Giáo án Địa lý 10 bài 11: Khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 13886 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 11: Khí quyển sự phân bố nhiệt độ không khí trên trái đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 6
Bài: 11
Tiết: 12
NS:
ND:
KHÍ QUYỂN
SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Hiểu rõ cấu tạo của khí quyển. Các khối khí và tính chất của chúng. Các frông và sự di chuyển của các frông và tác động của chúng.
 -Hiểu rõ nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt độ bề mặt trái Đất do Mặt Trời cung cấp.
 -Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí.
2. Kĩ năng
 Nhận biết nội dung kiến thức qua hình ảnh, bảng thống kê, bản đồ.
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
 -Bản đồ khí hậu thế giới
 -Phóng to các hình 11.1, 11.2, 11.3, 11.4 và bảng 11 – SGK
 -Phiếu học tập:
Các tầng
Giới hạn
Đặc điểm
1. Đối lưu
2.Bình lưu
3.Tầng giữa
4.Tầng ion
5.Tầng ngoài
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 -Xác định trên bản đồ: Các vành đai động đất, các vành đai núi lửa và các vùng núi trẻ tiêu biểu.
 -Nhận xét và giải thích.
3. Mở bài (1’)
 Khí quyển có vai trò vô cùng quan trọng đến sự sống của hành tinh chúng ta. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về khí quyển và sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất.
Hoạt động 1
NGHIÊN CỨU VỀ KHÍ QUYỂN
Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo của khí quyển, các khối khí và tính chất của chúng. Các frông, sự di chuyển của các frông và tác động của chúng.
TL
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung chính
16’
 Pp chính là đàm thoại gợi mở, giảng giải.
-Khí quyển là gì?
-Trình bày cấu trúc của khí quyển.
-Trả lời câu hỏi cuối mục I.1 trang 39 – SGK.
-Trong tầng đối lưu, mỗi bán cầu có các khối khí nào? Tại sao?
-Đặc điểm của các khối khí đó?
- GV gợi ý cho HS tự tìm ra kiến thức ở các tầng khác của khí quyển.
? Nguyên nhân nào hình thành nên các khối khí?
? Các khối khí có tính chất và được kí hiệu như thế nào?
-Frông là gì? Trên mỗi bán cầu có các frông cơ bản nào?
GV giảng thêm về frông, dải hội tụ nhiệt đới và hỏi:
-Tại sao khi có frông đi qua thời tiết của địa phương ấy thay đổi đột ngột?
 Hoạt động cả lớp, cá nhân
-HS hiểu được khí quyển là lớp không khí bao quanh Trái Đất, có vai trò bảo vệ sự tồn tại và phát triển của sinh vật trên Trái Đất.
- Tổng hợp kiến thức tìm được, điền vào nội dung bài học.
-HS hiểu được do Trái Đất hình cầu, góc nhập xạ khác nhau từ xích đạo về hai cực, cũng như độ ẩm giữa lục địa và đại dương khác nhau nên hình thành các khối khí có tính chất khác nhau.
Hiểu tính chất của không khí thay đổi
I. Khí quyển
Khí quyển là lớp không khí bao quanh TĐất.
1. Cấu trúc của khí quyển:
 Có 5 tầng.
a. Tầng đối lưu:
- Từ mặt đất đến 8 km (ở cực) và 16 km (ở xích đạo). 
- Đậm đặc nhất: 80% không khí, >3/4 lượng hơi nước, CO2...
-Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
-Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.
b.Tầng bình lưu:
- Từ đỉnh tầng đối lưu đến 50 km.
- Không khí loãng, khô và chuyển động theo chiều ngang.
-Nhiệt độ tăng theo chiều cao
-Có lớp ôdôn ở độ cao 22 – 25 km.
c. Tầng giữa:
- Từ 50 đến 80 km.
- Không khí rất loãng.
-Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao.
d. Tầng ion (tầng nhiệt):
- Từ 80 đến 800 km.
- Không khí rất loãng.
-Chứa các điện tích âm, dương.
e. Tầng ngoài:
- Từ 800 km đến > 2000 km.
- Không khí cực loãng.
- Chủ yếu là hêli, hiđrô.
2. Các khối khí:
a. Nguyên nhân hình thành:
Không khí ở tầng đối lưu, tùy theo vĩ độ và bề mặt TĐất là lục địa hay đại dương mà hình thành các khối khí khác nhau.
b.Tính chất của các khối khí:
- Khối khí bắc cực và nam cực: rất lạnh, kí hiệu là A.
- Khối khí ôn đới lạnh, kí hiệu là P.
- Khối khí chí tuyến (nhiệt đới): rất nóng, kí hiệu là T.
- Khối khí xích đạo: nóng ẩm, kí hiệu là E.
