Giáo án Công nghệ lớp 8 - Tiết 44: Kiêm tra chương VII

doc6 trang | Chia sẻ: baobao21 | Lượt xem: 974 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Công nghệ lớp 8 - Tiết 44: Kiêm tra chương VII, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngµy so¹n : 24/02/2013
Ngµy gi¶ng : 27/02/2013
TiÕt 44
 KIÊM TRA CHƯƠNG VII
(Thời gian: 45 phút)
I. MỤC TIÊU 
1. Kiến thức: 
- Kiểm tra được những kiến thức cơ bản đã học trong chương VI và VII.
- Đánh giá được chất lượng học sinh thông qua nội dung bài kiểm tra để điều chỉnh phương pháp dạy học phù hợp.
2. Kĩ năng: 
- Rèn luyện cho học sinh kĩ năng làm bài viết.
3. Thái độ: 
- Có thói quen tiết kiệm điện năng.
II. CHUẨN BỊ 
	1. HS chuẩn bị: Chuẩn bị như giáo viên đã dặn tiết trước.
	2. GV chuẩn bị:
 2.1. Ma trận câu hỏi
MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 
 Cấp độ
Chủ đề 
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Bàn là điện
Biết được cấu tạo của bàn là điện
Hiểu số liệu kĩ thuật của đồ dùng điện
.
Số câu 2
Số điểm 1= 10%
1
0,5
1
0,5
2
1=10% 
Động cơ điện
Biết cấu tạo của động cơ điện
Hiểu nguyên lí làm việc của động cơ điện
Số câu 2
Số điểm 2= 20%
1
0,5
1
1,5
2
2đ=20%
Máy biến áp một pha
Hiểu nguyên lí làm việc,
vận dụng vào tính toán về máy biến áp một pha trong thực tế
Số câu 2
Số điểm 3,5 = 35%
1
0,5
1
3
2
3,5đ=35% 
Sử dụng hợp lí và tiết kiệm điện năng
Biết sử dụng điện hợp lí trong giờ cao điểm
vận dụng vào trong thực tế trong việc sử dụng điện và tiết kiệm điện năng
Số câu 2
Số điểm 3,5 = 35%
1
0,5
1
3
2
3,5đ=35% 
Tổng câu: 8
Tổng điểm: 10
Tỉ lệ 100%
4
2đ = 20%
2
2đ = 20%
2
6đ=60%
8
10
	ĐỀ BÀI
A. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm)
Câu 1: Khoanh tròn vào chữ cái đứng đầu câu trả lời đúng sau đây:
	1. Dây đốt nóng của bàn là điện được làm bằng vật liệu gì ?
	a. Vonfram.	 b. Vonfram phủ bari oxit.	c. Niken-crom.	 d. Fero-crom.
	2. Trên bàn là điện có ghi 750W, ý nghĩa của số liệu kĩ thuật đó là:
	a. Cường độ dòng điện định mức của bàn là điện.	b. Điện áp định mức của bàn là điện.
	c. Công suất định mức của bàn là điện.	d. Số liệu chất lượng của bàn là điện.
	3. Động cơ điện 1 pha có cấu tạo gồm:
	a. Rôto và dây quấn.	b. Stato và lõi thép.
	c. Dây quấn và lõi thép.	d. Stato và rôto.
	4. Vì sao phải giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm ?
	a. Khả năng cung cấp điện của các nhà máy điện không đủ.	
 b. Để tránh điện áp mạng điện giảm xuống.
	c. Ảnh hưởng xấu đến chế độ làm việc của các đồ dùng điện.	
	d. Cả a, b và c.
	5. Khi dòng điện vào dây quấn sơ cấp, thì dây quấn thứ cấp sẽ có điện áp. Đó là hiện tượng gì ?
	a. Hiện tượng cảm ứng điện từ.	b. Hiện tượng ma sát.
	c. Hiện tượng nhiễm điện.	d. Cả a, b, c đều đúng.
Câu 2: Chọn các từ hoặc cụm từ trong khung điền vào chỗ chấm (....), để được câu trả lời đúng.
 Nhiệt từ	 cơ năng điện năng	 nhiệt năngjjj 
	Nguyên lý làm việc của động cơ điện dựa vào tác dụng .................................... của dòng điện, biến đổi .......................................... thành ...........................................
B. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)	
Câu 1: Máy biến áp 1 pha có U1 = 110V; U2 = 12V; Số vòng dây N1 = 220 vòng.
	a. Hãy xác định số vòng dây của N2.
	b. Máy biến áp trên là tăng áp hay giảm áp ? Tại sao ?
	c. Khi điện áp U1 = 220V. Nếu không điều chỉnh số vòng dây thì điện áp thứ cấp (U2) bằng bao nhiêu?
Câu 2: Em hãy nêu các biện pháp sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng ? Cho ví dụ minh hoạ?
2.2/ Chuẩn bị đáp án:
I. TRẮC NGHIỆM: (4,0 điểm) 
Câu1: (2,5điểm) Mỗi câu chọn đúng và nối đúng 0,5 điểm.	
1/ c. Niken-crom.	2/ c. Công suất định mức của bàn là điện.	
	3/ d. Stato và rôto.	4/ d. Cả a, b và c.
	5/ a. Hiện tượng cảm ứng điện từ.	
Câu2: (1,5điểm) chỗ điền đúng được 0,5 điểm.
	Nguyên lý làm việc của động cơ điện dựa vào tác dụng ....... từ ....... của dòng điện, biến đổi 
	............điện năng.......... thành ......cơ năng.....
II. TỰ LUẬN: (6,0 điểm)
Câu1: (3,0 điểm) 
1,0
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
a. Ta có tỉ số điện áp là: N2 = (vòng).
b. - Máy biến áp trên là máy biến áp giảm áp.
 - Vì có U2 < U1.
c. Dựa vào tỉ số điện áp: U2 = (V) 
Câu2: (3,0 điểm) 
	- Giảm bớt tiêu thụ điện năng trong giờ cao điểm
	Ví dụ: Không bơm nước, không là quần áo, tắt bóng điện không cần thiết...
	- Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
	Ví dụ: Thay đèn huỳnh quang bằng đèn sợi đốt để chiếu sáng...
	- Không sử dụng lãng phí điện năng.
	Ví dụ: Không bật đèn suốt ngày đêm, ra khỏi lớp học phải tắt quạt...
III. TIẾN TRÌNH KIÊM TRA: 
1. Ổn định lớp: 
2. Kiểm tra:
 	- Phát đề kiểm tra cho học sinh. 
- Quan sát, theo dõi hs làm bài kiểm tra.
3. Kết thúc: 
- Thu bài kiểm tra. 
 	- Nhận xét qúa trình làm bài của HS. 
	4. Dặn dò:
- Về nhà xem trước bài mới (Bài 50).

File đính kèm:

  • docKtr cong nghe 8 tiet 44 co ma tran.doc