Giáo án Đại số & giải tích 11 ban A chương 2: Tổ hợp – xác suất (thời gian : 21 tiết)
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Đại số & giải tích 11 ban A chương 2: Tổ hợp – xác suất (thời gian : 21 tiết), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH 11 Ban A(KHTN) Chương 02 : TỔ HỢP – XÁC SUẤT (Thời gian : 21 tiết) Nội dung: §1. HAI QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN T1 §2. HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP – TỔ HỢP T2,3,4 + T 5,6 §3. NHỊ THỨC NIU-TƠN T7 + T8 §4. BIẾN CỐ VÀ XÁC SUẤT CỦA BIẾN CỐ T9,10 + T11 §5. CÁC QUY TẮC TÍNH XÁC SUẤT T12,13 +T14,15 §6. BIẾN NGẪU NHIÊN RỜI RẠC T16,17 +T18 ÔN TẬP CHƯƠNG T 19 KIỂM TRA CHƯƠNG II T20 ÔN TẬP HKI T21 KIỂM TRA HKI T22,23 TRẢ BÀI KIỂM TRA HKI. T24. Tuần : 8 Ngày dạy : Tiết dạy : 23 Bài dạy : §1 – HAI QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN Mục tiêu : - Về kiến thức: Giúp HS hiểu và nhớ được quy tắc cộng và quy tắc nhân. Phân biệt được các tình huống sử dụng quy tắc cộng và các tình huống sử dụng quy tắc nhân. Biết lúc nào dùng quy tắc cộng, lúc nào dùng quy tắc nhân. - Về kĩ năng: Biết vận dụng quy tắc cộng & quy tắc nhân để giải một số bài toán đếm đơn giản. Với học sinh ban KHTN yêu cầu biết phối hợp cả hai quy tắc trên. - Về tư duy: Biết cách sử dụng hợp lý quy tắc cộng và quy tắc nhân vào từng bài toán cụ thể. Phối hợp tốt 2 quy tắc đếm vào thực tiễn. - Về thái độ : Cẩn thận, chính xác. Chuẩn bị phương tiện dạy học : 2.1 - Thực tiễn : Vận dụng được kiến thức xã hội thực tế đã biết để nhận dạng tình huống. 2.2 – Phương tiện : - Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hướng dẫn hoạt động. - Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động. - Sách giáo khoa. - Máy chiếu overhead ( hoặc dùng projector). 3- Phương pháp dạy học : Cơ bản dùng phương pháp gợi mở ,vấn đáp, nêu vấn đề thông qua các hoạt động điều khiển tư duy, có đan xen hoạt động nhóm. 4 - Tiến trình bài học và các hoạt động: 4.1 – Các tình huống học tập : GV nêu vấn đề bằng các ví dụ cụ thể. 4.2 - Tiến trình bài học : 4 .2.1- Ổn định và kiểm tra sỉ số lớp: ( 05’) 4.2.2 - Kiểm tra bài cũ : ( 05’) BÀI TẬP ÔN TẬP CHƯƠNG I 4.2.3 – Bài mới : TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Viết bảng ( Chiếu) 05’ 05’ 1- Quy tắc cộng: * Hoạt động 01: GV đưa ra bài toán mở đầu và yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi H1 - SGK trang 51. Ví dụ 1 ( Mở rộng): Giả sử trường A được cử một HS đi dự trại hè toàn quốc.Nhà trường quyết định chọn HS đó là HS giỏi Toán hoặc là HS giỏi Văn. Hỏi nhà trường có bao nhiêu cách chọn, nếu biết rằng trường có 31 HS giỏi Văn và 22 HS giỏi Toán ? ( giả sử không có HS nào giỏi cả Văn & Toán). - Trường hợp trong đó có 5 HS giỏi cả Văn & Toán thì ta áp quy tắc cộng còn đúng hay không? Tại sao ? * Hoạt động 02: GV yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi H2 -trang 52. ( Kiểm tra xem HS đã biết vận dụng quy tắc cộng hay chưa) * Dựa vào ví dụ 1 ( MR) để đưa ra chú ý về quy tắc cộng trang 52. - HS trả lời câu hỏi H1. * Mật khẩu có dạng : 00123a hoặc abht0m. * Không thể liệt kê hết được các mật khẩu trong thời gian trên lớp. * Có trên 1 tỉ mật khẩu. - HS trả lời VD1 (mở rộng): * có 31 + 22 = 53 cách chọn. * Có 31 + 22 – 5 = 48 cách chọn. - HS trả lời câu hỏi H1. * Theo quy tắc cộng ta có : 8+7+10+6 = 31 ( cách chọn). 