 Mỗi khối khí lại chia thành kiểu hải dương (ẩm, kí hiệu là m) và kiểu lục địa (khô, kí hiệu là c). riêng khối khí xích đạo chỉ có 1 kiểu là khối khí hải dương, kí hiệu là Em.
3. Frông:
a. Khái niệm:
Frông là mặt ngăn cách giữa hai khối khí có sự khác biệt về nhiệt độ và hướng gió.
b. Các frông cơ bản:
-Frông địa cực (FA) ngăn cách giữa các khối khí cực và ôn đới.
-Frông ôn đới (FP) ngăn cách giữa các khối khí ôn đới và chí tuyến.
 Các khối khí, frông không đứng yên một chỗ, mà luôn di chuyển.
 Mỗi khi di chuyển đến đâu thì lại làm cho thời tiết ở nơi đó có sự thay đổi.
Hoạt động 2
TÌM HIỂU SỰ PHÂN BỐ NHIỆT ĐỘ KHÔNG KHÍ TRÊN TRÁI ĐẤT
Mục tiêu: HS nắm được:
 -Nguồn cung cấp nhiệt chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt Trái Đất do Mặt Trời cung cấp.
 -Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thay đổi nhiệt độ không khí.
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
16’
 Pp chính là đàm thoại gợi mở, giảng giải.
-Em hiểu như thế nào về bức xạ và nhiệt độ không khí?
GV giảng thêm.
? Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí?
-Trả lời các câu hỏi cuối mỗi mục dựa vào bảng 11, hình 11.3, 11.4 - SGK
GV giảng thêm
? Theo vĩ độ địa lí, nhiệt độ trung bình năm và biên độ nhiệt năm thay đổi như thế nào?
? Vì sao có sự thay đổi đó?
? Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất ở lục địa hay đại dương?
? Vì sao có sự khác biệt đó?
? Địa hình có ảnh hưởng đến nhiệt độ như thế nào?
- GV yêu cầu HS quan sát hình 14.1
? Cho biết hướng phơi của sườn với góc nhập xạ và lượng nhiệt nhận được có mối quan hệ thế nào?
 Hoạt động cả lớp
-Quan sát hình 11.2 nội dung bài để hiểu được khí quyển chỉ trực tiếp hấp thụ 19% và nhiệt độ không khí mà ta đang sống chính là mặt đất tỏa nhiệt
HS sẽ hiểu được:
- Vĩ độ càng cao nhiệt độ TB năm càng thấp và biên độ nhiệt càng lớn
-Càng xa biển biên độ nhiệt càng lớn
-Góc nhập xạ càng lớn nhiệt độ càng cao 
- HS dựa vào bản đồ khí hậu thế giới và bảng 11 trang 41 SGK trả lời.Nêu số liệu cụ thể trong bảng 11.
- Dựa vào SGK trang 42 trả lời.
- Do khả năng hấp thụ nhiệt, truyền nhiệt của đất và nước khác nhau.
- Đất liền hấp thu nhiệt MTrời nhanh nóng, nhanh nguội.
- Trên biển, do sự chuyển động của nước nên nước biển chậm nóng và cũng chậm nguội.
- HS quan sát hình 14.1 và nội dung SGK trang 43 trả lời.
- Ánh sáng MTrời tạo với sườn núi 1 góc càng lớn thì góc nhập xạ càng cao, lượng nhiệt nhận được càng lớn.
- Góc nhập xạ nhỏ, nhận được lượng nhiệt ít và ngược lại.
II. Sự phân bố của nhiệt độ không khí trên Trái Đất
1. Bức xạ và nhiệt độ không khí:
*Nguyên nhân hình thành nhiệt độ không khí:
Nhiệt cung cấp chủ yếu cho không khí ở tầng đối lưu là nhiệt của bề mặt TĐất sau khi hấp thụ bức xạ MTrời, rồi bức xạ lại vào không khí, làm cho không khí nóng lên, hình thành nhiệt độ không khí.
2. Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất:
a/ Phân bố theo vĩ độ địa lí:
Nhìn chung càng lên cao thì nhiệt độ trung bình năm càng giảm, biên độ nhiệt năm càng lớn.
b/ Phân bố theo lục địa và đại dương:
+ Nhiệt độ trung bình năm cao nhất và thấp nhất đều ở các lục địa.
+ Đại dương có biên độ nhiệt năm nhỏ, lục địa có biên độ nhiệt năm lớn.
c/ Phân bố theo địa hình:
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
+ Nhiệt độ không khí thay đổi theo độ dốc và hướng phơi của sườn núi.
