Giáo án Công nghệ lớp 8 - Tiết 39: Đồ dùng điện loại điện - Nhiệt bàn là điện
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 8 - Tiết 39: Đồ dùng điện loại điện - Nhiệt bàn là điện, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỒ DÙNG ĐIỆN LOẠI ĐIỆN - NHIỆT BÀN LÀ ĐIỆN Tuần: 24 – Tiết: 39 Ngày dạy: 30-01-2013 I. MỤC TIÊU. 1. Kiến thức: HOẠT ĐỘNG 1,2: - HS biết: Nguyên lý biến đổi năng lương của loại đồ dùng loại điện- nhiệt. HOẠT ĐỘNG 3: - HS hiểu: Cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của bàn là. 2. Kỹ năng: HS thực hiện được: Nhận biết các đồ dùng điện loại điện- nhiệt. HS thực hiện thành thạo: Sử dụng bàn là điện. 3. Thái độ: Thói quen: Cẩn thận khi sử dụng các dụng cụ về điện. Tính cách: Biết sử dụng điện hợp lý, tiết kiệm. II. NỘI DỤNG HỌC TẬP: - Đồ dùng lọai điện nhiệt. - Bàn là điện. III. CHUẨN BỊ: + Giáo viên: Bàn là điện. + Học sinh: Chuẩn bị bài mới bài 41: ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN-NHIỆT: BÀN LÀ ĐIỆN Chú ý: Cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là điện. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP: 1. Ổn định tổ chức và kiểm diện: 8A1:................................................................................................................................... 8A2:................................................................................................................................... 8A3:................................................................................................................................... 2. Kiểm tra miệng: Nhận xét bảng báo cáo thực hánh. 3. Tiến trình bài học: HỌAT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI HỌC * Giới thiệu bài: (2’) - GV: Đồ dùng điện được phân thành các loại nào? Cho ví dụ? - HS: Đồ dùng loại điện – nhiệt, đồ dùng loại điện - cơ, đồ dùng loại điện – quang. Ví dụ: Đồ dùng loại điện – nhiệt gồm bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, ; Đồ dùng loại điện – cơ gồm máy quạt, máy bơm nước, máy xay, ; Đồ dùng loại điện – quang gồm các loại đèn điện. - GV: Hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu đồ dùng loại điện – nhiệt. Bàn là điện. *. HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu nguyên lí biến đổi năng lượng của đồ dùng loại điện nhiệt.(5’) - GV: Trong gia đình có những đồ dùng điện nhiệt nào? - HS: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện, lò nướng điện, - GV: Các đồ dùng nhiệt điện họat động như thế nào? - HS: Dựa vào tác dụng của dòng điện đối với đồ dùng điện. - GV: Năng lượng đầu vào và đầu ra của đồ dùng điện nhiệt? - HS: Đầu vào là điện năng, đầu ra là nhiệt năng. *. HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu các yêu cầu kỹ thuật của dây đốt nóng. (5’) - GV: Thông báo công thức tính điện trở của dây đốt nóng bằng điện. - GV: Điện trở của dây đốt nóng phụ thuộc vào các đại lượng nào? - HS: Tỉ lệ thuận với chiều dài, tỉ lệ nghịch với tiết diện và phụ thuộc vào bản chất dây đốt nóng (điện trở suất). - GV: Vật liệu nào được chọn làm dây đốt nóng? Tại sao? - HS: Dây niken-crom, vì chịu được nhiệt độ cao và có điện trở suất lớn. - GV: Nêu yêu cầu kỹ thuật của dây dốt nóng ? *. HOẠT ĐỘNG 3: Tìm hiểu cấu tạo, nguyên lí làm việc, số liệu kĩ thuật và cách sử dụng bàn là điện. (20’) - GV: Yêu cầu HS quan sát H41.1 SGK/144. Bàn là điện có những bộ phận chính nào? - HS: Dây đốt nóng và vỏ bàn là. - GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm trong vòng 5 phút tìm hiểu cấu tạo của bàn là điện. - HS: Làm theo yêu cầu của GV. - GV: Gọi bất kỳ HS