1- Quy tắc cộng: ( SGK trang 52) * Ví dụ 1: ( SGK trang 51). * Ví dụ 2: ( SGK trang 52). * Chú ý: ( SGK trang 52). 05’ 05’ 2- Quy tắc nhân: * Hoạt động 03: Gvquan sát ví dụ 03 – trang 52 – 53 & yêu cầu HS đọc và trả lời câu hỏi H3 - SGK trang 53. ( Mục đích kiểm tra xem HS đã biết vận dụng quy tắc nhân hay chưa). Ví dụ 2 ( Mở rộng): Trong 1 lớp học có 20 nam và 23 nữ. GVCN cần chọn 2 HS: 1 bạn nam & 1 ban nữ đi dự lễ kỉ niệm mừng Quốc Khánh. Hỏi GVCN đó có bao nhiêu cách chọn ? ( Kiểm tra xem HS đã biết vận dụng quy tắc cộng hay chưa) * Dựa vào ví dụ 2 ( MR) để chỉ ra sự sai lầm phổ biến của HS thường bị mắc phải. - HS trả lời câu hỏi H3. * Việc lập một nhãn ghế bao gồm 2 công đoạn.Công đoạn thứ nhất là chọn 1 chữ cái trong 24 chữ cái. Công đoạn thứ hai là chọn 1 số trong 25 số nguyên dương < 26. Vậy có 24 cách chọn chữ cái và 25 cách chọn số. Do đó có nhiều nhất là 24.25 = 600 chiếc ghế được ghi nhãn khác nhau. 2- Quy tắc nhân: ( SGK trang 53). * Ví dụ 3: ( SGK trang 52). * Ví dụ 4: ( SGK trang 53). * Ví dụ 5: ( SGK trang 54). * Ghi nhớ : Nếu tập A được phân hoạch thành k tập con rời nhau thì ta dùng quy tắc cộng.Nếu trong mô hình của ta mỗi phần tử của tập A được hình thành qua 1 số công đoạn, trong đó mỗi công đoạn được thực hiện theo một số cách thì ta dùng quy tắc nhân. Số phần tử của A bằng tích các số cách của mỗi công đoạn. 5 – Củng cố – Dặn dò: (05’) a) Củng cố : Có 4 người A,B,C,D cần chọn vào chức Giám Đốc, Kế toán trưởng và Chủ tịch HĐQT. a) Có bao nhiêu cách chọn ? ( ĐS: 4.3.2 = 24) b) Giả sử việc chọn nhân sự phải thỏa mãn: ông A không thể chọn là Giám Đốc, chức chủ tịch HĐQT phải là ông C hoặc D. (ĐS: 2.2.2 = 8 ) b) Dặn dò : Bài tập về nhà : 1,2,3,4 – SGK ĐS & GT nâng cao 11 – Trang 54. Tuần 8 Ngày dạy : Tiết dạy : BÁM SÁT Bài dạy : Bài Tập §1 - HAI QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN 1 - Mục tiêu : 1.1- Về kiến thức: Giúp HS vận dụng được hai quy tắc đếm cơ bản trong những tình huống thông thường. Biết được dạng tình huống nào sử dụng quy tắc cộng, tình huống nào sử dụng quy tắc nhân. - Về kĩ năng: Biết phối hợp 2 quy tắc này trong việc giải các bài toán tổ hợp đơn giản. - Về tư duy: Biết cách sử dụng hợp lý quy tắc cộng và quy tắc nhân vào từng bài toán cụ thể. Phối hợp tốt 2 quy tắc đếm vào thực tiễn. - Về thái độ : Cẩn thận, chính xác. Chuẩn bị phương tiện dạy học : 2.1 - Thực tiễn : Vận dụng được kiến thức xã hội thực tế đã biết vận dụng hợp lí vào bài tập cụ thể. 2.2 – Phương tiện : - Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hướng dẫn hoạt động. - Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động. - Sách giáo khoa. - Máy chiếu overhead ( hoặc dùng projector). 