Giáo án Địa 11 bài 7: Liên minh Châu Âu – Eu

doc8 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 4667 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 11 bài 7: Liên minh Châu Âu – Eu, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 
Bài: 7
Tiết: 
Ngày soạn: 
ND:
LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU
(Tiết 1: EU – Liên minh khu vực lớn trên thế giới)
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Hiểu được quá trình hình thành và phát triển, mục đích và thể chế của EU.
 -Chứng minh được rằng EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.
2. Kĩ năng
 -Sử dụng bản đồ để nhận biết các nước thành viên EU
 Quan sát hình vẽ để trình bày về các liên minh, hợp tác chính của EU.
 -Phân tích bảng số liệu thống kê có trong bài học để thấy được vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới.
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
 -Bản đồ Các nước trên thế giới
 -Phóng to hình 7.5 và bảng 7.1 – SGK.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (3’)
 Kiểm tra bài thực hành 1 số HS. Nhận xét.
3. Mở bài (1’)
 Qua 1 số sự kiện, hiện tượng mà các em đã biết như đồng tiền EURO, máy bay Airbus,Vì sao EU ngày nay nổi tiếng là 1 tổ chức liên kết khu vực có nhiều thành công trên thế giới? EU đã ra đời và phát triển như thế nào? Ngày nay, EU có vai trò như thế nào trên thế giới?
Hoạt động 1
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN EU
Mục tiêu: Nắm được quá trình hình thành và phát triển của EU
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
 Pp phân tích-tổng hợp
-Hãy nêu những mốc quan trọng và các nước thành viên trong quá trình hình thành và phát triển EU?
(Chú ý mốc thời gian với hướng mở rộng)
-Chuẩn kiến thức
 Làm việc cả lớp
-Dựa vào nội dung mục I.1, hãy phân tích và tổng hợp lại quá trình hình thành và phát triển của EU.
-Lần lượt phát biểu ý kiến
I. Quá trình hình thành và phát triển
1. Sự ra đời và phát triển
-1957→2007: 6→27
-1957 (6), 1973 (3), 1981 (1), 1986 (2), 1995 (3), 2004 (10), 2007 (2).
-Bắc (73, 95), Tây (86), Nam (81), Đông (04, 07)
Hoạt động 2
TÌM HIỂU MỤC ĐÍCH VÀ THỂ CHẾ CỦA EU
Mục tiêu: Nắm được mục đích và thể chế của EU
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
 Pp giảng giải, đàm thoại mở
-Cho HS ghi: DT: 3,9 triệu km2, DS: 464,1 triệu người (2005) (4,2 – 487 – 2007)
-Mục đích của EU là gì:
-Hãy nêu tên các cơ quan đầu não của EU và chức năng của nó?
-Chuẩn kiến thức
 Làm việc cả lớp
-Dựa vào kênh chữ và phân tích các hình 7.3, 7.4 để trả lời các câu hỏi
-1 số HS được chỉ định trả lời, các em khác phát biểu góp ý, bổ sung
2. Mục đích và thể chế
a/ Mục đích
-Tạo ra 1 khu vực tự do mậu dịch
-Tăng cường liên kết và hợp tác toàn diện
b/ Thể chế
-Ba trụ cột 
-Bốn cơ quan đầu não
Hoạt động 3
TÌM HIỂU VỀ VỊ THẾ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Mục tiêu: HS thấy được EU là trung tâm kinh tế hàng đầu của thế giới.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
 Pp phân tích bảng biểu
-Hãy chứng tỏ EU là 1 trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới?
-Nêu bật vai trò của EU trong thương mại quốc tế?
-Phân tích vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới?
-GV sửa chữa, bổ sung, khẳng định và đánh giá kết quả làm việc của các nhóm
 Làm việc theo nhóm: Từng 2 nhóm làm 1 nhiệm vụ, lần lượt như sau:
-Nhóm 1 và 4 dựa vào nội dung mục II.1, bảng 7.1, hình 7.5 tìm hiểu vấn đề 1
-Nhóm 2 và 5 dựa vào nội dung mục II.2, bảng 7.1 tìm hiểu vấn đề 2
-Nhóm 3 và 6 dựa vào hình 7.5 tìm hiểu vấn đề 3
-Các nhóm lần lượt cử đại diện trình bày, lớp nhận xét, góp ý, bổ sung
II. Vị thế của EU trong nền kinh tế thế giới
1. Trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
-Thành công: Dẫn đầu 3 trung tâm về cả GDP, tỉ trong XK trong GDP, và tỉ trọng XK của thế giới
-Hạn chế: Vẫn còn sự chênh lệch đáng kể giữa các nước thành viên
2. Tổ chức thương mại hàng đầu thế giới
-Dẫn đầu về thương mại TG
-Bạn hàng lớn nhất của các nước đang phát triển
4. Củng cố đánh giá (4’)
 1/ Mục đích và thể chế của EU là gì?