trong nhóm trình bày, HS nhóm khác nhận xét, GV nhận xét. - GV: Dây đốt nóng của bàn là điện được làm bằng vật liệu gì? Nhiệt độ làm việc của dây đốt nóng Nicrom vào khoảng bao nhiêu? - HS: 10000C -11000C - GV: Nêu chức năng của dây đốt nóng? - HS: Biến điện năng thành nhiệt năng. - GV: Cấu tạo ngoài của vỏ bàn là điện gồm các phần tử nào? Chúng được làm bằng vật liệu nào? - HS: Đế và nắp. + Đế làm bằng gang hoặc hợp kim nhôm được đánh bóng hoặc mạ crom. + Nắp làm bằng đồng, thép mạ crom hoặc nhựa chịu nhiệt trên có tay cầm bằng nhựa cứng. - GV: Nêu chức năng của đế và nắp? ( HSG) - HS: Đế dùng để tích nhiệt, nắp làm bằng nhựa chịu nhiệt có tác dụng cách điện. - GV: Ngoài các phần tử trên, bàn là điện còn có những bộ phận nào hay không? Tác dụng của đèn tín hiệu, rơ le nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ? - HS: Đèn tín hiệu cho biết dòng điện vào bàn là, rơle nhiệt tự động đóng ngắt dòng điện khi đế đã tích đủ nhiệt. * Mở rộng: Gọi HS đọc mục có thể em chưa biết (SGK/145) - GV: Giới thiệu thêm bàn là điện có bộ phận tự động phun nước. - GV: Khi đóng điện, dòng điện chạy qua phần tử nào của bàn là điện? - HS: Dây đốt nóng. - GV: Nhiệm vụ của dây đốt nóng khi có dòng điện chạy qua? - HS: Biến điện năng thành nhiệt năng. - GV: Nhiệt năng là năng lượng đầu ra hay đầu vào của bàn là điện.Và được sử dụng để làm gì? - HS: Đầu ra. Được dùng để ủi áo quần, - GV: Yêu cầu HS đọc các số liệu kĩ thuật ghi ở đế của bàn là điện. Và giải thích các số liệu đó? Bàn là điện dùng để làm gì? * TKNL: Để tránh hỏng vật dụng được là, gây hại đối với người sử dụng bàn là điện thì ta cần phải chú ý những gì? - HS: Sử dụng đúng điện áp định mức, không sử dụng quá công suất định mức, khi có điện đi vào bàn là không để đế bàn là lâu trên quần áo, điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, giữ gìn mặt đế sạch và nhẵn, đảm bảo an toàn điện và nhiệt, Do điện năng mà bàn là tiêu thụ nhiều nên chỉ sử dụng bàn là khi cần thiết để tiết kiệm điện năng. I. Đồ dùng lọai điện nhiệt. 1. Nguyên lí làm việc. Dựa trên tác dụng nhiệt của dòng điện chạy trong dây đốt nóng. 2. Dây đốt nóng. a. Điện trở của dây đốt nóng. R=r. Trong đó: r là điện trở suất của dây dẫn (Wm) l là chiều dài dây dẫn (m) S là tiết diện dây dẫn (m2) b. Các yêu cầu kĩ thuật của dây đốt nóng: Dây đốt nóng làm bằng vật liệu dẫn điện có điện trở suất lớn và chịu được nhiệt độ cao. II. Bàn là điện. 1. Cấu tạo. a. Dây đốt nóng: Được làm bằng niken-crom, chịu nhiệt độ cao. b.Vỏ bàn là. Gồm: Nắp, đế, đèn tín hiệu, rơ le nhiệt, núm điều chỉnh nhiệt độ. 2. Nguyên lí làm việc. Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàl là. 3. Các số liệu kĩ thuật. - Điện áp định mức. - Công suất định mức. 4. Sử dụng. - Dùng để là (ủi) quần áo, vải 4. Tổng kết: - GV: Nêu cấu tạo và nguyên lí làm việc của bàn là điện? - HS: + Cấu tạo gồm dây đốt nóng và vỏ bàn là điện. + Nguyên lí làm việc: Khi đóng điện, dòng điện chạy qua dây đốt nóng tỏa nhiệt, nhiệt được tích vào đế của bàn là làm nóng bàl là. - GV: Khi sử dụng bàn là điện cần chú ý gì? - HS: Sử dụng đúng điện áp định mức, không sử dụng quá công suất định mức, khi có điện đi vào bàn là không để đế bàn là lâu trên quần áo, điều chỉnh nhiệt độ cho phù hợp, giữ gìn mặt đế sạch và nhẵn, đảm bảo an toàn điện và nhiệt, 5. Hướng dẫn học tập: Đối với bài học ở tiết học này: Học bài và tả lời câu hỏi trong SGK. Đối với bài học ở tiết học tiếp theo: Đoc trước nội dung bài mới, bài 44. ĐỒ DÙNG LOẠI ĐIỆN CƠ-QUẠT ĐIỆN Chú ý: Động cơ điện 1 pha; Quạt điện. V. PHỤ LỤC:
File đính kèm:
- tiet 39.doc