3- Phương pháp dạy học : Cơ bản dùng phương pháp gợi mở , nêu vấn đề thông qua các hoạt động điều khiển tư duy,có đan xen hoạt động nhóm. 4 - Tiến trình bài học và các hoạt động: 4.1 – Các tình huống học tập: GV gọi từng HS lên bảng giải bài tập hoặc HS tự ghi vào giấy trong lên chiếu. 4.2 - Tiến trình bài học : 4 .2.1 - Ổn định và kiểm tra sỉ số lớp: 4.2.2 - Kiểm tra bài cũ : ( 05’) §1 – Tổ Hợp – Xác Suất 4.2.3 – Bài mới : Gọi HS lên bảng làm bài tập. GV xem, sửa lỗi về cách dùng từ và lập luận. TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Viết bảng ( Chiếu) 02’ * Hoạt động 01: ( Sửa bài tập 1 – SGK trang 54) Giả sử bạn muốn mua 1 áo sơ mi cỡ 39 hoặc 40. Ao cỡ 39 có 5 màu khác nhau, áo cỡ 40 có 4 màu khác nhau. Hỏi bạn có bao nhiêu sự lựa chọn ( về màu & cỡ áo). ( ĐS: Theo quy tắc cộng, ta có : 5 +4 = 9 cách chọn áo sơ mi) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - HS có thể tham khảo trước đáp án ở những trang cuối cùng của SGK, lưu ý là HS phải biết giải thích lí do tại sao có nhận xét như vậy? - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : Theo quy tắc cộng, ta có : 5 +4 = 9 cách chọn áo sơ mi. 03’ * Hoạt động 02: ( Sửa bài tập 2 – SGK trang 54) Có bao nhiêu số tự nhiên có 2 chữ số mà 2 chữ số của nó đều chẵn ? ( ĐS: 20 số ) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. * 4.5 = 20 số. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : Chữ số hàng chục có thể chọn trong các chữ số 2,4,6,8, do đó có 4 cách chọn.Chữ số hàng đơn vị có thể chọn trong các chữ số 0,2,4,6,8, do đó có 5 cách chọn.Vậy theo quy tắc nhân,ta có: 4.5 = 20 số cần tìm. 05’ * Hoạt động 03: ( Sửa bài tập 3 – SGK trang 54) Trong 1 trường THPT, K11 có 280 HS nam và 325 HS nữ. a) Nhà trường cần chọn 1 HS của K11 đi dự dạ hội của HS thành phố. Hỏi nhà trường có bao nhiêu cách chọn ? b) Nhà trường cần chọn 2 HS trong đó có 1 nam và 1 nữ đi dự trại hè của HS thành phố.Hỏi nhà trường có bao nhiêu cách chọn ? ( ĐS: a) 605 b) 91000 ) - HS lên bảng làm bài tập Hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : a) Theo quy tắc cộng, ta có: 280 + 325 = 605 (cách ) b) Theo quy tắc nhân, ta có: 280.325 = 91000 (cách) 05’ * Hoạt động 04: ( Sửa bài tập 4 – SGK trang 54) Từ các chữ số 1,5,6,7 có thể lập được bao nhiêu số tự nhiên: a) Có 4 chữ số ? b) Có 4 chữ số khác nhau ? ( ĐS: a) 256 số b) 24 số) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : a) Có 4.4.4.4 = 256 (số) b) Có 4.3.2.1 = 24 (số). Tuần : 8,9 Ngày dạy : Tiết dạy : 24,25,26 Bài dạy : §2 – HOÁN VỊ - CHỈNH HỢP - TỔ HỢP Mục tiêu : 1.1- Về kiến thức: - Giúp HS hiểu rõ thế nào là 1 hoán vị của một tập hợp có n phần tử. Hai hoán vị khác nhau có nghĩa là gì ? - Hiểu rõ thế nào là 1 chỉnh hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử . Hai chỉnh hợp chập k khác nhau có nghĩa là gì ? - Hiểu rõ thế nào là 1 tổ hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử . Hai tổ hợp chập k khác nhau có nghĩa là gì ? - Nhớ các công thức tính số các hoán vị, số các chỉnh hợp chập k và tổ hợp chập k của một tập hợp có n phần tử . 