Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng - Năm học 2006-2007
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Đạo đức Lớp 3 - Bài 7: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng - Năm học 2006-2007, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 14+ 15 Thứ tư ngày 6 tháng 12 năm 2006 Bài 7 QUAN TÂM, GIÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG I- Mục tiêu: 1- Học sinh hiểu: - Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng - Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng 2- Học sinh biết: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. 3- Học sinh có: Thái độ tôn trọng , quan tâm tới hàng xóm láng giềng. II- Tài liệu và phương tiện. - Vở Bài tập Đạo đức 3. - Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em. - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học. - Đồ dùng để đóng vai trong hoạt động 3 (T2) III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Cách thức tổ chức hoạt động Tiết 1 * Hoạt động 1 ( 10 phút): Phân tích truyện Chị Thuỷ của em * Mục tiêu: H biết được một biểu hiện quan tâm , giúp đỡ hàng xóm láng giềng - Kết luận: Ai cũng có lúc gặp khó khăn, hoạn nạn, những lúc cần sự cảm thông, giúp đỡ của những người xung quanh, vì vậy không chỉ người lớn mà trẻ em cũng cần quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng bằng những việc làm vừa sức mình - G. kể chuyện - H. đàm thoại theo các câu hỏi + Trong câu chuyện có những nhân vật nào? + Vì sao bé Viên lại cần sự quan tâm của Thuỷ. + Thuỷ đã là gì để bé Viên chơi vui ở nhà + Vì sao mẹ của bé Viên lại thầm cảm ơn bạn Thuỷ? + Em biết được điều gì qua câu chuyện trên? + Vì sao phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng? * Hoạt động 2: (10 phút): Đặt tên tranh * Mục tiêu: H. hiểu được ý nghĩa của các hành vi, việc làm đối với hàng xóm, láng giềng. - G. chia nhóm - Mỗi nhóm thảo luận về nội dung một tranh và đặt tên cho tranh - H. thảo luận nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác góp ý: Tranh 1, 3,4 là quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng. Tranh 2 làm ồn ảnh hưởng đến hàng xóm. * Hoạt động 3: (10 phút): Bày tỏ ý kiến * Mục tiêu: H biết bày tỏ thái độ của mình trước những ý kiến, quan niệm có liên quan đến việc quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng - G. chia nhóm , yêu cầu các nhóm thảo luận bày tỏ thái độ của em đến nội dung bài học - G. giải thích cho các em hiểu về ý nghĩa của câu tục ngữ - Các nhóm thảo luận - Đại diện từng nhóm trình bày - Các nhóm khác góp ý, bổ xung - G. kết luận - G. hướng dẫn H thực hành - H về sưu tầm truyện, thơ, ca dao, tục ngữ. Vẽ tranh về chủ đề quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng Tiết 2 * Hoạt động 1 (10 phút): GT các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học * Mục tiêu: Nâng cao nhận thức thái độ cho H về tình làng nghĩa xóm - H trưng bày tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ - H lên trình bày trước lớp - H chất vấn bổ xung - G tổng kết khen kịp thời * Hoạt động 2: (10 phút): Đánh giá hành vi *Mục tiêu: H biết đánh giá những hành vi, việc làm đốivới hàng xóm, láng giềng - Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi H - G nêu yêu cầu - H nhận xét hành vi, việc làm tốt - H thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày H trao đổi, nhận xét - G kết luận - H tự liên hệ các việc làm - G khen ngợi các em đã biết cư xử đúng với hàng xóm láng giềng * Hoạt động 3: (10 phút): Xử lý tình huống và đóng vai * Mục tiêu: H có kỹ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống * Kết luận (5 phút) Người xưa đã nói chớ quên Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau Giữ gìn tình nghĩa tương giao Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân - G. chia H theo nhóm - H thảo luận nhóm, xử lý tình huống rôì đóng vai - Các nhóm thảo luận, xử lý tình huống - G kết luận: Tình huống 1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác trai Tình huống 2” Em nên trông hộ nhà bác Nam Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư khi bác Hải về sẽ đưa lại - G kết luận chung - H đọc và ghi nhớ Rút kinh nghiệm sau tiết dạy Bài 7 QUAN TÂM,IÚP ĐỠ HÀNG XÓM LÁNG GIỀNG ( TIẾT 2) I- Mục tiêu: 1- Học sinh hiểu: - Thế nào là quan tâm giúp đỡ hàng xóm láng giềng - Sự cần thiết phải quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng 2- Học sinh biết: Quan tâm, giúp đỡ hàng xóm láng giềng trong cuộc sống hàng ngày. 3- Học sinh có: Thái độ tôn trọng , quan tâm tới hàng xóm láng giềng. II- Tài liệu và phương tiện. - Vở Bài tập Đạo đức 3. - Tranh minh hoạ truyện Chị Thuỷ của em. - Các câu ca dao, tục ngữ, truyện, tấm gương về chủ đề bài học. - Đồ dùng để đóng vai trong hoạt động 3 (T2) III- Các hoạt động dạy - học chủ yếu: Nội dung Cách thức tổ chức hoạt động Tiết 2 * Hoạt động 1 (10 phút): GT các tư liệu đã sưu tầm được về chủ đề bài học * Mục tiêu: Nâng cao nhận thức thái độ cho H về tình làng nghĩa xóm - H trưng bày tranh vẽ, bài thơ, ca dao, tục ngữ - H lên trình bày trước lớp - H chất vấn bổ xung - G tổng kết khen kịp thời * Hoạt động 2: (10 phút): Đánh giá hành vi *Mục tiêu: H biết đánh giá những hành vi, việc làm đốivới hàng xóm, láng giềng - Tham gia việc lớp, việc trường vừa là quyền, vừa là bổn phận của mỗi H - G nêu yêu cầu - H nhận xét hành vi, việc làm tốt - H thảo luận nhóm - Đại diện các nhóm trình bày H trao đổi, nhận xét - G kết luận - H tự liên hệ các việc làm - G khen ngợi các em đã biết cư xử đúng với hàng xóm láng giềng * Hoạt động 3: (10 phút): Xử lý tình huống và đóng vai * Mục tiêu: H có kỹ năng ra quyết định và ứng xử đúng đối với hàng xóm láng giềng trong một số tình huống * Kết luận (5 phút) Người xưa đã nói chớ quên Láng giềng tắt lửa, tối đèn có nhau Giữ gìn tình nghĩa tương giao Sẵn sàng giúp đỡ khác nào người thân * Củng cố dặn dò: - Học tập và thực hành những điều đã học - Xem trước bài Bài 8 - G. chia H theo nhóm - H thảo luận nhóm, xử lý tình huống rôì đóng vai - Các nhóm thảo luận, xử lý tình huống - G kết luận: Tình huống 1: Em nên đi gọi người nhà giúp bác trai Tình huống 2” Em nên trông hộ nhà bác Nam Tình huống 3: Em nên nhắc các bạn giữ yên lặng để khỏi ảnh hưởng đến người ốm Tình huống 4: Em nên cầm giúp thư khi bác Hải về sẽ đưa lại - G kết luận chung - H đọc và ghi nhớ - Giáo viên nhắc chung. - Sưu tầm bài hát về chủ đề bài 8
File đính kèm:
- Bài 7.doc