Giáo án Địa 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất

doc3 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 1336 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa 6 - Bài 10: Cấu tạo bên trong của trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần:
Tiết: 12. 
NS:
ND: 
Bài 10: CẤU TẠO BÊN TRONG CỦA TRÁI ĐẤT.
I. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Học sinh biết:
- Nêu tên các lớp cấu tạo của Tđất và đặc điểm của từng lớp.
- Trình bày cấu taọ và vai trò của lớp vỏ Tđất.
- Biết tỉ lệ lục địa, đại dương và sự phân bố lục địa và đại dương trên bề mặt Tđất.
2. Kỹ năng: 
- Quan sát và nhận xét vị trí, độ dày của các lớp cấu tạo be6b trong Tđất (từ hình vẽ).
- Xác định được 6 lục địa, 4 đại dương và 7 mảng kiến tạo lớn (Âu-Á, Phi, Ấn Độ, Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Nam Cực, Thái Bình Dương) trên bản đồ hoặc quả địa cầu.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học bộ môn.
II. CHUẨN BỊ: 
1. Giáo viên: Giáo án, Sgk, tập bản đồ, tranh cấu tạo TĐ.
2. Học sinh: Sgk, tập bản đồ, chuẩn bị bài theo câu hỏi sgk.
III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Hoạt động nhóm.
- Sử dụng tranh khai thác kiến thức 
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: (1’). KTSS.
2. Ktbc: (4’).
+ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất như thế nào?
- Trục Trái Đất và đường sáng tối không trùng nhau.
- Nên các địa điểm ở ½ cầu Bắc, cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
- Những điểm nằm trên đường xích đạo có ngày đêm bằng nhau.
+ Chọn ý đúng: Ở vòng cực có số ngày đêm kéo dài:
@. 1 ngày.
b. 6 tháng.
3. Bài mới: 33’.
 HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ.
 NỘI DUNG.
Giới thiệu bài.
Hoạt động 1.
* Sử dụng tranh khai thác kiến thức 
- Giáo viên: Tìm hiểu những lớp đất sâu trong lòng đất người ta không thể quan sát trực tiếp vì lỗ khoan sâu chỉ đạt độ 15000m trong khi bán kính TĐ 6.300km nên người ta dùng phương pháp gián tiếp.
 Địa chấn – trọng lực – địa từ.
 . Gần đây con người nghiên cứu thành phần, tính chất của các thiên thạchvà mẫu đất các thiên thạch khác như mặt trăng – cấu tạo thành phần của TĐ.
- Quan sát tranh cấu tọa bên trong của TĐ.
- Giáo viên chia nhóm cho học sinh hoạt động từng đại diện nhóm trình bày bổ sung giáo viên chuẩn kiến thức và ghi bảng.
* Nhóm 1: Bên trong TĐ được cấu tạo bằng mấy lớp?
 TL: - Lớp vỏ; trung gian; lớp nhân.
* Nhóm 2: Nêu độ dầy, trạng thái, nhiệt dộ của lớp vỏ TĐ?
 TL: Từ 5 – 70 km – rắn chắc – nhiệt độ cao tối đa 10000c.
* Nhóm 3: Nêu độ dầy, trạng thái, nhiệt độ của lớp trung gian của TĐ?
 TL: - Gần 3000 km từ quánh dẻo đến lỏng – khoảng 1500 – 47000c.
* Nhóm 4: Nêu độ dầy, trạng thái, nhiệt độ của lớp lõi của TĐ?
 TL: - Trên 3000 km – lỏng ở ngoài và rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất 50000c.
Chuyển ý.
Hoạt động 2.
* Quan sát tranh khai thác kiến thức.
- Quan sát quả địa cầu xác định vị trí các lục địa và đại dương .
+ Nêu vai trò của lớp vỏ TĐ? Cấu tạo?
 TL:
- Quan sát H 27 sgk.
+ Nêu những địa mảng chính của TĐ?
 TL: - BMĩ; NMĩ; Á- Âu; Phi; ÂĐộ; TBD; NCực.
- Giáo viên: Vỏ TĐ được cấu tạo bởi những địa mảng di chuyển tốc độ chậm có khi tách xa nhau, xô chồm lên nhau, trượt bậc nhau hình thành dãy núi ngầm dưới đại dương.
 . Đá bị ép nhô lên thành núi.
 = Xuất hiện động đất và núi lửa.
1. Cấu taọ bên trong của Trái Đất:
- Gồm 3 lớp : vỏ, trung gian, lõi
a/ Lớp vỏ:
- Dày từ 5 – 70 km.
- Dạng rắn chắc,nhiệt độ cao tối đa 10000c.
b/ Lớp trung gian:
- Dày gần 3000 km.
- Trạng thái từ quánh dẻo đến lỏng.
-Nhiệt độ khoảng 1500- 47000c.
c/ Lớp lõi:
- Dày trên 3000 km.
- Trạng thái lỏng ở ngoài và rắn ở trong, nhiệt độ cao nhất 50000c.
2. Cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất
- Vỏ TĐ là lớp đá rắn chắc ở ngoài cùng của Tđất, được cấu tạo do 1 số địa mảng nằm kề nhau.
- Lớp vỏ TĐ chiếm 1% thể tích; 0,5 % khối lượng của Tđất, nhưng có vai trò rất quan trọng, vì là nơi tồn tại của các thành phần tự nhiên khác và là nơi sinh sống, hoạt động của XH loài người.
4. Củng cố và luỵên tập: 4’
+ Nêu cấu tạo của lớp vỏ Trái Đất?
- Lớp vỏ TĐ chiếm 1% thể tích; 0,5 % khối lượng lớp này rất mỏng là một lớp đất đá rắn chắc dầy 5 – 70 km nhưng rất quan trọng vì là nơi tồn tại các thành phần khác của TĐ như không khí, sinh vật,.. xã hội loài người.
- Vỏ TĐ do một số địa mảng kề nhau tạo thành.
+ Lớp vỏ TĐ dày: 
a. 5 -70 km.
b. Gần 3000 km
- Hướng dẫn làm tập bản đồ .
5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: 3’
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 11: Thực hành. - Chuẩn bị theo câu hỏi trong sgk.

File đính kèm:

  • docDIA 6 - BAI 10.doc
Đề thi liên quan