1.2 -Về kĩ năng: Biết tính số hoán vị, số chỉnh hợp chập k, số tổ hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử. Biết được khi nào dùng tổ hợp, khi nào dùng chỉnh hợp trong các bài toán đếm. Biết phối hợp sử dụng các kiến thức về hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp để giải các bài Toán đếm tương đối đơn giản. Về tư duy: Biết phát hiện nhanh chóng yêu cầu bài toán sử dụng hoán vi, chỉnh hợp hay tổ hợp. Vận dụng các công thức về hoán vị, chỉnh hợp,tổ hợp để giải toán. - Về thái độ : Cẩn thận, chính xác. Chuẩn bị phương tiện dạy học : 2.1 - Thực tiễn : Vận dụng được kiến thức xã hội thực tế đã biết để nhận dạng tình huống. 2.2 – Phương tiện : - Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hướng dẫn hoạt động. - Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động. - Sách giáo khoa. - Máy chiếu overhead ( hoặc dùng projector). 3- Phương pháp dạy học : Cơ bản dùng phương pháp gợi mở ,vấn đáp, nêu vấn đề thông qua các hoạt động điều khiển tư duy,có đan xen hoạt động nhóm. 4 - Tiến trình bài học và các hoạt động: 4.1 – Các tình huống học tập : GV nêu vấn đề bằng các ví dụ cụ thể. 4.2 - Tiến trình bài học : 4 .2.1- Ổn định và kiểm tra sỉ số lớp : 4.2.2 - Kiểm tra bài cũ : ( 10’) § 1 – HAI QUY TẮC ĐẾM CƠ BẢN 4.2.3 – Bài mới : TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Viết bảng ( Chiếu) 10’ 15’ 10’ 1- Hoán vị : a) Hoán vị là gì ? * Hoạt động 01: GV yêu cầu HS quan sát ví dụ 01 rồi HS đọc và trả lời câu hỏi H1 - SGK trang 56. - GV gọi 4 em lên bảng, mỗi em lần lượt viết 2 hoán vị của A. Sau đó hỏi cả lớp: Em nào có thể bổ sung thêm các hoán vị khác ngoài các hoán vị đã viết trên bảng ? Ví dụ 1 : ( SGK – Trang 56) (GV có thể cho thêm vài VDkhác) b) Số các hoán vị : * Hoạt động 02: Nếu tập A có n phần tử thì có tất cả bao nhiêu hoán vị của tập A ? Từ đó GV gọi HS tự phát biểu định lí 01 – SGK trang 57. - GV yêu cầu HS tự CM định lí 01 – SGK trang 57. - HS tự nghiên cứu ví dụ 02 – SGK trang 57. GV giải đáp thắc mắc của HS về VD 02. - GV yêu cầu HS đọc & trả lời câu hỏi H2 - SGK trang 57 ? - HS trả lời câu hỏi H1. * 8 hoán vị của A là : (a,b,c,d), (a,c,d,b),(c,d,a,b), (c,d,b,a),(b,c,a,d),(b,c,d,a), (a,b,d,c),(a,c,b,d). - HSCM định lí 1 - SGK trang 57. - HS trả lời câu hỏi H2. Có thể lập được: 5! = 120 số có 5 chữ số khác nhau. 1- Hoán vị : a) Hoán vị là gì ? ( SGK trang 56) * Ví dụ 1: ( SGK trang 56). b) Số các hoán vị : * Định lí 01: ( SGK trang 57) * Chứng minh: ( SGK trang 57) 15’ 10’ 2- Chỉnh hợp : a) Chỉnh hợp là gì ? * Hoạt động 03: GV yêu cầu HS quan sát ví dụ 03 rồi HS đọc và trả lời câu hỏi H3 - SGK trang 58. -Từ câu hỏi H3,GV yêu cầu HS cho biết thế nào là hai chỉnh hợp khác nhau ? -Từ đó HS tự nêu nhận xét T. 58. b) Số các chỉnh hợp : * Hoạt động 04: GV yêu cầu HS đọc lại ví dụ 03 rồi cho biết huấn luận viên của mỗi đội có bao nhiêu cách lập danh sách 5 cầu thủ - SGK trang 58. - Từ đó GV yêu cầu HS phát biểu & CM định lí 02 - SGK trang 58? - HS trả lời câu hỏi H3. Có 6 chỉnh hợp chập 2 của A là: (a,b),(b,a),(a,c),(c,a),(b,c),(c,b). 