4. Kiểm tra đánh giá (5’)
Các tầng
Giới hạn
Đặc điểm
1. Đối lưu
Từ mặt đất đến 8 km (ở cực) và 16 km (ở xích đạo)
-Đậm đặc nhất: 80% không khí, >3/4 lượng hơi nước, CO2...
-Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
-Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
2.Bình lưu
Từ đỉnh tầng đối lưu đến 50 km
-Không khí loãng, khô và chuyển động theo chiều ngang
-Nhiệt độ tăng theo chiều cao
-Có lớp ôdôn ở độ cao 22 – 25 km
3.Tầng giữa
Từ 50 đến 80 km
-Không khí rất loãng
-Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao
4.Tầng ion (tầng nhiệt)
Từ 80 đến 800 km
-Không khí rất loãng
-Chứa các điện tích âm, dương
5.Tầng ngoài
Từ 800 km đến > 2000 km
-Không khí cực loãng
-Chủ yếu là hêli, hiđrô
 1/ Trong cấu trúc của khí quyển, tầng nào bảo vệ sự sống, tầng nào duy trì và phát triển sự sống?
 2/ Sự phân bố nhiệt độ của không khí trên Trái Đất phụ thuộc vào những yếu tố nào?
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 Học bài. Chuẩn bị bài mới: Quan sát các hình bài 12, tập khai thác kênh hình. Tìm các địa danh liên quan bài học ở Atlas Địa lí thế giới.
IV. THÔNG TIN PHẢN HỒI
 *Phiếu học tập
 *Bức xạ là quá trình tỏa năng lượng của một vật thể. Bức xạ mặt trời là quá trình tỏa năng lượng của Mặt Trời ra khoảng không gian vũ trụ. Tương tự cũng có bức xạ mặt đất, bức xạ khí quyển
V. RÚT KINH NGHIỆM
.
CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN:
Các tầng
Giới hạn
Đặc điểm
1. Đối lưu
Từ mặt đất đến 8 km (ở cực) và 16 km (ở xích đạo)
-Đậm đặc nhất: 80% không khí, >3/4 lượng hơi nước, CO2...
-Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
-Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
2.Bình lưu
Từ đỉnh tầng đối lưu đến 50 km
-Không khí loãng, khô và chuyển động theo chiều ngang
-Nhiệt độ tăng theo chiều cao
-Có lớp ôdôn ở độ cao 22 – 25 km
3.Tầng giữa
Từ 50 đến 80 km
-Không khí rất loãng
-Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao
4.Tầng ion (tầng nhiệt)
Từ 80 đến 800 km
-Không khí rất loãng
-Chứa các điện tích âm, dương
5.Tầng ngoài
Từ 800 km đến > 2000 km
-Không khí cực loãng
-Chủ yếu là hêli, hiđrô
CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN:
Các tầng
Giới hạn
Đặc điểm
1. Đối lưu
Từ mặt đất đến 8 km (ở cực) và 16 km (ở xích đạo)
-Đậm đặc nhất: 80% không khí, >3/4 lượng hơi nước, CO2...
-Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
-Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
2.Bình lưu
Từ đỉnh tầng đối lưu đến 50 km
-Không khí loãng, khô và chuyển động theo chiều ngang
-Nhiệt độ tăng theo chiều cao
-Có lớp ôdôn ở độ cao 22 – 25 km
3.Tầng giữa
Từ 50 đến 80 km
-Không khí rất loãng
-Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao
4.Tầng ion (tầng nhiệt)
Từ 80 đến 800 km
-Không khí rất loãng
-Chứa các điện tích âm, dương
5.Tầng ngoài
Từ 800 km đến > 2000 km
-Không khí cực loãng
-Chủ yếu là hêli, hiđrô
CẤU TRÚC CỦA KHÍ QUYỂN:
Các tầng
Giới hạn
Đặc điểm
1. Đối lưu
Từ mặt đất đến 8 km (ở cực) và 16 km (ở xích đạo)
-Đậm đặc nhất: 80% không khí, >3/4 lượng hơi nước, CO2...
-Nhiệt độ giảm dần theo độ cao
-Không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng
2.Bình lưu
Từ đỉnh tầng đối lưu đến 50 km
-Không khí loãng, khô và chuyển động theo chiều ngang
-Nhiệt độ tăng theo chiều cao
-Có lớp ôdôn ở độ cao 22 – 25 km
3.Tầng giữa
Từ 50 đến 80 km
-Không khí rất loãng
-Nhiệt độ giảm mạnh theo chiều cao
4.Tầng ion (tầng nhiệt)
Từ 80 đến 800 km
-Không khí rất loãng
-Chứa các điện tích âm, dương
5.Tầng ngoài
Từ 800 km đến > 2000 km
-Không khí cực loãng
-Chủ yếu là hêli, hiđrô

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 11.doc