W.
- Điện áp ra khi không tải:U2= 18,3 V
*Điôt:(1đ)
- Dòng điện điôt: I= 10A
- Điện áp ngược: UN= 46,6V.
*Tụ điện (1đ): Uđt= 25,88 V.
*Hiện tượng: Cuộn dây máy biến áp bị cháy nếu cầu chì không bảo vệ tốt do bị nối tắt.

File đính kèm:

  • docCo cau chinh tren dong co dot trong.doc