2- Chỉnh hợp : a) Chỉnh hợp là gì ? ( SGK trang 58). * Ví dụ 3: ( SGK trang 57). * Nhận xét: ( SGK trang 58). b) Số các chỉnh hợp: * Định lí 02: ( SGK trang 58) * Chứng minh: ( SGK trang 58) TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Viết bảng ( Chiếu) 10’ 10’ * Hoạt động 05 : GV yêu cầu HS trả lời ví dụ sau và cho nhận xét về kết quả của bài toán. * Ví dụ: (Thêm) Từ các chữ số : 1,2,3,4,5,6. Hỏi có thể thành lập được bao nhiêu số điện thoại có 6 chữ số mà các chữ số đôi một khác nhau ? - Nếu ta xét một chỉnh hợp chập n của n phần tử ( n = k) thì đó chính là một hoán vị của n phần tử. * Hoạt động 06: GV yêu cầu HS đọc ví dụ 05 rồi CM công thức (2) tính số chỉnh hợp chập k của n phần tử - SGK trang 59. - HS trả lời ví dụ (thêm). * Số ĐT có dạng: . ° a có 6 cách chọn. ° b có 5 cách chọn. ° c có 4 cách chọn. ° d có 3 cách chọn. ° e có 2 cách chọn. ° f có 1 cách chọn. Vậy có 6.5.4.3.2.1 = == 6! Số ĐT có 6 chữ số có các chữ số đôi một khác nhau. - HS CM công thức (2): * Chú ý: ( SGK – trang 59) 15’ 10’ 3- Tổ hợp : a) Tổ hợp là gì ? * Hoạt động 07: GV yêu cầu HS trả lời ví dụ sau đây: Trong mặt phẳng cho một tập hợp gồm 4 điểm phân biệt A,B,C,D. Có thể lập được bao nhiêu đoạn thẳng khác nhau có 2 điểm đầu mút lấy từ tập hợp điểm này? -Từ VD trên ,GV yêu cầu HS đưa ra định nghĩa tổ hợp – SGK trang 59 - 60 ? - GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi H4 ? – SGK trang 60. b) Số các tổ hợp : * Hoạt động 08: GV yêu cầu HS dựa vào kết quả của câu hỏi H4 phát biểu định lý 03 để tính tổ hợp chập k của 1 tập hợp n phần tử SGK trang 60. - HS trả lời ví dụ trong HĐ 07: Cứ 2 điểm khác nhau ta xác định được 1 đoạn thẳng ( không kể thứ tự của nó). Như vậy số các đoạn thẳng khác nhau là : AB,BC,CD,DA,AC,BD ( 6 thẳng khác nhau). - HS trả lời câu hỏi H4. Có 4 tổ hợp chập 3 của A là: (a,b,c),(a,c,d),(a,b,d),(b,c,d). 3- Tổ hợp : a) Tổ hợp là gì ? ( SGK – trang 59 - 60) b) Số các tổ hợp: * Định lí 03: ( SGK trang 60) * Chứng minh: ( SGK trang 60) * Chú ý: ( SGK – trang 60) TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Viết bảng ( Chiếu) 10’ 4 – Tính chất cơ bản của tổ hợp : * Hoạt động 09 : GV yêu cầu HS chứng minh 2 tính chất cơ bản của số . - HS CM tính chất : * Tính chất 01: ( SGK trang 61) * Tính chất 02: ( SGK trang 62) * Ví dụ 6: ( SGK trang 60). * Ví dụ 7: ( SGK trang 61). 5 – Củng cố – Dặn dò: (10’) a) Củng cố : * Bài 01: Từ các chữ số 0,2,3,4,7 có thể lập được bao nhiêu số chẵn có 4 chữ số ? * Bài 02: Có bao nhiêu số tự nhiên có 2 chữ số mà cả 2 chữ số đều chẵn ? * Bài 03: Có bao nhiêu đường chéo trong hình thập giác đều lồi ? * Bài 04: b) Dặn dò : Bài tập về nhà : 5,6,7,8 – SGK ĐS & GT nâng cao 11 – Trang 62. Tuần 9 . Ngày dạy : Tiết dạy : 27 Bài dạy : Bài Tập §2 – HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP Mục tiêu : 1.1- Về kiến thức: - Giúp HS hiểu rõ thế nào là 1 hoán vị của một tập hợp có n phần tử. - Hiểu rõ thế nào là 1 chỉnh hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử . - Hiểu rõ thế nào là 1 tổ hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử . - Nhớ các công thức tính số các hoán vị,số các chỉnh hợp chập k và tổ hợp chập k của một tập hợp có n phần tử . 