 2/ Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới.
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Câu hỏi 1 cuối bài là câu hỏi khó, phải trình bày được mục đích, quá trình và kết quả. Chuẩn bị bài tiếp theo.
V. PHỤ LỤC
 Câu hỏi 1, ý 1 (khó): 
-Với mong muốn duy trì hòa bình và cải thiện đời sống nhân dân, 1 số nước có ý tưởng xây dựng 1 châu Âu thống nhất. Năm 1957, 6 nước sáng lập EEC, 1993 là EU, đến 2007 có 27 thành viên
-Qúa trình 50 năm phát triển, số lượng các thành viên tăng liên tục; EU mở rộng theo các hướng trong không gian; mức độ liên kết, thống nhất ngày càng cao.
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 
Bài: 7
Tiết: 
Ngày soạn: 
LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU
(Tiết 2: EU - Hợp tác, liên kết để cùng phát triển)
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền chung euro.
 -Chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên
 -Trình bày được nội dung của khái niệm liên kết vùng và nêu lên được 1 số lợi ích của việc liên kết vùng ở EU.
2. Kĩ năng
 Phân tích được các sơ đồ, lược đồ có trong bài học
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
 -Bản đồ Các nước châu Âu
 -Phóng to các hình 7.7, 7.8, 7.9 – SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (4’)
 -Mục đích và thể chế của EU là gì?
 -Chứng minh EU là trung tâm kinh tế hàng đầu thế giới
3. Mở bài (1’)
 Bên cạnh những thành tựu nổi bật như việc hình thành thị trường chung châu Âu, việc sử dụng đồng tiền chung euro, việc hợp tác sản xuất máy bay Airbus đã được nhiều người biết đến thì liên kết vùng cũng là 1 thành công được đánh giá cao của EU.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VỀ THỊ TRƯỜNG CHUNG CHÂU ÂU
Mục tiêu: HS nắm được nội dung và ý nghĩa của việc hình thành thị trường chung châu Âu và của việc sử dụng đồng tiền chung euro.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
15’
 Pp đàm thoại gợi mở
-Tự do lưu thông như thế nào và lưu thông cái gì?
-Sự ra đời và việc sử dụng đồng euro như thế nào?
-Lợi ích của 4 mặt tự do lưu thông trong EU là gì?
-Vì sao có thể nói việc ra đời đồng tiền chung euro là bước tiến mới của sự liên kết EU?
-Chuẩn kiến thức
 Làm việc cả lớp
-Đọc mục I.1 và sự hiểu biết của mình, HS sẽ trả lời được là tự do lưu thông trong phạm vi các nước thành viên về hàng hóa, con người, dịch vụ và tiền vốn
-1999 giao dịch, thanh toán
-2004 lưu thông, trao đổi
-Lợi ích của tự do lưu thông:
 +Xóa bỏ những trở ngại trong việc phát triển kinh tế
 +Thực hiện chung 1 số chính sách thương mại ngoài EU
 +Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh
-Đồng tiền chung euro:
 +Nâng cao sức cạnh tranh của EU
 +Thủ tiêu những rủi ro trong chuyển đổi
 +Tạo thuận lợi cho việc chuyển vốn trong EU
 +Đơn giản hóa công tác kế toán của các doanh nghiệp lớn
I. Thị trường chung châu Âu
1. Tự do lưu thông
 a/ Tự do di chuyển
 b/ Tự do lưu thông dịch vụ
 c/ Tự do lưu thông hàng hóa
 d/ Tự do lưu thông tiền vốn
2. Euro - đồng tiền chung của châu Âu
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VỀ HỢP TÁC TRONG SẢN XUẤT VÀ DỊCH VỤ
