Giáo án Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, mưa

doc5 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 6932 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 13: Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, mưa, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 7
Bài: 13
Tiết: 14
NS:
ND:
NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN.
MƯA
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Sau bài học, HS cần:
1. Kiến thức
 -Hiểu rõ sự hình thành sương mù, mây và mưa.
 -Hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
 -Nhận xét sự phân bố mưa theo vĩ độ
2. Kĩ năng
 -Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa các yếu tố: nhiệt độ, khí áp, đại dương với lượng mưa.
 -Phân tích biểu đồ phân bố lượng mưa theo vĩ độ.
 -Đọc và giải thích sự phân bố mưa trên bản đồ do ảnh hưởng của đại dương.
II. THIẾT BỊ DẠY - HỌC
 -Bản đồ Phân bố mưa trên thế giới
 -Bản đồ Tự nhiên thế giới
 -Vẽ phĩng to hình 13.1 – SGK.
 -Phiếu học tập:
Nhân tố
Ảnh hưởng
Mưa nhiều
Mưa ít
Khí áp
Frơng
Giĩ
Dịng biển
Địa hình
III. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định (1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
 -Hãy nêu những nguyên nhân làm thay đổi khí áp.
 -Giĩ mùa là gì? Nguồn gốc và tính chất của giĩ mùa?
3. Mở bài (1’)
 Khi nào thì hơi nước trong khí quyển sẽ bị ngưng đọng, sự ngưng đọng đĩ tạo nên những hiện tượng gì? Mưa được phân bố như thế nào trên Trái Đất? Đĩ là những nội dung rất quan trọng mà chúng ta cần tìm hiểu trong bài học hơm nay.
Hoạt động 1
TÌM HIỂU VỀ SỰ NGƯNG ĐỌNG HƠI NƯỚC TRONG KHÍ QUYỂN
Mục tiêu: HS thấy được các nguyên nhân dẫn đến sự ngưng đọng hơi nước. Trình bày được sự hình thành sương mù, mây, mưa.
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
10’
 Pp đàm thoại gợi mở
GV: Ta đã biết trong khơng khí của tầng đối lưu chiếm bao nhiêu % lượng hơi nước của khí quyển?
? Trong điều kiện nào hơi nước sẽ ngưng đọng?
? Hơi nước ngưng đọng sẽ tạo ra những hiện tượng gì?
? Sương mù được tạo ra trong những điều kiện nào?
? Mây và mưa được hình thành như thế nào?
? Tuyết rơi xảy ra khi nào?
 Hoạt động cả lớp
-HS đọc mục I.1 để trả lời và lưu ý là điều kiện đầu tiên là cơ bản. Khơng khí bão hịa là khơng khí cĩ độ ẩm tương đối 100%
-HS đọc SGK mục I.2, I,3 để trả lời
- HS dựa vào mục I.2 SGK để trả lời.
- HS dựa vào mục I.3 SGK để trả lời.
I. Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển
* Phân biệt độ ẩm tương đối và độ ẩm tuyệt đối:
- Độ ẩm tuyệt đối: là lượng hơi nước được tính bằng gam trong 1m3 khơng khí ở một thời điểm nhất định.
- Độ ẩm tương đối: là tỉ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối của khơng khí với độ ẩm bão hịa ở cùng nhiệt độ.
1. Ngưng đọng hơi nước:
-Khơng khí đã bão hịa hơi nước và có hạt nhân ngưng tụ mà vẫn được cung cấp thêm hơi nước hoặc bị lạnh đi thì lượng hơi nước thừa sẽ ngưng đọng lại thành hạt nước.
2. Sương mù:
- Hình thức ngưng đọng của hơi nước trong lớp không khí đã bão hòa ở gần mặt đất thành những hạt nước nhỏ li ti lơ lửng trong không trung.
- Sương mù được sinh ra trong điều kiện độ ẩm tương đối cao, khí quyển ổn định theo chiều thẳng đứng và có gió nhẹ.
3. Mây và mưa:
 a/ Mây:
- Hình thức ngưng đọng hơi nước trong khí quyển ở trên cao.
- Không khí càng lên cao càng lạnh, hơi nước ngưng đọng thành những hạt nước nhỏ và nhẹ, các hạt nước tụ lại thành từng đám, đó là mây.
 b/ Mưa:
 Khi các hạt nước kết hợp với nhau hoặc được ngưng tụ thêm làm kích thước lớn dần, các luồng không khí thẳng đứng không đủ sức đẩy lên và nhiệt độ cao không làm bốc hết hơi nước, các hạt nước này rơi xuống thành mưa.
Hoạt động 2
NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN LƯỢNG MƯA
Mục tiêu: HS nêu và phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
10’
 Pp tự nghiên cứu, thảo luận.
-GV chia nhĩm và giao nhiệm vụ
-Trong quá trình thảo luận, GV ra câu hỏi gợi ý
-Nhĩm 1 và 4 tìm hiểu về khí áp và frơng:
? Khu vực khí áp cao và khu vực khí áp thấp nơi nào mưa nhiều, vì sao?
? Nơi frơng đi qua gây ra hiện tượng thời tiết như thế nào?
-GV theo dõi
-GV chuẩn kiến thức
-Nhĩm 2 và 5 tìm hiểu về giĩ:
? Vì sao ở vùng ven biển đón gió biển mưa nhiều, vùng nằm sâu trong nội địa mưa ít?
-GV theo dõi
-GV chuẩn kiến thức
-Nhĩm 3 và 6 tìm hiểu về dịng biển và địa hình:
? Dòng biển nóng và dòng biển lạnh có ảnh hưởng như thế nào đến sự phân bố mưa nơi chúng chảy qua?