1.2 -Về kĩ năng: Biết tính số hoán vị, số chỉnh hợp chập k, số tổ hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử. Biết được khi nào dùng tổ hợp, khi nào dùng chỉnh hợp trong các bài toán đếm. Biết phối hợp sử dụng các kiến thức về hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp để giải các bài Toán đếm tương đối đơn giản. Về tư duy: Biết phát hiện nhanh chóng yêu cầu bài toán sử dụng hoán vi, chỉnh hợp hay tổ hợp. Vận dụng các công thức về hoán vị, chỉnh hợp,tổ hợp để giải toán. - Về thái độ : Cẩn thận, chính xác. Chuẩn bị phương tiện dạy học : 2.1 - Thực tiễn : Vận dụng được kiến thức xã hội thực tế đã biết vận dụng hợp lí vào bài tập cụ thể. 2.2 – Phương tiện : - Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hướng dẫn hoạt động. - Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động. - Sách giáo khoa. - Máy chiếu overhead ( hoặc dùng projector). 3- Phương pháp dạy học : Cơ bản dùng phương pháp gợi mở , nêu vấn đề thông qua các hoạt động điều khiển tư duy,có đan xen hoạt động nhóm. 4 - Tiến trình bài học và các hoạt động: 4.1 – Các tình huống học tập: GV gọi từng HS lên bảng giải bài tập hoặc HS tự ghi vào giấy trong lên chiếu. 4.2 - Tiến trình bài học : 4 .2.1 - Ổn định và kiểm tra sỉ số lớp : 4.2.2 - Kiểm tra bài cũ : ( 05’) §2 – Hoán Vị - Chỉnh Hợp – Tổ Hợp. 4.2.3 – Bài mới : Gọi HS lên bảng làm bài tập. GV xem, sửa lỗi về cách dùng từ và lập luận. TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Viết bảng ( Chiếu) 02’ * Hoạt động 01: ( Sửa bài tập 5 – SGK trang 62) Có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra đối với thứ tự giữa các đội trong một giải bóng đá có 5 đội bóng? (giả sử không có 2 đội nào có điểm trùng nhau). ( ĐS: Ta có 5 ! = 120 khả năng) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - HS có thể tham khảo trước đáp án ở những trang cuối cùng của SGK, lưu ý là HS phải biết giải thích lí do tại sao có kết quả như vậy? - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : Ta có 5 ! = 120 khả năng. 03’ * Hoạt động 02: ( Sửa bài tập 6 – SGK trang 62) Giả sử có 8 vận động viên tham gia chạy thi. Nếu không kể trường hợp có 2 vận động viên về đích cùng 1 lúc thì có bao nhiêu kết quả có thể xảy ra đối với các vị trí thứ nhất, thứ nhì, và thứ ba ? ( ĐS: Có kết quả có thể xảy ra ). - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. * Có - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : Có kết quả có thể xảy ra. 05’ * Hoạt động 03: ( Sửa bài tập 7 – SGK trang 62) Trong mp cho 1 tập hợp P gồm n điểm. Hỏi: a) Có bao nhiêu đoạn thẳng mà 2 đầu mút thuộc P ? b) Có bao nhiêu véc tơ khác véc tơ mà điểm đầu và điểm cuối thuộc P? - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : 05’ * Hoạt động 04: ( Sửa bài tập 8 – SGK trang 62) Trong một Ban chấp hành đoàn gồm 7 người, cần chọn 3 người vào ban thường vụ. a) Nếu không có sự phân biệt về chức vụ của 3 người trong ban thường vụ thì có bao nhiêu cách chọn ? b) Nếu cần chọn 3 người vào ban thường vụ với các chức vụ : Bí thư, Phó bí thư, ủy viên thường vụ thì có bao nhiêu cách chọn? ( ĐS: a) 35 cách b) 210 