Mục tiêu: HS chứng minh được rằng sự hợp tác, liên kết đã đem lại những lợi ích kinh tế cho các nước thành viên.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
 Pp tự nghiên cứu thảo luận
-Chia cặp và giao nhiệm vụ tìm hiểu về hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
-Chuẩn kiến thức
 Làm việc cặp đôi
-Đọc kĩ kênh chữ, phân tích các hình 7.7, 7.8 để hoàn thành nội dung theo phiếu học tập
-Đại diện 1 số cặp báo cáo kết quả làm được
-Lớp nhận xét, góp ý bổ sung
II. Hợp tác trong sản xuất và dịch vụ
1. Sản xuất máy bay Airbus
2. Đường hầm giao thông dưới biển Manche
(Nội dung ở phiếu học tập)
Hoạt động 3
TÌM HIỂU VỀ LIÊN KẾT VÙNG CHÂU ÂU
Mục tiêu: HS trình bày được nội dung liên kết vùng và nêu lên được 1 số lợi ích của liên kết vùng của EU 
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
 Pp nghiên cứu thảo luận
-Chia lớp ra 6 nhóm và giao nhiệm vụ tìm hiểu khái niệm và ý nghĩa của việc phát triển các vùng liên kết
-Chuẩn kiến thức
 Làm việc theo nhóm
-Các nhóm đều cùng làm nhiệm vụ như nhau và thi đua nhóm nào làm tốt hơn
-Nhóm trưởng điều hành, thư kí ghi biên bản tổng hợp ý kiến
-Cử đại diện báo cáo trước lớp
-Các nhóm nhận xét nhau
III. Euroregion 
1. Khái niệm liên kết vùng châu Âu
2. Liên kết vùng Masse – Rhine
3. Ý nghĩa:
-Cùng nhau thực hiên các dự án chung các mặt nhằm tận dụng lợi thế riêng của mỗi nước
-Tăng cường tình đoàn kết hữu nghị
4. Củng cố đánh giá (3’)
 1/ Lợi ích của tự do lưu thông và đồng euro của EU?
 2/ Ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng?
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Học bài theo các câu hỏi cuối bài. Chuẩn bị bài tiếp.
V. PHỤ LỤC
Dự án hợp tác
Sản phẩm
Các nuớc tham gia
Lợi ích đem lại
Sản xuất
Máy bay Airbus
Pháp, TBN, Đức, Anh
Cạnh tranh với Boeing
Dịch vụ
Đường hầm biển Manche
Anh, Pháp
Không cần trung chuyển
VI. RÚT KINH NGHIỆM
Tuần: 
Bài: 7
Tiết: 
Ngày soạn: 
LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU
(Tiết 3: Thực hành tìm hiểu về châu Âu)
I. MỤC TIÊU
 Sau giờ thực hành, HS cần:
1. Kiến thức
 -Trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất.
 -Chứng minh được vai trò của Eutrong nền kinh tế thế giới.
2. Kĩ năng
 Rèn luyện kĩ năng vẽ, phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, xử lí tư liệu tham khảo và kĩ năng trình bày một vấn đề
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
 -Bản đồ Các nước châu Âu
 -Biểu đồ chuẩn bị trước theo yêu cầu bài thực hành
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 - Lợi ích của tự do lưu thông và đồng euro của EU?
 -Ý nghĩa của việc phát triển các liên kết vùng?
3. Bài mới
Hoạt động 1
TÌM HIỂU Ý NGHĨA CỦA VIỆC HÌNH THÀNH MỘT EU THỐNG NHẤT
Mục tiêu: HS trình bày được ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
10’
 Pp thảo luận 
-Chia nhóm và giao nhiệm vụ (6 nhóm cùng làm 1 nhiệm vụ):
 +Tự do lưu thông như thế nào và lưu thông cái gì?
 +Những thuận lợi chủ yếu của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu và sử dụng đồng tiền chung euro?
 +Sự ra đời và việc sử dụng đồng euro như thề nào?
 +Trả lời câu hỏi cuối mục?