-GV theo dõi
-GV chuẩn kiến thức
? Địa hình có ảnh hưởng như thế nào đến lượng mưa?
 Hoạt động nhĩm:
* Nhĩm 1 và 4 tìm hiểu về khí áp và frơng:
- Dựa vào mục I.1 để trả lời.
- Dựa vào mục I.2 SGK trang 50 để trả lời.
* Nhĩm 2 và 5 tìm hiểu về giĩ: 
- Do gió mang hơi nước từ biển vào nên mưa nhiều.
* Nhĩm 3 và 6 tìm hiểu về dịng biển và địa hình:
- Vì không khí bên trên dòng biển nóng có nhiều hơi nước, gió thổi vào đất liền gây mưa.
- HS phân tích ảnh hưởng của độ cao và hướng sườn đến sự phân bố mưa.
II. Những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa
1. Khí áp:
- Các khu khí áp thấp hút gió và đẩy không khí ẩm lên cao, sinh ra mây. Mây gặp nhiệt độ thấp sinh ra mưa, nên khu áp thấp thường là nơi có lượng mưa lớn trên TĐất.
- Các khu khí áp cao, không khí ẩm không bốc lên được, lại chỉ có gió thổi đi, không có gió thổi đến nên thường là nơi ít mưa.
2. Frông:
- Do sự tranh chấp giữa khối không khí nóng và không khí lạnh nên dẫn đến nhiễu loạn không khí và sinh ra mưa.
- Miền có frơng, nhất là dải hội tụ nhiệt đới đi qua thường mưa nhiều.
3. Gió:
- Những vùng nằm sâu trong nội địa, không có gió từ đại dương thổi vào nên mưa ít.
- Miền chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch mưa ít vì gió mậu dịch chủ yếu là gió khô.
- Miền chịu ảnh hưởng của gió mùa thường mưa nhiều vì trong 1 năm có nửa năm gió thổi từ đại dương vào lục địa.
4. Dòng biển:
 Các miền nằm ven bờ đại dương có dòng biển nóng chảy qua thì mưa nhiều vì không khí trên dòng biển nóng chứa nhiều hơi nước. Ngược lại, những nơi có dòng biển lạnh chảy qua thì mưa ít vì không khí trên dòng biển bị lạnh, hơi nước không bốc lên được.
5. Địa hình:
- Cùng 1 dãy núi thì sườn đón gió mưa nhiều, sườn khuất gió mưa ít.
- Cùng 1 sườn núi đón gió, càng lên cao càng mưa nhiều. Tuy nhiên, đến 1 độ cao nào đó sẽ 
không còn mưa.
Hoạt động 3
TÌM HIỂU VỀ SỰ PHÂN BỐ MƯA TRÊN TRÁI ĐẤT
Mục tiêu: HS biết dựa vào các biểu đồ, sơ đồ, hình vẽ để trình bày được sự phân bố mưa trên Trái Đất.
TL
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung 
10’
 Pp trực quan
-Quan sát hình 13.1, nhận xét và giải thích tình hình phân bố mưa ở các khu vực 
-Quan sát hình 13.2, trình bày và giải thích tình hình phân bố mưa trên các lục dịa dọc vĩ tuyến 40o
-GV chuẩn kiến thức
 Hoạt động cả lớp
-HS hiểu được nguyên nhân khác nhau là do nhiệt độ, khí áp khác nhau
-HS hiểu được nguyên nhân khác nhau do gần biển xa biển, dịng biển nĩng dịng biển lạnh
III. Sự phân bố lượng mưa trên Trái Đất
1. Lượng mưa trên Trái Đất phân bố khơng đều theo vĩ độ
2. Lượng mưa phân bố khơng đều do ảnh hưởng của đại dương
4. Kiểm tra đánh giá (5’)
 1/ Trình bày những nhân tố ảnh hưởng đến lượng mưa.
 2/ Tại sao khu vực Bắc Phi cĩ vĩ độ như nước ta nhưng Bắc Phi cĩ khí hậu nhiệt đới khơ cịn nước ta cĩ khí hậu nhiệt đới ẩm?
5. Hoạt động nối tiếp (1’)
 -Học bài theo các câu hỏi giữa và cuối bài.
 -Xem trước nội dung bài 14: Thực hành về các đới khí hậu.
IV. THƠNG TIN PHẢN HỒI
 1/ Độ ẩm của khơng khí:
 a/ Độ ẩm tuyệt đối là lượng hơi nước được tính bằng gam trong 1m3 khơng khí ở một thời điểm nhất định.
 b/ Độ ẩm bão hịa là lượng hơi nước tối đa mà 1m3 khơng khí cĩ thể chứa được. Độ ẩm bão hịa thay đổi theo nhiệt độ. Ví dụ: Ở nhiệt độ OoC tối đa 5g/m3; 20oC là 17,3g/m3; 30oC là 30g/m3
 c/ Độ ẩm tương đối là tỉ lệ % giữa độ ẩm tuyệt đối của khơng khí với độ ẩm bão hịa ở cùng nhiệt độ.
 2/ Phiếu học tập hồn thành:
Nhân tố
Ảnh hưởng
Mưa nhiều
Mưa ít
Khí áp
Miền cĩ khí áp thấp
Miền cĩ khí áp cao
Frơng
Miền cĩ frơng, dải hội tụ nhiệt đới
Giĩ
Miền cĩ giĩ mùa, giĩ Tây ơn đới
Miền cĩ giĩ mậu dịch
Dịng biển
Miền cĩ dịng biển nĩng
Miền cĩ dịng biển lạnh
Địa hình
Sườn đĩn giĩ, sườn núi thấp
Sườn khuất giĩ, đỉnh núi
V. RÚT KINH NGHIỆM
.

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 13.doc