Giáo án Địa lý 10 bài 16: Sóng – thủy triều – dòng biển

doc2 trang | Chia sẻ: huu1989 | Lượt xem: 6706 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Địa lý 10 bài 16: Sóng – thủy triều – dòng biển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuaàn:
Tieát:
NS:
ND:
Bài 16: SÓNG – THỦY TRIỀU – DÒNG BIỂN
I>MỤC TIÊU BÀI HỌC:
	1/Kiến thức: HS cần mô tả và giải thích được nguyên nhân sinh ra hiện tượng sóng biển, thủy triều, sự phân bố va chuyển động của các dòng biển nóng, lạnh trong đại dương thế giới.
	2/Kỹ năng: phân tích các hình ảnh, sơ đồ để tìm ra kiến thức và lý giải các hiện tượng tự nhiên diễn ra hằng ngày; đọc bản đồ các dòng biển trong đại dương (tên, vị trí, nơi xuất phát, hướng chảy).
	3/Thái độ: có sự hiểu biết đúng đắn về các hiện tượng tự nhiên.
II>PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC: phóng to hình 16.1, 16.2, 16.3; bản đồ các dòng biển trên thế giới, 1 số hình ảnh minh họa sóng thần.
III>TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
	1/Ổn định lớp: kiểm tra sĩ số
	2/Kiểm tra bài cũ: 
 ŒTrình bày khái niệm thủy quyển, 2 vòng tuần hoàn nước trên trái đất.
 Dòng chảy chịu tác động bởi những nhân tố nào? Cho ví dụ 
	3/Vào bài mới: Vì sao trong ngày có nơi có 2 lần nước lớn? Vì sao có hiện tượng nước lớn nước ròng? Những con sóng được sinh ra từ đâu? Bài học hôm nay sẽ lý giải các hiện tượng tự nhiên này.
NỘI DUNG
HOẠT ĐỘNG
 I>Sóng biển: 
 1/Sóng biển: 
-Là hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
-Nguyên nhân: chủ yếu là do gió.
 2/Sóng thần:
-Có chiều cao từ 20-40m, truyền theo chiều ngang với vận tốc lớn (400-800 km/h) với sức tàn phá mạnh.
-Nguyên nhân: động đất, núi lửa phun ngầm dưới biển, bão.
II>Thủy triều:
 1/Khái niệm: là hiện tượng dao động thường xuyên, có chu kỳ của các khối nước trong các biển và đại dương.
 2/Nguyên nhân: do ảnh hưởng sức hút của Mặt Trăng và Mặt Trời.
 3/Đặc điểm:
-Khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời ở vị trí thẳng hàng thì dao động thủy triều là lớn nhất.
-Khi Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời ở vị trí vuông góc thì dao động thủy triều là nhỏ nhất.
III>Dòng biển:
 1/Phân loại: +dòng biển nóng
 +dòng biển lạnh
 2/Đặc điểm: 
-Các dòng biển nóng thường phát sinh ở 2 bên Xích đạo, chảy về hướng Tây, khi gặp lục địa thì chuyển hướng về phía cực.
-Các dòng biển lạnh xuất phát từ vỹ tuyến 300-400, gần bờ Đông của các đại dương và chảy về Xích đạo.
-Các dòng biển nóng và lạnh đối xứng nhau qua bờ các đại dương.
-Ở BBC, các dòng biển lạnh xuất phát từ cực, men theo bờ Tây của đại dương chảy về xích đạo.
-Ở vùng gió mùa thường xuất hiện các dòng biển đổi chiều theo mùa.
Hoạt động 1: tìm hiểu các khái niệm về sóng:
GV: yêu cầu hs phát biểu các khái niệm sóng biển, sóng thần và nguyên nhân sinh ra dựa vào nội dung sgk.
HS: trả lời.
GV: giảng: khi đứng trên bãi biển thấy sóng vỗ vào bờ => là hiện tượng các phân tử nước chuyển động theo quỹ đạo tròn, dao động theo chiều thẳng đứng ( liên hề hình ảnh “sóng người” ở các sân vận động). Đưa hình ảnh của sóng thần để HS thấy được mức độ khủng khiếp nếu xảy ra sóng thần, các biểu hiện khi sắp xuất hiện sóng thần.
HS: nghe giảng, tự liên hệ thực tế (trận sóng thần lịch sử xảy ra vào cuối năm 2005, đất nước nổi tiếng có nhiều cơn sóng thần-NB)
Hoạt động 2: tìm hiểu hiện tượng thủy triều
GV: yêu cầu hs nêu khái niệm và nguyên nhân của thủy triều
HS: phát biểu dựa vào sgk.
GV: giải thích: quan sát hiện tượng nước lớn, nước ròng diễn ra hằng ngày là do ảnh hưởng của thủy triều biển Đông; yêu cầu hs quan sát hình 16.1 chu kì tuần trăng và hình 16.2, 16.3 nhận xét vị trí của Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời ở những vị trí đặc biệt và trả lời câu hỏi kèm theo.
HS: thảo luận theo nhóm đôi rồi trả lời:
è khi 3 vật thể Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng ở vị trí thẳng hàng: triều cường
è khi 3 vật thể Trái Đất, Mặt Trời, Mặt Trăng ở vị trí vuông góc nhau: triều kém.
GV: đúc kết, yêu cầu HS vẽ hình 16.2 và 16.3, mở rộng kiến thức về hiện tượng nhật thực-nguyệt thực, nơi nào không xuất hiện hiện tượng thủy triều (thượng –trung lưu các con sông) chuyển ý sang nội dung thứ 3: dòng biển
Hoạt động 3: tìm hiểu hoạt động của các dòng biển.
GV: yêu cầu hs quan sát hình 16.4 cho biết có bao nhiêu loại dòng biển?
HS: trả lời: 2 loại
GV: chia lớp thành 2 nhóm lớn ( 2 dãy) tìm hiểu đặc điểm của dòng biển nóng và dòng biển lạnh (nơi xuất phát, hướng chảy,)
HS: thảo luận theo cặp đôi rồi phát biểu theo chỉ định của GV dựa vào sgk
GV: nhận xét và đúc kết bằng bản đồ (gọi 1-2 hs lên bảng đọc tên các dòng biển nóng-lạnh trên thế giới)
HS: nêu tên 1 số dòng biển lớn: dòng Labrado, dòng Gulgstream, dòng Nam Cực, dòng Braxin, dòng Mozambic,
4/Đánh giá:
1)Sóng biển là:
	a/hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
	b/hình thức dao động của nước biển theo chiều thẳng ngang.
	c/hình thức chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
	d/quá trình chuyển động của nước biển theo chiều thẳng đứng.
2)Dao động thủy triều lớn nhất khi:
	a/TĐ, MTg, MTr nằm trên cùng mặt phẳng.
	b/ TĐ ngả về phía Mặt Trời.
	c/vị trí TĐ nằm gần MTr nhất.
	d/TĐ, MTr, MTg nằm thẳng hàng.
3)Các dòng biển nóng thường có hướng chảy:
	a/từ vĩ độ cao về vĩ độ thấp
	b/từ vĩ độ thấp về vĩ độ cao
	c/từ Bắc xuống Nam
	d/từ Nam lên Bắc
5/Hoạt động nối tiếp:
HS về nhà học bài, trả lời các câu hỏi sgk và xem trước bài 17.

File đính kèm:

  • docDIA 10 - BAI 16.doc
Đề thi liên quan