-Chuẩn kiến thức
 Làm việc theo nhóm
-Các nhóm dựa vào kiến thức đã học ở 3 tiết trước và thông tin ở mục I bài thực hành để trả lời
-Nhóm trưởng điều hành, thư kí ghi biên bản
-Cử đại diện lên trình bày
 HS phải nêu được về thị trường chung châu Âu:
 +Tăng cường tự do lưu thông về người, hàng hóa, tiền tệ và dịch vụ
 +Thúc đẩy và tăng cường quá trình nhất thể hóa ở EU về các mặt kinh tế
 +Tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng cạnh tranh
 +Thủ tiêu những rủi ro trong chuyển đổi tiền tệ, tạo điều kiện cho lưu chuyển vốn và đơn giản hóa công tác kế toán 
I. Tìm hiểu ý nghĩa của việc hình thành một EU thống nhất
1. Thị trường chung châu Âu
2. Đồng tiền chung euro
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VAI TRÒ CỦA EU TRONG NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI
Mục tiêu: Vẽ được biểu đồ, phân tích được số liệu để thấy được vai trò của 1 trong 3 trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
20’
-Dựa vào bảng 7.2, hãy vẽ biểu đồ đường tròn thể hiện tỉ trọng GDP, dân số của EU và một số nước trên thế giới
-Dựa vào biểu đồ đã hoàn thành và kiến thức đã học, hãy nhận xét về vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế
-Theo dõi, giúp đỡ
-Kết luận: EU đã trở thành trung tâm kinh tế lớn hàng đầu thế giới, vượt qua cả Hoa Kì và Nhật Bản
 Làm việc cá nhân
-Biểu đồ: Vẽ được 2 hình tròn, có tên biểu đồ, có chú giải, đẹp và tương đối chính xác
-Nhận xét:
+Với thế giới: Chỉ chiếm 7,1% dân số nhưng chiếm tới 31% GDP, 26% sản lượng ô tô, 37,7% xuất khẩu, 19% mức tiêu thụ năng lượng của thế giới
+Với Hoa Kì và Nhật Bản: Lớn hơn Hoa Kì và gấp 3 Nhật Bản về GDP cũng như dân số
II. Tìm hiểu vai trò của EU trong nền kinh tế thế giới
1. Vẽ biểu đồ
2. Nhận xét biểu đồ
4. Củng cố đánh giá (3’)
 1/ Những thuận lợi chủ yếu của EU khi hình thành thị trường chung châu Âu và sử dụng đồng tiền chung euro?
 2/ Hãy nhận xét về vị trí kinh tế của EU trên trường quốc tế
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ TRỌNG GDP, DÂN SỐ
CỦA EU VÀ 1 SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI NĂM 2004 (%)
Nhận xét: Qua biểu đồ và kiến thức đã học, ta thấy:
 -Với thế giới: Chỉ chiếm 7,1% dân số nhưng chiếm tới 31% GDP, 26% sản lượng ô tô, 37,7% xuất khẩu, 19% mức tiêu thụ năng lượng của thế giới
 -Với Hoa Kì và Nhật Bản: Lớn hơn Hoa Kì 1,1 lần và gấp 2,7 lần Nhật Bản về GDP; lớn hơn Hoa Kì 1,5 lần và gấp 3,6 lần Nhật Bản về dân số
 EU có 1 vị trí rất quan trọng về kinh tế trên trường quốc tế.
V. RÚT KINH NGHIỆM
. 
Tuần: 
Bài: 7
Tiết: 
Ngày soạn: 
LIÊN MINH CHÂU ÂU – EU
(Tiết 4: Cộng hòa Liên bang Đức)
I. MỤC TIÊU
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Nêu và phân tích được 1 số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về tự nhiên và dân cư – xã hội.
 -Thấy được vị thế của CHLB Đức trong EU và trên thế giới.
 -Nắm được đặc điểm phát triển các ngành kinh tế.
2. Kĩ năng
 Phân tích được các lược đồ, biểu đồ, bảng số liệu về kinh tế trong bài học.
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
 -Các bản đồ Địa lí tự nhiên Đức – Pháp, Kinh tế chung CHLB Đức
 -Các lược đồ công nghiệp, nông nghiệp Đức
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 EU thành lập thị trường chung nhằm mục đích gì? (Kết hợp kiểm tra phần thực hành)
3.Mở bài (1’)
 Sau chiến tranh thế giới lần thứ II, Đức là 1 nước phát-xít bại trận, đất nước bị tàn phá nặng nề, nền kinh tế bị suy kiệt, uy tín trên trường quốc tế bị giảm sút nghiêm trọng do những tội ác mà phát-xít Hit- le đã gây ra. Sau mấy chục năm, nước Đức đã trở thành 1 cướng quốc kinh tế hàng đầu, là nước có chế độ phúc lợi xã hội tốt, là 1 đầu tàu quan trọng của EU, uy tín của CHLB Đức trên trường quốc tế luôn được tăng cường.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VỀ VỊ TRÍ ĐỊA LÍ VÀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Mục tiêu: HS nêu và phân tích được 1 số đặc điểm nổi bật của CHLB Đức về vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
8’
 Pp tự nghiên cứu
-Hướng dẫn HS làm việc cá nhân
-Đề nghị HS đọc toàn bộ nội dung phần I và quan sát bản đồ tự nhiên CHLB Đức, nêu được đặc điểm cơ bản về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, sau đó viết tóm tắt ra vở nháp
-GV nhận xét, chuẩn kiến thức và đề nghị trả lời câu hỏi cuối mục
 Làm việc cá nhân
-HS không nhất thiết phải làm việc độc lập mà có thể trao đổi cặp
-Vài HS trả lời
-HS sẽ trả lời được: Nằm ở trung tâm châu Âu, thuận tiện giao lưu, thông thương với các nước; thiên nhiên hấp dẫn khách du lịch
S. 356.980 km2
P. 82,5 triệu người (2007)
C. Berlin
I. Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
1. Nước Đức có vị trí địa lí quan trọng ở châu Âu
2. Cảnh quan thiên nhiên đa dạng
Hoạt động 2
TÌM HIỂU VỀ DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
Mục tiêu: HS nêu và phân tích được 1 số đặc điểm về dân cư và xã hội của CHLB Đức
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
8’
 Pp phát vấn
-Đọc mục II và hình 7.11, trả lời câu hỏi cuối mục
-Tỉ lệ dân nhập cư cao tạo cho Đức những thuận lợi và khó khăn gì về mặt xã hội?