cách) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH 11 Tuần 10. Ngày dạy : Tiết dạy : 28 Bài dạy : LUYỆN TẬP- §2 – HOÁN VỊ – CHỈNH HỢP – TỔ HỢP 1- Mục tiêu : 1.1- Về kiến thức: - Giúp HS hiểu rõ thế nào là 1 hoán vị của một tập hợp có n phần tử. - Hiểu rõ thế nào là 1 chỉnh hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử . - Hiểu rõ thế nào là 1 tổ hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử . - Nhớ các công thức tính số các hoán vị,số các chỉnh hợp chập k và tổ hợp chập k của một tập hợp có n phần tử . 1.2 -Về kĩ năng: Biết tính số hoán vị, số chỉnh hợp chập k, số tổ hợp chập k của 1 tập hợp có n phần tử. Biết được khi nào dùng tổ hợp, khi nào dùng chỉnh hợp trong các bài toán đếm. Biết phối hợp sử dụng các kiến thức về hoán vị, chỉnh hợp và tổ hợp để giải các bài Toán đếm tương đối đơn giản. Về tư duy: Biết phát hiện nhanh chóng yêu cầu bài toán sử dụng hoán vi, chỉnh hợp hay tổ hợp. Vận dụng các công thức về hoán vị, chỉnh hợp,tổ hợp để giải toán. - Về thái độ : Cẩn thận, chính xác. - Chuẩn bị phương tiện dạy học : 2.1 - Thực tiễn : Vận dụng được kiến thức xã hội thực tế đã biết vận dụng hợp lí vào bài tập cụ thể. 2.2 – Phương tiện : - Chuẩn bị các phiếu học tập hoặc hướng dẫn hoạt động. - Chuẩn bị các bảng kết quả mỗi hoạt động. - Sách giáo khoa. - Máy chiếu overhead ( hoặc dùng projector). 3- Phương pháp dạy học : Cơ bản dùng phương pháp gợi mở , nêu vấn đề thông qua các hoạt động điều khiển tư duy,có đan xen hoạt động nhóm. 4 - Tiến trình bài học và các hoạt động: 4.1 – Các tình huống học tập: GV gọi từng HS lên bảng giải bài tập hoặc HS tự ghi vào giấy trong lên chiếu. 4.2 - Tiến trình bài học : 4 .2.1 - Ổn định và kiểm tra sỉ số lớp : 4.2.2 - Kiểm tra bài cũ : ( 05’) §2 – Hoán Vị - Chỉnh Hợp – Tổ Hợp. 4.2.3 – Bài mới : Gọi HS lên bảng làm bài tập. GV xem, sửa lỗi về cách dùng từ và lập luận. Tg Hoạt động thầy Hoạt động trò Viết bảng ( Chiếu) 05’ * Hoạt động 01: ( Sửa bài tập 9 – SGK trang 63) Một bài thi trắc nghiệm khách quan gồm 10 câu. Mỗi câu có 4 phương án trả lời.Hỏi bài thi đó có bao nhiêu phương án trả lời ? ( ĐS: 410 = 1 048 576) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - HS có thể tham khảo trước đáp án ở những trang cuối cùng của SGK, lưu ý là HS phải biết giải thích lí do tại sao có kết quả như vậy? - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : Ta có 410 = 1 048 576 phương án trả lời. 05’ * Hoạt động 02: ( Sửa bài tập 10 – SGK trang 63) Có bao nhiêu số tự nhiên có 6 chữ số và chia hết cho 5. ( ĐS: 180 000 số) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. * Có 9.10.10.10.10.2 = 180000 Số cần tìm. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : 10’ * Hoạt động 03: ( Sửa bài tập 11 – SGK trang 63) Xét mạng đường nối các tỉnh A,B,C,D,E,F,G, trong đó số viết trên 1 cạnh cho biết số con đường nối 2 tỉnh nằm ở 2 đầu mút của cạnh.Hỏi có bao nhiêu cách đi từ tỉnh A đến tỉnh G ? ( ĐS: 252 cách) * Hướng dẫn : Có 4 phương án đi từ tỉnh A đến G là : Dựa vào quy tắc cộng & nhân các em tìm đáp án bài toán. - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : TG Hoạt động thầy Hoạt động trò Viết bảng 15’ * Hoạt động 04: ( Sửa bài tập 12 – SGK trang 63) Xét sơ đồ mạng điện ở hình 2.3 có 6 công tắc khác nhau, trong đó mỗi công tắc có 2 trạng thái đóng,mở. Hỏi có bao nhiêu cách đóng – mở 6 công tắc để mạng điện thông mạch từ P đến Q ( tức là có dòng điện từ P đến Q) ? ( HD: Mỗi cách đóng – mở 6 công tắc của mạng điện được gọi là 1 trạng thái của mạng điện. Theo quy tắc nhân, mạng điện có 26 = 64 trạng thái.Trước hết, ta tìm xem có bao nhiêu trạng thái không thông mạch ( không có dòng điện đi qua). Mạch gồm 2 nhánh A đến B và C đến D. Trạng thái không thông mạch xảy ra khi cả hai trạng thái A đến B và C đến D đều không thông mạch ) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - HS có thể tham khảo trước đáp án ở những trang cuối cùng của SGK, lưu ý là HS phải biết giải thích lí do tại sao có kết quả như vậy? * Nhánh A đến B có 8 trạng thái nhưng chỉ có duy nhất 1 trạng thái thông mạch, còn lại 7 trạng thái không thông mạch. * Tương tự ở nhánh C đến D có 7 trạng thái không thông mạch. Theo quy tắc nhân, ta có 7.7 = 49 trạng thái mà cả A đến B và C đến B đều không thông mạch. Vậy mạng điện có : 64 – 49 = 15 trạng thái thông mạch từ P đến Q. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : Ta có : 15 trạng thái thông mạch từ P đến Q. 05’ * Hoạt động 5: ( Sửa bài tập 13 – SGK trang 63) Một cuộc thi có 15 người tham dự, giả thiết rằng không có 2 người nào có điểm bằng nhau. a) Nếu kết quả của cuộc thi là việc chọn ra 4 người điểm cao nhất thì có bao nhiêu kết quả có thể ? b) Nếu kết quả của cuộc thi là việc chọn ra các giải I,II,III thì có bao nhiêu kết quả có thể ? ( ĐS: a) 1365 b) 2730) - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : 05’ * Hoạt động 06: ( Sửa bài tập 14 – SGK trang 63 - 64) Trong 1 dạ hội cuối năm ở 1 cơ quan, ban tổ chức phát ra 100 vé xổ số đánh số từ 1 đến 100 cho 100 người.Xổ số có 4 giải: 1 giải nhất,1 giải nhì,1 giải ba, 1 giải tư.Kết quả là việc công bố ai trúng các giải I,II,III,IV.Hỏi : a) & b). - HS lên bảng làm bài tập hoặc HS tự làm lên giấy trong rồi lên máy chiếu trình bày. a) Có A1004 = 94 109 400 kết quả có thể. b) Có A993 = 941 094. c) 4. A993 = 3 764 376. - GV trả lời bằng cách ghi lên bảng hoặc chiếu. Đáp số : a) Có A1004 = 94 109 400 kết quả có thể. b) Có A993 = 941 094. c) 4. A993 = 3 764 376. ĐẠI SỐ & GIẢI TÍCH 11 Tuần : 10 ., Ngày dạy : Tiết dạy : 29 Bài dạy : §3 – NHỊ THỨC NIU - TƠN 1 - Mục tiêu : 1.1- Về kiến thức: - Nắm được công thức nhị thức Niu – Tơn. - Nắm được quy luật truy hồi thiết lập hàng thứ n + 1 của tam giác Pa-xcan khi đã biết hàng thứ n. Thấy mối quan hệ giữa các hệ số trong công thức nhị thức Niu – Tơn với các số nằm trên một hàng của tam giác Pa-xcan. 1.2 -Về kĩ năng: - Biết vận dụng công thức nhị thức Niu – Tơn để tìm khai triển các đa thức dạng: - Biết thiết lập hàng thứ n +1 của tam giác Pa-xcan từ hàng thứ n. Thành thạo trong việc khai triển nhị thức Niu –Tơn trong trường hợp cụ thể. Tìm ra 1 số hạng thứ k trong khai triển. Tìm
File đính kèm:
- giai tich chuong 2 bai 1 den bai 6.doc