 Làm việc cá nhân
-Vài HS trả lời câu hỏi cuối mục
-1 HS khá sẽ trả lời: Thuận lợi là đáp ứng được nhu cầu về lao động cho nền kinh tế nhưng lại gây khó khăn phức tạp về mặt xã hội
II. Dân cư và xã hội
-HDI cao: 0,930
-Cơ cấu dân số già
-Giáo dục, đào tạo được coi trọng
Hoạt động 3
TÌM HIỂU KINH TẾ
Mục tiêu: Thấy được vị thế của CHLB Đức trong EU và trên thế giới; nắm được đặc điểm phát triển các ngành kinh tế.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
16’
-Hướng dẫn HS tìm hiểu vị thế cường quốc kinh tế hàng đầu ở châu Âu và thế giới:
 +Xác định 1 cách khái quát vị thế cường quốc
 +Cụ thể hóa nội dung
-Chuẩn kiến thức
-Hướng dẫn HS tìm hiểu đặc điểm phát triển và phân bố công nghiệp:
 +Xác định trình độ phát triển công nghiệp
 +Cụ thể hóa đặc điểm khái quát
-Chuẩn kiến thức và ví dụ thêm: Siemen, Mercedes,
-Hướng dẫn HS tìm hiểu về nông nghiệp:
 +Xác định trên hình 7.14 một số cây trồng vật nuôi chủ yếu
 +Tại sao thiên nhiên không thuận lợi nhưng năng suất vẫn cao?
-Chuẩn kiến thức
- HS nghiên cứu nội dung mục III – SGK và các bảng 7.3, 7.4 để nêu được:
 +Đứng đầu châu Âu, thứ ba thế giới
 +Cường quốc thương mại thứ hai thế giới
 +Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh
-HS dựa vào nội dung mục công nghiệp SGK và bản đồ Kinh tế chung để nêu được:
 +Là nước có trình độ phát triển cao
 +Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế
 +Nhiều ngành công nghiệp nổi tiếng và có vị trí cao trên thế giới
 +Các trung tâm lớn
-HS dựa vào nội dung và hình 7.14 sẽ trả lời được:
 +Khí hậu lạnh, đất đai kém màu mỡ nhưng thâm canh cao
 +Lúa mì và củ cải đường trồng nhiều ở những vùng có đất đai màu mỡ
 +Những vùng kém màu mở là những vùng công nghiệp phát triển
III. Kinh tế
1. Khái quát
-Cơ cấu ngành chuyển dịch mạnh
-Cường quốc kinh tế
-Cường quốc thương mại
2. Công nghiệp
-Trình độ phát triển cao
-Ngành xương sống của nền kinh tế
-Nhiều ngành công nghiệp nổi tiếng
-Phân bố khắp nước với nhiều trung tâm lớn
3. Nông nghiệp
-Trình độ thâm canh cao
-Nông sản chính là lúa mì, củ cải đường, đặc biệt là bò sữa
4. Củng cố đánh giá (5’) 
 1/ Nước Đức có khí hậu:
a/ Ôn đới	b/ Cận nhiệt	c/ Hàn đới	d/ Ôn và cận nhiệt
 2/ Câu nào sau đây sai:
a/ Thứ 3 TG về GDP	 b/ Thứ 1 TG về XK	 c/ NK lớn 1 TG	d/ Cường quốc thương mại
 3/ Trung tâm công nghiệp Munich nằm ở phía nào của Đức?
a/ Đông	b/ Tây	c/ Nam	d/ Bắc
 4. Các nông sản chính của Đức: 
a/ Lúa mì, củ cải đường, khoai tây	b/ Lúa mì, mía, lạc	
c/ Khoai tây, củ cải đường, chè	d/ Lúa mì, nho, cao su
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Làm các câu hỏi và bài tập cuối bài học; chuẩn bị cho tiết ôn tập tuần sau

File đính kèm:

  • docTuần.doc
Đề thi liên quan